intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Chí Phèo - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Ngữ văn lớp 11 bài: Chí Phèo - Nam Cao" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh tìm hiểu đôi nét về tác giả Nam Cao và nội dung nghệ thuật tác phẩm Chí Phèo. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Chí Phèo - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN CHÍ PHÈO NAM CAO
  2. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ NAM CAO
  3. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. Vài nét về tiểu sử và con người. II.Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm nghệ thuật 2. Các đề tài chính 3. Phong cách nghệ thuật III. Tổng kết
  4. I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI 1. Tiểu sử  Tên thật: Trần Hữu Tri  Quê hương: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.  Bút danh: Nam Cao  Gia đình: xuất thân trong gia đình nông dân nghèo. 1917-1951
  5. Trước Cách Mạng: Sau Cách Mạng: • Học hết bậc thành chung, đi •Vừa viết văn, vừa tích cực tham gia làm ở nhiều nơi: Sài Gòn, Hà Cách Mạng. Nội. Cuối cùng thất nghiệp, •1946: tham gia đoàn quân Nam sống chật vật bằng nghề viết tiến. văn và làm gia sư. •1947 lên Việt Bắc phục vụ kháng • 1943: tham gia Hội Văn hóa chiến cứu quốc ở Hà Nội •1950: tham gia chiến dịch Biên • 8.1945 tham gia khởi nghĩa ở giới. phủ Lí Nhân. •1951: hi sinh trên đường đi công tác.  Nam Cao xứng đáng là nhà văn- chiến sĩ- liệt sĩ. - Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
  6. 2. CON NGƯỜI - Nam Cao bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói nhưng đời sống nội tâm lại vô cùng phong phú. - Nam Cao có tấm lòng nhân hậu, chứa chan tình yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với quê hương.  Nam Cao là con người chân chính, nhà văn nhân đạo, một tri thức đầy tài năng.
  7. II.Sự nghiệp văn học:
  8. 1.Quan điểm nghệ thuật a. Đối với văn chương Nghệ thuật phải gắn bó với “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm hiện thực đời sống của than” nhân dân lao động, phải “Đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón nói lên nỗi khốn khổ, cùng lấy tất cả những vang động của đời” quẫn của nhân dân, vì họ (Giăng sáng) mà lên tiếng.
  9. “Nó chứa đựng một cái gì lớn lao Văn chương chân chính mạnh mẽ,vừa đau đớn, vừa phấn phải có nội dung nhân khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm đạo sâu sắc. cho người gần người hơn”. (Đời thừa)
  10. “Văn chương chỉ dung nạp những Văn chương đòi hỏi sự người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng sáng tạo không ngừng. tạo những gì chưa có” (Đời thừa)
  11. b. Đối với nhà văn • Nhà văn chân chính phải có tình thương, có nhân cách. • Nhà văn phải có lương tâm, trách nhiệm xứng đáng với nghề nghiệp của mình.
  12. 2. Các đề tài chính: a. Trước Cách mạng tháng 8 CÁC ĐỀ TÀI CHÍNH Người trí thức nghèo Người nông dân nghèo Đời thừa Chí Phèo Sống mòn Lão Hạc. Giăng sáng… Một bữa no… *Nội dung chính * Nội dung chính: Nhà văn miêu tả sâu sắc tấn bi kịch Tập trung khắc họa tình cảnh và số phận tinh thần của những người trí thức của người nông dân nghèo bị đẩy vào nghèo trong xã hội cũ. đường cùng, bị tha hóa. * Giá trị : *Giá trị - Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn - Kết án xã hội tàn bạo đã hủy hoại nhân phá tâm hồn con người. tính của người nông dân lương thiện. - Thể hiện niềm khao khát một cuộc - Khẳng định nhân phẩm và bản chất lương sống có ích, thực sự có ý nghĩa. thiện của họ. Tiểu kết: Sáng tác của Nam Cao thường chứa đựng một nội dung triết lí sâu sắc; Nam Cao luôn trăn trở, day dứt về vấn đề nhân phẩm và luôn đặt niềm tin vào con người.
  13. ĐỀ TÀI NGƯỜI TRÍ THỨC NGHÈO
  14. Đề tài người nông dân
  15. b. Sau Cách mạng tháng 8 Văn học kháng chiến chống Pháp - Đôi mắt (1948) - Nhật kí Ở rừng (1948) - Tập kí sự: Chuyện biên giới (1950) Sáng tác của Nam Cao ở giai đoạn này thể hiện nhiệt tình yêu nước và cách nhìn, cách sống của giới văn nghệ sĩ với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. Bản tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn đang chuyển mình theo kháng chiến.
  16. Phong cách nghệ 3. Phong cách nghệ thuật thuật là cá tính 1. Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, sáng tạo của nhà xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống văn thể hiện trong hàng ngày, từ đó đặt ra những vẫn đề có ý tác phẩm qua: nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc 1. Cách lựa chọn về con người, cuộc sống và nghệ thuật. và xử lý đề tài. 2. Quan niệm 2. Nam Cao luôn có hứng thú khám phá nghệ thuật về “con người trong con người”, có biệt tài con người. miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. 3. Những biện 3. Nam Cao thường sử dụng thủ pháp đối pháp nghệ thuật ưa thích thoại và độc thoại nội tâm. và quen dùng. 4. Giọng điệu buồn thương chua chát, lạnh 4. Giọng điệu lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu riêng. thương,…
  17. III.TỔNG KẾT CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP - Một nhà văn lao động sáng tạo 1.Quan điểm nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo Hiện thực - Văn chương Nhân đạo - Một người chiến sĩ hi sinh anh Tìm tòi, sáng tạo dũng cho sự nghiệp đấu tranh Giải phóng dân tộc - Nhà văn Có tình thương, nhân cách Có lương tâm, trách nhiệm 2. Sự nghiệp sáng tác: CON NGƯỜI - Đề tài người nông dân - Đề tài người trí thức 3. Phong cách nghệ thuật - Quan tâm khám phá thế giới nội tâm của - Là một con người luôn đấu con người tranh để tự hoàn thiện mình - Có biệt tài miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật - Thủ pháp đối thoại,độc thoại nội tâm. - Là người đôn hậu, giàu - Có giọng điệu riêng và đặc biệt: chua chát, yêu thương lạnh lùng nhưng đầy thương cảm
  18. * GHI NHỚ : SGK Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ và phong cách nghệ thuật độc đáo. Nam Cao có đóng góp quan trọng vào hiện đại hoá truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
  19. NHẬN XÉT CHUNG Nam Cao chỉ là một nhà văn mảnh khảnh như NGUYỄN ĐÌNH THI thư sinh, ăn nói ôn tồn, mỗi lúc mỗi đỏ mặt, mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt. Ông là người hay bâng khuâng về vấn đề nhân phẩm, về thái độ kính trọng đối với mọi HÀ MINH ĐỨC người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì sự đày đoạ của cảnh nghèo đói cùng đường. ĐỖ TIẾN THỤY Ông là một nhà văn vừa có tài năng đáng phục, vừa có nhân cách thẳng thắn và chính trực đáng trọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2