TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
VIỆN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG<br />
----------o0o----------<br />
<br />
BÀI TẬP NHÓM<br />
<br />
MÔN: QUẢN LÝ HỌC<br />
Đề tài:<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC<br />
Giáo viên hướng dẫn<br />
<br />
: PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà<br />
<br />
Danh sách nhóm<br />
<br />
: Phạm Minh Thư<br />
<br />
– 11123912<br />
<br />
–<br />
<br />
255<br />
<br />
– 11121522<br />
<br />
–<br />
<br />
103<br />
<br />
Nguyễn Xuân Tuyến – 11124488<br />
<br />
–<br />
<br />
290<br />
<br />
Vũ Hải Linh<br />
<br />
– 11122142<br />
<br />
–<br />
<br />
157<br />
<br />
Phạm Thanh Vân<br />
<br />
– 11124550<br />
<br />
–<br />
<br />
293<br />
<br />
Nguyễn Đình Hoàng<br />
<br />
Lớp tín chỉ<br />
<br />
: Quản lý học 1 (213)_5<br />
<br />
Hà Nội, tháng 10/2013<br />
<br />
Vấn đề:<br />
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy sản xuất dầu ăn tinh luyện nhưng công<br />
đoạn tẩy màu và khử mùi – 2 công đoạn quan tọng trong sản xuất dầu ăn còn chưa<br />
hoàn chỉnh. Công đoạn tẩy màu còn bỏ ngỏ, còn công đoạn khử mùi chưa đạt vì độ<br />
chân không trong thiết bị khử mùi không cao. Công ty sản xuất dầu thực vật cảng<br />
Cái Lân đã cho nhập về thiết bị chân không và tẩy màu nhằm hoàn chỉnh dây<br />
chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dầu ăn tinh luyện từ đầu dừa.<br />
Vấn đề đặt ra là công ty chưa có nhân lực phù hợp với trình độ vận hành và kiểm<br />
soát chất lượng sản phẩm đối với 2 công đoạn mới này.<br />
I.<br />
<br />
Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định<br />
a. Phát hiện vấn đề:<br />
Vấn đề xuất hiện khi dây chuyền thiết bị chân không đã được kí hợp đồng<br />
mua về và tiến tới lắp đặt, nhưng đội ngũ kĩ sư sinh hóa và thẩm định chất<br />
lượng lại chưa có chuyên môn trong khâu tẩy màu và tẩy mùi dầu ăn. Công<br />
nghệ cũ chủ yếu sử dụng than hoạt tính để hấp phụ các chất lắng cặn sau quá<br />
trình khử gum (khử photphatit, các vết kim loại) và quá trình trung hòa axit<br />
béo tự do.Công nghệ khử mùi chủ yếu vẫn sử dụng hơi nước ở áp suất cao<br />
sục qua dầu trong điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp để lôi cuốn<br />
các chất gây mùi và một phần các axit béo tự do có trong dầu. Công nghệ<br />
này đã hình thành nên đội ngũ nhân viên chuyên sâu về sinh hóa thực phẩm<br />
nhưng với công nghệ chân không li tâm mới nhập về lại có yêu cầu đối với<br />
các kĩ sư lí hóa trong vận hành máy móc, thiết bị chính xác.<br />
Hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm trước nay đã thẩm định sản phẩm trên<br />
các tiêu chí thành phần dinh dưởng, hàm lượng chất bảo quản, dư lượng<br />
cặn... nhưng khâu tẩy màu và khử mùi lại chưa có hệ thống chuẩn hóa (cả<br />
chuyên gia thẩm định lẫn các tiêu chí đánh giá). Trong khi, muốn đưa được<br />
sản phẩm mở rộng thị phần và vượt ra khỏi biên giới, những yếu tố này lại là<br />
điều cần thiết được thông tin với khách hàng.<br />
b. Chuẩn đoán nguyên nhân của vấn đề:<br />
Trả lời cho những câu hỏi để tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề, có thể xác<br />
định được:<br />
<br />
- Vấn đề liên quan đến đội ngũ nhân viên vận hành dây chuyến thiết bị<br />
và đội ngũ nhân viên thẩm định chất lượng sản phẩm. Họ phản ứng<br />
lúng túng và khó khăn trước công đoạn mới và thiết bị với những<br />
thông số kĩ thuật lạ lẫm. Các nhân viên kiểm soát chất lượng tỏ ra hào<br />
hứng trước đặc tính mới được bổ sung cho sản phẩm nhưng lại chưa<br />
biết quy trình thẩm định và các tiêu chí đánh giá sản phẩm.<br />
- Vấn đề xuất hiện khi dây chuyền được đưa vào vận hành chạy thử.<br />
Sản phẩm mới ra đời một cách không chắc chắn sau sự vận hành<br />
không thật suôn sẻ của các kĩ sư sinh hóa khi họ chật vật với quá trình<br />
tách li tâm khử mùi dầu ăn. Các kiểm soát viên có nhận thấy khác biệt<br />
với các sản phẩm mới nhưng lại không chắc chắn sản phẩm đã thực sự<br />
hoàn hảo hay có sự thay đổi tích cực so với sản phẩm cũ.<br />
- Vấn đề do trình độ chuyên môn còn hạn chế cũng như lối mòn trong<br />
cách vận hành những thiết bị cũ đã quen thuộc từ trước đối với các kĩ<br />
sư tinh chế dầu và sự lúng túng do thiếu tiêu chí đánh giá và thiếu<br />
chuyên môn đối với các chuyên gia thẩm định chất lượng sản phẩm.<br />
- Vấn đề gây ra tâm lí không chắc chắn và lo ngại rủi ro khi đưa thiết bị<br />
vào sản xuất đại trà và tung sản phẩm mới ra thị trường trong khi chưa<br />
biết chắc chắn đã khai thác hiệu quả nhất dây chuyền công nghệ mới<br />
này.<br />
- Vấn đề đặt ra tính cấp thiết phải được được xử lí nhanh chóng để hoàn<br />
thành chiến tiến độ chiến lược sản xuất, kinh doanh.<br />
- Nguyên nhân của vấn đề này là trình độ nhân viên chưa đáp ứng được<br />
với sự thay đổi công nghệ mới này.<br />
c. Quyết định giải quyết vấn đề:<br />
- Vấn đề nêu trên không thể tự nó giải quyết được. Mặc dù các nhân<br />
viên kĩ thuật được trang bị những kiến thức tốt về vận hành thiết bị<br />
công nghệ cũ nhưng lại tỏ ra khó khăn trong vận hành thiết bị mới và<br />
không chắc chắn sử dụng thiết bị hiệu quả nhất có thể. Các kiểm soát<br />
viên hoàn toàn không biết làm cách nào để thẩm định sản phẩm mặc<br />
dù họ có nhận thấy sự thay đổi trong những đặc tính quan sát được với<br />
các sản phẩm mẫu.<br />
<br />
- Vấn đề cần phải được giải quyết ngay nhằm hoàn thiện sản phẩm và<br />
tung ra thị trường phù hợp với chiến lược kinh doanh mở rộng thị<br />
phần và nâng cao tầm ảnh hưởng của thườn hiệu.<br />
- Chi phí và lợi ích của giải quyết vấn đề: Chi phí của giải quyết vấn đề<br />
nằm ở chi phí cho nguồn nhân lực cần phải có để sử dụng thiết bị, còn<br />
lợi ích sau giải quyết vấn đề là loạt sản phẩm mới phù hợp yêu cầu<br />
khách hàng ngày càng cao và đạt được mục tiêu chiến lược kinh<br />
doanh dài hạn.<br />
- Vấn đề nguồn nhân lực là vấn đề khó khăn dài hạn đối với nhiều công<br />
ty sản xuất. Giải quyết vấn đề nguồn nhân lực được xem như là sự<br />
sống còn của chiến lược kinh doanh sản xuất.<br />
- Nhận thức rõ trong những nhà quản lí là phải có trách nhiệm giải<br />
quyết vần đề này, nhanh chóng ổn định sản xuất, khai thác hiệu quả<br />
thiết bị mới đầu tư và đưa vào sản xuất sản phẩm đại trà.<br />
d. Xác định mục tiêu của quyết định:<br />
Kết quả cần đạt được khi giải quyết vấn đề là có được nhân lực phù hợp với<br />
2 công đoạn kĩ thật mới bổ sung trong dây chuyền sản xuất và hoàn thiện hệ<br />
thống kiểm định chất lượng. Đây cũng là mục tiêu của quyết định giải quyết<br />
vấn đề.<br />
e. Xác định tiêu chí đánh giá vấn đề:<br />
Một hệ thống các tiêu chí tốt tạo cơ sở khách quan cho việc lựa chọn phương<br />
án quyết định tối ưu và đo lường thành công trong quá trình hướng tới<br />
những mục tiêu của quyết định. Hệ thống tiêu chí đánh giá được đưa ra là:<br />
- Chuyên môn phù hợp yêu cầu: Nguồn nhân lực mới phải có khả năng<br />
vận hành thiết bị mới một cách có hiệu quả và hạn chế rủi ro trong sản<br />
xuất ở số lượng sản phẩm lớn. Các kiểm soát viên phải có những kĩ<br />
năng chính xác cho công tác thẩm định đảm bảo chất lượng sản phẩm,<br />
tránh đưa ra thị trường những phế phẩm gay mất lòng tin với người<br />
tiêu dùng.<br />
- Hoạt động của đội ngũ nhân viên mới phải phù hợp, đồng bộ và ăn<br />
khớp với các khâu sản xuất khác. Sử dụng các thiết bị này là một quá<br />
<br />
II.<br />
<br />
trình, công đoạn trong sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, nên cần có sự<br />
phối hợp với các khâu sản xuất khác.<br />
- Khả năng sử dụng lâu dài với nguồn nhân lực mới. Nguồn nhân lực<br />
này sẽ là một phần trong hệ thống lao động hiện có và cần hoạt động<br />
lâu dài, có tính bền vững, ổn định.<br />
- Chi phí của phương án giải quyết phù hợp: Chi phí gồm có chi phí<br />
thời gian (thời gian để đội ngũ nhân viên mới sẵn sàng được đưa vào<br />
sử dụng và ăn khớp với các lao động hiện có) và chi phí hiện tại (chi<br />
phi cần chi trả cho đội ngũ nhân viên cần có).<br />
Xây dựng các phương án quyết định<br />
<br />
Đây là hoạt động mang tính sáng tạo cao của những người tham gia vào quá trình<br />
quyết định. Việc tìm ra các phương pháp cần có được từ sự tham khảo và phân tích<br />
tổng hợp nhiều tầng thông tin từ nhiều nguồn, nhiều người<br />
- Có thể mời một người bên ngoài công ty, có thể đó là chuyên gia về quản lí<br />
công nghệ hay quản trị nhân lực, cũng có thể là một nhân viên tập sự như<br />
một kĩ sư mới vào nghề... tham gia cuộc họp tìm kiếm phương án và lên kế<br />
hoạch cho chiến lược mới. những người này có thể đưa ra các ý kiến khách<br />
quan, những quan điểm khác biệt, như là sự vận hành chính xác và hiệu quả<br />
của dây chuyền mới sẽ cần những yếu tố nào, mức độ quan trọng của mỗi<br />
yếu tố có đóng góp bao nhiêu, chi phí cho những yêu tố này dự kiến sẽ là<br />
như thế nào... hay thậm chí một số góp ý, phê bình hữu ích, như cần có sự<br />
thay đổi trong hoạt động vận hành không dừng lại ở việc lắp đặt dây chuyền<br />
công nghệ và rập khuôn theo những mẫu sản phẩm định sẵn mà cần có<br />
những nghiên cứu phát triển sản phẩm phù hợp hơn..., ví dụ: Liệu khả năng<br />
các nhân viên của công ty tiếp thu được kiến thức cũng như vận hành được<br />
dây chuyền mới này là bao nhiêu, có đủ mức kì vọng cho một sự thay máu<br />
trong hệ thống nhân viên cũ, liệu sự vận hành được chỉ đạo từ một người<br />
nước ngoài không thật am hiểu văn hóa Việt Nam có thể làm vừa lòng các<br />
nhân viên cũ và phối hợp ăn khớp với các khâu sản xuất khác...<br />
- So sánh, đối chiếu với các tổ chức khác để xem họ giải quyết vấn đề như thế<br />
nào?<br />
o Các công ty khác cũng gặp các vấn đề tương tự về nguồn nhân lực và<br />
trình độ của nguồn nhân lực đã trở thành một yêu cầu bức bối với mọi<br />
ngành nghề. Các cách giải quyết mà các công ty thường đưa ra là thuê<br />
<br />