intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài : QUẢN TRỊ RỦI RO

Chia sẻ: Nguyen Ba Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:39

359
lượt xem
191
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả,số lượng các kết quả có thể có càng lớn,sai lệch giữa các kết quả có thể có càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro là một khái niệm khách quan và có thể đo lường được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài : QUẢN TRỊ RỦI RO

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ RỦI RO 1
  2. MỤC LỤC BÀI QUẢN TRỊ RỦI RO DANH SÁCH NHÓM: 1. Quách Bích Thuỳ 2. Huỳnh Lệ Tri 3. Phan Nguyễn Bảo Ngọc 4. Lâm Thị Thu Hương 5. Hàng Thanh Thuý 6. Thái Thị Huỳnh Thu 2
  3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CÂU 1: .Khái niệm rủi ro ? Các cách phân loại rủi ro?Vd. 1.Khái niệm rủi ro:Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả,số lượng các kết quả có thể có càng lớn,sai lệch giữa các kết quả có thể có càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro là một khái niệm khách quan và có thể đo lường được. 2.Các cách phân loại rủi ro: a.Rủi ro thuần túy:là những rủi ro dẫn dến tình huống tổn thất hay không tổn tất,trường hơp tốt nhất là tổn thất không xảy ra Vd_người chủ 1 công ty có rủi ro tổn thất tiềm ẩn liên quan đến 1 vụ phá sản.nếu có phá sản ngưới đó sẽ bị thiệt hại về tài chính,nếu không,người đó sẽ không có lợi gì cả,vì thế tình trạng tài chính của người đó vẫn không thay đổi. b.Rủi ro suy đoán:là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoăc sinh lợi.Phần sinh lợi còn gọi là phần thưởng cho rủi ro. Vd_1 sinh viên thi cuối khóa có thể đậu hoặc rớt. c.Rủi ro có thể đa dạng:là những rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp,mang tính riêng có cá thể và có thể phân chia,giảm thiểu dược bằng cách đa dạng hóa,bằng các nguồn quỹ góp chung. Vd_rủi ro cho người đầu tư cổ phiếu khi công ty bị phá sản,khi đa dạng óa rủi ro này sẽ giảm d.Rủi ro không thể đa dạng:là những rủi ro nảy sinh từ những tác động to lớn của thị trường thường nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa. Vd_những thỏa hiệp đóng góp sẽ không có ảnh hưởng đến phương diện rủi ro về sự trì trệ nền kinh tế toàn cầu bởi vì rủi ro này có ảnh hưởng đến tất cả những người tham gia gần như cùng 1 cách thức và vào cùng 1 thời điểm CÂU 2: Khái niệm bất định?Các mức độ của bất định?Vd 1.Bất định:là sự nghi ngờ về khả năng của chúng ta trong tiên đoán kết quả tương lai của một loạt những hoạt động hiện tại.Mô tả một trạng thái tư tưởng,sự bất định xuất hiện khi một cá nhanabatws đầu ý thức rằng không thể biết chắc chắn kết quả là gì.Bất định là một khái niện chủ quan. 2.Các mức độ của bất định: a. Không có (tức là chắc chắn): Những kết quả có thể được tiên đoán chính xác. Vd:Những quy luật vật lí,các môn khoa học tự nhiên. b. Mức 1(sự bất định khách quan): Những kết quả được nhận ra và xác suất được biết. Vd :Những trò chơi may rủi:bài,xúc sắc…. c. Mức 2(sự bất định chủ quan): Những kết quả được nhận ra và xác suất không được biết. Vd:Hỏa hoạn,tai nạn xe cộ sự suy đoán KD. 3
  4. d. Mức 3(bất định cao nhất): Những kết quẩ không được nhận ra đầy đủ vấc suất không được biết. Vd:Thám hiểm không gian ,nghiên cứu di truyền. CÂU 3: Nêu chi phí củ rủi ro và bất đinh?Tù đó nêu mục tiêu của chương trình quản trị rủi ro? 1.Chi phí của rủi ro và bất định: a. Chi phí tổn thất: Nghĩa là ;hậu quả của rủi ro và sự bất định có thể là một tổn thất:tài sản bị phá hủy,người bị thương,tử vong,những luật lệ tòa án chống lại một tổ chức. b.Một chi phí khác của rủi ro là chính chi phí bất định.Ngay cả khi không cóc tổn thất nào,sự hiên diện của rủi ro và bất định vẫn có thể tạo ra chi phí.Ở mức đọ cơ bản ,chi phí bất định có thể được minh họa bởi “sự lo lắng”. Chi phí cho sự bất định có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức lo lắng và sợ sệt,nhưng chi phí này được thấy rõ nhất qua bố trí không hợp lý nguồn nhân lực của tổ chức. 2.Mục tiêu của chương trình quản trị rủi ro: -Hiểu được các vấn đề về đánh giá rủi ro - Giải thích quá trình nhận dạng rủi ro - Hiểu được sự khác nhau giữa phân tích hiểm họa và phân tích tổn thất - Nhận biết chi phí tổn thất chung - Giải thích tạ sao nhà QTRR lại phải đo lường các nguy cơ rủi ro,hai đại lượng nào cần được đo lường và phương phấp đo lường mỗi đại luuongwj đó như thế nào - Hiểu được cơ cấu đánh giá rủi ro CÂU 4:Mối quan hệ giữa rủi ro,bất định,thông tin và truyền thông? Lấy ví dụ về tin đồn thất thiệt của ACB năm 2003? 1.Mối quan hê giữa rủi ro,bất định,thông tin và truyền thông. Một cách trừu tượng,cs thể xem rủi ro khong khác hơn là 1 vấn đề thuộc về những xác suất,trong khi đó sự bất định có thể phản ánh sự bất lực của chúng ta trong việc biết đến những xác suất này. Việc giảm bớt sự bất định có giá trị kinh tế,và thông tin có thể làm giảm sự bất định,thông tin với độ chính xác,trung thực cao.Mức độ bất định phụ thuộc vào khối lượng,loại thông tin có được để nhận ra những kết quả có thể có và đánh giá khả năng xảy ra của chúng.Truyền thông có thể làm giảm mức độ bất định của các nhà đầu tư,các tổ chức,của những người có cuộc sống bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của tổ chức đó.Nội dung truyền thông có căn cứ thật sự và phản ánh chính xác ý định của những người quản lý tổ chức đối với vấn đề quan tâm cuaer motojj nhóm nhà đầu tư. 2.Ví dụ về tin đồn thất thiệt của ACB 2003: 4
  5. - Tin đồn về tổng giám đốc ACB bỏ trốn đã gây nên một tâm lý hoang mang, hốt ho ảng ở khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB, rất đông khách hàng đã tập trung tại hội sở chính và chi nhánh Sài Gòn của ACB đồng loạt đòi rút tiền. - Rủi ro ngân hang ACB bị phá sản là rất cao. Chiều và tối 14.10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Ðức Thuý, các phó chủ tịch UBND TP.HCM đã trực tiếp đến ACB, lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt này - Tuy nhiên, cho đến sáng 15.10, dòng người vẫn rồng rắn xếp hàng tại hội sở ACB tiếp tục tạo ra áp lực căng thẳng về việc rút tiền. Trên tay mọi người đều có cầm các tờ báo phát hành sáng sớm và đều đã rõ đây chỉ là tin đồn thất thiệt, thế nhưng, vẫn giữ ý định rút tiền. Một số người phát biểu rằng, tuy đã biết được là tin đồn nhưng do ai cũng rút tiền nên họ vẫn cảm thấy không yên tâm dù đã được thông tin liên tục.Thông tin không chính xác gây ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp,tổ chức. - Nhờ truyền thông.Tại các địa điểm này, màn hình lớn liên tục phát đi cuộc nói chuyện của các lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và thông báo của UBND TP.HCM bác bỏ tin đồn này đồng thời khẳng định năng lực của ACB. - Đây là một tin đồn thất thiệt có tính chất phá hoại. - Theo báo cáo tài chính của ACB, tổng tài sản có của ngân hàng này hiện đến 11.000 tỉ đồng, lợi nhuận liên tục tăng trong 10 năm qua, và 9 tháng đầu năm nay lãi trước thuế ước tính 148 tỉ đồng. Giải toả mối nghi ngờ liệu việc rút tiền ồ ạt có dẫn đến làm phá sản ACB hay không, ông Thiệt nhấn mạnh, ACB đảm bảo thừa khả năng để giải quyết việc rút tiền của khách hàng. Ðiều này cũng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Ðức Thuý khẳng định khi trả lời trên mạng vnexpress.net, rằng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu dù cho tất cả khách hàng rút tiền và ACB vẫn không bị phá sản. Ông Phạm Văn Thiệt cũng cho biết đang chuẩn bị cho Hội nghị khách hàng được tổ chức vào thứ sáu(17.10) để báo cáo tình hình hoạt động ACB 9 tháng đầu năm. Tính đến cuối tháng 9, huy động vốn của ACB đạt 10.683 tỉ đồng, dư nợ cho vay 5.364 tỉ đồng, nợ quá hạn 0,71%, lợi nhuận trước thuế đạt 148 tỉ đồng Công ty tài chính quốc tế IFC đã đầu tư đến 5,5 triệu đô la Mỹ để mua cổ phần của ACB. Tương tự, các tổ chức tài chính như Bảo Việt, Dragon Capital cũng là những cổ đông lớn của ngân hàng này. Ông Ðặng Ngọc Thanh, giám đốc Bảo Việt nhân thọ Miền Nam, nhận định rằng ACB mạnh về tài chính, có công nghệ ngân hàng tốt, có uy tín đủ để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào ngân hàng này. “Tin đồn có tác động truyền miệng với nhau rất nguy hiểm, có khi tác động mạnh hơn cả tin chính thức. Ðây có khả năng là âm mưu phá hoại kinh tế, cũng có thể do cạnh tranh. Nếu lôi thôi sẽ kéo ảnh hưởng cả hệ thống ngân hàng. Vì ACB được cho là ngân hàng tốt nhất còn bị tin đồn như vậy thì các ngân hàng khác cần rút kinh nghiệm. Bất kỳ ngân hàng nào cũng không đủ khả năng chi trả khi khách hàng ùn ùn kéo đến rút tiền, cần có sự can thiệp. 5
  6. CÂU 5: Tóm tắt lịch sử phát triển của chức năng QTRR? Nêu đặc trưng của từng giai đoạn? - Quản trị rủi ro đã được thực hiện 1 cách không chính thức từ thuở ban đầu.Người tiền sử tụ tập lại với nhau thành bộ lạc để bảo rồn tài nguyên thiên nhiên,,chia sẻ trách nhiệm và chống lại những bất trắc trong cuộc sống. - 1955-1964:giai đoạn đánh dấu sự ra đời của QTRR hiện đại cả về mặt học thuật lẫn nghề nghiệp. - Quá trình phát triển về mặt kĩ thuật của QTRR qua xu hướng “đáng tin cậy”của thập niên 1950,và qua xu hướng “an toàn hệ thống” của thập niên 1960 và 1970. - QTRR bắt đầu đi vào 1 giai đoạn mang tính quốc tế từ giữa những năm 70 đó là giai đoạn toàn cầu hóa.Hiệp Hội QTRR và Bảo Hiểm (viết tắt RIMS,là hiệp hội những chuyên gia hang đầu trong lĩnh vực này) bắt đầu thiết lập mối quan hệ với các nhà quản trị rủi ro châu Âu và châu Á. _Trong những năm 90 ,các hoạt động QTRR tiếp tục phát triển.QTRR không phải là 1 lĩnh vực hoàn thiện như kế toán và tài chính.Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng QTRR ngày nay đã vượt xa nguồn gốc ban đầu của nó. - Việc mua bảo hiểm tiếp tục đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết những trách nhiệm của nhà quản trị ,nhưng tầm quan trọng của nó đang bị giảm đi .Hơn nữa,nguyên tắc mua bảo hiểm đang bắt đầu hòa hợp với những hoạt động QTRR khác của tổ chức,chẳng hạn như thiết kế an toàn,QTRR pháp lý,sự an toàn những hệ thống thông tin. CÂU 6: Phân tích những quan điểm cơ bản về quản trị rủi ro? Nội dung từng quan điểm? QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO: gồm 3 quan điểm cơ bản. - Quan Điểm Truyền Thống: hay quy ước về quản trị rủi ro tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến các nhà hoạt động thực tiển và các học giả. Những lập luận rằng quản trị rủi ro là một môn học gồm nhiều nghành học liên quan đến việc quản trị những rủi ro “thuần túy” của một tổ chức. Nó là quan điểm của người quan tâm đến lợi nhuận dựa trên ý niệm quản trị rủi ro đang tăng trưởng đều, thay vì thay đổi hoàn toàn việc mua bảo hiểm. Những người theo truyền thống lý luận rằng các nhân tố vượt quá giá trị cực đại của công ty có thể ảnh hưởng đến những quyết định về quản trị rủi ro. - Quản Trị Rủi Ro Toàn Diện (TRM): là một quá trình có hệ thống, dựa trên cơ sở thống kê và tổng hợp được xây dựng để đánh giá quản trị rủi ro. + Bốn nguồn gốc của các thất bại (hệ thống) trong một cấu trúc cấp bậc đa mục tiêu. Bốn nguồn gốc của hệ thống bao gồm: 1. Sự thất bại về phần cứng. 2. Sự thất bại về phần mềm. 3. Sự thất bại thuộc về tổ chức. 4. Sự thất bại về con người. 6
  7. + Quan điểm này có mục đích phù hợp với những nguyên lý quản trị chất lượng toàn diện (TQM), và dựa chủ yếu vào ngôn ngữ và những khái niệm thuộc về các lĩnh vực quản trị hoạt động và kỹ thuật. - Quan điểm thứ ba được dựa trên quan điểm lý thuyết tài chính hiện đại về chức năng quản trị rủi ro, nghĩa là quản trị rủi ro là những quyết định tài chính và nên được đánh giá trong mối tương quan ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty. Quản trị rủi ro là một hình thức quản trị đã xuất hiện chủ yếu trong cộng đồng ngân hàng giống như một cách tiếp cận có hệ thống để đối phó với những rủi ro tài chính cụ thể, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro trong giao dịch, cũng như rủi ro đầu tư. CÂU 7: Phân tích khái niệm quản trị rủi ro của một tổ chức? trên cơ sở đó cho biết khái niệm đó theo quan điểm nào? Khác quan điểm truyền thống ở những điểm gì? - Đối với các công ty kiểm toán độc lập, với đặc thù thực hiện việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, rủi ro chủ yếu là rủi ro kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố để làm gia tăng và suy giảm loại rủi ro này. Tuy nhiên, một trong các yếu tố đó lại xuất phát từ những rủi ro khác cấu thành, trong đó, rủi ro về việc đưa ra ý kiến không thích hợp khi đối tượng kiểm toán chứa đựng những sai phạm trọng yếu (rủi ro kiểm toán) là cơ bản nhất. Với một ngành dịch vụ được kỳ vọng tạo niềm tin cho những người quan tâm đến thông tin tài chính thì uy tín và giá trị của báo cáo kiểm toán (BCKT), thương hiệu của công ty kiểm toán là đặc biệt quan trọng. Một khi rủi ro kiểm toán cao tất yếu sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro kinh doanh mà công ty kiểm toán gặp phải. Vì vậy, quan điểm về nhận diện rủi ro của các CTKTĐL ở nước ta không chỉ là rủi ro từ khách hàng kiểm toán mà còn là rủi ro từ chính các CTKTĐL bao gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. - Thông qua cách phân tích rủi ro và quan điểm về nhận diện rủi ro của các công ty kiểm toán độc lập, ta thấy rằng cách phân tích này đang dựa trên quan điểm thứ ba về quản trị rủi ro. Ta thấy rằng yếu tố tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập là rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến công ty, rủi ro chủ yếu la rủi ro kinh doanh. Quan điểm thứ ba về quản trị rủi ro là quan điểm phù hợp nhất để đối phó được những rủi ro tài chính. CÂU 8: Phân tích các nhiệm vụ cơ bản của một nhà quản trị rủi ro trong một tổ chức. Qua đó xác định vị trí của nhà quản trị rủi ro trong một tổ chức hiện nay? Nhà quản trị rủi ro có các nhiệm vụ cơ bản như sau: - Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích đo lường và phân loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro với những điều kiện phù hợp với tổ chức đó. - Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro: 7
  8. + Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm. + Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỷ dự phòng. + Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan. + Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp. - Vị trí của nhà quản trị rủi ro trong một tổ chức hiện nay: sự hiện diện của một nhà quản trị rủi ro trong tổ chức không cho thấy chất lượng hoạt động quản trị rủi rotrong tổ chức đó. Vả lại, việc sử dụng một nhà quản trị rủi ro cả thời gian có liên quan đến quy mô của tổ chức. Những doanh nghiệp nhỏ không có khả năng thuê một nhà quản trị rủi ro làm việc toàn thời gian, chỉ có những tổ chức lớn mới có khả năng thực hiện điều này. Các tổ chức lớn có khuynh hướng đảm nhận những hoạt động phức, có nhiều nguồn lực cần dược xem xét vì vậy nhà quản trị cũng phải có trách nhiệm nhiều hơn. Đồng thời việc tổ chức có một nhà quản trị rủi ro toàn thời gian cũng có liên quan đến rủi ro của tổ chức đó. Tổ chức đang hoạt động trong một môi trường rủi ro cao có khả năng thuê nhà quản trị rủi ro toàn thời gian hơn là các tổ chức khác. - Trong tất cả các ngành của nền kinh tế, các nỗ lực trong việc quản trị rủi ro thường bị phân tán, cô lập và không gắn kết với chiến lược dài hạn của DN. Nhiều DN sẽ có được lợi ích một cách đáng kể vì ứng dụng hướng tiếp cận quản trị rủi ro tích hợp và toàn diện hơn - hướng tiếp cận này xét đến rủi ro cả về chiến lược, hoạt động, tài chính và tuân thủ. Một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả xem xét tất cả các khu vực phát sinh rủi ro, được gắn kết sâu với các thực tiễn kinh doanh hiện thời của DN và hiện diện xuyên suốt các hoạt động kinh doanh. Quản trị rủi ro không nên là một hoạt động hay quy trình tác nghiệp riêng lẻ, cô lập một cách tương đối và được coi như là động thái "thêm vào" các hoạt động quản lý hàng ngày của DN. Ngược lại, quản trị rủi ro nên được liên kết mật thiết với công tác quản trị hiệu suất hoạt động CÂU 9: phân tích 3 khái niệm quản trị rủi ro, quản trị chiến lược và quản trị hoạt động? cho ví dụ minh họa? Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện bảo hiểm rủi ro tỉ giá bằng một hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng với doanh nghiệp, ngân hàng này sẽ lập tức thực hiện mua bán hợp đồng tương lai với cùng loại ngoại tệ và kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường tài chính quốc tế để hạn chế rủi ro cho mình. Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường để nhận diện các cơ hội cùng những mối đe dọa, phân tích nội bộ để xác định những điểm mạnh và những điểm yếu. 8
  9. Từ đó đề ra các mục tiêu cùng các giải pháp lớn, các giải pháp chung nhất để thực hiện mục tiêu nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh. Nhiệm vụ quản trị chiến lược bao gồm ba phần chính: thiết lập mục tiêu - tức xác định tổ chức muốn đi đâu, về đâu; xây dựng kế hoạch - tức xác định tổ chức sẽ đi đến đó bằng con đường nào; bố trí, phân bổ nguồn lực - tức tổ chức dùng ph ương ti ện, công c ụ gì đ ể đến đó. Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện qua bốn giai đoạn chính: - Phân tích tình hình: bao gồm môi trường bên ngoài, bên trong. Phân tích này th ường bao gồm luôn cả phân tích chính trị, môi trường, xã hội, công nghệ; phân tích nh ững yếu t ố ảnh hưởng đến tổ chức và phân tích các thế mạnh, yếu, cơ hội, thách thức. - Xây dựng chiến lược: bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập các mục tiêu, đề ra các chiến lược, chính sách. - Triển khai thực hiện chiến lược: bao gồm các chương trình hành động, ngân sách, quy trình. - Đánh giá và kiểm soát: bao gồm việc đánh giá kết quả và đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết. Ví dụ: công chúng gia tăng kỳ vọng vào tiêu chuẩn và tính sẵn có của dịch vụ. Đổi lại, các tổ chức đang hướng tới cách thức cung cấp dịch vụ chú trọng vào vẻ ngoài - một sự chuyển đổi cơ bản từ trọng điềm theo truyền thống là tập trung vào các vấn đề bên trong. Cùng lúc đó, các cơ hội lớn để cải cách có thể xuất hiện từ những tiến bộ về công nghệ thông tin liên lạc và các nguồn tài chính hỗ trợ. Quản trị hoạt động bao gồm những hoạt động thực sự hướng tổ chức đến nhiệm vụ của nó. Quản trị hoạt động chính nó liên quan đến quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là với việc quản trị “bằng cách nào tổ chức làm được điều nó cần phải làm”. Ví dụ: trong nghiên cứu marketing, chúng ta đang đảm bảo những đánh giá chính xác và đúng lúc về thị trường như thế nào? Nghiên cứu được chỉ đạo như thế nào? Đó là quản trị hoạt động. CÂU 10: Phân tích nội dung cơ bản của một chương trình quản trị rủi ro? Cho ví dụ? - Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đấy là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Trong quá khứ, nói đến quản trị rủi ro phần lớn người ta nghĩ đến các hoạt động bảo hiểm. Đây là các dịch vụ trọn gói, trong đó người mua bảo hiểm sẽ không phải chịu các rủi ro trong trường hợp nó xảy ra. Tuy nhiên, khái niệm quản trị rủi ro ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Với những yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của người lao động, quản trị rủi ro đã trở thành một yếu tố quản trị ngày càng quan trọng như quản trị tài chính hay quản trị các nguồn lực khác trong tổ chức. Dưới đây xin trình bày tóm tắt một quy trình cơ bản 9
  10. của Quản trị rủi ro trong một tổ chức. Các nội dung của việc đánh giá rủi ro trong tổ chức (Risk Management Assessment), một khâu đặc biệt quan trọng của Quản trị rủi ro. Tổ chức cần định kỳ đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động của mình. Trong đó, tập trung vào việc tìm ra các rủi ro tiềm ẩn. Các cuộc đánh giá này cần được tổ chức ít nhất 2 lần một năm, do một nhóm các nhân viên giàu kinh nghiệm đến từ các phòng ban chức năng chính trong tổ chức. Cuộc đánh giá cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, có phương pháp rõ ràng, và được văn bản hoá... Việc quan trọng nhất khi tiến hành đánh giá các rủi ro tiềm ẩn là phải xây dựng được một bảng đánh giá (check list) hoàn chỉnh, đầy đủ các mặt trong hoạt động của tổ chức. Đánh giá phương thức quản lý của ban lãnh đạo Khả năng quản lý, đề ra chiến lược, tầm nhìn là những yếu tố vô cùng quan trọng trong khả năng phát triển của tổ chức. Do vậy, trong đánh giá, cần xác định mức độ của một số vấn đề chính như: - Các thành viên ban lãnh đạo có thực sự thấu hiểu chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ không? - Ban lãnh đạo có thấu hiểu và chia sẻ chiến lược, tầm nhìn, triết lý của tổ chức không? - Cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ trong ban lãnh đạo có rõ ràng không? - Cơ chế ủy quyền, phân nhiệm có rõ ràng và được thông báo tới toàn bộ hệ thống không? - Ban lãnh đạo có xác định các mục tiêu một cách định lượng cho từng giai đoạn theo định hướng chiến lược không? - Ban lãnh đạo có xây dựng được một hệ thống báo cáo kịp thời, tin cậy không? Và sử dụng số liệu báo cáo như thế nào? - Ban lãnh đạo có đoàn kết và làm việc nhóm tốt không? - Ban lãnh đạo có xây dựng chính sách nhân sự và chuẩn bị kế hoạch nhân sự kế cận cấp cao không? Đánh giá công tác kế hoạch: - Tổ chức có kế hoạch chiến lược hay không? Kế hoạch, chiến lược đó có được xem xét và cập nhật lại không? - Hàng năm, tổ chức có định kỳ lập và xem xét kế hoạch không? - Tổ chức có thực hiện các nghiên cứu khảo sát về sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài không? - Kế hoạch có đo lường được và được tổ chức đo lường giám sát định kỳ không? Có hình thành hệ thống chỉ tiêu cơ bản không? Hệ thống chỉ tiêu có được xem xét, cập nhật, sửa đổi không? - Trong kế hoạch có đưa ra các thứ tự ưu tiên không? - Kế hoạch có được thông đạt đến toàn tổ chức không? Nhân sự: 10
  11. - Tổ chức có ấn hành sổ tay cán bộ CNV, chính sách nhân sự như tuyển dụng, tiền lương..., và định kỳ xem xét, cập nhật không? - Tổ chức có mô tả công việc cho từng nhân viên không? - Có đánh giá thành tích nhân viên và cán bộ quản lý định kỳ không? - Có thang bảng lương, chính sách xét lương không? - Thang bảng lương có được xem xét và hiệu chỉnh theo thị trường không? - Có chính sách đào tạo và tổ chức đào tạo không? - Có kênh thu nhận thông tin của nhân viên và phản hồi không? - Có đánh giá khả năng thôi việc, chuyển công tác của các nhân viên chủ chốt không? - Có nghiên cứu thị trường hoặc mua thông tin về thị trường lao động để hiệu chỉnh chính sách không Về pháp luật: - Có hệ thống cập nhật chính sách, pháp luật không? - Có hệ thống theo dõi pháp luật quốc tế hoặc các nước có quan hệ kinh doanh không? - Có đội ngũ pháp chế không? Có sử dụng luật sư tư vấn không và khi nào sử dụng? Về tài chính: - Hệ thống kế toán có tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế không? - Có hệ thông báo cáo và giám sát tài chính chủ động không? - Hệ thống báo cáo có được thực hiện nghiêm túc, đúng hạn, các số liệu có so sánh với kế hoạch và cùng kỳ không? - Có hệ thống đo lường và giám sát giá thành không? - Giá thành có được tính trên cơ sở chi phí thực tế không? - Có hệ thống dự báo về doanh thu, lợi nhuận và phân tích dòng tiền không? - Có chính sách về mua bán, và thẩm quyền phê duyệt các hoạt động mua bán không? - Có quy trình về đầu tư tài sản cố định không? - Các hợp đồng kinh tế có được xem xét và đánh giá bởi một nhóm chuyên nghiệp, hiểu rõ về nội dung hợp đồng không? - Có hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ không? - Quy trình thanh toán có rõ ràng, được phân cấp hợp lý không? - Có tổ chức đánh giá IRR (Internal Ra te of Return) của các dự án đầu tư không? Về thông tin và công nghệ thông tin - Có hệ thống mạng, hệ thống an ninh mạng không? - Có hệ thống bách - ắp dữ liệu và chính sách back – up không? Việc back - up có được kiểm tra định kỳ không? - Có tổ chức diễn tập khả năng phục hồi dữ liệu trên hệ thống không? - Có quy định về bảo mật và hệ thống mã khóa cá nhân không? - Có hệ thống lưu trữ tài liệu chính xác, dễ kiếm, dễ tìm không? Quản trị rủi ro, trong đó chủ yếu là việc định kỳ phân tích, đánh giá các khả năng tiềm 11
  12. ẩn là một công cụ hữu hiệu giúp cho tổ chức có khả năng chuẩn bị các biện pháp đối phó một cách chủ động. Đây cũng là một công cụ mang tính hệ thống tạo cho tổ chức một văn hóa phòng ngừa rủi ro có cân nhắc, qua đó, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Theo nghĩa truyền thống, hình thức quản lý rủi ro theo ki ểu gi ả đ ịnh kh ả năng x ảy ra sự cố có ba mục tiêu chính yếu sau đây: 1. Nhận biết và xác định mức độ của các nguy cơ rủi ro 2. Có hành động phòng tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro chính 3. Triển khai kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ và xử lý những thất bại có thể xảy ra Nhận biết và xác định mức độ của các nguy cơ rủi ro Cách rõ ràng nhất để đối phó với rủi ro là kiểm định một cách có h ệ th ống t ất c ả nh ững việc có thể diễn biến sai lệch trong dự án của bạn. Việc kiểm định rủi ro gồm ba bước sau: 1. Thu thập ý kiến khách quan. Quan điểm của mọi người về rủi ro thường có sự khác bi ệt đáng kể. Một số người có khả năng thấy trước những mối nguy hiểm mà người khác hoàn toàn bỏ qua. Bằng cách trò chuyện với nhi ều người nh ư các thành viên trong nhóm dự án, nhân viên thuộc các phòng ban trong công ty, khách hàng, nhà cung ứng… b ạn có thể thu thập được một số thông tin có giá trị. Chẳng hạn, một nhà cung ứng có th ể ti ết l ộ với nhà quản lý dự án phát triển sản phẩm rằng đối thủ c ủa anh ta đang nghiên c ứu s ản phẩm tương tự, và quá trình hoạt động của đối thủ có vẻ nhiều tri ển v ọng h ơn. Có kh ả năng đối thủ sẽ đánh bại anh ta để chiếm lĩnh thị trường. 2. Nhận diện các rủi ro nội bộ. Bố trí nhân sự mỏng cũng có thể là một nguyên nhân gây rủi ro. Ví dụ, quyết định về hưu của một nhân vật then ch ốt có th ể khi ến cho d ự án quan trọng sụp đổ. Nhân viên kiểm tra chất lượng có chuyên môn kém lại là một nguồn gốc r ủi ro khác. Công việc kém chất lượng của họ có thể bỏ sót những sản phẩm b ị l ỗi khi ến công ty phải thu hồi sản phẩm, giải quyết kiện tụng, thậm chí còn thất bại trong công tác quan hệ công chúng. 3. Nhận diện các rủi ro bên ngoài công ty. R ủi ro bên ngoài có th ể hi ện di ện d ưới hình th ức một công nghệ mới đang trỗi dậy khiến dòng sản phẩm mới của bạn trở nên lỗi th ời. Sự 12
  13. thay đổi quy chế có thể là một rủi ro khác. Có rất nhi ều r ủi ro bên ngoài và chúng th ường là những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, một số công ty công nghệ lớn còn duy trì các bộ phận “tin tức tình báo kinh doanh” để nhận diện sớm những mối đe dọa này. Khi kiểm định rủi ro, bạn hãy đặc biệt chú ý đến những lĩnh v ực có nhi ều kh ả năng gây tổn hại cho dự án nhất. Tùy theo từng dự án mà các lĩnh vực này có th ể bao gồm các v ấn đề như sức khỏe và môi trường, các bước đột phá kỹ thuật, sự biến đổi về kinh tế và th ị trường, mối quan hệ với khách hàng và nhà cung ứng... Hãy tự hỏi liệu d ự án d ễ b ị tác động bất lợi nhất ở khía cạnh nào. Sau đó, bạn hãy xem xét các câu h ỏi sau: Nh ững đi ều tồi tệ nhất có thể phát sinh trong các lĩnh vực này là gì? Nh ững r ủi ro nào có nhi ều kh ả năng xảy ra nhất? Phương pháp định lượng rủi ro Việc kiểm định có thể phát hiện ra vô số rủi ro cho dự án c ủa b ạn. T ất nhiên, m ột s ố r ủi ro có vẻ nguy hiểm hơn những rủi ro khác – tức là khả năng gây tổn thất c ủa chúng s ẽ cao hơn. Bên cạnh đó lại có một số rủi ro nhiều khả năng xảy ra hơn các nguy c ơ khác. Do đó, có hai yếu tố liên quan đến rủi ro mà bạn cần phải xem xét là (1) khả năng gây tác đ ộng b ất lợi và (2) khả năng xảy ra. Bạn có thể sử dụng hai yếu tố này để xác đ ịnh m ức đ ộ ưu tiên trong danh sách kiểm định của bạn. Sau đây là bốn bước kiểm định rủi ro: 1. Ước tính tác động tiêu cực của mỗi rủi ro. Hãy biểu thị ước tính này d ưới d ạng ti ền t ệ. Ví dụ: “Việc chậm trễ một tháng sẽ làm chúng ta tiêu tốn 25.000 đô la”. 2. Quy khả năng xảy ra rủi ro về tỷ lệ phần trăm (từ 0% đến 100%). Ví d ụ: “Kh ả năng có thể chậm trễ một tháng là 40%”. 3. Nhân lượng tác động được biểu thị bằng tiền với số phần trăm khả năng có th ể x ảy ra. Ví dụ: 25.000 đô la x 0,4 = 10.000 đô la. Trên thực tế, tác động được biểu thị bằng ti ền sẽ được tính bằng khả năng mà tác động đó có thể xảy ra. 4. Sắp xếp thứ tự danh sách kiểm định theo giá trị ước tính. Một danh sách được sắp xếp theo thứ tự sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những rủi ro mà bạn phải đương đầu. CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG RỦI RO 13
  14. CÂU 1: Phân tích các khái niệm: nhận dạng rủi ro, nguồn rủi ro, yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, nguy cơ rủi ro, cho ví dụ? - Nhận dạng rủi ro: nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro. - Nguồn rủi ro: nguồn rủi ro là nguồn các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực hay tích cực. - Yếu tố mạo hiểm: mối nguy hiểm là các nguyên nhân của tổn thất. - Yếu tố hiểm họa: mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro suy tính. - Nguy cơ rủi ro: nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất. - Ví dụ: Phân tích nguyên nhân rủi ro, nguồn gây ra rủi ro, điều kiện phát sinh, đối tượng gánh chịu rủi ro của rủi ro cháy nổ cây xăng? + Nguồn rủi ro: sự vận động của môi trường vật chất. + Nguyên nhân rủi ro: lửa, chập điện, các phản ứng hóa học, kính lúp hội tụ (nắng chiếu vào), thuốc lá, nổ máy, … + Điều kiện hỏa hoạn: xăng, vật liệu dễ cháy, … + Nguy cơ rủi ro: khi hỏa hoạn tác động đến con người, tài sản của cây xăng, nhân viên, khách hàng và mọi người xung quanh…→ trách nhiệm pháp lý. CÂU 2: Phân tích các nguồn rủi ro cơ bản. Theo (anh) chị, đâu là nguồn rủi ro lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay? 1. Môi trường vật chất: - Rõ ràng, một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất là môi trường vật chất xung quanh ta. Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẫn đến tổn thất. Sự bất lực của chúng ta trong việc hiểu biết môi trường chúng ta đang sống, các ảnh hưởng của chúng ta đối với nó cũng như của nó đối với chúng ta là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro này. Môi trường vật chất cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán, chẳng hạn đối với nông nghiệp, du lịch, đầu tư bất động sản… 2. Môi trường xã hội: - Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro thứ hai. Nhiều nhà kinh doanh Mỹ đã thất bại ê chề khi nhảy vào môi trường quốc tế. Chẳng hạn sự khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở Nhật đã cho thấy đây là một nguồn bất định quan trọng đối với các doanh nhân phương Tây và Mỹ. Ở Mỹ, tình trạng bất ổn trong dân chúng do cuộc bạo động năm 1992 ở Los Angeles cũng cho thấy sự quan trọng của nguồn rủi ro này. Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị cũng có thể tích cực, chẳng hạn quan điểm về phụ nữ trong lực lượng lao động đã mở ra một nguồn năng lực mới. 3. Môi trường chính trị: - Trong một đất nước môi trường chính trị có thể là một nguồn rủi ro rất quan trọng. Chính sách của một Tổng Thống mới có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ 14
  15. chức ( cắt giảm ngân sách các địa phương, ban hành các quy định mới về xử lý chất thải độc hại…). Trên phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều hành, nhiều nơi có thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh doanh. Tài sản nước ngoài có thể bị bị nuớc chủ nhà tịch thu hoặc chính sách thuế thay đổi liên tục. Môi trường chính trị cũng có thể có tác động tích cực thông qua các chính sách tài chính và tiền tệ, việc thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồng… 4. Môi trường luật pháp: - Có rất nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp luật. Luật pháp không phải chỉ đề ra các chuẩn mực và các biện pháp trừng phạt, vấn đề là bản thân xả hội có sự tiến hóa và các chuẩn mực này có thể không tiên liệu được hết. Ở phạm vi quốc tế còn phức tạp hơn vì các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi khác. Môi truờng luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân. 5. Môi trường hoạt động: - Quá trình hoạt động của tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro và bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể đưa công nhân đến các tổn hại vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất định do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại. → Theo tôi đây là nguồn rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay. 6. Môi trường kinh tế: - Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của một chính phủ có thể ảnh hưởng tới thị trường vốn thế giới, nhưng hầu như một quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường này. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi. Ở một phạm vi hẹp, lãi suất và hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần túy và suy đoán đáng kể lên các tổ chức. 7. Vấn đề nhận thức: - Khả năng của một nhà quản trị rủi ro trong việc hiểu, xem xét, đo lường đánh giá chưa phải là hoan hảo. Một nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi như: “làm sao hiểu được ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức?” hay “làm sao biết được cái mình nhận thức là đúng với thực tê?” CÂU 3: Phân tích các nguy cơ rủi ro và cho biết tại sao nguy cơ trách nhiệm pháp lý chưa được quan tâm đầy đủ ở Việt Nam hiện nay? 1. Nguy cơ rủi ro về tài sản. Nguy cơ rủi ro là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tài sản tài chính hay tài sản vô hình ( danh tiếng, hỗ trợ về chính trị, quyền tác giả ) và các kết quả 15
  16. này xảy ra do các hiểm họa hoặc rủi ro. Tài sản có thể bị hư hỏng, bị hủy hoại hay tàn phá, mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau. Việc không thể sử dụng tài sản trong một thời gian – tổn thất về mặt thời gian – là ví dụ cho một loại tổn thất thường bị bỏ qua. Thật vậy, một biến cố như sự sụp đổ thị trường tài chính ở các nườc Châu Á gần đây làm ngưng trệ các hoạt động của nhiều doanh nghiệp ở những nước này và đã gây ra những tổn thất lớn lao về tài sản cho các doanh nghiệp này. Nguy cơ về tài sản cũng có thể tạo ra các kết quả tích cực. Chẳng hạn một kế hoạch đầu tư táo bạo vào thị trường Liên Xô cũng có thể thống lĩnh thị trường này ( trường hợp của Mac Donald trong thị trường fast food ) 2. Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý. Là các nguy cơ có thể gây ra các tổn thất về trách nhiệm pháp lý đã được quy định. Luật dân sự và luật hình sự quy định chi tiết các trách nhiệm mà người dân phải thục hiện. Nhà nước ban hành hiến pháp, các luật, quy định và chỉ thị áp đặt các giới hạn theo từng quốc gia cũng là một vấn đề phải lưu ý. Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý thực sự là một bộ phận của nguy cơ rủi ro về tài sản. Thật ra nguy cơ rủi ro trách nhiệm pháp lý có những đặc trưng khác hẳn với các nguy cơ rủi ro về tài sản vì nó là nguy cơ rủi ro thuần túy. 3. Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực. Là nguy cơ rủi ro có liên quan đến “tài sản con người” của tổ chức. Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, công nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cung cấp, người cho vay, các cổ đông… Về phương diện rủi ro suy đoán, một người lao động có thể xem là một nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực nhưng năng suất của họ có thể có kết quả tích cực. Một thiết bị kỹ thuật cao có thể xem là nguồn gây tổn thất ( do gây tai nạn lao động ) đồng thời cũng là nguồn tạo ra lợi ích ( làm tăng năng suất ). Trong trường hợp này, chiến lược quản trị rủi ro phải kết hợp các yếu tố nhằm làm giảm bớt khả năng tồn thất và đồng thời cực đại khả năng thu lợi ( huấn luyện cho nhân viên chẳng hạn ). Cuối cùng ta không nên nghĩ rủi ro về nguồn nhân lực luôn liên hệ với các thiệt hại về thể xác, sự bất ổn về kinh tế cũng như là những tổn thất phổ biến ( như thất nghiệp hay về hưu ). Vì vậy quản trị rủi ro về nguồn nhân lực phải quan tâm đến các lợi ích về kinh tế và thể chất của con người.  Nguy cơ pháp lý chưa được quan tâm đầy đủ ở Việt Nam hiện nay vì: - Luật pháp của Việt Nam còn lỏng lẽo, chưa chặt chẽ - Ý thức người chấp hành luật chưa có CÂU 4: Phân tích kỹ lưỡng từ nội dung, ưu nhược điểm và ví dụ minh họa của từng phương pháp nhận dạng rủi ro? Các phương pháp nhận dạng: - Thiết lập bảng kê - Phân tích tài chính - Phân tích công nghệ - Thanh tra hiện trường - Tham khảo các chuyên gia 16
  17. - Phân tích các tổn thất - Phân tích các hợp đồng 1. Thiết lập bảng kê Mục đích thiết lập: (1) nhắc nhà quản trị rủi ro các tổn thất có thể có, (2) thu thập thông tin diễn tả cách và mức độ doanh nghiệp gặp phải các tổn thất tiềm năng đó, (3) đúc kết một chương trình bảo hiểm, gồm cả giá và các tổn thất phải chi trả (Pfaffle and Nicosia, 1977). Cơ sở thiết lập: Các nguồn rủi ro cơ bản Các tài sản có thể có của doanh nghiệp Môi trường và các hoạt động của doanh nghiệp…  Nhược điểm: - Bảng liệt kê được tiêu chuẩn hóa sẽ hất bại trong việc liệt kêcác rủi ro bất thường hay độc nhất đối với môt doanh nghiệp nào đó. - Các thực hiện quản trị rủi ro từ trước đến nay không chú trong đến rùi ro suy đoá nnên rất có thể bảng liệt kê sẽ khôngcung cấp thông tin gì cho loại rủi ro này. Ví dụ: Liệt kê danh sach 5 điều tồi tệ có thể xảy ra đối với bản thân : - Thi rớt - Hết tiền - Xe hư giữa đường - Mất thẻ x e - Mất điện thoại 2. Phân tích tài chính + Bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu hỗ trợ. Criddle cho rằng các nhà quản trị rủi ro có thể xác định nọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực. Bằng cách kết hợp các báo cáo này với các dự báo về tài chính và dự toán ngân sách, ta cũng có thể phát hiện các rủi ro trong tương lai. Lý do là vì các hoạt động của tổ chức cuối cùng rồi cũng gắn liền với tiền hay tài sản.  Ưu điểm: Phương pháp này đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu có sẵn có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràngvà có thể dùng được cho cả nhà quản trị rủi ro và các nhà tư vấn chuyên nghiệp… 3. Phân tích công nghệ + Phương pháp hệ thống thứ hai để nhận diện các rủi ro tiềm năng của một tổ chức là phương pháp lưu đồ. Trước tiên ta xây dựng một hay một dãy các lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức, bắt đầu từ khâu nguyên liệu, nguồn năng lượng, 17
  18. và tất cả các đầu vào khác từ người cung cấp và kết thúc với thành phẩm trong tay người tiêu thụ. + Kế đó, một bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực có thể được sử dụng cho từng khâu trong lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp. 4. Thanh tra hiện trường + Thanh tra hiện trường là một việc phải làm đối với nhà quản trị rủi ro. Bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có thể học được rất nhiều về những rủi ro mà tổ chức có thể gặp. 5. Tham khảo các chuyên gia trong tổ chức + Cách thứ tư để nhận dạng các rủi ro của tổ chức là thông qua các giao tiếp thường xuyên và có hệ thống với các bộ phận khác trong tổ chức. Các giao tiếp này bao gồm (1) Mở rộng việc thăm viếng các cán bộ quản lý và nhân viên ở các bộ phận khác qua đó nhà quản trị rủi ro cố gắng có được những hiểu biết đầy đủ về các hoạt động cũng như các tồn thất có thể có từ các hoạt động này. (2) Các báo miệng hoặc bằng văn bản của các bộ phận do họ tự đề xướng hoặc thực hiện theo một hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm giúp nhà quản trị rủi ro nắm được những thông tin cần thiết. + Không nên xem thường tính quan trọng của hệ thống giao tiếp như thế. Các bộ phận này thường xuyên tạo ra hoặc nhận thức được các nguy cơ rủi ro mà nhà quản trị rủi ro có thể bỏ sót. Thật vậy, sự thành công của nhà quản trị rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần hợp tác của các bộ phận trong tổ chức. + Để bổ sung cho việc giao tiếp với các bộ phận khác trong tổ chức, nhà quản trị rủi ro nên trao đổi thêm với những người có quan hệ với tổ chức như các chuyên viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro, chuyên viên thống kê, hay các chuyên gia kiểm soát tổn thất. mục đích của các trao đổi là nhằm tìm hiểu xem những người này có nhận ra được các rủi ro nào mà mình đã bỏ sót không, hoặc chính những người này có tạo ra các rủi ro mới cho tổ chức. 6. Phân tích các hợp đồng Bởi vì có nhiều rủi ro phát sinh từ các quan hệ hợp đồng với những người khác, nhà quản trị rủi ro nên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để xem rủi ro có tăng hay giảm qua các hợp đồng này. Chẳng hạn trong một hợp đồng thuê nhà, chủ nhà và người thuê có rất nhiều điều phải thương lượng với nhau. 7. Phân tích các tổn thất Các số liệu thống kê cho phép các nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của các tổn thất mà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác. Hơn nữa, các số liệu này cho phép nhà quả trị rủi ro phân tích các vấn đề như nguyên nhân, thời điểm và vị trí của tai nạn, đặc điểm của người bị nạn và người quản đốc, và tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào có ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn. Các nét chung hoặc nhóm các tình huống thường xảy ra sẽ gợi sự quan tâm đặc biệt. 18
  19. CÂU 5: Chọn một công việc cụ thể, xây dựng quy trình công nghệ để thực hiện công việc đó, chi tiết cho đến từng thao tác. Trên cơ sở đó nhận dạng các rủi ro bất định có thể nảy sinh ở từng thao tác? - Công việc: lau sàn nhà - Quy trình thực hiện: Bước 1: Xả nước vào xô, trong thời gian chờ nước đầy, quét nhà (canh thời gian khóa nước) Bước 2: Nhúng ướt cây lau nhà (vắt nước), lau sàn lần thứ nhất Bước 3: Thay nước, giặt cây lau nhà, lau sàn lần thứ hai Bước 4: Thay nước thơm, giặt cây lau nhà, lau sàn lần cuối Bước 5: Mở quạt cho sàn mau khô Bước 6: Giặt, vắt ráo nước, phơi cây lau nhà. → Rủi ro có thể nảy sinh: khi xả nước nếu canh thời gian không chính xác → nước tràn → Bất định có thể nảy sinh: khi quét nhà phải canh nước → tạo áp lực tâm lý: lo lắng không biết nước đã đầy chưa hoặc nước có bị tràn hay không ? CÂU 6: Phân tích các nguyên nhâm rui ro tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Thông thường rủi ro tín dụng xảy ra do những nguyên nhân sau: 1.Rủi ro do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh Đó là rủi ro do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tính dụng với nhau, bằng hình thức tăng lãi suất gửi tiền và giảm lãi suất cho vay... điều này sẽ thuận lợi đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không có khả năng cạnh tranh cao họ sẽ có nguy cơ bị đẩy lùi, mất dần khách hàng và có nguy cơ bị phá sản. Trong thời kì lạm phát hiện nay, thị trường không ổn định biến động quá nhanh có khi không thể dự đoán được, chính sách nhà nước đã có những thay đổi đáng kể theo từng thời kì ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng thương mại, chẳng hạn như tăng tỉ lệ dư trữ bắt buộc, khuyến khích đầu tư bằng cách tăng lãi suất gửi tiết kiệm… cũng tạo không ít rủi ro cho các tổ chức tín dụng. bên cạnh đó môi tường pháp lý việt nam chưa thuận lợi, hệ thống thông tin còn bất cập cũng gây không ít khó khăn. Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. 19
  20. Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta. Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn. Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2