intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 6 - PGS.TS. Lý Phương Duyên

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

51
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Tổng quan về thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân" trình bày khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thuế thu nhập cá nhân; đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân; cách tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp; qui định về miễn giảm, hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 6 - PGS.TS. Lý Phương Duyên

  1. BÀI 6 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PGS.TS Lý Phương Duyên Giảng viên trường Học viện tài chính 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Chỉ ra khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thuế thu nhập cá nhân. 2. Kể tên được đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. 3. Vận dụng được cách tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp. 4. Chỉ ra được các qui định về miễn giảm, hoàn thuế thu nhập cá nhân. 2
  3. CẤU TRÚC NỘI DUNG 6.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân 6.2. Nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập cá nhân 3
  4. 6.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN • Khái niệm: Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế thuộc loại thuế trực thu đánh trên thu nhập nhận được của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc từng lần phát sinh. • Đặc điểm:  Là loại thuế trực thu;  Mang tính lũy tiến. • Vai trò thuế thu nhập cá nhân:  Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước;  Đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập;  Là công cụ điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm và đầu tư. 4
  5. 6.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Hệ thống các văn bản hiện hành 6.2.1. 6.2.5. Giảm thuế về thuế thu nhập cá nhân 6.2.2. Đối tượng nộp thuế 6.2.6. Cách tính 6.2.3. Các khoản thu nhập chịu thuế 6.2.7. Kỳ tính thuế Đăng ký, khấu trừ, kê khai, nộp, 6.2.4. Các khoản thu nhập miễn thuế 6.2.8. quyết toán và hoàn thuế 5
  6. 6.2.1. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN • Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007; • Luật thuế sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012; • Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế; • Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 qui định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; • Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014; • Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015; • Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; • Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; • Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; • Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015. 6
  7. 6.2.2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ Là cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm Cá nhân dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt cư trú Nam; có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Cá nhân không Là các cá nhân không đáp ứng điều kiện trên. cư trú 7
  8. 6.2.2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ Đối tượng nộp thuế trong các trường hợp đặc biệt là: 1. Từng cá nhân đứng tên trong đăng ký kinh doanh khi có thu nhập từ kinh doanh. 2. Cá nhân đang thực hiện kinh doanh trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh. 3. Từng cá nhân đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất khi cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng không đăng ký kinh doanh. 4. Từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản khi chuyển nhượng bất động sản đồng sở hữu. 5. Từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ trong trường hợp đồng sở hữu đối tượng được bảo hộ. 6. Từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại trong trường hợp nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền. 8
  9. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ 1. Thu nhập từ kinh doanh; 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công; 3. Thu nhập từ đầu tư vốn; 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn; 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản ; 6. Thu nhập trúng thưởng; 7. Thu nhập từ bản quyền; 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại; 9. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng. 9
  10. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ a. Thu nhập từ kinh doanh Thu nhập từ kinh doanh bao gồm: • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. • Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập cá nhân của mỗi người được xác định:  Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;  Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;  Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân. • Cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. 10
  11. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) a. Thu nhập từ kinh doanh Cách xác định: Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh: Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 11
  12. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) a. Thu nhập từ kinh doanh Đối với cá nhân cho thuê tài sản: Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê. Đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp: Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của tổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhân nhận được từ công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp. 12
  13. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) Ví dụ 1: Ông A có căn hộ cho thuê theo hợp đồng bên thuê phải trả số tiền hàng tháng là 20.000.000 đồng, thanh toán 3 tháng/lần. Xác định thu nhập từ kinh doanh của ông A? Đáp án Thu nhập từ kinh doanh của ông A: = 20.000.000 × 3 = 60.000.000 đồng 13
  14. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) Ví dụ 2: Chị B kinh doanh vải trên chợ Đồng Xuân. Doanh thu của cửa hàng chị B hàng tháng là 30.000.000 đồng. Chị B thuộc nhóm nộp thuế theo phương pháp khóan. Xác định thu nhập từ kinh doanh của chị B? Đáp án Thu nhập từ kinh doanh của chị B là: 30.000.000 đồng 14
  15. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập tiền lương bao gồm: • Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; • Các khoản phụ cấp, trợ cấp (ngoại trừ một số khoản theo qui định); • Tiền thù lao dưới các hình thức; • Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; • Các khoản thưởng như tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (ngoại trừ một số khoản tiền thưởng theo qui định); Thời điểm xác định thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. 15
  16. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền bao gồm: • Tiền nhà ở, tiền điện, nước và các loại dịch vụ khác kèm theo. • Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động. • Khoản phí hội viên phục vụ cho cá nhân như: Thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao. • Các dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ. • Các khoản lợi ích khác. 16
  17. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền bao gồm: Một số lưu ý: • Các khoản lợi ích khác chỉ tính vào thu nhập cá nhân nếu xác định được cụ thể đối tượng được hưởng; • Khoản tiền thuê nhà do đơn vị chi trả hộ: tính vào thu nhập cá nhân theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập cá nhân (chưa bao gồm tiền thuê nhà); • Các khoản khóan chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... không tính và thu nhập cá nhân nếu phù hợp với qui định của Nhà nước. 17
  18. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Khoản phụ cấp được trừ khi xác định thuế thu nhập cá nhân: • Phụ cấp đối với người có công với cách mạng. • Phụ cấp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. • Các khoản phụ cấp theo quy định gồm:  Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;  Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn;  Phụ cấp khu vực đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. 18
  19. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Các khoản trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập cá nhân: • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; • Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi; • Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động; • Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng; • Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp; • Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả. 19
  20. 6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo) b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Các khoản trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập cá nhân: • Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; • Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc; • Vé máy bay khứ hồi cho người nước ngoài về phép mỗi năm một lần (do đơn vị chi trả hộ hoặc thanh toán); • Học phí cho con người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông (do đơn vị chi trả hộ). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0