Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 1 - PGS.TS. Lý Phương Duyên
lượt xem 6
download
"Bài giảng Tổng quan về thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế" giúp người học phân tích được bản chất và đặc trưng của thuế; các đặc điểm của các loại thuế theo các tiêu thức phân loại khác nhau; các yếu tố cấu thành một sắc thuế; hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam; nội dung cơ bản của luật quản lý thuế
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 1 - PGS.TS. Lý Phương Duyên
- BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ PGS. TS. Lý Phương Duyên Giảng viên Trường Học viện T à i chính 1
- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Phân tích được bản chất và đặc trưng của thuế. 2. Trình bày được các đặc điểm của các loại thuế theo các tiêu thức phân loại khác nhau. 3. Chỉ ra được các yếu tố cấu thành một sắc thuế. 4. Kể tên được hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam. 5. Phân tích được các nội dung cơ bản của luật quản lý thuế. 2
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1. Bản chất của thuế 1.4. Phân loại thuế Các yếu tố cấu thành 1.2. Các đặc trưng của thuế 1.5. một sắc thuế Hệ thống thuế hiện hành ở 1.3. Vai trò của thuế 1.6. Việt Nam 1.7. Quản lý thuế 3
- 1.1. BẢN CHẤT CỦA THUẾ • Từ góc độ người nộp thuế; • Từ góc độ Nhà nước; • Từ góc độ Kinh tế học; Khái niệm thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước nhằm sử dụng cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 4
- 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THUẾ Các đặc trưng của thuế • Thuế là biện pháp tài chính mang tính bắt buộc gắn với quyền lực của Nhà nước; • Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp; • Việc thu nộp thuế được quy định trước bằng pháp luật. 5
- 1.3. VAI TRÒ CỦA THUẾ Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường • Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước. • Điều tiết kinh tế vĩ mô: Ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát; Kích thích đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững; Là công cụ để phân phối lại sản phẩm xã hội nhằm đạt mục tiêu công bằng xã hội; Bảo hộ sản xuất nội địa và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 6
- 1.4. PHÂN LOẠI THUẾ 1.4.1 Phân loại theo đối tượng chịu thuế 1.4.2 Phân loại theo phương thức đánh thuế 1.4.3 Phân loại theo mối quan hệ giữa thuế với thu nhập 1.4.4 Phân loại theo cách xác định thuế suất 7
- 1.4.1. PHÂN LOẠI THEO ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ Là loại thuế đánh vào các thu nhập nhận được như thu nhập từ lao Thuế thu nhập động, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế tiêu dùng Là loại thuế tính trên phần thu nhập dành cho tiêu dùng ở hiện tại. Thuế tài sản Là loại thuế tính trên giá trị tài sản. 8
- 1.4.2. PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG THỨC ĐÁNH THUẾ Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của Thuế trực thu người nộp thuế. Là loại thuế đánh gián tiếp vào thu nhập và tài sản của các chủ thể Thuế gián thu trong nền kinh tế thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. 9
- 1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP Thuế lũy tiến Là loại thuế có tỷ suất thuế bình quân tăng khi thu nhập tăng. Thuế lũy thoái Là loại thuế có tỷ suất thuế bình quân giảm khi thu nhập tăng. Thuế tỷ lệ Là loại thuế có tỷ suất thuế bình quân không đổi khi thu nhập thay đổi. 10
- 1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP (tiếp theo) Ví dụ 1: Ông X có thu nhập là 5 - 10 triệu/tháng, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân (theo biểu thuế suất hiện hành ở Việt Nam) là 5%. Khi thu nhập của ông X tăng lên ở mức 10 - 18 triệu/tháng, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 10% tính trên phần vượt 10 triệu... Khi thu nhập của ông X tăng lên đến mức trên 80 triệu/tháng, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân sẽ là 35% tính trên phần vượt 80 triệu. Đây là loại thuế lũy tiến hay lũy thoái? 11
- 1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP (tiếp theo) Đáp án ví dụ 1: Mức thuế tăng lên khi thu nhập tăng --> được gọi là thuế lũy tiến. 12
- 1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP (tiếp theo) Ví dụ 2: Ông A có thu nhập 10 triệu, ông B có thu nhập 100 triệu. Ông A và B mua một cái máy tính trị giá 20 triệu, thuế suất thuế GTGT của mặt hàng máy tính là 10% là 2 triệu. Thuế GTGT trong trường hợp này được gọi là thuế lũy tiến hay lũy thoái? 13
- 1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP (tiếp theo) Đáp án ví dụ 2: Tỷ suất thuế bình quân được tính bằng số thuế phải trả trên tổng thu nhập. Như vậy, tỷ suất thuế bình quân của ông A là 2/10 = 20%, tỷ suất thuế bình quân của ông B là 2/100 = 2%. Ta có thể thấy: thu nhập của ông B gấp 10 lần ông A nhưng tỷ suất thuế bình quân của ông B chỉ bằng 1/10 lần ông A. Như vậy, chúng ta có thể gọi đây là loại thuế lũy thoái. 14
- 1.4.4. PHÂN LOẠI THEO CÁCH XÁC ĐỊNH THUẾ SUẤT Thuế theo đơn vị Là loại thuế được xác định dựa trên đơn vị hàng hóa dịch vụ. Là loại thuế được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định Thuế theo giá trên giá hàng hóa dịch vụ. Thuế hỗn hợp Là loại thuế kết hợp cả theo giá và theo đơn vị hàng hóa dịch vụ. 15
- 1.4.4. PHÂN LOẠI THEO CÁCH XÁC ĐỊNH THUẾ SUẤT (tiếp theo) Ví dụ : Thuế nhập khẩu ô tô là 80% tính trên giá nhập khẩu --> thuế theo giá. Thuế nhập khẩu xe ô tô cũ được tính là 3.600 USD/ 1 xe ô tô nhập khẩu có dung tích xilanh dưới 1.000 cm3--> thuế theo đơn vị. 16
- 1.5. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ Tên gọi của sắc thuế Đối tượng nộp thuế Đối tượng chịu thuế Nhằm phân biệt giữa Xác định chủ thể có Chỉ rõ thuế đánh vào các sắc thuế, đồng thời nghĩa vụ nộp loại thuế cái gì: Thu nhập hay tài cũng phản ánh những đó cho Nhà nước. sản, hàng hóa hay dịch tính chất chung nhất vụ.... của sắc thuế đó. 17
- 1.5. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ (tiếp theo) Cơ sở tính thuế Mức thuế Miễn giảm thuế, hoàn thuế Xác định bộ phận của Phản ánh mức độ động viên Là các yếu tố ngoại lệ nhằm đối tượng chịu thuế làm của sắc thuế đó trên cơ sở định hướng cho đầu tư, tiêu căn cứ tính thuế như giá trị tính thuế và được biểu hiện dùng hoặc tạo điều kiện cho tài sản, thu nhập chịu thuế, dưới hình thức thuế suất người nộp thuế khắc phục hoàn giá trị hàng hóa, giá trị hoặc định suất thuế. cảnh khó khăn do nguyên nhân dịch vụ… khách quan làm giảm thu nhập. 18
- 1.6. HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; • Thuế tiêu thụ đặc biệt; • Thuế giá trị gia tăng; • Thuế bảo vệ môi trường; • Thuế thu nhập cá nhân; • Thuế thu nhập doanh nghiệp. • Thuế tài nguyên; • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ; • Thuế sử dụng đất nông nghiệp. 19
- 1.7. QUẢN LÝ THUẾ 1.7.1. Các văn bản về quản lý thuế 1.7.4. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế 1.7.2. Quyền của chủ thể nộp thuế 1.7.5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế 1.7.3. Nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế 1.7.6. Nội dung quản lý thuế 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tổng quan về thuế - Chương 1: Tổng quan
32 p | 289 | 35
-
Bài giảng Kế toán thuế - Chương 1: Tổng quan về thuế
6 p | 331 | 30
-
Bài giảng Tổng quan về thuế - Chương 5: Thuế xuất nhập khẩu
50 p | 183 | 30
-
Bài giảng Tổng quan về thuế - Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp
57 p | 186 | 27
-
Bài giảng Tổng quan về thuế - Chương 2: Thuế giá trị gia tăng
70 p | 162 | 20
-
Bài giảng Tổng quan về thuế - Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân
38 p | 217 | 19
-
Bài giảng Tổng quan về thuế - Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biệt
39 p | 146 | 18
-
Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 2 - TS. Vũ Duy Nguyên
44 p | 56 | 9
-
Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 6 - PGS.TS. Lý Phương Duyên
59 p | 52 | 7
-
Bài giảng Tổng quan về thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế
24 p | 53 | 7
-
Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 5 - PGS.TS. Lý Phương Duyên
35 p | 51 | 7
-
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 1 - TS. Đào Nhật Minh
67 p | 16 | 6
-
Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 7 - TS. Vũ Duy Nguyên
83 p | 39 | 5
-
Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 4 - TS. Vũ Duy Nguyên
54 p | 40 | 4
-
Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 3 - TS. Vũ Duy Nguyên
47 p | 42 | 4
-
Bài giảng môn Thuế - Chương 1: Tổng quan về thuế
99 p | 20 | 4
-
Bài giảng Thuế 1: Chương 1 - Tổng quan về thuế
21 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn