intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 5 - PGS.TS. Lý Phương Duyên

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

52
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Tổng quan về thuế - Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp" được biên soạn với mục tiêu cung cấp cho người học kiến thức khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp; đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; vận dụng được cách tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; các qui định về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; ứng dụng được các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 5 - PGS.TS. Lý Phương Duyên

  1. BÀI 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP PGS.TS Lý Phương Duyên Giảng viên trường Học viện tài chính 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Phân tích được khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Chỉ ra được đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Vận dụng được cách tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. 4. Chỉ ra được các qui định về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. 5. Ứng dụng được các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 2
  3. CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 5.2. Nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 3
  4. 5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5.1.1. Khái niệm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp 5.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp 5.1.3. Vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp 4
  5. 5.1.1. KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là sắc thuế thuộc loại thuế thu nhập đánh vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định. 5
  6. 5.1.2. ĐẶC ĐIỂM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP • Là sắc thuế thuộc loại thuế trực thu; • Phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhà đầu tư; • Thường có thuế suất tỷ lệ. 6
  7. 5.1.3. VAI TRÒ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội. 7
  8. 5.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH 5.2.1. Hệ thống các văn bản hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp 5.2.2. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5.2.3. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp 5.2.4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 5.2.5. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 8
  9. 5.2.1. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp; • Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014; • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp; • Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015; • Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014; 9
  10. 5.2.1. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP • Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; • Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014; • Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015; • Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; • Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; • Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015. 10
  11. 5.2.2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: • Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế; • Các loại hình doanh nghiệp; • Các đơn vị sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập; • Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam (cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập). 11
  12. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Phần trích lập quỹ Thuế phải nộp Thu nhập tính thuế Thuế suất = − khoa học & công × trong kỳ tính thuế trong kỳ tính thuế thuế TNDN nghệ Trong đó: Thu nhập Thu nhập Thu nhập được Các khoản lỗ được chuyển = − − tính thuế chịu thuế miễn thuế theo qui định Thu nhập Doanh thu tính Chi phí được Thu nhập chịu thuế trong kỳ = thu nhập chịu thuế − trừ trong + chịu thuế khác tính thuế trong kỳ kỳ tính thuế trong kỳ tính thuế 12
  13. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP a. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế • Là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng; • Thời điểm xác định doanh thu;  Hoạt động bán hàng hóa: là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua;  Hoạt động cung ứng dịch vụ: là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua. • Nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu không bao gồm thuế giá trị gia tăng; • Nếu cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. 13
  14. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ví dụ 1: • Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn GTGT gồm các chỉ tiêu sau:  Giá bán: 100.000.000 đồng.  Thuế GTGT (10%): 10.000.000 đồng.  Tổng giá thanh toán: 110.000.000 đồng.  Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000.000 đồng. • Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000.000 đồng (giá đã có thuế GTGT). Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000.000 đồng. 14
  15. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) a. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau: • Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng trả một lần, không bao gồm lãi trả góp, trả chậm; • Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, cho, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương; • Đối với hoạt động gia công hàng hóa là số tiền thu về; • Đối với hàng hóa bán qua đại lý, ký gửi đúng giá hưởng hoa hồng:  Doanh nghiệp giao hàng là số tiền bán hàng hóa;  Doanh nghiệp làm đại lý, ký gửi là hoa hồng được hưởng. • Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê trả từng kỳ. Nếu bên thuê trả trước nhiều kỳ thì phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. 15
  16. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Ví dụ 2: • Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ô tô và lắp ráp ô tô. Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ô tô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng lốp ô tô để tiếp tục lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp. • Doanh nghiệp B là doanh nghiệp sản xuất máy tính. Trong năm doanh nghiệp B có xuất một số máy tính do chính doanh nghiệp sản xuất cho cán bộ công nhân viên để dùng làm việc tại doanh nghiệp thì các sản phẩm máy tính này không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 16
  17. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) a. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế • Đối với hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu trong kỳ. • Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý. • Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình nghiệm thu. • Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:  Nếu chia kết quả bằng doanh thu → doanh thu chia từng bên;  Nếu chia kết quả bằng sản phẩm → doanh thu sản phẩm từng bên;  Nếu chia kết quả bằng lợi nhuận trước thuế TNDN → số tiền bán hàng hóa, dịch vụ;  Nếu chia kết quả bằng lợi nhuận sau thuế TNDN → số tiền bán hàng hóa, dịch vụ. • Đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng là số tiền thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách hàng. 17
  18. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) a. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế Ví dụ 3: Công ty A chuyên kinh doanh máy khoan nhồi bê tông. Công ty ký hợp đồng với công ty B là đơn vị thi công với điều khoản hai bên cùng khai thác máy khoan, doanh thu thu được sẽ chia theo tỷ lệ: Công ty A: 70%, công ty B: 30%. Mọi chi phí khách hàng, sửa chữa, vận hành công ty A sẽ chịu. Mọi chi phí giao dịch để thực hiện hợp đồng công ty B chịu. Tháng 9 doanh thu của việc sử dụng máy là 100 triệu. Vì vậy, doanh thu tính thu nhập chịu thuế của công ty A là: 70% × 100 triệu = 70 triệu. 18
  19. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) b. Chi phí được trừ Điều kiện xác định các khoản chi phí được trừ: • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. 19
  20. 5.2.3. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) c. Các khoản chi không được trừ 1. Khoản chi không liên quan đến sản xuất kinh doanh và không đủ hóa đơn chứng từ, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. 2. Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính. 3. Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác. 4. Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định. 5. Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng. 6. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2