Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 4: Thị trường ngoại hối
lượt xem 7
download
"Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 4: Thị trường ngoại hối" với các nội dung khái niệm cơ bản thị trường ngoại hối; đặc điểm, vai trò, các thành viên tham gia, cấu trúc của thị trường ngoại hối; nghiệp vụ giao ngay và các ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay; các nghiệp vụ phái sinh, đặc điểm của từng nghiệp vụ phái sinh; khả năng tham gia được các giao dịch kinh doanh ngoại tệ trên thị trường thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 4: Thị trường ngoại hối
- Bài 4: Thị trường ngoại hối BÀI 4 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. C. Paul Hallwood va Ronald McDonald – Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (International Money and Finance). 2. Jeff Madura – Quản trị Tài chính Quốc tế (International Financial Management). 3. Nguyễn Văn Tiến – Tài chính Quốc tế hiện đại. 4. Nguyễn Văn Tiến – Thị trường Ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối. 5. Nguyễn Văn Tiến – Thanh toán Quốc tế. 6. Nguyễn Thị Thu Thảo và Hoàng Thị Lan Hương – Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Trong bài 4 của học phần Tài chính quốc tế 1, sinh viên sẽ được học các nội dung: Tổng quan về thị trường ngoại hối; Nghiệp vụ trên thị trường giao ngay; Nghiệp vụ phái sinh. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: Hiểu được khái niệm cơ bản thị trường ngoại hối. Nhận biết được đặc điểm, vai trò, các thành viên tham gia, cấu trúc của thị trường ngoại hối. Hiểu được nghiệp vụ giao ngay và các ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay. Hiểu được các nghiệp vụ phái sinh, đặc điểm của từng nghiệp vụ phái sinh. Có thể phân biệt được các nghiệp vụ phái sinh và các ứng dụng của từng nghiệp vụ phái sinh. Có khả năng tham gia được các giao dịch kinh doanh ngoại tệ trên thị trường thực tế. TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 53
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Tình huống dẫn nhập Nhà Nhập khẩu J&C của Mỹ sẽ có khoản phải trả 500.000 EUR sau 1 tháng, họ đang cân nhắc các phương án phòng ngừa rủi ro sau: Ký hợp đồng kỳ hạn với Ngân hàng thương mại X. Ký hợp đồng quyền chọn mua với Ngân hàng thương mại X. Không phòng ngừa đợi sau 1 tháng mua EUR trên thị trường giao ngay. Biết thông tin thị trường như sau: Tỷ giá hạn 1 tháng EUR/USD = 1,5151/1,5434 Tỷ giá quyền chọn mua 1 tháng EUR/USD = 1,5428 Phí quyền chọn: $0,0005/1 ĐV Dự báo tỷ giá giao ngay sau 1 tháng EUR/USD = 1,5144/1,5435 Hãy tư vấn giúp J&C lựa chọn phương án phù. 54 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
- Bài 4: Thị trường ngoại hối 4.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối 4.1.1. Khái niệm Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn nhau. Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm: Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước ví dụ EUR và quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài khoản… Các giầy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ: séc thương mại, lệnh phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác. Vàng tiêu chuẩn quốc tế: vàng được sử dụng với vai trò là phương tiện thanh toán trong thanh toán quốc tế. Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, tuy nhiên thực tế người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được trực tiếp mua bán trên thị trường ngoại hối, muốn giao dịch trên thị trường ngoại hối thì phải chiết khấu để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán giao dịch trên thị trường ngoại hối. Riêng cổ phiếu thì được giao dịch trên sàn riêng là sàn chứng khoán. Vàng tiêu chuẩn quốc tế được giao dịch trên sàn vàng. Vì vậy, thực tế nói đến ngoại hối người ta hiểu là ngoại tệ. Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ Nghĩa rộng Vàng tiêu chuẩn quốc tế Ngoại hối Nội tệ do người không cứ trú nắm giữ Nghĩa Ngoại tệ thực tế Thị trường ngoại hối (Forex): là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hang (85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy theo nghĩa hẹp (nghĩa thực tế) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường interbank. Nghĩa rộng Bất kỳ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ FOREX Nghĩa thực tế Thị trường ngoại tệ interbank TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 55
