intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 12 – Tiết 57: Nhân vật giao tiếp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Ngữ văn 12 – Tiết 57: Nhân vật giao tiếp" tìm hiểu về hoạt động giao tiếp; phân tích các ngữ liệu, nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 12 – Tiết 57: Nhân vật giao tiếp

  1. BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 12 Tiết 57: Nhân vật giao tiếp
  2. Ôn tập Hoạt động giao tiếp: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện mục – Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. đích nhận thức . -Hoạt động giao tiếp xảy ra: người Phương nói, người nghe. tiện Nhân Nội Mục Hoàn và -Nó tồn tại ở dạng nói. vật dung đích cảnh cách giao giao giao giao thức tiếp tiếp tiếp tiếp giao tiếp
  3. I. Phân tích các ngữ liệu. 1. Ngữ liệu 1. a. Nhân vật giao tiếp: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật đó có đặc điểm: -Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi. -Về giới tính: Tràng là nam còn lại là nữ. -Về tầng lớp xã hội: Học đều là những người dân lao động nghèo đói. b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau: - Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe. - Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói Tràng và "thị" là người nghe. - Tiếp theo: "thị" là người nói, + Phần đầu: nói với các bạn gái: Có khối cơm trắng mấy giò đấy + Phần sau: nói với Tràng: Này, nhà tôi ơi....nói khoác đấy? - Tiếp theo: Tràng là người nói, "thị" là người nghe. - Cuối cùng: "thị" là người nói, Tràng là người nghe.
  4. c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ). d. Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ nhưng họ đã nhanh chóng thiết lập được mối quan hệ thân mật, gần gũi do cùng lứa tuổi, cùng tầng lớp xã hội. e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…chi phối lời nói của nhân vật khi giao tiếp. - Ban đầu chưa quen : trêu đùa thăm dò. - Dần dần: họ mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên cac nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã. + Điệu bộ: cười như nắc nẻ, đẩy vai nhau, cong cớn, liếc mắt, cười tít... + Lời nói mang tính chất khẩu ngữ: này, đấy, nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ... + Kết cấu khẩu ngữ: có...thì, đã...thì... + ít dùng từ xưng hô, thường nói trống không.
  5. 2. Ngữ liệu 2. a. Các nhân vật giao tiếp: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo. - Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói vơi Chí Phèo. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chí Phèo). b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe: -Với mấy bà vợ - Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát". -Với dân làng - Bá Kiến là từng là lí trưởng, chánh tổng, thuộc từng lớp trên → lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?). -Với Chí Phèo -Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". -BK đã lựa chọn một chiến lược giao tiếp khôn ngoan gồm nhiều bước:
  6. - Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo → dễ dàng dụ dỗ CP, giữ đc thể diện với dân làng và các bà vợ. - Dùng lời nói ngọt nhạt, cử chỉ nhẹ nhàng, xưng hô tôn trọng (anh), giọng nóivẻ bông đùa, vui nhộn (Cái anh này mới hay....Lại say rồi phải không?), lời thăm hỏi tỏ vẻ quan tâm, với cách nói của người bạn gần gũi (Về bao giờ....uống nước) - Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng mình để xoa dịu Chí (xưng hô: ta, coi CP là người trong nhà, là người lớn, có họ...) - Giả vờ kết tội Lí Cường, có nghĩa là gián tiếp bênh vực cho CP. d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp ( Cụ Bá biết rằng mình đã thắng.., CP thấy lòng nguôi nguôi..)
  7. Đoạn trích trên có những Các bà vợ nhân vật giao tiếp nào? Bá Kiến Dân làng Người chồng Chí Phèo Quan hệ Người đứng đầu làng xã Vợ thì Cụ quát đuổi về Cách giao tiếp của cụ Bá Dân làng thì cụ dịu giọng bảo ban Chí Phèo thi cụ tỏ ra thân mật Bá kiến khẳng định quyền uy của mình trước thiên hạ Mục đích của cuộc giao tiếp: Bá Kiến đã dập tắt ngọn lửa căm thù trong Chí. Chuẩn bị biến Chí thành tay sai
  8. II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp 1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe. Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổ vai luân phiên với nhau. Vai người nghe có thời gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp người nói. 2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới tính, ghề nghiệp, vốn sống, văn hoá, môi trường xã hội), chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ). 3. Trong giao tiếp các nhân vật giao tiếp tuỳ ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt được mục đích và hiệu quả. Ghi nhớ: SGK/21
  9. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1 Anh Mịch Ông Lí Kẻ dưới - nạn nhân bị Bề trên - thừa lệnh Vị thế xã hội quan bắt người đi bắt đi xem đá bóng. xem đá bóng. hống hách, hăm dọa Van xin nhún nhường (xưng hô: mày tao; Lời nói (gọi: ông, lạy). hành động: quát, cau mặt, giơ roi..).
  10. 2. Bài tập 2 Đoạn trích gồm 5 nhân vật giao tiếp: -Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội nghề nghiệp giới tính, văn hoá của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người: - Chú bé: Trẻ con nên chú ý nên cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh. - Chị con gái: Phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú. - Anh sinh viên: Đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn. - Bác cu li xe: Chú ý đôi ủng. - Nhà nho: chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.
  11. 3. Bài tập 3 a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình  Chi phối lời nói và tính cách của hai người: + Bà lão: bác trai, anh ấy … + Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ… b. Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai và luân phiên nhau. + Hỏi thăm – cảm ơn + Hỏi về sức khoẻ – trả lời chi tiết + Mách bảo – nghe theo + Dự định – giục giã
  12. c. Lời nói, cách nói của các nhân vật cho thấy đây là những người nghèo khổ nhưng luôn quan tâm, đồng cảm, sẵn sang giúp đỡ nhau. Trong giao tiếp, ngôn ngữ của họ thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và ứng xử lịch sự: có hỏi thăm, cảm ơn, khuyên nhủ, nghe lời........
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2