intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị dự án đầu tư: Chương 2. Trình tự và nội dung của quá trình lập dự án đầu tư - GV: Huỳnh Nhựt Nghĩa

Chia sẻ: Le Linh Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

329
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích, yêu cầu: Trang bị những kiến thức cơ bản về trình tự và nội dung của quá trình lập dự án đầu tư; Nắm được kiến thức để tiếp thu và vận dụng. Nội dung chính: Các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu tư; Trình tự nghiên cứu và lập dự án đầu tư khả thi; Phương pháp trình bày một dự án đầu tư khả thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị dự án đầu tư: Chương 2. Trình tự và nội dung của quá trình lập dự án đầu tư - GV: Huỳnh Nhựt Nghĩa

  1. CHƯƠNG 2 – TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục đích, yêu cầu: - Trang bị những kiến thức cơ bản về trình tự và nội dung của quá trình lập dự án đầu tư - Nắm được kiến thức để tiếp thu và vận dụng Nội dung chính: - Các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu tư - Trình tự nghiên cứu và lập dự án đầu tư khả thi - Phương pháp trình bày một dự án đầu tư khả thi
  2. 2.1. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU VÀ HÌNH THÀNH MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ  2.1 1. Nghiên cứu phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư  2.1.2. Nghiên cứu tiền khả thi  2.1.3 . Nghiên cứu khả thi:
  3. 2.1 1. Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư • Mục đích nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư. tư. Mục đích của bước nghiên cứu này là xác định một cách nhanh chóng, nhưng ít tốn kém về các cơ hội đầu tư. Nội tư. dung của việc nghiên cứu là xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. tư.
  4. Căn cứ phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư  Nhu cầu trong nước và trên thế giới về những hoạt động dịch vụ cụ thể. thể.  Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở. sở.  Trong hoạt động đầu tư luôn chú ý tận dụng cơ hội để tham gia vào phân công lao động quốc tế, để có thị trường ở nước ngoài. ngoài.
  5. 2.1.2. Nghiên cứu tiền khả thi  Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau đây: đây:  + Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư , các điều kiện thuận lợi và khó khăn .  + Dự kiến quy mô đầu tư , hình thức đầu tư .  + Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến diện tích sử dụng trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường , xã hội và tái định cư. cư.
  6.  + Phân tích , lựa chọn sơ bộ về công nghệ , kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị , nguyên liệu , năng lượng , dịch vụ , hạ tầng .  + Phân tích , lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng .  + Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động các nguồn vốn , khả năng hoàn vốn và trả nợ , thu lãi .  + Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án  + Xác định tính độc lập khi vận hành , khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án .
  7. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi .  Nội dung của báo cáo tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau:  Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi ở trên.  Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức thể quyết định cho đầu tư.  Các thông tin đưa ra để chứng minh phải đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư.  Những khía cạnh gây khó khăn cho việc thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả của của đầu tư sau này.
  8. 2.1.3 . Nghiên cứu khả thi:  Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Nội dung nghiên cứu cũng tương ưu. tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. hơn.  Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu. cứu.  Xem xét sự vững chắc hay không của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định, hoặc cần có các biện pháp tác động gì để đảm bảo cho dự án có hiệu quả. quả.
  9. 1. Bản chất và mục đích của nghiên cứu khả thi.  a. Bản chất của nghiên cứu khả thi • Nghiên cứu khả thi được tiến hành dựa vào kết quả của các nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi đã được các cấp có thẩm quyền chấp nhận. ở giai đoạn nghiên cứu khả thi, dự án được soạn thảo kỹ lưỡng hơn, đảm bảo cho mọi dự đoán, mọi tính toán đạt được ở mức độ chính xác cao trước khi đưa ra để các cơ quan kế hoạch, tài chính, ngân hàng, các định chế tài chính quốc tế thẩm định.  b. Mục đích của nghiên cứu khả thi • Mục đích nghiên cứu khả thi là xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến những kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đã được tính toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế - kỹ thuật, các lịch biểu và tiến độ thực hiện dự án trước khi quyết định đầu tư chính thức.