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Vai trò của Ngân hàng trên Forex: FOREX = 100% Non – Interbank = 15% Interbank = 85% Bank – KH KH – KH 14% 1% Vai trò của ngân hàng = 99% 4.1.2. Đặc điểm của Forex Forex không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình, mà là bất cứ nơi nào diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau. Do đó, Forex còn được gọi là thị trường không gian. Là thị trường toàn cầu – thị trường không ngủ. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt đêm. Thị trường bắt đầu hoạt động từ Autralia, Nhật, Singapore, Hongkong, Châu Âu, Newyork… Cứ như vậy, thị trường Châu Á đóng cửa, thì thị trường Châu Mỹ bắt đầu hoạt động. Trung tâm là thị trường liên ngân hang (Interbank) với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới và các NHTW. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. Các nhóm thành viên tham gia thị trường giao dịch thông qua điện thoại, telex, máy tính, fax… Do thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch cực lớn, công nghệ hoàn hảo, do vậy chi phí giao dịch thấp, hoạt động thị trường hiệu quả, chênh lệch tỷ giá niêm yết trên các thị trường là không đáng kể. Đồng tiền được giao dịch nhiều nhất là đồng USD, chiếm 41,5% tổng số các đồng tiền tham gia. Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý… Nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển. Thị trường lớn: London, Newyork, Tokyo, Singapore, Frankfut… 4.1.3. Vai trò của Forex Thỏa mãn nhu cầu khác nhau về ngoại tệ cho các đối tượng khách hàng. Khách hàng cần mua ngoại tệ cho hợp đồng nhập khẩu, hay khách hàng cần bán khoản ngoại tệ thu được từ hợp đồng xuất khẩu, ngân hàng luôn sẵn đáp ứng. 56 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, thúc đẩy giao lưu giữa các quốc gia. Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường. Thị trường ngoại hối cũng là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai. Thị trường ngoại hối còn là nơi để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế. 4.1.4. Các chủ thể tham gia a) Các đối tượng khách hàng mua bán lẻ: bao gồm các công ty nội địa, công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại tệ nhằm hai mục đích. Thứ nhất, chuyển đổi tiền tệ. Thứ hai, phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Ví dụ, nhà nhập khẩu cần mua ngoại tệ (Spot hoặc Forward) để thanh toán hóa đơn nhập khẩu ghi bằng ngoại tệ. Nhà xuất khẩu cần bán ngoại tệ (Spot hoặc Forward) khi nhận được hóa đơn xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ; khách du lịch có nhu cầu bán ngoại tệ lấy nội tệ để chi tiêu… Như vậy, nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối (kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi). Thông thường nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau (ví dụ công ty này mua bán với công ty kia) mà thường mua bán thông qua NHTM. Những nhà mua bán lẻ không mua bán trực tiếp với nhằm vì các lý do sau: Không khớp nhau về mặt thời gian. Không khớp nhau về mặt không gian. Không khớp nhau về mặt tiền tệ. Không khớp nhau về số lượng. Rủi ro trong thanh toán. Rủi ro tín dụng. b) Các trung gian tài chính (NHTM): Các NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích: Thứ nhất, Cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Vì là mua bán hộ nên ngân hàng không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng. Thông qua dịch vụ mua bán hộ ngân hàng thu một khoản phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán. Thứ hai, Kinh doanh cho chính mình, tức mua bản ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối, do đó ngân TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 57
- Bài 4: Thị trường ngoại hối hàng phải bỏ vốn. chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối nội bảng hoặc ngoại bảng cho ngân hàng. Trên Interbank các ngân hàng giao dịch với nhau theo 2 phương thức: Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau. Giao dịch gián tiếp qua môi giới. c) Các cơ quan quản lý của nhà nước: Ngân hàng Trung Ương NHTW tham gia Forex nhằm 3 mục đích: Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá: bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi. Trong chế độ tỷ giá cố định can thiệp của NHTW lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá cố định tại 1 điểm hoặc 1 khoảng hẹp. NHTW tiến hành mua nội tệ vào khí cung nội tệ lớn hơn cầu, và tiến hành bán nội tệ ra khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối. Nhờ đó tỷ giá được duy trì cố định. Thứ hai, mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia. Thứ ba, NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ. d) Các nhà môi giới tự do Ngày nay, ngoài hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau thì hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ngoại hối cũng phát triển. Phương thức giao dịch thông qua môi giới có ưu điểm ở chỗ: nhà môi giới thu thập hầu hết lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bàn cho khách hàng một cách nhanh, rộng khắp với giá tay trong. Tuy nhiên khách hàng phải trả phí cho nhà môi giới. 4.1.5. Các nghiệp vụ trên Forex Căn cứ vào tính chất giao dịch trên thị trường ngoại hối và nội dung kinh doanh, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối được chia thành: 1. Nghiệp vụ giao ngay (Spot) 2. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward) 3. Nghiệp vụ hoán đổi (Swap) 4. Nghiệp vụ tương lai (Future) 5. Nghiệp vụ quyền chọn (Options) 4.1.6. Cấu trúc của Forex Căn cứ vào địa điểm giao dịch o Giao dịch tập trung trên sở giao dịch (exchange). o Giao dịch phi tập trung (OTC). Mức độ điều tiết của nhà nước o Thị trường chính thức: Sở giao dịch ngoại tệ. o Thị trường chợ đen. 58 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Căn cứ vào giao dịch của thị trường o Thị trường trao ngay: áp dụng tỷ giá trao ngay. o Thị trường phái sinh: kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn. 4.2. Nghiệp vụ trên thị trường giao ngay Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu và luôn có sẵn trên thị trường. 4.2.1. Nghiệp vụ mua bán giao ngay (spot) Kinh doanh giao ngay được thống nhất trên thị trường quốc tế, là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá trao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày cam kết mua bán. Đây là thời điểm đặc trưng để phân biệt giữa thị trường giao ngay và thị trường khác. Giao dịch giao ngay được ngân hàng thực hiện chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu về khả năng thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng không thu phí, mà thu lời từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Thị trường giao ngay được biết đến là thị trường rất sôi động, giao dịch với khối lượng tiền cực lớn và với tốc độ giao dịch nhanh chóng nhằm tận dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá dù là rất nhỏ. Xác định thời gian chuyển tiền: Ngày ký hợp đồng được gọi là ngày “giao dịch” ký hiệu là J, còn ngày thanh toán hợp đồng gọi là “ngày giá trị” được tính bằng J + 2. 4.2.2. Ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay a) Dịch vụ mua hộ và bán hộ khách hàng Mua hộ là việc ngân hàng dùng tiền của khách hàng để mua 1 loại ngoại tệ theo nhu cầu của khách hang. Ví dụ: Nhà Nhập khẩu Việt Nam có nhu cầu mua USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, đã nhờ Ngân hàng mua hộ USD theo tỷ giá thị trường. Bán hộ là việc ngân hàng bán hộ khách hàng một ngoại tệ nhất định để lấy một đồng tiền khác. Ví dụ: Nhà xuất khẩu Việt Nam có nhu cầu bán USD từ khoản tiền xuất khẩu để nhận VND. Mua hộ, bán hộ là dịch vụ hai chiều diễn ra liên tục đối với một NHTM, do đó NHTM không cần ký hợp đồng với khách hàng về nội dung mua hộ và bán hộ, mà NHTM chí ký hợp đồng mua bán với khách hàng. Nếu việc mua hộ và bán hộ cùng một số tiền bằng nhau thì ngân hàng không cần bỏ vốn, không có rủi ro và lợi nhuận là chênh lệch giá mua/bán. Ví dụ nếu Một Ngân hàng đồng thời mua hộ, bán hộ 1 triệu USD ta có: Giao dịch USD VND Mua vào + 1 triệu – 21.000 Triệu Bán ra – 1 triệu + 21.100 Triệu Thu nhập gộp 0 + 100 triệu TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 59
- Bài 4: Thị trường ngoại hối b) Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) Là việc cùng 1 thời điểm mua 1 đồng tiền ở nơi giá thấp và bán ở nơi giá cao hơn để nhận chênh lệch giá. Vì hành vi mua và bán diễn tại cùng 1 thời điểm, nên về mặt lý thuyết thì kinh doanh chênh lệch tỷ giá không hề chịu rủi ro tỷ giá và không phải bỏ vốn. Khi các Ngân hàng đã nhận ra việc yết giá không thống nhất, thì ngay lập tức một hoặc cả hai ngân hàng sẽ điều chỉnh tỷ giá mua bán của mình, điều này làm cho cơ hội kinh doanh chênh lệch giá cũng biến mất. Ví dụ: Có 2 ngân hàng yết tỷ giá kinh doanh USD/VND như sau: Ngân hàng Bid rate Offer rate Ngân hàng A 21.667 21.674 Ngân hàng B 21.676 21.679 Là nhà kinh doanh, ta có thể thực hiện kinh doanh Arbitrage theo bảng luồng tiền sau: Operations USD VND Mua USD tại ngân hàng A +1 – 21.674 Bán USD cho ngân hàng B –1 + 21.676 Lãi Arbitrage 0 +2 Kết quả Arbitrage là: 2 VND/USD. Ngày nay, nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá như trên là rất khó xảy ra. Điều này là vì thông tin được truyền đi rất nhanh chóng và rộng khắp. Mọi diễn biến thị trường đều được cập nhật và các thị trường hoạt động ngày càng trở nên liên kết với nhau và trở nên rất hiệu quả. 4.3. Các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối Trước xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, xuất khẩu, nhập khẩu của các nước tăng lên nhanh chóng về kim ngạch và đa dạng hóa về cơ cấu tiền tệ. Trong khi đó, các thị trường tài chính biến động khôn lường, làm phát sinh rủi ro tỷ giá cho những nhà kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu khi có các khoản thu, chi bằng các đồng tiền khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu của những nhà xuất khẩu, nhập khẩu trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các NHTM đã cung cấp các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh, bao gồm: Kỳ hạn (Forward); Hoán đổi (Swap); Tương lai (Future) và Quyền chọn (Option). 4.3.1. Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts) 4.3.1.1. Khái niệm Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Thời hạn phổ biến của hợp đồng kỳ hạn là 1, 2, 3, 6, 9, 12 tháng. 60 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Tỷ giá trong hợp đồng kỳ hạn được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng và được tính toán dựa vào tỷ giá giao ngay, lãi suất của 2 đồng tiền và kỳ hạn của hợp đồng. Ngày giá trị trong hợp đồng kỳ hạn được xác định là: J + 2 + n (trong đó: J là thời điểm ký kết hợp đồng, n là số ngày kỳ hạn). 4.3.1.2. Xác định tỷ giá kỳ hạn R t R c .t F S S 1 R c t Trong đó: S: tỷ giá giao ngay F: tỷ giá kỳ hạn Rt: mức lãi suất năm của đồng tiền định giá Rc: mức lãi suất năm của đồng tiền yết giá Thời hạn hợp đồng, tính theo năm Công thức gần đúng: Thông thường, thời hạn của các hợp đồng ngoại hối là tương đối ngắn so với 360 ngày và các mức lãi suất %/năm của các đồng tiền là các số nhỏ, nên tích số Rc t là một số rất nhỏ so với 1 đơn vị. Do đó, mẫu số của công thức trên là một số sấp xỉ bằng 1 đơn vị. Vì vậy, ta có công thức tính tỷ giá kỳ hạn gần đúng như sau: F = S + S (Rt – Rc).t Tỷ giá mua kỳ hạn (FB) R TB R CO .t FB SB SB 1 R CO t Công thức gần đúng: FB = SB + SB. (RTB – RCO).t Tỷ giá bán kỳ hạn (FO) R TO R CB .t FO SO SO 1 R CB t Công thức gần đúng: FO = SO + SO.(RTO – RCB).t 4.3.1.3. Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn Bảo hiểm khoản thanh toán nhập khẩu Thông thường, các nhà nhập khẩu thường phải thanh toán cho nhà xuất khẩu bằng ngoại tệ. Việc thanh toán được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai. Như vậy, nhà nhập khẩu có thể phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, nếu tỷ giá có xu hướng biến động tăng lên, tức là số tiền nhà nhập khẩu phải trả để có được số ngoại tệ cần thanh toán sẽ tăng lên. TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 61
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Trong trường hợp đó, nhà nhập khẩu có thể đến ngân hàng và ký hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Úc phải thanh toán 1 tỷ JPY cho nhà xuất khẩu Nhật Bản sau 3 tháng. Tỷ giá giao ngay hiện tại AUD/JPY 100,00 – 100,20. Lo ngại đồng JPY sẽ tăng giá sau 3 tháng, như vậy số AUD phải trả để có 1 tỷ JPY sẽ tăng lên. Để bảo hiểm rủi ro, ở thời điểm hiện tại nhà nhập khẩu có thể ký 1 hợp đồng kỳ hạn để mua 1 tỷ JPY sau 3 tháng. Bảo hiểm khoản thu xuất khẩu Nếu khoản thu xuất khẩu bằng ngoại tệ, thì nhà xuất khẩu ở trạng thái trường, do đó chịu rủi ro tỷ giá. Nếu ngoại tệ lên giá sẽ phát sinh lãi, còn nếu ngoại tệ giảm giá sẽ phát sinh lỗ. Điều này hàm ý, nếu không tiến hành bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì thu nhập bằng nội tệ của nhà xuất khẩu sẽ không chắc chắn. Để cố định thu nhập bằng nội tệ, nhà xuất khẩu có thể dùng hợp đồng kỳ hạn để loại bỏ rủi ro tỷ giá bằng cách bán kỳ hạn khoản thu từ xuất khẩu. Ví dụ: Công ty A của Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Phi với giá trị 2 triệu USD và được thanh toán sau 2 tháng kể từ ngày hôm nay. Đồng USD có xu hướng tăng giá sau 2 tháng. Vì vậy, để bảo hiểm rủi ro cho khoản thu từ xuất khẩu, ở thời điểm hiện tại công ty A có thể ký 1 hợp đồng bán 2 triệu USD, kỳ hạn 2 tháng. Bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ Việc Ngân hàng huy động bằng ngoại tệ để đầu tư bằng ngoại tệ làm cho tài sản nợ và tài sản có bằng nhau (bỏ qua chênh lệch lãi suất huy động và cho vay), nghĩa là không tạo ra trạng thái ngoại tệ, do đó không chịu rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, ngày nay do các thị trường tài chính quốc tế là liên thông, do đó các ngân hàng (hay nhà đầu nói chung) có thể huy động bằng đồng tiền này và đầu tư vào một đồng tiền khác, làm cho tài sản nợ và tài sản có của các ngoại tệ trở nên không cân xứng, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ và chịu rủi ro tỷ giá. Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn giúp cân bằng trạng thái từ đó phòng ngừa rủi ro. Ví dụ: VCB dùng vốn huy động 100 triệu để đầu tư vào USD thời hạn 9 tháng bằng cách: o Bán VND/USD theo tỷ giá giao ngay. o Đầu tư USD trên thị trường tiền tệ theo mức lãi suất thị trường. o Đến hạn chuyển gốc và lãi bằng USD sang VND. Tuy nhiên vào thời điểm đến hạn, giá của đồng USD có thể giảm, gây rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy ở thời điểm hiện tại, Ngân hàng có thể ký hợp đồng kỳ hạn bán USD/VND kỳ hạn 9 tháng nhằm bảo hiểm rủi ro. 62 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
- Bài 4: Thị trường ngoại hối 4.3.2. Nghiệp vụ hoán đổi 4.3.2.1. Swap lãi suất Là hợp đồng giữa hai bên để trao đổi nghĩa vụ trả lãi suất tính trên một số tiền tệ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Giao dịch này nhằm áp dụng để giảm lãi suất phải trả cho vốn vay. Ví dụ: Doanh nghiệp X và Y A là công ty được xếp hạng AAA, ưa thích vay vốn với lãi suất thả nổi. B là công ty nhỏ, ưa thích vay vốn với lãi suất cố định. Fixed rate bond Floating rate bond A 9% LIBOR + ½% B 10 ½% LIBOR + 1% A có ưu thế ở cả 2 hình thức phát hành, đặc biệt với lãi suất cố định. A thương lượng với B: A phát hành trái phiếu lãi suất cố định, B phát hành trái phiếu LIBOR, số tiền gốc 50 triệu USD. A sẽ trả lãi theo LIBOR + ½%, B sẽ trả lãi suất cố định 9 ½%. Như vậy, A có lợi vì khoản lãi nhận từ SWAP lớn hơn khoản lãi A phải trả cho người nắm giữ TP là ½%. B nhận được LIBOR + ½%, ít hơn ½% so với lãi phải trả; bù lại B trả lãi suất cố định 9 ½%, ít hơn 1% so với lãi phải trả nếu B phát hành trái phiếu lãi suất cố định 10 ½% B tiết kiệm chi phí đi vay ½%/năm. 4.3.2.2. Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ Khái niệm: Là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau. Đặc điểm: Một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế: “vế mua vào” và “vế bán ra” được ký kết ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau. Nếu không có thỏa thuận khác thì khi nói mua 1 đồng tiền có nghĩa là mua vào đồng yết giá và bán 1 đồng tiền nghĩa là bán ra đồng yết giá. Số lượng mua vào và bán ra (đồng yết giá) là bằng nhau trong cả 2 vế của hợp đồng. Trong thực tiễn thường gặp 2 loại hợp đồng hoán đổi: Contract typ Vế spot Vế Forward Contract typ 1 Mua ngoại tệ Bán ngoại tệ Contract typ 2 Bán ngoại tệ Mua ngoại tệ Ví dụ: Theo kế hoạch công ty X nhập khẩu Thăng Long cần 1 triệu USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu trong ngày hôm nay, đồng thời sẽ nhận được 1 triệu USD tiền hàng xuất khẩu sau 3 tháng. Công ty thực hiện giao dịch hoán đổi như sau: TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 63
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Mua giao ngay 1 triệu USD/VND. Ký hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng 1 triệu USD/VND. Xác định tỷ giá trong giao dịch hoán đổi Spot rate Ponts Forward rate Mua spot – bán Forward SB PO FOW = SB + PO SO PO FOW = SO + PO Bán spot – mua Forward SB PB FBW = SB + PB SO PB FBW = SO + PB Thực tế tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi thường do ngân hàng yết giá quyết định bằng tỷ giá trung bình giữa giá mua vào và bán ra: STB = (SB + SO)/2 FBW = STB + PB FOW = STB + PO 4.3.2.3. Ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi Kéo dài trạng thái tiền tệ Một công ty xuất khẩu ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 100.000 USD cho NHTM tại tỷ giá kỳ hạn 21.478 VND/USD. Hợp đồng kỳ hạn đến hạn nhưng công ty chỉ nhận được tiền xuất khẩu sau 5 ngày. Có 3 phương án xử lý như sau: o Phương án 1: Thông qua thị trường giao ngay J: Dùng VND (đi vay hay sử dụng số dư tiền gửi VND) mua spot 100.000 USD để thanh toán hợp đồng đến hạn. J + 5: Bán Spot 100.000 USD từ xuất khẩu để nhận VND. o Phương án 2: Thông qua thị trường tiền tệ J: Vay 100.000 USD kỳ hạn 5 ngày để thanh lý hợp đồng kỳ hạn. J + 5: Nhận 100.000 từ Xuất khẩu hoàn trả gốc và lãi tiền vay. o Phương án 3: Xử lý bằng hợp đồng hoán đổi J: Mua 100.000 USD spot đồng thời ký hợp đồng bán 100.000 USD kỳ hạn 5 ngày. J + 5: Bán 100.000 USD theo hợp đồng kỳ hạn 5 ngày. Rút ngắn trạng thái ngoại tệ Một công ty xuất khẩu ký 1 hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 100.000 USD cho NHTM tại tỷ giá kỳ hạn 21.478 USD/VND. Còn 5 ngày nữa hợp đồng mới đến hạn, nhưng hôm nay công ty đã nhận được 100.000 USD và muốn có ngay VND để sử dụng. Công ty có các phương án sau. o Phương án 1: Xử lý thông qua thị trường giao ngay J: Bán Spot 100.000 USD để nhận VND. J + 5: Mua Spot 100.000 USD để thanh toán hợp đồng kỳ hạn. o Phương án 2: Xử lý thông qua thị trường tiền tệ J: + Nhận USD từ xuất khẩu Gửi 100.000 USD kỳ hạn 5 ngày J + 5: Nhận gốc và lãi tiền gửi USD Thanh lý hợp đồng kỳ hạn. 64 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
- Bài 4: Thị trường ngoại hối o Phương án 3: Xử lý bằng hợp đồng hoán đổi J: Bán spot 100.000 USD/VND thu được từ xuất khẩu, đồng thời ký hợp đồng mua 100.000 USD kỳ hạn 5 ngày. J + 5: Mua 100.000 theo HĐ kỳ hạn 5 ngày thanh lý hợp đồng kỳ hạn. Ứng dụng Swap trong kinh doanh ngoại hối Ví dụ: Cho thông tin thị trường như sau: Spot rate S (USD/SGD) = 1,8240 – 1,8250 Tỷ giá swap 3 tháng = 207 – 190 Lãi suất USD 3 tháng = 8,5 – 8,625%/ năm Lãi suất SGD 3 tháng = 4,0 – 4,25%/ năm Fed đột ngột tăng lãi suất chiết khấu USD Lãi suất USD tăng 9,0/9,125%, tỷ giá chưa thay đối. Quy trình kinh doanh chênh lệch lãi suất thông qua hợp đồng hoán đổi được biểu diễn như sau: J: 1, vay SGD (lãi suất SGD không đổi) 2, mua spot USD 3, gửi USD kỳ hạn 3 tháng (hưởng lãi suất cao) J + 90: 4, nhận gốc và lãi USD 5, bán kỳ hạn USD (swap) 6, trả gốc và lãi SGD 4.3.3. Nghiệp vụ tương lai 4.3.3.1. Khái niệm, đặc điểm Là những hợp đồng được chuẩn hóa và được thực hiện tại sở giao dịch – Future Exchange. Khách hàng gửi lệnh đặt mua/ bán một số lượng cố định ngoại tệ cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Trên sở giao dịch các lệnh đặt mua được đối chiếu với các lệnh đặt bán. Một công ty thanh toán bù trừ (Clearing corporation) của sở giao dịch bảo đảm cho cả hai bên mua và bán rằng các lệnh mua và bán được đối chiếu và khớp với nhau sẽ chắc chắn được thực hiện. Đồng tiền giao dịch: Một số đồng tiền mạnh, được chuẩn hóa về khối lượng tiền cho 1 hợp đồng giao dịch (100.000 CAD, 62.500 GBP, 125.000 EUR…) Người mua và người bán phải trả phí cho sàn giao dịch Ngày thanh toán: Ngày thứ 4, tuần thứ 3, các tháng 3, 6, 9 và 12. Tuy nhiên sau khi mua bán, thì các hợp đồng tương lai ít khi được duy trì cho đến ngày đáo hạn (chỉ khoảng 1,5%). Những hợp đồng được duy trì cho đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán giống như các hợp đồng kỳ hạn, tức là sau hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng đáo hạn. Khách hàng ký hợp đồng tương lai phải thực hiện ký quỹ tại sàn giao dịch và được thanh toán bù trừ (ghi nợ/có) hàng ngày, tuy nhiên khách hàng phải đảm bảo tài khoản ký quỹ trên mức duy trì tài khoản. Nếu tài khoản ký quỹ xuống dưới mức duy trì, sàn giao dịch sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung, nếu khách hàng không bổ sung sàn giao dịch sẽ tự động kết thúc hợp đồng. TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 65
