Bài giảng Quản trị kinh doanh 2 – Bài 2: Quản trị quá trình sản xuất (TS. Vũ Trọng Nghĩa)
lượt xem 3
download
"Bài giảng Quản trị kinh doanh 2 – Bài 2: Quản trị quá trình sản xuất" biên soạn bởi TS. Vũ Trọng Nghĩa với các kiến thức khái lược về quản trị quá trình sản xuất; kế hoạch hóa sản xuất; một số công cụ hỗ trợ lập kế hoạch tác nghiệp và hỗ trợ sản xuất; một số phương pháp quản trị quá trình sản xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh 2 – Bài 2: Quản trị quá trình sản xuất (TS. Vũ Trọng Nghĩa)
- BÀI 2 QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TS. Vũ Trọng Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015107206 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty TNHH A là một công ty đang phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất phần cứng và chip điện tử. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao nhưng giá thành lại rẻ hơn so với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nên uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Với thế mạnh đó, vào ngày 3/3/2012 công ty đạt được một hợp đồng có giá trị lớn từ một đối tác nước ngoài là công ty BLUE. Giá trị hợp đồng là 10 tỷ đồng, tương ứng với 10.000 sản phẩm, thời hạn hợp đồng là 4 tháng. Đây thực sự là một thành công lớn của công ty không chỉ về mặt doanh thu mà còn là cơ hội để tiếp tục khẳng định thương hiệu của công ty, đặc biệt là với thị trường quốc tế. Sau khi ký hợp đồng với công ty BLUE, công ty cân đối và thấy nếu tự sản xuất thì chi phí sẽ rất cao, trong khi đó, công ty ABA là một công ty chuyên gia công sản phẩm cho các đối tác của mình, điều kiện và năng lực sản xuất tốt. Vậy có nên liên kết? v1.0015107206 2
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Những khái niệm cơ bản về sản xuất và quá trình sản xuất; • Kế hoạch sản xuất; • Các công cụ hỗ trợ sản xuất; • Một số phương pháp quản trị quá trình sản xuất. v1.0015107206 3
- NỘI DUNG Khái lược về quản trị quá trình sản xuất Kế hoạch hóa sản xuất Một số công cụ hỗ trợ lập kế hoạch tác nghiệp và hỗ trợ sản xuất Một số phương pháp quản trị quá trình sản xuất v1.0015107206 4
- 1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 1.1. Các khái niệm 1.2. Mục tiêu của quản trị quá trình sản xuất v1.0015107206 5
- 1.1. CÁC KHÁI NIỆM • Quá trình sản xuất Giai đoạn chuẩn bị các Giai đoạn sản xuất Giai đoạn liên quan đến các yếu tố đầu vào yếu tố đầu ra • Đất đai • Kết hợp làm biến đổi các • Các sản phẩm, dịch vụ • Lao động yếu tố đầu vào • Các vấn đề như ô nhiễm • Tiền vốn • Thiết kế xây dụng hệ thống môi trường,... sản xuất • Nguyên vật liệu • Điều khiển quá trình kết hợp • Thông tin • … • Quá trình sản xuất là một quá trình được lặp đi lặp lại theo mô hình trên. v1.0015107206 6
- 1.1. CÁC KHÁI NIỆM (tiếp theo) • Như vậy có thể hiểu quá trình sản xuất là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo thành các yếu tố đầu ra (sản phẩm, dịch vụ) của doanh nghiệp. • Quá trình sản xuất là đối tượng của quản trị sản xuất. • Quản trị quá trình sản xuất: Quản trị sản xuất: Theo nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp Quản trị quá trình sản xuất là một bộ phận của quản trị sản xuất, thực hiện chức năng tổ chức và điều hành quá trình sản xuất. v1.0015107206 7
- 1.2. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT • Các mục tiêu trên thường mâu thuẫn với nhau, do đó phải xác định mục tiêu ưu tiên để tạo thế cân bằng phù hợp với môi trường kinh doanh. Chất lượng Tính linh hoạt Tốc độ cung ứng Hiệu quả v1.0015107206 8