  10. 2. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu khả thi:  a. Xem xét tình hình kinh tế tổng quát liên quan đến dự án đầu tư: • Điều kiện về địa lý tự nhiên • Điều kiện về dân số và lao động • Tình hình chính trị, các chính sách và luật lệ • Tình hình ngoại hối • chính sách phát triển, cải cách kinh tế, chuyển dịch cơ cấu …  b. Nghiên cứu về thị trường • Đối với thị trường nội địa • Đối với thị trường xuất khẩu
  11. 2.2. TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU VÀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHẢ THI  2.2 1. Xác định mục đích, yêu cầu của việc lập dự án đầu tư.  2.2.2. Lập nhóm soạn thảo dự án đầu tư  2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu lập dự án đầu tư •
  12. 2.2 1. Xác định mục đích, yêu cầu của việc lập dự án đầu tư.  Mục đích chung của việc lập dự án là xây dựng được dự án những nội dung có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và có tính khả thi cao để các cơ quan quản lý nhà nước chức năng xem xét và phê duyệt, các định chế tài chính chấp thuận tài trợ vốn.  Yêu cầu chung của việc lập dự án là phải xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện với các phương án nghiên cứu, tính toán có cơ sở và phù hợp nhằm đảm bảo những yêu cầu đặt ra đối với một dự án đầu tư, tức bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý, tính thống nhất và tính phỏng định có căn cứ.
  13. 2.2.2. Lập nhóm soạn thảo dự án đầu tư  Nhóm soạn thảo dự án thường gồm chủ nhiệm dự án và các thành viên. Số lượng các thành viên của nhóm phụ thuộc vào nội dung và quy mô của dự án. Chủ nhiệm dự án là ngời tổ chức và điều hành công tác lập dự án. Nhiệm vụ chính của chủ nhiệm dự án là:  - Lập kế hoạch, lịch trình soạn thảo dự án (bao gồm cả xác định và phân bổ kinh phí soạn thảo)  - Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.  - Giám sát và điều phối hoạt động của các thành viên trong nhóm.  - Tập hợp các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để giải quyết nội dung cụ thể của dự án.  - Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm soạn thảo.
  14. 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu lập dự án đầu tư • 1. Nhận dạng dự án đầu tư: • 2. Lập kế hoạch soạn thảo dự án đầu tư • 3. Lập đề cương sơ bộ của dự án đầu tư • 4. Lập đề cương chi tiết của dự án đầu tư • 5. Phân công công việc cho các thành viên của nhóm soạn thảo • 6. Tiến hành soạn thảo dự án đầu tư • 7. Mô tả dự án và trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan chủ quản • 8. Hoàn tất văn bản dự án đầu tư
  15. 1. Nhận dạng dự án đầu tư:  - Xác định dự án thuộc loại nào; Dự án phát triển ngành, vùng hay dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ; dự án đầu tư mới hay cải tạo, mở rộng...  - Xác định mục đích của dự án  - Xác định sự cần thiết phải có dự án  - Vị trí ưu tiên của dự án
  16. 2. Lập kế hoạch soạn thảo dự án đầu tư  - Xác định các bước công việc của quá trình soạn thảo dự án  - Dự tính phân công công việc cho các thành viên của nhóm soạn thảo.  - Dự tính các chuyên gia (ngoài nhóm soạn thảo) cần huy động tham gia giải quyết những vấn đề thuộc nội dung dự án.  - Xác định các điều kiện vật chất và phương tiện để thực hiện các công việc soạn thảo dự án.  - Dự trù kinh phí để thực hiện quá trình soạn thảo dự án  - Lập lịch trình soạn thảo dự án
  17. 3. Lập đề cương sơ bộ của dự án đầu tư  Đề cương sơ bộ của dự án thường bao gồm: giới thiệu sơ lược về dự án và những nội dung cơ bản của dự án khả thi theo các phần: sự cần thiết phải đầu tư; nghiên cứu thị trường sản phẩm, dịch vụ của dự án; nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật; nghiên cứu tài chính, nghiên cứu kinh tế - xã hội; nghiên cứu về tổ chức, quản lý dự án.
  18. 4. Lập đề cương chi tiết của dự án đầu tư  Được tiến hành sau khi đề cương sơ bộ được thông qua. ở đề cương chi tiết, các nội dung của đề cương sơ bộ càng được chi tiết hóa và cụ thể hóa càng tốt. Cần tổ chức thảo luận xây dựng đề cương chi tiết ở nhóm soạn thảo để mọi thành viên đóng góp xây dựng đề cương, nắm vững các công việc và sự liên hệ giữa các công việc, đặc biệt là nắm vững phần việc được giao, tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt công việc của mình trong công tác soạn thảo dự án...
  19. 5. Phân công công việc cho các thành viên của nhóm soạn thảo  Trên cơ sở đề cương chi tiết được chấp nhận, chủ nhiệm dự án phân công các công việc cho các thành viên của nhóm soạn thảo phù hợp với chuyên môn của họ.
  20. 6. Tiến hành soạn thảo dự án đầu tư  - Thu nhập các thông tin, tư liệu cần thiết cho dự án.  - Điều tra, khảo sát thực tế để thu thập các dữ liệu thực tế cần thiết phục vụ việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề thuộc các phần nội dung của dự án.  - Phân tích, xử lý các thông tin, tư liệu đã thu thập theo các phần công việc đã phân công trong nhóm soạn thảo tương ứng với các nội dung của dự án.  - Tổng hợp các kết quả nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2