Bài 7: Điều tra chọn mẫu<br />
<br />
0<br />
<br />
BÀI 7: ĐIỀU TRA CHỌN MẪU<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Những vấn đề chung về điều tra chọn mẫu.<br />
<br />
Trang bị các kiến thức cơ bản về điều tra<br />
chọn mẫu. Trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu<br />
điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên qua đó giúp<br />
học viên có thể nắm bắt được cách suy<br />
rộng kết quả điều tra mẫu, xác định số đơn<br />
vị tiến hành điều tra và trình tự tiến hành<br />
một cuộc điều tra.<br />
<br />
Đi sâu nghiên cứu một số vấn đề của<br />
<br />
điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.<br />
Giới thiệu một số phương pháp chọn mẫu.<br />
Tóm lược quy trình của một cuộc điều<br />
tra chọn mẫu.<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
9 tiết<br />
<br />
Đọc tài liệu và thảo luận.<br />
Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài và<br />
<br />
làm bài tập.<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
139<br />
<br />
Bài 7: Điều tra chọn mẫu<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
<br />
Tên tình huống: Điều tra để thực hiện điều chỉnh tiền lương<br />
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, trong năm vừa qua, doanh<br />
nghiệp của bạn làm ăn thua lỗ, lợi nhuận âm. Để đảm bảo việc<br />
làm cho công nhân, doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh tiền<br />
lương. Với tư cách là người tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp<br />
về mức điều chỉnh, bạn thực hiện một cuộc điều tra nhằm đánh<br />
giá mức năng suất lao động bình quân của công nhân trong<br />
doanh nghiệp. Đây là cơ sở để bạn đưa ra mức giảm trừ tiền<br />
lương là bao nhiêu cho phù hợp. Nhưng để điều tra trên khoảng<br />
3.000 công nhân của doanh nghiệp thì mất khá nhiều thời gian<br />
và tốn kém, bạn quyết định thực hiện điều tra ngẫu nhiên trên<br />
một mẫu gồm 300 lao động. Với kết quả tính toán được từ mẫu điều tra này, bạn sẽ suy rộng<br />
kết quả cho toàn bộ doanh nghiệp.<br />
Câu hỏi<br />
Bạn sẽ thực hiện trình tự cuộc điều tra đó thế nào? Làm thế nào để có thể suy rộng kết quả<br />
điều tra?<br />
Bài học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về một cuộc điều tra chọn mẫu<br />
và cách sử dụng kết quả điều tra để đánh giá, nhìn nhận toàn bộ hiện tượng.<br />
<br />
140<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 7: Điều tra chọn mẫu<br />
<br />
7.1.<br />
<br />
Một số khái niệm chung về điều tra chọn mẫu<br />
<br />
7.1.1.<br />
<br />
Khái niệm, ưu nhược điểm và trường hợp vận dụng điều tra chọn mẫu<br />
<br />
7.1.1.1. Khái niệm<br />
<br />
Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ<br />
trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị thuộc đối<br />
tượng nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế. Các<br />
đơn vị này được chọn theo những quy tắc nhất định để<br />
đảm bảo tính đại biểu. Kết quả của điều tra chọn mẫu<br />
được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.<br />
Tại sao chỉ điều tra một số đơn vị tổng thể mà suy ra<br />
kết quả của cả tổng thể chung? Cơ sở khoa học của điều tra chọn mẫu là sử dụng quy<br />
luật số lớn và lý thuyết xác suất thống kê để tính toán trong thực tế. Quy luật số lớn đã<br />
chỉ ra rằng, nếu chỉ nghiên cứu một số đủ lớn các đơn vị, phần tử cá biệt thì những<br />
biểu hiện ngẫu nhiên của các đơn vị này sẽ bù trừ và triệt tiêu lẫn nhau, tính quy luật<br />
sẽ được thể hiện rõ. Mặt khác, lý thuyết xác suất cũng chứng minh rằng sự sai lệch<br />
giữa số bình quân của một số rất lớn các đại lượng ngẫu nhiên với kỳ vọng toán của<br />
nó là một đại lượng nhỏ tuỳ ý.<br />
Khi chọn đơn vị để điều tra mẫu, người ta có thể chọn theo những quy tắc khác nhau,<br />
ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên.<br />
Suy rộng (ước lượng): từ các tham số (mức độ) tính toán được trên các đơn vị điều tra<br />
suy ra các tham số tương ứng của toàn bộ hiện tượng, có hai loại:<br />
Suy rộng bình quân theo một tiêu thức.<br />
Suy rộng tỷ lệ theo một tiêu thức.<br />
7.1.1.2. Ưu, nhược điểm của điều tra chọn mẫu<br />
<br />
Ưu điểm<br />
o<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
Tiết kiệm hơn cả về mặt thời gian lẫn chi phí so với điều tra toàn bộ.<br />
Do điều tra ít đơn vị nên có thể mở rộng nội dung điều tra đi sâu nghiên cứu<br />
chi tiết nhiều mặt của hiện tượng.<br />
Tài liệu thu được trong điều tra chọn mẫu có độ chính xác cao hơn do giảm<br />
được sai số phi chọn mẫu:<br />
<br />
<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Do số đơn vị điều tra ít nên cần ít điều tra viên, do đó có điều kiện chọn<br />
được người có trình độ chuyên môn cao.<br />
<br />
<br />
o<br />
<br />
Do phạm vi điều tra nhỏ hơn nên được chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng tỷ mỉ<br />
hơn cả trước, trong và sau cuộc điều tra;<br />
<br />
Dựa trên cơ sở khoa học của lý thuyết xác suất thống kê và quy luật số lớn<br />
nên có thể tính được sai số và độ tin cậy của tài liệu.<br />
<br />
Tiến hành nhanh gọn, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê. Mặt khác,<br />
điều tra chọn mẫu không đòi hỏi phải có tổ chức lớn, chỉ cần một cơ quan hoặc<br />
một nhóm người cũng có thể tiến hành điều tra được.<br />
141<br />
<br />
Bài 7: Điều tra chọn mẫu<br />
<br />
Nhược điểm<br />
o Không cho biết thông tin đầy đủ, chi tiết về từng đơn vị tổng thể, không cho<br />
biết quy mô tổng thể.<br />
o Do chỉ tiến hành điều tra một số đơn vị rồi dùng kết quả để suy rộng cho toàn<br />
bộ tổng thể nên chắc chắn không tránh khỏi sai số khi suy rộng.<br />
o Kết quả điều tra chọn mẫu không thể tiến hành phân nhỏ theo phạm vi và tiêu<br />
thức nghiên cứu như điều tra toàn bộ mà chỉ có thể thực hiện ở một mức độ<br />
nhất định tuỳ thuộc vào quy mô mẫu và cách rải mẫu.<br />
7.1.1.3. Trường hợp vận dụng điều tra chọn mẫu<br />
<br />
Sử dụng để thay thế điều tra toàn bộ trong trường<br />
hợp đối tượng nghiên cứu cho phép vừa có thể điều<br />
tra toàn bộ vừa có thể điều tra chọn mẫu hoặc với<br />
những trường hợp không cho phép điều tra toàn bộ,<br />
hoặc do quy mô điều tra toàn bộ quá lớn, cần thu<br />
thập nhiều chỉ tiêu nhưng không đủ kinh phí và<br />
nhân lực để tiến hành điều tra toàn bộ.<br />
Kết hợp với điều tra toàn bộ để mở rộng nội dung<br />
điều tra và đánh giá kết quả của điều tra toàn bộ.<br />
Ví dụ: Tổng điều tra dân số năm 2009, chọn 15% tổng số hộ để tiến hành điều tra<br />
chọn mẫu; trong đó mở rộng nội dung nghiên cứu về các mặt như đời sống, sức<br />
khoẻ, giáo dục,... đồng thời cũng để đánh giá kết quả của điều tra toàn bộ.<br />
Sử dụng để tổng hợp nhanh tài liệu của điều tra toàn bộ phục vụ kịp thời yêu cầu<br />
thông tin cho các đối tượng sử dụng.<br />
Ví dụ: Trong tổng điều tra dân số việc tổng hợp tài liệu đòi hỏi phải có thời gian<br />
dài, vì vậy để kịp thời phục vụ cho công tác lãnh đạo và kế hoạch hoá có thể sử<br />
dụng điều tra chọn mẫu để có được tài liệu một cách nhanh chóng.<br />
Sử dụng trong trường hợp muốn so sánh các hiện tượng với nhau hoặc muốn đưa<br />
ra một nhận định nào đó mà chưa có tài liệu cụ thể (để kiểm tra giả thiết thống kê).<br />
Ví dụ: Sau một thời gian thử nghiệm hai phương pháp đào tạo nghề mới, có ý kiến<br />
cho rằng, phương pháp A tốt hơn phương pháp B. Để kiểm tra giả thiết đó có đúng<br />
hay không, người ta tiến hành chọn hai mẫu gồm những người công nhân được<br />
đào tạo theo hai phương pháp trên. Sau đó, sử dụng phương pháp thống kê phù<br />
hợp để kết luận xem liệu có cơ sở nào để bác bỏ giả thiết đặt ra ở trên hay không.<br />
7.1.2.<br />
<br />
Tổng thể chung và tổng thể mẫu<br />
<br />
Trong bất kỳ cuộc điều tra nào, khi tiến hành điều tra<br />
ngoài việc xác định được mục đích, đối tượng và nội<br />
dung điều tra còn phải xác định phạm vi tiến hành điều<br />
tra. Với điều tra chọn mẫu, phạm vi đó có thể là tổng<br />
thể chung và tổng thể mẫu. Trong đó:<br />
Tổng thể chung là tổng thể bao gồm toàn bộ các<br />
đơn vị thuộc đối tượng điều tra.<br />
142<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 7: Điều tra chọn mẫu<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng thể mẫu là tổng thể bao gồm một số đơn vị nhất định được chọn ra từ tổng thể<br />
chung để tiến hành điều tra thực tế.<br />
<br />
Khi đó, ta có một số ký hiệu thường dùng với tổng thể chung và tổng thể mẫu như sau:<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tổng thể chung<br />
<br />
Tổng thể mẫu<br />
<br />
Quy mô<br />
<br />
N<br />
<br />
n<br />
<br />
Số bình quân<br />
<br />
μ<br />
<br />
x<br />
<br />
Tỷ lệ theo một tiêu thức<br />
<br />
p<br />
<br />
f<br />
<br />
2 x 2 2<br />
<br />
0 2 x 2 x 2<br />
<br />
Phương sai<br />
<br />
7.1.3.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
<br />
Hiện nay, có hai phương pháp chọn mẫu cơ bản được sử dụng phổ biến trong các cuộc<br />
điều tra là chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi ngẫu nhiên.<br />
Chọn ngẫu nhiên: là phương pháp chọn hoàn toàn ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý<br />
muốn chủ quan của con người. Khi đó, người ta gọi là điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.<br />
Ví dụ: Rút thăm, dùng bảng số ngẫu nhiên.<br />
Chọn mẫu phi ngẫu nhiên: là phương pháp chọn đơn vị điều tra phụ thuộc vào ý<br />
muốn chủ quan của người chọn. Khi đó, ta có điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên.<br />
Ví dụ: Chọn đơn vị trung bình, chọn chuyên gia.<br />
Chọn mẫu phi ngẫu nhiên được sử dụng trong trường hợp việc chọn mẫu ngẫu nhiên<br />
gặp khó khăn như những cuộc điều tra mới hoàn toàn chưa có một thông tin tiên<br />
nghiệm nào về đối tượng điều tra, hoặc có những hiện tượng kinh tế phức tạp, sự phân<br />
tán không ổn định, biến động thất thường hoặc nhiều tầng lớp,... Phương pháp này<br />
không hoàn toàn dựa trên cơ sở toán học như điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên mà đòi hỏi<br />
phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích lý luận và thực tiễn xã hội. Do đó, phần nhiều<br />
mang tính chất cảm tính, chủ quan của người chọn thông qua kinh nghiệm và sự hiểu<br />
biết về tổng thể nghiên cứu. Chính vì vậy, trong phạm vi và nội dung bài giảng chỉ đề<br />
cập đến các vấn đề thuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.<br />
7.2.<br />
<br />
Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên<br />
<br />
7.2.1.<br />
<br />
Chọn hoàn lại và chọn không hoàn lại<br />
<br />
Có nhiều kỹ thuật chọn mẫu khác nhau dựa trên cơ sở tiêu<br />
thức phân loại. Thông thường trong thống kê căn cứ vào<br />
sự thay đổi của tổng thể chung trong quá trình chọn và xác<br />
suất lấy mẫu, người ta chia thành các loại sau đây:<br />
<br />
<br />
Chọn hoàn lại (chọn lặp, chọn nhiều lần): Mỗi khi<br />
đơn vị được chọn ra để điều tra sau đó sẽ được trả lại<br />
tổng thể chung và có cơ hội được chọn lại.<br />
Đặc điểm của phương pháp chọn này là quy mô của<br />
tổng thể chung không thay đổi trong quá trình chọn và<br />
số đơn vị trong tổng thể mẫu không hoàn toàn là các đơn vị khác nhau. Chính vì<br />
quy mô không thay đổi nên xác suất được chọn của mỗi đơn vị là như nhau<br />
(đều bằng 1/N). Khi đó, số mẫu có thể hình thành là: k = Nn.<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
143<br />
<br />