- 2. KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT 2.1. Kế hoạch hóa sản xuất 2.2. Phương pháp hỗ trợ xây dựng kế hoạch sản xuất v1.0015107206 9
- 2.1. KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT Khái niệm: Kế hoạch hóa sản xuất là một chức năng khởi đầu của quản trị quá trình sản xuất. Kế hoạch hóa sản xuất là một quá trình tiếp diễn bao gồm việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. • Kế hoạch hóa theo thời gian. • Kế hoạch hóa không theo thời gian. v1.0015107206 10
- 2.1. KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT (tiếp theo) • Mục tiêu của kế hoạch hóa sản xuất tác nghiệp Không phải tối đa hóa lợi nhuận ròng. Mục tiêu là tận dụng tốt nhất năng lực hiện có nhằm tối đa hóa mức lãi thô. Lãi thô (D) = Doanh thu (TR) – CPKD biến đổi (VCKD) Tính theo đơn vị sản phẩm: dj = Pj – AVCj dj: lãi thô 1 đơn vị sản phẩm j. Pj: giá sản phẩm j. AVCj: chi phí biến đổi bình quân 1 sản phẩm. D = ∑ dj × xj = ∑ (Pj – AVCj) ×xj v1.0015107206 11
- 2.2. PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT • Phương pháp MRP (kế hoạch hóa nhu cầu vật tư) Phương pháp này ra đời vào những năm 60 của thế kỷ 20, áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có kết cấu phức tạp. Các bước tiến hành: Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm. Bước 2: Xác định nhu cầu nguyên vật liệu (NVL), bán thành phẩm cho việc sản xuất sản phẩm. Bước 3: Xác định thời điểm đặt hàng. Như vậy với phương pháp MRP, chúng ta sẽ xác định được nhu cầu NVL cho quá trình sản xuất, gồm cấc loại NVL cụ thể, số lượng cụ thể từng loại, nhà cung cấp và thời điểm cung cấp, trên cơ sở khối lượng sản phẩm cần sản xuất. v1.0015107206 12
- 2.2. PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT • Phương pháp sử dụng bài toán quy hoạch Giả sử trong thời gian kế hoạch cần phải sản xuất n loại sản phẩm khác nhau: Xj: khối lượng sản phẩm loại j mà doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất trong thời kỳ KH (j = 1, n) Cj: mức lãi thu được từ một đơn vị sản phẩm loại j Bi: giới hạn nguồn lực loại i (i = 1, m) ai j: chi phí về nguồn lực loại i để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm loại j Bài toán đặt ra là tìm Xj để lợi nhuận thu được là lớn nhất. v1.0015107206 13
- 2.2. PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT (tiếp theo) Chúng ta phải giải bài toán sau: Tìm các Xj sao cho: (C1X1 + C2X2 + C3X3 +........ CnXn) max Với điều kiện: a11X1 + a12X2 + ........ a1nXn ≤ B1 a21X1 + a22X2 + ........ a2nXn ≤ B2 ....................... am1X1 + am2X2 + ........ amnXn ≤ Bm Xj ≥ 0 v1.0015107206 14
- 3. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP VÀ PHỐI HỢP SẢN XUẤT 3.1. Với doanh nghiệp đa sản xuất 3.2. Với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc v1.0015107206 15
- 3.1. VỚI DOANH NGHIỆP ĐA SẢN XUẤT • Xác định loạt sản xuất tối ưu Loạt sản xuất được hiểu là một sản lượng sản phẩm xác định được sản xuất tuần tự mà không cần thay đổi hoặc gián đoạn quá trình sản xuất. Mỗi loạt sản xuất sẽ sản xuất QL sản phẩm, như vậy cần số loạt sản xuất là: L = Q/QL Vấn đề là chúng ta phải xác định tính tối ưu của mỗi loạt sản xuất: v1.0015107206 16
- 3.1. VỚI DOANH NGHIỆP ĐA SẢN XUẤT • Phương thức phối hợp các bước công việc Phối hợp các bước công việc theo phương thức tuần tự Phối hợp các bước công việc theo phương thức tuần tự có nghĩa là tại mỗi bước công việc tất cả các sản phẩm được tiến hành một cách liên tục và sau khi chế biến xong cả loạt mới chuyển sang bước công việc tiếp theo. TCNTT là thời gian công nghệ gia công QL sản phẩm theo phương thức tuần tự, Ta có: TCNTT = QL × ∑ti. v1.0015107206 17
- 3.1. VỚI DOANH NGHIỆP ĐA SẢN XUẤT (tiếp theo) • Phương thức phối hợp các bước công việc Phối hợp các bước công việc theo phương thức song song Phối hợp các bước công việc theo phương thức song song có nghĩa là mỗi sản phẩm sau khi được chế biến xong ở bước công việc trước thì sẽ được chuyển sang bước công việc tiếp theo mà không cần chờ các sản phẩm khác trong loạt. TCNSS là thời gian công nghệ gia công QL sản phẩm theo phương thức song song, Ta có: TCNSS = (QL - 1) × tdn + ∑ ti v1.0015107206 18
- 3.1. VỚI DOANH NGHIỆP ĐA SẢN XUẤT • Phương thức phối hợp các bước công việc Phối hợp các bước công việc theo phương thức hỗn hợp Phối hợp các bước công việc theo phương thức hỗn hợp có nghĩa là kết hợp của hai phương thức tuần tự và song song. TCNHH là thời gian công nghệ gia công n sản phẩm theo phương thức hỗn hợp. m là số bước công việc để hoàn thành. Ta có: TCNHH = ∑ ti + (QL -1) × (∑ tdh - ∑ tnh) v1.0015107206 19
- 3.2. VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐƠN CHIẾC • Phương pháp sơ đồ ngang (sơ đồ Gantt) Sơ đồ Gantt được xây dựng theo trình tự: Bắt đầu với những công việc không có điều kiện gì cho việc bắt đầu nó. Thực hiện những công việc tiếp theo mà điều kiện trước của nó đã hoàn thành, và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành hết nhiệm vụ. Ưu điểm: Đơn giản, dễ xây dựng, cho phép xác định các nhiệm vụ quan trọng, không quan trong cũng như thời gian của chúng, và thời gian của toàn bộ dự án. Nhược điểm: Khó xây dựng khi có nhiều nhiệm vụ phức tạp. v1.0015107206 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 3 - TS. Cao Minh Trí
9 p | 233 | 36
-
Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế
158 p | 90 | 19
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 6: Quản trị nhân lực quốc tế (TS. Nguyễn Thị Thu Hường)
27 p | 86 | 12
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Tài chính - Marketing
95 p | 78 | 10
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
51 p | 71 | 7
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 1 - ThS. Lê Văn Hòa
15 p | 113 | 6
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 7 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
36 p | 64 | 5
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 8 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
72 p | 70 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp: Chương 1 - ThS. Phùng Chí Cường
20 p | 14 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 2 - Ths. Phan Thị Thanh Hoa
28 p | 42 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh - TS. Phạm Hương Thảo
17 p | 21 | 3
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 1 - Nguyễn Thanh Hùng
27 p | 11 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 3 - Nguyễn Thanh Hùng
47 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 4 - Nguyễn Thanh Hùng
33 p | 6 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 7 - Nguyễn Thanh Hùng
42 p | 6 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 2: Quản trị kinh doanh
9 p | 70 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Bài mở đầu: Khái quát về môn học
11 p | 12 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 1: Đại cương của quản trị học
37 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn