intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung

Chia sẻ: Cao Thi Ly | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

145
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tư pháp quốc tế Chương 1: Những vấn đề chung trình bày các nội dung sau: Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN, phạm vi điều chỉnh của TPQT VN, phương pháp điều chỉnh của TPQT VN, tên gọi của TPQT, nguồn của TPQT VN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung

  1. BÀI GIẢNG  MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
  2. Tài liệu tham khảo • Giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội 2017. Nhà xuất bản Tư pháp • Tư pháp quốc tế của TS. Lê Thị Nam Giang • Tư pháp quốc tế TS. Đỗ Văn Đại và PGS.TS Mai Hồng Qùy
  3. Văn bản quy phạm pháp luật chính • Bộ luật dân sự 2015 • Bộ luật tố tụng dân sự 2015 • Các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các quốc gia khác • Các VBQPPL chuyên ngành
  4. Chương trình học Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Chủ thể của TPQT VN Chương 3: Xung đột thẩm quyền xét xử Chương 4: Xung đột pháp luật Chương 5: Công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài Chương 6: Quyền sở hữu trong TPQT VN Chương 7: Quyền thừa kế trong TPQT VN Chương 8: Hôn nhân gia đình trong TPQT VN
  5. Chương 1: Những vấn đề chung I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN II. Phạm vi điều chỉnh của TPQT VN III. Phương pháp điều chỉnh của TPQT VN IV. Tên gọi của TPQT V. Nguồn của TPQT VN
  6. I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN • A là công dân VN kết • A là công dân Hoa hôn với B là công Kỳ kết hôn với B là dân VN tại VN công dân VN tại VN  Luật hôn nhân và gia  Tư pháp quốc tế đình Việt Nam
  7. I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN • A là công dân VN • A là công dân Việt ký hợp đồng bán Nam ký hợp đồng một căn nhà tại bán một căn nhà Việt Nam cho B là tại Pháp cho B là công dân Việt công dân Việt Nam. Hợp đồng ký Nam. Hợp đồng ký tại Việt Nam tại Việt Nam  Luật dân sự Việt  Tư pháp quốc tế Nam
  8. I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN • A và B là công dân • A và B là công dân VN cư trú tại VN, A VN đang du lịch tại gây tai nạn cho B Anh thì A gây tai ở VN làm thiệt hại nạn cho B làm thiệt về tài sản của B hại về tài sản của  Luật dân sự VN B  Tư pháp quốc tế
  9. I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN • A và B là công dân • A và B là công dân VN cư trú tại VN, A VN, A đi công tác ký hợp đồng lao tại Anh 3 tháng, B động với B để B là du học sinh tại làm việc nhà cho A Anh. A ký hợp  Luật lao động Việt đồng với B để B Nam làm việc nhà cho A trong 3 tháng  Tư pháp quốc tế
  10. I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN • A là công dân Việt • A là công dân Hà Nam qua đời tại lan qua đời tại Anh VN để lại thừa kế để lại thừa kế cho cho B là công dân B là công dân VN VN một căn nhà tại một căn nhà tại VN Anh  Luật dân sự Việt  Tư pháp quốc tế Nam
  11. I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN  Là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng: quan hệ dân sự, quan hệ lao động, thương mại , hôn nhân gia đình, vv và cả những quan hệ pháp luật tố tụng dân sự  Có yếu tố nước ngoài:  Căn cứ chủ thể,  Căn cứ khách thể,  Căn cứ sự kiện pháp lý
  12. Quy định trong BLDS 2015 • Điều 663 khoản 2: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp:  Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài  Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, hay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài  Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
  13. II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế VD: Một công ty VN ký hợp đồng mua bán với một công ty Hoa Kỳ tại Singapo. Tranh chấp phát sinh khi công ty VN cho rằng cty Hoa Kỳ thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán còn cty Hoa Kỳ thì cho rằng phía VN thực hiện ko đúng nghĩa vụ giao hàng.
  14. II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế • Công ty Việt Nam khởi kiện ra tòa án VN, công ty hoa kỳ khởi kiện ra tòa án Hoa Kỳ  Vậy Tòa nào sẽ có thẩm quyền xem xét??? (1)
  15. II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế • Giả sử Tòa Việt Nam là tòa có thẩm quyền xem xét tranh chấp  Vậy tòa sẽ áp dụng pháp luật của Hoa kỳ, pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Singapo để giải quyết nội dung tranh chấp??? (2)
  16. II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế • Giả sử tòa Hoa Kỳ xem xét tranh chấp chứ không phải tòa Việt Nam. Tòa Hoa Kỳ xét xử và ra bản án  Liệu bản án của tòa Hoa Kỳ có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không??? (3)
  17. II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế (1) Xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (2) Xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh nội dung quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (3) Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
  18. III.Phương pháp điều chỉnh của TPQT VN • Phương pháp thực • Phương pháp xung chất: là cách sử đột: là cách sử dụng những quy dụng những quy phạm thực chất phạm xung đột để để điểu chỉnh điều chỉnh những những quan hệ quan hệ của TPQT của TPQT (1) (2)
  19. III.Phương pháp điều chỉnh của TPQT VN (1)Quy phạm thực chất là gì??? Là loại quy phạm mà nội dung của nó trực tiếp giải quyết vấn đề hoặc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế tài mà không cần thông qua hệ thống pháp luật trung gian nào
  20. VÍ DỤ • Điều 767 khoản 3 và 4 BLDS 2005: Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài 3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó. 4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2