Bài giảng Quản trị kinh doanh 2 - Bài 5: Quản trị công nghệ (TS. Phạm Hồng Hải)
lượt xem 5
download
Bài giảng Quản trị kinh doanh 2 - Bài 5: Quản trị công nghệ (TS. Phạm Hồng Hải) với các nội dung khái quát về quản trị công nghệ; lựa chọn và đổi mới công nghệ; bảo dưỡng và sửa chữa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh 2 - Bài 5: Quản trị công nghệ (TS. Phạm Hồng Hải)
- BÀI 5 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ TS. Phạm Hồng Hải Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015107206 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Để sản xuất sản phẩm mới, công ty có 3 phương án công nghệ có thể lựa chọn: phương án 1 có chi phí đầu tư cho công nghệ mới là 2,4 tỉ đồng, phương án 2 có chi phí đầu tư cho công nghệ mới là 2,8 tỉ đồng, phương án 3 có chi phí đầu tư cho công nghệ mới là 3,2 tỉ đồng. Giả sử công ty huy động được 2,5 tỉ thì công ty nên chọn phương án nào? v1.0015107206 2
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Khái niệm công nghệ và quản trị công nghệ. • Lựa chọn và đổi mới công nghệ. • Bảo dưỡng và sửa chữa. v1.0015107206 3
- NỘI DUNG Khái quát về quản trị công nghệ Lựa chọn và đổi mới công nghệ Bảo dưỡng và sửa chữa v1.0015107206 4
- 1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ 1.1. Đặc điểm và ứng xử với tài sản cố định 1.2. Công nghệ 1.3. Quản trị công nghệ v1.0015107206 5
- 1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG XỬ VỚI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và được sử dụng lâu bền trong nhiều chu kì kinh doanh. • Đặc điểm. • Lựa chọn đầu tư mua sắm. • Các nguyên tắc cần đáp ứng. • Hao mòn và bù đắp hao mòn. v1.0015107206 6
- 1.2. CÔNG NGHỆ • Khái niệm Theo nghĩa hẹp: Công nghệ sản xuất là cách thức sản xuất theo phương pháp xác định do con người sáng tạo ra và vận dụng vào quá trình sản xuất với máy móc thiết bị. Theo nghĩa rộng: Công nghệ bao gồm các yếu tố kiến thức, phương tiện vật chất, con người và tổ chức. • Phân loại Theo tính chất của công nghệ. Theo đặc trưng kỹ thuật của công nghệ. Theo đặc điểm quản trị công nghệ. Theo nguồn gốc của công nghệ. Theo chu kì sống của công nghệ. Theo vai trò của công nghệ. v1.0015107206 7
- 1.3. QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động nghiên cứu và vận dụng các quy luật khoa học vào việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu và các biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, bảo đảm quá trình sản xuất tiến hành với hiệu quả cao. v1.0015107206 8
- 2. LỰA CHỌN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 2.1. Lựa chọn công nghệ 2.2. Đổi mới công nghệ v1.0015107206 9
- 2.1. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ Các yêu cầu khi lựa chọn. • Lựa chọn công nghệ tối ưu: Phương án công nghệ tối ưu đối với 1 doanh nghiệp là phương án phù hợp về mặt kỹ thuật, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và đảm bảo tính khả thi. • Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu Đánh giá về mặt kỹ thuật. Đánh giá phương án công nghệ về mặt kỹ thuật thì phải phân tích chu kỳ sống của công nghệ. Đánh giá về mặt kinh tế. Phương pháp để sử dụng đánh giá là phương pháp điểm hoà vốn. Cụ thể phương pháp này được chia làm 2 bước. v1.0015107206 10
- 2.1. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ (tiếp theo) Bước 1: Xác định những phương án công nghệ phù hợp về mặt kinh tế có nghĩa là những phương án công nghệ đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi được vốn đầu tư. Gọi Q là khối lượng sản xuất theo công nghệ mới. FCCN: chi phí đầu tư cho công nghệ mới: Chi phí này phải được tính theo giá trị tương lai của tiền. AVCkD: Chi phí kinh doanh biến đổi để sản xuất sản phẩm công nghệ mới. P: Giá bán 1 sản phẩm sản xuất theo công nghệ mới. TR: Tổng doanh thu thu được do bán sản phẩm theo công nghệ mới. TC: Tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm theo công nghệ mới. Mức sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn là: QHV. Được xác định từ phương trình: TR = TC. QHV = FCCN/ (P - AVCKD) Một phương án công nghệ được coi là phù hợp kinh tế nếu như Q > QHV v1.0015107206 11
- 2.1. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ (tiếp theo) Bước 2: Chọn phương án công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các phương án công nghệ phù hợp về mặt kinh tế. Để làm điều đó ta tính giá thành của các phương án công nghệ về mặt kinh tế theo các công thức. Lựa chọn phương án công nghệ có giá thành nhỏ nhất. Z = FCCN + AVCKD QSX v1.0015107206 12
- 2.1. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ Đánh giá về mặt tài chính: Phương án công nghệ tối ưu là phương án không chỉ phù hợp về mặt kỹ thuật, kinh tế mà còn phù hợp về khả năng tài chính. v1.0015107206 13
