Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương
lượt xem 2
download
Bài giảng "Ngữ văn 11: Thương vợ - Trần Tế Xương" trình bày tóm tắt nét chính về tiểu sử, cuộc đời tác giả; tóm tắt nét chính về thơ văn của Tú Xương; tóm tắt vài nét về bài Thương vợ thông qua đề tài, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương
- Hocvan12.com I.Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả * Cuộc đời - Trần Tế Xương (1870 – 1907); Tên khai sinh là Trần Duy Uyên, tự Mộng Trai, hiệu Mộng Tích. - Quê quán: Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định. - Con người: + Đi học sớm nổi tiềng thông minh, giỏi thơ phú. + Cá tính sắc sảo, sống phóng túng, không gò mình vào khuôn phép trường thi. Tám lần thi hỏng, chỉ đậu tú tài. --->: Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân, là nhà nho tài năng nhưng không thành đạt. * Sự nghiệp - Để lại hơn 100 bài thơ gồm nhiều thể loại: Thơ, phú, câu đối… - Nội dung: + Thơ trào phúng: Có sức châm biếm mạnh mẽ sâu sắc. Tiếng cười trong thơ Tú Xương có nhiều cung bậc: Châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt, tự trào mang sắc thái ân hận ngậm ngùi…® Sở trường của Tú Xương. + Trữ tình: Nỗi u hoài trước sự đổi thay của làng quê; tâm sự bất mãn với đời; bộc lộ lòng yêu nước xót xa trước vận mệnh dân tộc. ---> Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc. 2.Kiến thức về tác phẩm a.Nội dung: - Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương. Cần chú ý cách tính thời gian của sự vất vả (quanh năm), cách nói về nơi và công việc làm ăn (buôn bán ở mom sông), cách nói về chuyện bà Tú nuôi đủ cả con lẫn chồng để thấy được sự tri ân của ông đối với vợ. - Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú (chú ý các từ ngữ lặn lội, eo sèo, thân cò, khi quãng vắng, buổi đò đông) để thấy nỗi thông cảm sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ. - Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà Tú gánh chịu. Chú ý âm hưởng dằn vặt, vật vã, như một tiếng thở dài nặng nề, chua chát để thấy ông Tú thấu hiểu tâm tư của người vợ, do đó càng thương vợ sâu sắc. - Hai câu kết: Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc. Hocvan12.com Page 1
- Hocvan12.com b. Nghệ thuật: - Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật. - Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp trữ tình và trào phúng. c. Ý nghĩa văn bản: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương. II. Luyện tập 1. Đề bài 1: Nỗi lòng của Tú Xương thể hiện trong bài thơ “Thương vợ” a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ thể hiện tấm lòng của Tú Xương dành cho người vợ của mình. b.Thân bài: * Nỗi lòng của ông Tú qua cảm nhận về hình ảnh của bà Tú.(6 câu thơ đầu) - Nỗi vất vả gian truân của bà Tú: + Hoàn cảnh vất vả, lam lũ (dẫn chứng – phân tích) + Cuộc sống tảo tần, buôn bán (dẫn chứng – phân tích) + Sự vật lộn với cuộc sống (dẫn chứng – phân tích) - Đức tính cao đẹp của bà Tú: + Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con (dẫn chứng – phân tích) + Giàu đức hi sinh (dẫn chứng – phân tích) H/s có thể liên hệ tới vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. * Nỗi niềm tâm sự và nhân cách cao đẹp của nhà thơ.(2 câu thơ cuối) Yêu thương, quý trọng và biết ơn vợ: + Hình ảnh ông Tú luôn xuất hiện phía sau h/a bà Tú (dẫn chứng – phân tích) + Lòng yêu thương và biết ơn vợ qua cách nói trào phúng (dẫn chứng – PT) - Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ: Hocvan12.com Page 2
- Hocvan12.com + Tự phán xét, tự lên án, tự nhận mình không tròn trách nhiệm của một người chồng. (dẫn chứng – phân tích) + Ý nghĩa của tiếng chửi (dẫn chứng – phân tích) H/s có thể liên hệ tới xã hội xưa và nay. * Đặc sắc về nghệ thuật: - Sử dụng hình ảnh linh hoạt, vận dụng các thành ngữ một cách sáng tạo, ngôn ngữ giản dị giàu sức gợi cảm. - Sử dụng các biện pháp tu từ. - Nghệ thuật trào phúng hóm nhẹ mà sâu sắc. c. Kết bài: - Tình yêu thương, quý trọng vợ là đề tài có phần mới mẻ so với những đề tài quen thuộc trong văn học trung đại. Đây thực sự là một thành công nghệ thuật của thơ Trần Tế Xương. - Rút ra bài học cho bản thân. 2. Đề bài 2 : Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế xương. b.Thân bài: * Hai câu đề: Giới thiệu hoàn cảnh của bà Tú - Câu 1: Từ ngữ tinh tế: quanh năm, buôn bán , mom sông:cách nói về thời gian, địa điểm, nghề nghiệp làm ăn của bà Tú; bà Tú vất vả, làm nghề buôn bán ở mom sông đầy nguy hiểm hết ngày này qua ngày khác khiến nỗi vất vả càng tăng lên gấp bội . - Câu 2: nói rõ hơn sự vất vả của bà Tú: một mình phải mang gánh nặng nuôi cả gia đình; năm con với một chồng => Bà Tú tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó. * Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả của bà Tú + Biện pháp đối, sử dụng từ láy… gợi lên cảnh làm ăn tội nghiệp, lam lũ, vì chồng vì con phải bon chen nơi chợ búa, nơi chuyến đò đầy nguy hiểm. Hocvan12.com Page 3
- Hocvan12.com + Hình ảnh thân cò lặn lội: hình ảnh đã có trong ca dao. Tú Xương nâng lên thành thân cò, ý thơ như xoáy vào nỗi cơ cực, nặng nề của bà Tú. => Nỗi vất vả của bà Tú. * Hai câu luận: Nghệ thuật đối, sử dụng thành ngữ (một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa)…. => tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao cả của bà Tú. Bà Tú đã đành chấp nhận số phận nên dù có vất vả năm nắng mười mưa bà cũng không quản ngại. * Hai câu kết: Là tiếng cười “chửi” của ông Tú: tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc =>Thái độ của Tú Xương với vợ, với đời. c. Kết bài – Đánh giá về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ: Bà Tú là một người vợ đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh. Hình ảnh của bà cũng là điển hình rất đẹp về người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh vì chồng vì con. – Liên hệ với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ngày nay. Hocvan12.com Page 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 16 | 7
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 16 | 6
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bài thơ Tự tình - Trường THPT Bình Chánh
16 p | 7 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 18 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Chữ người tử tù - Trường THPT Bình Chánh
69 p | 7 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bài thơ Thương vợ - Trường THPT Bình Chánh
56 p | 15 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Một số thể loại văn học (Thơ, truyện) - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 10 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Trường THPT Bình Chánh
26 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Trường THPT Bình Chánh
29 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng - Trường THPT Bình Chánh
45 p | 9 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Câu cá mùa thu (Thu Điếu) - Trường THPT Bình Chánh
16 p | 9 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
14 p | 8 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Đọc thêm - Vịnh khoa thi Hương và Bài ca phong cảnh Hương Sơn
15 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí - Trường THPT Bình Chánh
42 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Trường THPT Bình Chánh
47 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh - Trường THPT Bình Chánh
32 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) - Trường THPT Bình Chánh
47 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ôn tập phần làm văn 11
18 p | 50 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn