intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiếp cận điều trị các bệnh liên quan acid dịch vị - TS.BS. Võ Hồng Minh Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tiếp cận điều trị các bệnh liên quan acid dịch vị, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể trình bày kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản; trình bày kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng; trình bày kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh khó tiêu chức năng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận điều trị các bệnh liên quan acid dịch vị - TS.BS. Võ Hồng Minh Công

  1. TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LIÊN QUAN ACID DỊCH VỊ TS.BS. Võ Hồng Minh Công
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản 2. Trình bày kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng 3. Trình bày kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh khó tiêu chức năng
  3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Nội Tổng quát Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình giảng dạy Tiếp cận chẩn đoán bệnh lý nội khoa “Tiếp cận chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa liên quan đến acid dịch vị. (2020) Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. tr: 213-237. 2. Philip O Katz, Kerry B Dunbar, Felice H Schnoll-Sussman, et al. (2022) ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Am J Gastroenterol. 117(1):27-56. 3. Vakil, Nimish; van Zanten, Sander V; Kahrilas, Peter. et al. (2006) The Montreal Definition and Classification of Gastroesophageal Reflux Disease A Global Evidence-Based Consensus. American Journal of Gastroenterology. 101.(8). 1900-1920 4. Hunt R. et al. (2017). World Gastroenterology Organisation Global Guidelines: GERD Global Perspective on Gastroesophageal Reflux Disease. J Clin Gastroenterol, 51(6): pp.467 - 478. 5. John Del V. (2010). Peptic Ulcer Disease And Related Disorders. Harrison’s Gastroenterology and Hepatology. McGraw-Hill, pp. 125-151. 6. Kahrilas P. (2013). Advances in GERD: Current Developments in the managements of acid-related GI disorders. Gastroenterology & Hepatology, 9(1): tr.37 - 9. 7. Talley N. (2017). Functional Dyspepsia: Advances in Diagnosis and Therapy. Gut and Liver, 11(3): pp.349-357. 8. Quach DT; Mai BH; Tran MK; et al. Vietnam Association of Gastroenterology (VNAGE) consensus on the management of Helicobacter pylori infection. 2023 Front. Med. 9:1065045.
  4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
  5. Mục tiêu • Mục tiêu của điều trị Giảm các triệu chứng Chữa lành viêm thực quản Ngăn ngừa tái phát và ngăn ngừa các biến chứng. • Các nguyên tắc điều trị Thay đổi lối sống Kiểm soát tiết axít dạ dày Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật.
  6. Điều trị • Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống) + Nên giảm cân ở bệnh nhân thừa cân và béo phì + Nên tránh các bữa ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ + Không hút thuốc ở những bệnh nhân có triệu chứng GERD + Nên tránh "thực phẩm kích hoạt" để kiểm soát triệu chứng GERD + Nâng cao đầu giường cho các triệu chứng GERD vào ban đêm
  7. Điều trị • Điều trị bằng thuốc + Triệu chứng không thường xuyên (
  8. Điều trị Tên thuốc Liều thấp (mg) Liều chuẩn 9mg) Famotidine 10 20 Nizatidine 75 150 Cimetidine 200 400 Dexlansoprazole 30-60 Esomeprazole 20 40 Rabeprazole 10 20 Pantoprazole 20 40 Lansoprazole 30 Omeprazole 20 40
  9. Điều trị • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở phụ nữ có thai + Thay đổi lối sống + Điều chỉnh chế độ ăn thành các bữa nhỏ, bữa ăn tối trước khi đi ngủ 3 giờ, không ăn đêm, nâng cao đầu giường + Alginate-antacid hoặc sucralfate 1 gói x 3 uống + Nếu chưa có hiệu quả xem xét điều trị thuốc ức chế tiết + Nhóm thuốc antiH2: nên chọn Ranintidine (nhóm B) + Nhóm thuốc PPI: nên chọn omeparazole, lansoprazole, pantoprazole (nhóm B)
  10. Điều trị • Chiến lược điều trị + PPI uống liều 1 lần/ngày trong 8-12 tuần, đánh giá lại + PPI uống liều 2 lần/ngày trong 8-12 tuần nếu triệu chứng còn dai dẳng (xem lại chẩn đoán và nội soi dạ dày tá tràng) + Ngưng thuốc khi cải thiện triệu chứng + Dùng thuốc lại nếu triệu chứng tái phát  Sử dụng ngắt quãng mỗi 2 tuần hoặc  Chỉ sử dụng khi có triệu chứng + Tái phát  Nếu tái phát < 3 tháng sau khi ngưng thuốc: xem xét điều trị duy trì liên tục (sử dụng liều thấp có hiệu quả)  Nếu tái phát ≥ 3 tháng sau khi ngưng thuốc: điều trị lại một đợt như ban đầu
  11. Điều trị • Điều trị duy trì liên tục được xem xét trong các trường hợp sau + Có triệu chứng trào ngược thường xuyên + Đã có biến chứng hẹp thực quản + Viêm thực quản trào ngược mức độ nặng + Thực quản Barrett’s • Phẫu thuật nội soi chống trào ngược được xem xét các trường hợp sau: + Có thoát vị hoành gây hít sặc, hẹp thực quản hoặc triệu chứng về đêm thường xuyên đã điều trị PPI 2 lần/ngày + Không đáp ứng với điều trị thuốc (phải có bằng chứng khách quan của bệnh trào ngược dạ dày thực quản dựa trên nội soi và thăm dò chức năng thực quản) + Chỉ định phẫu thuật cần hết sức thận trọng
  12. Phòng ngừa • Phòng ngừa + Phòng ngừa nguyên phát Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn Duy trì cân nặng lý tưởng Tránh ăn quá no Tránh ăn gần lúc ngủ + Phòng ngừa thứ phát Nhằm kiểm soát triệu chứng và tổn thương do trào ngược Điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt Điều trị bằng thuốc
  13. Loét dạ dày tá tràng ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
  14. Điều trị • Điều trị ban đầu + Ngưng hút thuốc lá, bia rượu + Ăn uống đúng giờ + Tránh các thức ăn gây khởi phát triệu chứng + Ngưng các thuốc gây loét dạ dày tá tràng (ví dụ: thuốc NSAID, aspirin …) + Điều trị Helicobacter pylori nếu có nhiễm Helicobacter pylori
  15. Điều trị Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng •Kháng acid Kháng acid hòa tan (bicarbonate) Kháng acid không hòa tan (hydroxit nhôm và magiê) Phosphate nhôm: Phosphalugel, Aluminium phosphat gel. Hydroxyt nhôm+ hydroxyt magne: Varogel , gastropulgite. •Cơ chế tác dụng: Trung hòa acid tạo ra muối trung tính làm giảm đau nhanh
  16. Điều trị • Các thuốc bảo vệ niêm mạc - Sucralfate - Bismuth colloidal - Antacid dạng gel - PG E1: Misoprostol: tiêu chảy, đau bụng, sẩy thai. • Cơ chế tác dụng: - Tạo một lớp bao phủ lên tổn thương loét, che chở và ngăn không cho acid ăn mòn thêm vết loét. - Bismuth còn có tác dụng diệt vi khuẩn H.pylori. - PG E1 kích thích tiết mucin.
  17. Điều trị • Thuốc ức chế tiết acid (antiH2 và PPI) Tên thuốc Liều thấp (mg) Liều chuẩn 9mg) Famotidine 10 20 Nizatidine 75 150 Cimetidine 200 400 Dexlansoprazole 30-60 Esomeprazole 20 40 Rabeprazole 10 20 Pantoprazole 20 40 Lansoprazole 30 Omeprazole 20 40
  18. Điều trị • Thời gian điều trị + Tiệt trừ Helicobacter pylori 14 ngày + Loét tá tràng có biến chứng: thời gian điều trị 4-8 tuần + Loét dạ dày: thời gian điều trị 8-12 tuần + Trường hợp không do Helicobacter pylori antiH2 1v x 2 uống PPI 1v uống trước 30ph bữa ăn đầu tiên trong ngày
  19. Điều trị • Điều trị Helicobacter pylori • Chọn phác đồ điều trị phụ thuộc tình hình đề kháng kháng sinh + Phác đồ 4 thuốc có bismuth: PPI + Te + M (Ti) + B + Phác đồ 4 thuốc không có bismuth: PPI + A + C + M (Ti) + Phác đồ 4 thuốc levofloxacin: PPI + A + L + B + Phác đồ cứu vãn: PPI + A + L + Phác đồ 2 thuốc liều cao: PPI + A Hiện nay tại Việt Nam, không dùng phác đồ 3 thuốc: PPI + A + C; phác đồ nối tiếp hoặc lai ghép vì các phác đồ này tỷ lệ thất bại cao.
  20. Điều trị Tên thuốc PPI Liều lượng (mg) Tên thuốc KS Liều lượng (mg) Esomeprazole 40 x 2 lần/ngày Amoxicilin (A) 1000 x 2 lần/ngày Rabeprazole 20 x 2 lần/ngày Clarithromycin (C) 500 x 2 lần/ngày Pantoprazole 40 x 2 lần/ngày Tinidazole (Ti) 500 x 2 lần/ngày Lansoprazole 30 x 2 lần/ngày Metronidazole (M) 500 x 3 lần/ngày Omeprazole 40 x 2 lần/ngày Levofloxacin (L) 500 x 1 lần/ngày Tetracyclin (Te) 500 x 4 lần/ngày Bismuth subsalicylate (B) 524 x 4 lần/ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2