- BÀI TẬP Để đầu tư công nghệ sản xuất sản phẩm mới ở một công ty, có 3 phương án sau: • Phương án công nghệ 1 có chi phí đầu tư cho công nghệ mới là 18 tỉ đồng, chi phí kinh doanh biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm (đvsp) là 55.000 đồng. • Phương án công nghệ 1 có chi phí đầu tư cho công nghệ mới là 15 tỉ đồng, chi phí kinh doanh biến đổi cho 1 đvsp là 62.000 đồng. • Phương án công nghệ 1 có chi phí đầu tư cho công nghệ mới là 20 tỉ đồng, chi phí kinh doanh biến đổi cho 1 đvsp là 53.000 đồng. Theo các số liệu dự báo và khả năng sản xuất của công ty dự kiến sản xuất khoảng 2.500.000 sản phẩm trong 6 năm. Mức lãi suất ngân hàng bình quân là 8%/năm. Giả sử giá bán dự kiến là 70.000 đồng/sản phẩm. Hãy lựa chọn phương án công nghệ tối ưu về mặt kinh tế và tính mức tiết kiệm được từ việc lựa chọn công nghệ tối ưu. v1.0015107206 14
- 2.2. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ • Lựa chọn phương pháp đổi mới công nghệ Cải tiến hoàn thiện dần công nghệ đã có. Thay thể hoàn toàn công nghệ cũ bằng công nghệ mới. • Chuyển giao công nghệ Là hình thức mua và bán công nghiệp trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy trình của pháp luật. Các đối tượng chuyển giao. Các nội dung chủ yếu đối với quá trình chuyển giao công nghệ của một doanh nghiệp. v1.0015107206 15
- 3. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA • Khái quát: Công tác bảo dưỡng và sửa chữa là hoạt động cần thiết đối với doanh nghiệp. Mọi yếu tố vật chất cấu thành doanh nghiệp như mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển, hệ thống xử lý chất thải đều cần được bảo dưỡng và sửa chữa. • Các nhiệm vụ chính v1.0015107206 16
- 3. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA (tiếp theo) • Chế độ bảo dưỡng sửa chữa Chế độ bảo dưỡng sửa chữa dự phòng. Chế độ bảo dưỡng sửa chữa theo lệnh. • Các hình thức tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa Hình thức phân tán. Hình thức tập trung. Hình thức hỗn hợp. • Biện pháp nâng cao hiệu quả bảo dưỡng và sửa chữa v1.0015107206 17
- GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Để lựa chọn phương án công nghệ với dữ liệu đề bài cho, thì chỉ lựa chọn được dựa vào tính phù hợp về mặt tài chính, tức là với 2,5 tỉ, chỉ lựa chọn đượ phương án 1. • Tuy nhiên, phương án đó có phù hợp về kinh tế hay không cần phải tính toán tính hòa vốn của phương án công nghệ đó. Ngoài ra còn cân nhắc tới trình độ công nghệ, trình độ lao động,… các vấn đề khác có liên quan. v1.0015107206 18
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Khẳng định nào dưới đây là sai? A. Lựa chọn tài sản cố định phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với trình độ đội ngũ lao động. B. Lựa chọn tài sản cố định phải đảm bảo nguyên tắc tương ứng với trình độ công nghệ. C. Lựa chọn tài sản cố định phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. D. Lựa chọn tài sản cố định phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả trước mắt. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Lựa chọn tài sản cố định phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả trước mắt. • Giải thích: ??? v1.0015107206 19
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Phương án công nghệ tối ưu là phương án được đánh giá phù hợp về mặt kinh tế. B. Phương án công nghệ tối ưu là phương án được đánh giá phù hợp về mặt kỹ thuật. C. Phương án công nghệ tối ưu là phương án được đánh giá phù hợp về mặt tài chính. D. Phương án công nghệ tối ưu là phương án được đánh giá phù hợp về mặt kỹ thuật, tài chính và kinh tế. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Phương án công nghệ tối ưu là phương án được đánh giá phù hợp về mặt kỹ thuật, tài chính và kinh tế. • Giải thích: ??? v1.0015107206 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 3 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
29 p | 206 | 33
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 5 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
70 p | 217 | 29
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 2 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
42 p | 141 | 26
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 4 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
46 p | 179 | 21
-
Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế
158 p | 87 | 19
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 8 - Nguyễn Thanh Hùng
34 p | 4 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 4: Văn hóa doanh nghiệp
21 p | 7 | 3
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 2: Hoạch định chiến lược
33 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 7 - Nguyễn Thanh Hùng
42 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 5 - Nguyễn Thanh Hùng
30 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 4 - Nguyễn Thanh Hùng
33 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 3 - Nguyễn Thanh Hùng
47 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 2 - Nguyễn Thanh Hùng
62 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 1 - Nguyễn Thanh Hùng
27 p | 8 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 9 - Nguyễn Thanh Hùng
37 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 1: Đại cương của quản trị học
37 p | 4 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 3: Quản trị nguồn nhân lực
24 p | 6 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Bài mở đầu: Khái quát về môn học
11 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn