intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị rủi ro - ĐH Thương mại

Chia sẻ: Tri Nam | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:74

877
lượt xem
139
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị rủi ro trình bày các nội dung chính: khái luận về quản trị rủi ro; nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro, quản trị rủi ro nhân lực, quản trị rủi ro tài sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro - ĐH Thương mại

  1. Bµi gi¶ng QUẢN TRỊ RỦI RO Bé m «n: Nguyªn lý Qu¶n trÞ
  2. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. RỦI RO TRONG KINH DOANH II. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO III. NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
  3. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.1. Khái niệm rủi ro • Khái niệm Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người.
  4. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.1. Khái niệm rủi ro - Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được. - Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra. - Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện. - Biên độ rủi ro: thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể.
  5. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.1. Khái niệm rủi ro • Một số quan điểm hiện đại về rủi ro: - Sự may rủi thường được con người cho là khách quan nằm ngoài dự kiến khó nắm bắt, vì vậy, họ bị động trước sự tác động của yếu tố này - Rủi ro và cơ hội luôn gắn liền với thực tiễn đời sống và ước vọng của con người - Rủi ro và cơ hội, may mắn và không may mắn được quan niệm là 2 mặt đối lập nhưng lại thống nhất trong một thực thể - Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả trong mọi tình huống - Rủi ro có tính đối xứng hay không đối xứng, điều đó tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người đối với rủi ro và hậu quả của nó
  6. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh • Khái niệm: Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình
  7. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 2. Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh 2.1. Những nguyên nhân khách quan • Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế: Suy thoái kinh tế, lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái… • Sự không ổn định chính trị, thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo hướng bất lợi • Nhân tố từ môi trường văn hóa – xã hội: trở ngại từ định chế xã hội, truyền thống, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, mua sắm, văn hóa ứng xử… • Điều kiện tự nhiên bất lợi • Tình hình biến động của giá cả, khách hàng, nhà cung cấp
  8. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 2. Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh 2.2. Những nguyên nhân chủ quan - Sai lầm trong lựa chọn, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế - Sai lầm trong ra quyết định và thực hiện quyết định - Thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm - Sơ xuất, bất cẩn, thiếu trách nhiệm - Thiếu sức khỏe, đạo đức, phẩm chất - Thiếu thông tin hay thông tin sai lệch - Tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu - …
  9. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội - Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài) - Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm: + Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định + Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này mà không chọn quyết định khác + Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp giữa kết quả thu được và dự kiến ban đầu
  10. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán - Rủi ro thuần túy tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể - Rủi ro suy đoán tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất
  11. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán - Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro - Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung
  12. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp - Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận - Rủi ro giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả “doanh thu max” không tương hợp với tốc độ phát triển của “chi phí min” - Rủi ro giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản
  13. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh - Yếu tố luật pháp - Yếu tố kinh tế - Yếu tố văn hóa – xã hội - Yếu tố tự nhiên - …
  14. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang - Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ: từ nghiên cứu thị trường -> thiết kế sản phẩm -> nhập nguyên vật liệu -> sản xuất -> đưa sản phẩm ra thị trường - Rủi ro theo chiều ngang: là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển…
  15. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO II. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro 1. Khái niệm quản trị rủi ro • Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh
  16. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO II. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro 2. Vai trò của quản trị rủi ro - Giúp tổ chức hoạt động ổn định - Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, thực hiện chiến lược kinh doanh - Giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn
  17. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO II. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro 3. Quá trình quản trị rủi ro • Nhận dạng rủi ro: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của DN để sắp xếp, phân nhóm rủi ro • Phân tích và đo lường rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại • Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất • Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất
  18. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO II. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro 4. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro • Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến 1960 Quan điểm “Quản trị rủi ro” trùng với quan điểm “Bảo hiểm tài sản” • Từ 1960 đến 1990 Bên cạnh mua bảo hiểm, các nhà quản trị đã quan tâm đến tự bảo hiểm và tiếp cận ngăn ngừa tổn thất • Từ 1990 đến nay Quản trị rủi ro tiếp cận ở các góc độ: Mua bảo hiểm, kiểm soát tổn thất, tài trợ rủi ro, đảm bảo lợi ích cho người lao động
  19. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO III. Các nguyên tắc quản trị rủi ro 1. Nguyên tắc 1: quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu 2. Nguyên tắc 2: quản trị rủi ro gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị 3. Nguyên tắc 3: quản trị rủi ro gắn liền với các hoạt động của tổ chức
  20. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO IV. Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro, quản trị chiến lược và quản trị các hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp Quản trị chiến lược, quản trị hoạt động tác nghiệp và quản trị rủi ro có mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau • Quản trị chiến lược là những hoạt động quản trị nhằm xác định những mục tiêu lâu dài, để thực hiện sứ mạng của một tổ chức • Quản trị các hoạt động tác nghiệp bao gồm những hoạt động liên quan đến kinh doanh như quản trị sản xuất cung cấp hàng hóa, quản trị dịch vụ…nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược • Quản trị rủi ro bao gồm tất cả các hoạt động để thực hiện được các hoạt động tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn, thực hiện được sứ mạng của doanh nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2