intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị dự án - Chương 5: Lập kế hoạch dự án

Chia sẻ: _Vũ Khôi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

57
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị dự án - Chương 5: Lập kế hoạch dự án" cung cấp cho học viên những kiến thức về phạm vi dự án, vấn đề chung về lập kế hoạch dự án, nội dung cơ bản của lập kế hoạch dự án, các công cụ lập kế hoạch, kế hoạch ngân sách dự án,... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị dự án - Chương 5: Lập kế hoạch dự án

  1. QUẢN TRỊ DỰ ÁN CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN 1
  2. QUẢN TRỊ DỰ ÁN NỘI DUNG - PHẠM VI DỰ ÁN - VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN - CÁC CÔNG CỤ LẬP KẾ HOẠCH - KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH DỰ ÁN 2
  3. QUẢN TRỊ DỰ ÁN 5.1. Phạm vi dự án - Khái niệm - Quản trị phạm vi dự án 3
  4. 5.1. Phạm vi dự án KHÁI NIỆM • Phạm vi dự án (Project Scope) là một danh sách tất cả những gì mà dự án phải làm (và cũng có thể là một danh sách tất cả những điều mà dự án không phải làm). Dự án phải có một phạm vi được viết ra rõ ràng, nếu không dự án sẽ không bao giờ kết thúc. • Các kết quả chuyển giao (Deliverables) là những kết quả của dự án sẽ chuyển giao: như là phần cứng, phần mềm (mua hoặc đặt làm), bảo hành, tài liệu đào tạo và chuyển giao... • Nhóm dự án và những người liên quan đều phải hiểu những sản phẩm nào được tạo ra như là kết quả của dự án và chúng được tạo ra như thế nào. 4
  5. 5.1. Phạm vi dự án QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN • Quản lý phạm vi dự án (Project scope management): • Bao gồm các quy trình liên quan đến việc xác định và kiểm soát những gì thuộc hoặc không thuộc dự án. • Nó bảo đảm nhóm dự án và những người liên quan cùng hiểu biết về sản phẩm mà dự án tạo ra và quy trình mà nhóm dự án sẽ sử dụng để tạo ra sản phẩm. • Quy trình quản lý phạm vi dự án: • Thiết lập các tiêu chí cho mục tiêu của dự án • Phát triển kế hoạch quản trị cho dự án • Thiết lập cấu trúc phân tách công việc (Work Breakdown Structure – WBS) • Tạo lập đường cơ sở phạm vi (scope baseline) 5
  6. QUẢN TRỊ DỰ ÁN 5.2. Vấn đề chung về lập kế hoạch dự án - Khái niệm - Đặc điểm - Ý nghĩa và vai trò 6
  7. 5.2. Vấn đề chung về lập kế hoạch dự án KHÁI NIỆM • Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. • Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đã định. • Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi và bao gồm cả chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa. 7
  8. 5.2. Vấn đề chung về lập kế hoạch dự án ĐẶC ĐIỂM • Mục đích chủ yếu của lập kế hoạch là thiết lập một loạt các chỉ dẫn chi tiết để hướng dẫn nhóm dự án một cách chính xác về những gì họ phải làm, khi nào làm, nguồn lực nào cần sử dụng để tạo ra các thành quả của dự án một cách thành công. • Kế hoạch phải chứa đựng các phương pháp bảo đảm tính toàn vẹn (phương tiện kiểm soát). • Lập kế hoạch là một quá trình lặp đi lặp lại để có kế hoạch tốt hơn từ những kế hoạch chưa hoàn chỉnh. 8
  9. 5.2. Vấn đề chung về lập kế hoạch dự án Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH • Là cơ sở quản lý tiến độ dự án; • Là cơ sở để tuyển dụng, bố trí, điều phối nhân lực cho dự án; • Là căn cứ để dự toán ngân sách và kiểm tra tài chính của dự án • Là căn cứ để xác định thời gian, chi phí và các yêu cầu về chất lượng; • Là cơ sở giúp đảm bảo các mục tiêu dự án; • Giúp tránh hoặc giảm nhẹ các bất trắc, rủi ro. 9
  10. 5.2. Vấn đề chung về lập kế hoạch dự án VAI TRÒ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH • Lập kế hoạch nêu lên mục tiêu, cách thức đạt được mục tiêu của dự án • Lập kế hoạch giúp dự án gắn mục tiêu với thời gian cụ thể • Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao -> Chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình quản lý. 10
  11. 5.3. Nội dung cơ bản của lập kế hoạch dự án • Lập kế hoạch dự án bao gồm 8 bước (Jack và Samuel, 2011): 1. Định nghĩa/xác định dự án 2. Phát triển một chiến lược quản trị rủi ro 3. Xây dựng cấu trúc phân chia công việc 4. Xác định mối quan hệ giữa các công việc 5. Dự toán chi phí 6. Xây dựng tiến độ 7. Phân bổ và điều phối nguồn lực 8. Báo cáo, kết thúc dự án 11
  12. QUẢN TRỊ DỰ ÁN 5.4. CÁC CÔNG CỤ LẬP KẾ HOẠCH - Cấu trúc phân tách công việc (WBS) - Cấu trúc thứ bậc tổ chức (OBS) - Biểu đồ trách nhiệm (RAM) 12
  13. 5.4. Các công cụ lập kế hoạch CẤU TRÚC PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC (WBS) • Khái niệm Cấu trúc phân tách công việc (WBS – Work Breakdown Structure) là một danh sách chi tiết các bước cần để hoàn thành một dự án, là công cụ để phân nhỏ dự án thành các bộ phận. WBS là một trong những công cụ quan trọng nhất trong quản trị dự án (Phillips, Brantley và Phillips, 2012). • WBS cung cấp các thông tin: – Minh họa rõ nét hơn phạm vi dự án – Theo dõi tiến triển dự án – Ước lượng chính xác về thời gian và tiến độ – Xây dựng nhóm dự án 13
  14. 5.4. Các công cụ lập kế hoạch Sơ đồ 5.1: WBS dạng sơ đồ (1) Nghiên cứu khách hàng Phân tích đối thủ cạnh tranh Lên ý tưởng và lập kế Đề xuất ý tưởng và phê duyệt hoạch Lập đội ngũ nhân sự dự án Thiết lập mục tiêu và kế hoạch sơ bộ Cài đặt môi trường thiết lập Setup Cài đặt AVDs và thiết bị cho testing Phác thảo các module chính Thiết kế Phác thảo giao diện và cấu trúc liên kết Thiết kế App Skins Tạo content Phầm mềm Lập trình Viết code Thiết lập back-end Chạy thử ở chế độ debug Kiểm tra và Kiểm tra sửa lỗi Sửa lỗi Kiểm tra ở chế độ release Hoàn thiện và Up sản phẩm lên Google Play giới thiệu sản phẩm Tiến hành các hoạt động marketing Đo lường các chỉ số Phát triển nội dung Phát triển sản phẩm Phát triển tính năng 14
  15. 5.4. Các công cụ lập kế hoạch Sơ đồ 5.2: WBS dạng sơ đồ (2) Dự án Công việc Công việc Công việc 1 2 3 Công việc Công việc Công việc Công việc Công việc Công việc Công việc 1.1 1.2 2.1 2.2 3.1 3.2 3.3 15
  16. 5.4. Các công cụ lập kế hoạch Sơ đồ 5.3: WBS dạng danh sách 1.1 Nghiên cứu tiền dự án 1.1.1 Nghiên cứu nguồn cung ứng 1.1.2 Nghiên cứu sản phẩm 1.1.3 Nghiên cứu thị trường 1.2 Khảo sát 1.2.1 Khảo sát cơ sở bán hàng 1.2.2 Khảo sát vùng sản xuất kinh doanh 1.3 Thủ tục hành chính 1.3.1 Đăng ký kinh doanh, giấy phép 1.3.2 Liên hệ với các bên cung cấp 1.4 Chuẩn bị cơ sở vật chất 1.4.1 Chuẩn bị vật tư xây dựng 1.4.2 Chuẩn bị vật tư nông nghiệp 1.5 Đào tạo nhân lực 1.5.1 Tuyển chọn 1.5.2 Đào tạo 2.1 Gieo trồng thử nghiệm 2.2 Gieo trồng toàn bộ 2.3 Trang bị cửa hàng 2.4 Chế biến sản phẩm 2.4.1 Thu hoạch 2.4.2 Sơ chế, đóng gói 2.4.3 Vận chuyển, bảo quản 2.5 Quảng bá, xúc tiến 2.5.1 Marketing online 2.5.2 Marketing offline 2.6 Bán hàng và chăm sóc khách hàng 16
  17. 5.4. Các công cụ lập kế hoạch CẤU TRÚC PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC (WBS) • Vai trò: – WBS thiết lập nền tảng hệ thống hóa các công việc vững chắc, làm cơ sở cho các ước lượng thời gian và chi phí hiện thực – WBS cho phép nhà quản trị dự án xây dựng việc giải trình giữa các thành viên tổ dự án – WBS dùng để xây dựng lịch biểu hữu dụng. – WBS tốt sẽ giúp cho các vấn đề cơ bản sớm nảy sinh trong dự án thay vì nảy sinh muộn. 17
  18. 5.4. Các công cụ lập kế hoạch CẤU TRÚC PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC (WBS) • WBS được coi là đã phân tách khi: – Các công việc cấu thành (component tasks) hoặc các gói công việc phải là những việc duy nhất có thể phân biệt được với các công việc khác và dễ xác định bởi những người sẽ thực hiện công việc. – Các công việc cấu thành hoặc các gói công việc phải có thời gian xác định rõ ràng hoặc có thể lập lịch trình được. – Các công việc cấu thành và các gói công việc phải đủ cụ thể để thiết lập các giới hạn chi phí và lịch trình bằng các thước đo chung. – Trách nhiệm và thẩm quyển đối với các công việc cấu thành hoặc gói công việc có thể được giao cho một người hoặc một nhóm. – Cần thiết phải phân tách một cấu trúc chi tiết công việc mức cao thành những gói công việc có thể quản lý và phân công được. 18
  19. 5.4. Các công cụ lập kế hoạch CẤU TRÚC PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC (WBS) • Các bước xây dựng WBS (Heldman, 2011): – Bước 1: Bắt đầu từ công việc khái quát nhất – Bước 2: Đặt tên các công việc – Bước 3: Tổ chức WBS • Lưu ý về quy mô của gói công việc: • Quy luật 8/80 • Thời hạn báo cáo • Quy luật “liệu điều đó có ích không”: Dễ ước tính công việc hơn; dễ phân công nhiệm vụ hơn; dễ theo dõi công việc hơn. 19
  20. 5.4. Các công cụ lập kế hoạch CẤU TRÚC PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC (WBS) 1.0 Dự án tổng thể đang được triển khai 1.2 1.3 1.4 Kết quả chuyển giao 1.2.1 1.3.1 (deliverables) – Công việc chính của dự án 1.2.2 1.3.2 Công việc hỗ trợ các kết quả 1.2.3 chuyển giao (subdeliverables) 1.2.3.1 Gói công việc 1.2.3.2 (Work package) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0