- Bài 4: Thị trường ngoại hối 4.3.3.2. Quy tắc ghi điểm của thị trường Khách hàng mua hợp đồng tương lai 62.500 GBP, ký quỹ $2.000, hạn mức duy trì bằng $1.500. HĐTl sẽ được thanh toán bù trừ hàng ngày như sau: Giá trị hợp Chênh lệch Ngày Tỷ giá Ký quỹ $ Bổ sung / rút ra đồng $ Mở cửa ngày 1 1,4700 $91.875,0 0 + 2.000,00 2.000,00 Cuối ngày 1 1,4714 $91.962,5 + 87,50 0 2.087,50 Cuối ngày 2 1,4640 $91.500,0 – 462,50 0 1.625,00 Cuối ngày 3 1,4600 $91.250,0 – 250,00 + 625,00 2.000,00 Cuối ngày 4 1,4750 $92.187,50 + 937, 50 – 937,50 2.000,00 4.3.3.3. So sánh hợp đồng kỳ hạn và tương lai Kỳ hạn Tương lai Giá trị hợp đồng Linh hoạt, phù hợp với từng giao dịch Chuẩn hóa Ngày thứ 4, tuần thứ 3, các tháng 3, 6, Ngày giao hàng Thỏa thuận giữa bên mua và bên bán 9, 12 Các bên Ngân hàng, môi giới, MNC, đầu cơ Ngân hàng, môi giới, MNC, đầu cơ tham gia không được khuyến khích được khuyến khích Bắt buộc Ký quỹ theo yêu cầu của sở Ký quỹ Không bắt buộc ký quỹ giao dịch Bù trừ Bù trừ hàng ngày bằng cách ghi nợ/có Không có thanh toán bù trừ hàng ngày hàng ngày vào tài khoản ký quỹ Phi tập trung, giao dịch với nhau Địa điểm bằng điện thoại, telex hoặc hệ thống Tập trung trên sàn giao dịch giao dịch điện tử 90% Hợp đồng được thanh toán khi Thanh toán Chỉ 1,5% hợp đồng thanh toàn khi đến hạn. Phần còn lại được thanh toán khi đến hạn đến hạn. bù trừ với 1 khoản phí Quy định Tự điều chỉnh Theo quy định của sở GD Chi phí giao dịch Chênh lệch giữa giá mua và bán Đàm phán mức phí môi giới 4.3.4. Hợp đồng quyền chọn 4.3.4.1. Khái niệm, đặc điểm Khái niệm: Là công cụ tài chính mang cho người sở hữu nó quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc) một số lượng ngoại tệ nhất định với mức tỷ giá ấn định (giá thực hiện) vào một ngày ấn định trong tương lai. Phân loại: Hợp đồng quyền chọn mua (call option): là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền mua 1 đồng tiền nhất định. 66 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền bán 1 đồng tiền nhất định. Trong mỗi giao dịch ngoại hối, bao giờ cũng có một đồng tiền được mua vào và một đồng tiền được bán ra. Kết quả là, trong mỗi giao dịch quyền chọn tiền tệ bao gồm cả quyền chọn mua và cả quyền chọn bán. Để thống nhất cách hiểu và cách biểu diễn, ta quy định: Quyền chọn mua hay quyền chọn bán tiền tệ là việc mua bán đồng tiền yết giá. Các bên tham gia quyền chọn Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai đối tác tham gia, đó là người bán hợp đồng và người mua hợp đồng. Người bán hợp đồng có thể là người bán hợp đồng quyền chọn bán hoặc mua. Người mua hợp đồng là người mua hợp đồng quyền chọn bán hoặc mua. Mua hợp đồng quyền chọn: có thể là mua quyền chọn bán, hay mua quyền chọn mua. Người mua hợp đồng, sau khi trả phí mua quyền chọn, luôn quan tâm đến quyền tiến hành giao dịch nếu thấy có lợi, hoặc là quyền không tiến hành giao dịch, nếu thấy bất lợi. Bán hợp đồng quyền chọn có thể là: bán quyền chọn bán (sell a put), hay bán quyền chọn mua (sell a call). Người bán hợp đồng, sau khi thu phí bán quyền chọn, có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch tại mức tỷ giá thỏa thuận nếu người mua thực hiện quyền chọn. Thực hiện quyền chọn và tỷ giá quyền chọn Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng quyền chọn của mình. Người bán quyền: trong mọi trường hợp đều phải thực hiện hợp đồng. Tỷ giá quyền chọn được thỏa thuận ở thời điểm ký hợp đồng gọi là tỷ giá thực hiện hay tỷ giá quyền chọn. Phí hợp đồng quyền chọn Là khoản tiền mà người mua hợp đồng phải trả cho người bán. Nếu hợp đồng đáo hạn mà không xảy ra giao dịch, thì chỉ có 1 luồng tiền duy nhất xảy ra, đó là khoản phí quyền chọn mà người mua trả cho người bán. Như vậy, thu nhập của người bán bị giới hạn và tối đa bằng khoản phí quyền chọn đã thu. Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi, thông thường được thanh toán 1 lần tại thời điểm ký hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc thanh toán có thể xảy ra tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, nếu như người bán có thiện chí cấp tín dụng cho người mua. Trong trường hợp này người bán sẽ yêu cầu người mua phải chịu lãi suất của khoản phí quyền chọn chậm trả. Cách thanh toán phí quyền chọn như vậy được gọi là: Boston – Style Option. Mức phí quyền chọn cao hay thấp phụ thuộc vào chênh lệch tỷ giá, biến động giá trị đồng tiền và kỳ hạn của hợp đồng. TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 67
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Hình thức của hợp đồng quyền chọn Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ cho phép người mua hợp đồng quyền chọn quyết định thực hiện hợp đồng hay không thực hiện hợp đồng ở thời điểm đáo hạn. Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện hợp đồng ở mọi thời điểm trước khi hợp đồng đến hạn. 4.3.4.2. Các chiến lược quyền chọn tiền tệ Đối với nhà nhập khẩu Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà nhập khẩu có thể sử dụng các chiến lược quyền chọn sau: o Mua quyền chọn mua (Buy a Call). o Bán quyền chọn bán (Sell a Put). o Đồng thời mua quyền chọn mua và bán quyền chọn bán (Callar). Ví dụ 1: Công ty Nk pike (Mỹ) có khoản phải trả bằng AUD sau 3 tháng. Để chốt tỷ giá tối đa phải trả để lấy AUD, Pike đã ký 1 hợp đồng quyền chọn mua AUD, với mức giá thực hiện được cố định trong hợp đồng. Nếu đến thời điểm thanh toán, tỷ giá thấp hơn giá thực hiện, thì Pike có thể mua AUD theo tỷ giá giao ngay trên thị trường Nếu tỷ giá cao hơn giá thực hiện, Pike sẽ mua AUD theo giá thực hiện của hợp đồng. Đối với nhà xuất khẩu Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà xuất khẩu có thể sử dụng các chiến lược quyền chọn sau đây: o Mua quyền chọn bán (Buy a Put). o Bán quyền chọn mua (Sell a Call). o Đồng thời mua quyền chọn bán và bán quyền chọn mua (Collar). Đối với nhà xuất khẩu Ví dụ: Công ty Duluth dự kiến có khoản thu từ xuất khẩu bằng CAD sau 3 tháng. Duluth lo ngại CAD sẽ mất giá khi công ty nhận CAD. Để tránh khả năng mất giá của CAD Duluth mua quyền chọn bán CAD. Duluth chốt mức giá tối thiểu mà Duluth có thể bán CAD sau 3 tháng. Sau 3 tháng nếu CAD tăng giá để hợp đồng hết hạn. 68 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Tóm lược cuối bài Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi các đồng tiền khác nhau. Thị trường ngoại hối bao gồm nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ phái sinh. Nghiệp vụ giao ngay: thỏa thuận mua bán 1 số lượng ngoại tệ nhất định, theo tỷ giá giao ngay, thanh toán sau 2 ngày làm việc. Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh: Kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn. Các nghiệp vụ phái sinh được sử dụng nhằm kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205 69
- Bài 4: Thị trường ngoại hối Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày hiểu biết về thị trường ngoại hối. 2. Phân tích đặc điểm của thị trường ngoại hối. 3. Phân tích vai trò của thị trường ngoại hối. 4. So sánh nghiệp vụ kỳ hạn và nghiệp vụ tương lai. 5. Nêu khái niệm, đặc điểm của các nghiệp vụ phái sinh. 70 TXNHQT05_Bai4_v1.0015105205
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 3 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
44 p | 287 | 49
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
11 p | 241 | 41
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
11 p | 231 | 36
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 2 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
35 p | 200 | 35
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - ĐH Thương Mại
259 p | 487 | 28
-
Bài giảng Tài chính quốc tế (2013)
65 p | 162 | 25
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - TS. Lê Tuấn Lộc
18 p | 141 | 14
-
Bài giảng Tài chính Quốc tế: Chương 2 - ĐH Công nghiệp Tp.HCM
43 p | 174 | 13
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - TS. Nguyễn Phúc Hiền
17 p | 153 | 13
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - GV. Ngô Thị Ngọc Huyền
7 p | 158 | 9
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - Đoàn Thị Thu Trang
35 p | 114 | 9
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - TS. Đặng Ngọc Đức
11 p | 111 | 8
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - Đại cương về tài chính quốc tế
29 p | 177 | 6
-
Bài giảng Tài chính Quốc tế - Chương 1: Nhập môn tài chính Quốc tế
15 p | 120 | 6
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Giới thiệu môn học Tài chính quốc tế - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
2 p | 78 | 4
-
Bài giảng Tài chính Quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Thị Hồng Vinh
15 p | 128 | 3
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 6 - Học viện Tài chính
39 p | 20 | 3
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 7 - Học viện Tài chính
44 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn