Bài tiểu luận: Đánh giá hoạt động chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
lượt xem 25
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Đánh giá hoạt động chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)" nhằm tìm hiểu nguyên nhân VIB có thể đạt được những thành tựu ấn tượng trong suốt thời gian qua cũng như những thách thức mà ngân hàng phải đối mặt liên quan đến hoạt động chuyển đổi số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Đánh giá hoạt động chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) Thành phố Hồ Chí Minh, 06 - 2023
- PHẦN MỞ ĐẦU Trong bối cảnh công nghệ số như hiện nay, mạng máy tính ngày càng phổ biến trên thế giới, điều này hỗ trợ con người có thể nhanh chóng kết nối với nhau dễ dàng hơn, giúp cho cuộc sống trở nên hiện đại và tiện nghi. Theo báo cáo từ Hootsuite cho thấy, tính đến tháng 01/2021, số lượng người dùng Smartphone toàn cầu là 5,22 tỷ người, số người sử dụng Internet là 4,66 tỷ người và số người dùng mạng xã hội là 4,2 tỷ người. Tại Việt Nam, tính đến tháng 01/2021, dân số Việt Nam đạt mốc 97,8 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 37,7%. Trong đó, có khoảng 68,17 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70,3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau. Từ năm 2020, 35% các ngân hàng sẽ bị lấn sân bởi các công ty công nghệ mới và Mobile Banking được dự đoán là tăng trưởng trung bình 2,83% từ năm 2019 đến năm 2024. Theo đó, phát triển ngân hàng số đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới lẫn Việt Nam, cho thấy chuyển đổi số hiện nay là xu hướng tất yếu của ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Điều này đã tạo ra cho ngành Ngân hàng những cơ hội để phát triển nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Tuy nhiên, nếu có thể vượt lên các thách thức, tạo ra được các lợi thế cạnh tranh cho mình, đồng thời chủ động thích ứng với sự thay đổi không ngừng của xã hội thì điều đó sẽ góp phần đưa ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung phát triển bền vững. Trong suốt quá trình phát triển, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. VIB đã và đang đẩy nhanh tốc độ đổi mới của ngân hàng và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, sáng tạo, đáp ứng hầu hết nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng. Được xem là một trong những ngân hàng đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới, số hóa quy trình từ nội bộ đến bên ngoài, VIB liên tục đạt tỷ lệ cao về tăng trưởng lẫn tỷ lệ giao dịch của khách hàng qua nền tảng số. Để tìm hiểu nguyên nhân VIB có thể đạt được những thành tựu ấn tượng trong suốt thời gian qua cũng như những thách thức mà ngân hàng phải đối mặt liên quan đến hoạt động
- chuyển đổi số, nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)”. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là VIB bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996. Tính đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 350.000 tỷ đồng. VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Hiện nay, VIB là 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Trụ sở chính của ngân hàng VIB đặt tại: Tầng 1, 2, Tòa nhà Sailing Tower - 111A Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra VIB có Sở Giao Dịch đặt tại: Tầng 1, 6, 7, tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội và Trụ sở riêng biệt về hoạt động quản trị rủi ro tài chính đặt tại: Tầng 2, 3, 4, 6, Tòa nhà PaxSky, 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. VIB khẳng định vị thế của mình khi có hoạt động đầu tư tích cực vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng trong nước cũng như trên thị trường Quốc tế. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển - Năm 1996, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam được thành lập với số vốn ban đầu 50 tỷ đồng và 23 nhân viên. Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội. - Năm 2006, sau 10 năm thành lập và phát triển, vốn điều lệ của VIB tăng lên là 1.000 tỷ đồng, thành lập Trung tâm thẻ VIB, phát hành thẻ ghi nợ nội địa VIB Values và hệ thống ATM của Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Cũng trong năm này, VIB nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trao tặng.
- - Năm 2007, VIB tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn như Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Tổng Công ty Tài chính Dầu khí. Mạng lưới kinh doanh đạt 82 đơn vị. Được xếp hạng 3 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. - Năm 2008, được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có "Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008". Triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thương hiệu – Interbrand. Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội. Ra mắt dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB 4U. Phát hành thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard. Thành lập Khối Công nghệ ngân hàng với quyết tâm đưa VIB trở thành ngân hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường. - Năm 2009, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA). Chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới. Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 - 2013, với mục tiêu đến năm 2013 sẽ trở thành ngân hàng hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam. - Năm 2010, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai các dự án quan trọng phục vụ chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 – 2013 của ngân hàng. Mạng lưới kinh doanh đạt trên 130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành trên cả nước. - Năm 2011, vốn điều lệ của VIB tăng là 4.250 tỷ đồng. VIB nhận cờ thi đua do Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ngân hàng CBA nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 20% vốn điều lệ của VIB. - Năm 2012, VIB nhận giải thưởng Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương trong chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu (CTFP) do IFC – thành viên của nhóm Ngân hàng quốc tế trao tặng.
- - Năm 2013, VIB nhận giải thưởng Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương và giải thưởng thương hiệu mạnh 2013 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc Tiến trao tặng. - Năm 2014, tiếp tục nhận giải thưởng Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, giải thưởng thương hiệu mạnh 2014 và giải thưởng “Lãnh đạo công nghệ thông tin tiêu biểu khu vực Đông Nam Á” do Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG, các tổ chức công nghệ thông tin, các Bộ, Ngành trong nước và khu vực Đông Nam Á trao tặng. - Năm 2015, còn là một năm VIB đạt được nhiều thành tựu nổi bật với các tổ chức và đối tác uy tín trong nước và quốc tế, bao gồm: Giải thưởng “Ngân hàng của năm” do The Banker - ấn phẩm tài chính ngân hàng có uy tín hàng đầu trên thế giới trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ phát triển nhanh nhất” và “Thương vụ tốt nhất” do Tổ chức Global Banking & Finance Review trao tặng; VIB tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng sức mạnh tài chính trong số các ngân hàng Việt Nam được Moody’s đánh giá; Giải thưởng “Đối tác hàng đầu và Đối tác ngân hàng SME tại Việt Nam” do ADB trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng có các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng sáng tạo nhất” bởi tổ chức IDG dành cho ứng dụng Ngân hàng di động MyVIB; Giải thưởng “Giải pháp sáng tạo nhất dành cho thẻ thanh toán quốc tế” do tổ chức MasterCard trao tặng. - Năm 2016 tiếp tục với những giải thưởng như: “Ngân hàng Tài trợ Thương mại Tốt nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương”; “Ngân hàng có dịch vụ ngân hàng SME sáng tạo nhất Việt Nam năm 2016”; Giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động mạng xã hội tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng giao dịch tiến bộ nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương” từ The Asian Banker; Giải thưởng “Thương hiệu mạnh 2016”; Ngân hàng tiêu biểu của năm - “Bank of the Year 2016” từ The Banker. Cũng trong năm nay. VIB đã tăng vốn điều lệ lên 5.644 tỷ đồng.
- - Năm 2017, 564.442.500 cổ phiếu VIB chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (UpCom) từ ngày 9/1/2017. Các giải thưởng bao gồm: “Thương hiệu ngân hàng sáng tạo nhất Việt Nam 2017” từ Tạp chí Thương hiệu Toàn Cầu (Global Brands Magazine, Vương quốc Anh); Giải thưởng "Đối tác Ngân hàng phát hành có nghiệp vụ tài trợ thương mại tốt nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương 2017" từ IFC; Giải thưởng “Dịch vụ sáng tạo độc đáo 2017” từ Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG cho tính năng chuyển tiền nhanh trên mạng xã hội – MyVIB Social Keyboard; Giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam có dịch vụ khách hàng tốt nhất 2017” từ Tạp chí Global Banking & Finance Review (GBAF); Giải thưởng “Ngân hàng số của năm 2017” từ The Asset và giải “Ứng dụng Ngân hàng di động có trải nghiệm khách hàng tốt nhất Việt Nam 2017” cho MyVIB; Giải thưởng “Thương vụ M&A tiêu biểu 2017”. VIB trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận giải thưởng “Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về Tài trợ thương mại cho Doanh nghiệp SMEs” từ ADB Nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. HCM. - Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước quyết định cho VIB áp dụng chính thức Basel II. VIB nhận hai giải thưởng Quốc tế về Ngân hàng số Digital Banking. VIB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 7.800 tỷ đồng, đạt chứng nhận “Doanh nghiệp UPCoM quy mô lớn thực hiện tốt công bố thông tin và minh bạch 2018”, đứng thứ hạng 27 trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam, nhận giải thưởng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp SME. Thương hiệu VIB được giới truyền thông quốc tế đánh giá cao và ngân hàng cũng nhận giải thưởng Ngân hàng Việt Nam có ứng dụng mobile banking sáng tạo nhất 2018. - Năm 2019, VIB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 9.245 tỷ đồng và trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN. VIB nhận hai giải thưởng quốc tế về Ngân hàng số do Tạp chí tài chính quốc tế The Asset trao tặng VIB được ghi nhận là Ngân hàng có môi trường làm việc sáng tạo nhất Việt
- Nam cùng giải thưởng “Thương hiệu ngân hàng sáng tạo trong sản phẩm Thẻ tín dụng 2018” ADB đánh giá VIB là “Ngân hàng hàng đầu về tài trợ thương mại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” VIB đạt chứng nhận là “Doanh nghiệp Upcom quy mô lớn thực hiện tốt công bố thông tin minh bạch năm 2018 - 2019”. - Năm 2020, VIB được IFC nâng hạn mức tài trợ thương mại lên 144 triệu USD và là năm thứ tư liên tiếp dành hai giải thưởng về ngân hàng số từ The Asset: Ngân hàng số của năm và Trải nghiệm Khách hàng tốt nhất. VIB đã thí điểm chuẩn mực Basel III tại Việt Nam, chính thức niêm yết gần 1 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE và được tổ chức Global Brands Magazine công nhận là Thương hiệu thẻ tín dụng sáng tạo nhất Việt Nam. VIB tăng vốn điều lệ lên hơn 11.000 tỷ đồng theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, Ngân hàng dự kiến chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đề xuất này xuất phát từ nhu cầu vốn của Ngân hàng dành cho các dự án đầu tư vào hệ thống công nghệ, mạng lưới, cấp tín dụng, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong kinh doanh theo Quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó, chính sách ESOP (chia cổ phiếu thưởng cho CBNV) nhằm phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, vận hành của Ngân hàng. 1.1.2. Hoạt động kinh doanh Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân; Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng; Chiếu khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Thực hiện hoạt động bao thanh toán;
- Mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế; Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và cung ứng các dịch vụ ngoại hối theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của pháp luật. 1.2. Lý thuyết và pháp luật về chuyển đổi số ngành Ngân hàng 1.2.1. Lý thuyết về chuyển đổi số Theo định nghĩa của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT Research & Application Center), chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi hoặc cải tiến các hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng là quá trình chuyển đổi các hoạt động truyền thống thành các hoạt động trực tuyến và tự động hóa bằng cách sử dụng công nghệ số. Những công nghệ này có thể bao gồm các ứng dụng di động, hệ thống thanh toán trực tuyến, trí tuệ nhân tạo và nhiều hơn nữa. Từ việc phát hành thẻ tín dụng đến chuyển tiền và quản lý tài khoản, chuyển đổi số trong ngành ngân hàng giúp các ngân hàng tạo ra một môi trường hoạt động trực tuyến an toàn và tiện lợi cho khách hàng. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể thực hiện các giao dịch của họ mọi lúc, mọi nơi chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại di động hoặc máy tính cá nhân. 1.2.2. Lợi ích của hoạt động chuyển đổi số - Tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ hơn Trong thời đại kỷ nguyên số, các ngân hàng không còn bị động về cách thức tiếp cận và thu hút khách hàng như trước. Chuyển đổi số ngân hàng đã mở ra một “cánh cửa” mới giúp các tổ chức tài chính tiếp cận khách hàng tiềm năng của họ dễ dàng và rẻ hơn. Internet cung cấp các nền tảng tuyệt vời để tiếp cận trực tiếp với những người tiêu dùng tiềm năng này, ngay trên thiết bị của họ. Điều này làm cho việc ảnh hưởng đến họ dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến việc tăng khả năng họ đến với bạn.
- Mặt khác, người tiêu dùng ngày nay lựa chọn ngân hàng tùy thuộc vào cách họ nhìn nhận về tổ chức. Nhận thức của họ được định hình và ảnh hưởng bởi các nền tảng truyền thông xã hội, thông qua các trang web và quảng cáo. Nếu các ngân hàng có thể thực hiện một số hoạt động tiếp thị trực tuyến tốt, nó sẽ giúp họ tạo dựng niềm tin trong mắt mọi người. - Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Với các dịch vụ ngân hàng trước đây, khách hàng rất không hài lòng vì phải đứng chờ hàng giờ đồng hồ để nhân viên ngân hàng phân loại, kiểm tra, đối chiếu và xử lý các thông tin đăng ký mở tài khoản, chứng từ vay nợ, thanh toán, phiếu kê khai thẻ,… Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ số và sự phát triển của chuyển đổi số trong ngân hàng, giờ đây, khách hàng chỉ phải mất vài phút để hoàn tất các thủ tục trên. - Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng Chuyển đổi số trong ngân hàng cho phép các tổ chức tài chính biết người tiêu dùng thực sự muốn gì. Từ đó họ có thể tạo ra các dịch vụ tài chính cá nhân và cung cấp theo yêu cầu của khách hàng hơn là phỏng đoán. Những phát triển công nghệ sáng tạo mới cho phép các ngân hàng tăng cường sự tham gia của khách hàng với các dịch vụ cá nhân hóa. - Giúp nắm bắt xu hướng và thay đổi của thị trường nhanh hơn Chuyển đổi số giúp các tổ chức ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ và những thay đổi của thị trường nhanh hơn. Chỉ khi một tổ chức có thể tự nâng cấp, nó mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thời đại mới. Các công nghệ kỹ thuật số tinh vi đã thay đổi cách thức hoạt động ngân hàng truyền thống. Sự xuất hiện của các cổng thông tin mua sắm, kênh xã hội và ứng dụng di động tích hợp đã mở ra rất nhiều cánh cửa cho các ngân hàng tiếp cận với khách hàng của họ. Các tổ chức ngân hàng cần đón nhận thế giới kỹ thuật số mới này bằng cách hướng tới chuyển đổi số. 1.2.3. Pháp luật về chuyển đổi số
- Hành lang pháp lý về phát triển ngân hàng số được hình thành lần đầu vào năm 2007 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, từ đó mở đường cho quá trình số hóa và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, trước tác động của cuộc CMCN 4.0, quá trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi cấp thiết phải hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng. 2018 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản để định hướng quá trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng như: Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0; Quyết định số 1238/QĐ-NHNN ngày 08/7/2020 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ; Quyết định số 260/QĐ-NHNN ngày 04/3/2021 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN đã quy định rõ mục tiêu của việc phát triển ngân hàng số thông qua xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng là cung cấp dịch vụ ngân hàng số, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính - ngân hàng.
- Nhằm thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, ban hành các cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số được tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi. Với mục tiêu trên, NHNN và Chính phủ đã ban hành những quy định hướng dẫn các dịch vụ ngân hàng và tài chính phát triển theo định hướng chuyển đổi số nhằm ưu tiên giảm thiểu thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế, trong đó đáng chú ý là việc Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT- NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money)... Qua đó, góp phần tạo ra khung pháp lý điều chỉnh hoạt động chuyển đổi số, đặt chuyển đổi số trở thành vấn đề trọng tâm trong phát triển ngành Ngân hàng.
- CHƯƠNG 2: THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIB 2.1. Chiến lược chuyển đổi số của VIB - Việt Nam là nước có mức độ phát triển ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất trong khu vực và ngân hàng được đánh giá là ngành chuyển đối số mạnh mẽ nhất. VIB định hướng đi đầu về chuyển đổi số ngành ngân hàng bằng cách bứt phá về tốc độ dịch vụ, đổi mới sáng tạo và liên tục mang đến những sản phẩm dịch vụ tài chính được thiết kế riêng với hàm lượng công nghệ cao dành cho từng nhóm khách hàng. Chiến lược chuyển đổi số tại VIB gồm 3 trụ cột chính: Ngân hàng số, số hóa và dữ liệu. o Về ngân hàng số, VIB xác định đây là môi trường trải nghiệm tương tác với cách tiếp cận và giá trị độc đáo, nơi phát triển những sản phẩm, dịch vụ, tính năng chỉ có thể tìm thấy trên nền tảng số. o Về số hóa, VIB tập trung vào 2 khía cạnh. Thứ nhất, tinh giản trên cơ sở đảm bảo đầy đủ chuẩn mực để tự động hóa quy trình kinh doanh, vận hành. Thứ hai, ứng dụng công nghệ để vận hành tự động sản phẩm, dịch vụ trên các hệ thống từ nội bộ đến phục vụ khách hàng, rút ngắn thời gian xử lý và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. o Về dữ liệu, VIB tập trung vào hai nhiệm vụ. Một là chuẩn hóa và quản lý dữ liệu theo xu hướng mới nhất như DQM (Data quality management), MDM (Master data management). Hai là phân tích và khai thác dữ liệu bằng các công nghệ hiện đại như Big Data Analytics hay Machine Learning nhằm hiểu rõ hơn về khách hàng và cải thiện hiệu suất kinh doanh, vận hành. - Với khoảng 4,5 triệu khách hàng hiện hữu, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng lên 10 triệu khách hàng trong vòng 5 năm với phần lớn danh mục khách hàng thuộc nhóm Gen Z và Millenia. Để đón đầu nhu cầu của khách hàng trẻ, VIB tiếp tục phát triển và tối ưu các trải nghiệm số hóa các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối. Trong đó, My VIB 2.0 với vai trò sản phẩm chiến lược, khẳng định vị thế dẫn đầu trrong lĩnh vực Ngân hàng số sẽ tiếp tục hoàn thiện các tính năng đồng thời ứng dụng công nghệ mới nhất như AI và Big Data để cá nhân
- hóa sản phẩm, nhằm nâng cao trải nghiệm số và đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của khách hàng mục tiêu. 2.2. Hoạt động chuyển đổi số của VIB Để đạt được kết quả tăng trưởng vượt bậc, VIB đã chú trọng đầu tư vào các dự án sản phẩm công nghệ, tập trung triển khai số hóa và dịch vụ ngân hàng số, mang lại những trải nghiệm tài chính khác biệt, an toàn và ổn định cho khách hàng. - My VIB 2.0 là dự án được chú trọng đầu tư, triển khai mạnh mẽ theo chiến lược số hóa, hội tụ đủ 3 yếu tố “Mobile first – Cloud first – AI first”, mang lại bước đột phá trong chặng đường chuyển đổi số của VIB. Chính thức ra mắt vào 05/2022, My VIB 2.0 đạt được những kỷ lục lần đầu tiên tại Việt Nam: o Ứng dụng Mobile Banking Could Native đầu tiên tại Việt Nam (Clould first): Không chỉ đưa dữ liệu lên nền tảng điện toán đám mây (multi-cloud), VIB tiên phong ứng dụng Cloud vào phát triển nền tảng số và mang lại cho khách hàng những trải nghiệm nhanh chóng và vượt trội. Đồng thời góp phần giảm chi phí phát triển mới và chi phí vận hành tương ứng. o Ứng dụng đầu tiên cung cấp trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) và tối ưu trải nghiệm khách hàng trên thiết bị di động (Mobile first): trong đó nổi bật nhất là tính năng giao dịch bằng giọng nói (AI Voice Banking). Khi sử dụng chức năng này, người dùng có thể dùng giọng nói để yêu cầu ứng dụng thực hiện các giao dịch tài chính chính xác mà không cần dùng tay. o Ứng dụng tối đa hóa hàm lượng công nghệ: Bên cạnh công nghệ Cloud- native và AR, VIB luôn nỗ lực đón đầu công nghệ như AI, Machine Learning, Big Data (AI first) để phân tích chuyên sâu vào chân dung và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp, gợi ý phù hợp và cụ thể hơn với từng cá nhân. Thể hiện ở việc cá tính năng mới, khuyến mãi và ưu đãi sẽ được cá nhân hóa theo từng đối tượng khách hàng. Hiệu quả của phương pháp tiếp cận mới dựa trên công nghệ AI đã được chứng minh bằng mức độ hài lòng của khách hàng và tỉ lệ tiếp cận khách hàng ngày càng tăng theo thời gian.
- o Ứng dụng số hóa nghiệp vụ ngân hàng: Với phương châm ứng dụng công nghệ để vận hàng tự động sản phẩm, My VIB 2.0 đã ra mắt tính năng mở thẻ tín dụng trực tuyến, hỗ trợ khách hàng có thể gửi yêu cầu mở thẻ ngay trên ứng dụng app trong vòng 1 phút. Ngay sau khi khách hàng hoàn tất thao tác, thông tin sẽ được tự động đẩy lên hệ thống xử lý tín dụng và được cập nhật cho khách hàng về trạng thái xử lý. o Năm 2023, ứng dụng MyVIB 2.0 tiếp tục ứng dụng các công nghệ tiên tiến và chuyên sâu như AI, Machine Learning, Big Data… để không ngừng cập nhật, phát triển các tính năng mới nằm hiểu rõ và tối ưu hóa trải nghiệm cho từng khách hàng. - Smart Sales: Dự án phát triển ứng dụng Smart Sales - ứng dụng nội bộ dành cho CBNV kinh doanh của VIB – được triển khai từ năm 2020, là một trong những dự án quan trọng nhất nhằm thực hiện mục tiêu số hóa ngân hàng. Smart Sales chính là chìa khóa giúp CBNV kinh doanh kết nối khách hàng và dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Đến hết năm 2022, Smart Sales đã trở thành trợ lý bán hàng đắc lực và không thể thiếu của tất cả CBNV kinh doanh VIB với tỷ lệ sử dụng hàng ngày lên đến hơn 95%. o Tháng 3.2022: Triển khai các tính năng hỗ trợ: Quản lý tình trạng hợp đồng bảo hiểm, tiền gửi và các khách hàng tiềm năng. o Tháng 4.2022: Chính thức ra mắt tính năng giao dịch Chứng chỉ tiền gửi giúp khách hàng có nhu cầu thực hiện chuyển nhượng nhanh chóng và thuận tiện hơn. o Tháng 6.2022: Triển khai gói giải pháp Sapphire và Sapphire Plus, mang lại giải pháp thanh toán toàn diện, bao gồm: tài khoản thanh toán, ứng dụng MyVIB 2.0, thẻ thanh toán toàn cầu IDC và hàng loạt các ưu đãi về phí dịch vụ, lãi suất. o Tháng 7.2022: Mở rộng đối tượng sử dụng ứng dụng Smart Sales, hướng đến nhóm người dùng là cán bộ quản lý với các tính năng thống kê và quản lý thông tin có hệ thống và hiệu quả hơn.
- o Tháng 10.2022: Triển khai ứng dụng Smart Sales cho nhân viên kinh doanh thẻ giúp thực hiện và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thẻ tín dụng nhằm nâng cao hiệu suất làm việc cũng như giảm thiểu thời gian xử lý thủ công. o Năm 2023, ứng dụng Smart Sales sẽ nâng cấp lên phiên bản 2.0 với các tính năng nâng cao trải nghiệm của đội ngũ nhân viên kinh doanh, tối ưu các quy trình hiện hữu như đăng ký sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, cập nhật quy trình tạo hồ sơ thẻ tín dụng, cũng như triển khai các tính năng đăng ký sản phẩm dịch vụ mới như Tạo hồ sơ bảo hiểm VI-DIGI kết nối trực tiếp với Prudential, tạo hồ sơ vay kết nối với ACL; xây dựng quy trình nhận và quản lý toàn diện. - VIB checkout: được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và cá nhân kinh doanh (MSME), và dự kiến ra mắt khách hàng vào quý 1.2023. Với ứng dụng này, khách hàng sẽ được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng số và hệ sinh thái thanh toán số hoàn toàn dễ dàng và miễn phí với những tính năng nổi trội: o Chủ động trong quản lý thông tin tài khoản và các giao dịch phát sinh trên tài khoản bằng nhiều hình thức: thông báo, email, sms. o Thanh toán POS ngay trên ứng dụng: cho phép khách hàng thanh toán các loại hóa đơn, hàng hóa khác nhau bằng thẻ tín dụng một cách nhanh chóng ngay trên ứng dụng. o Linh hoạt tùy chỉnh theo nhu cầu: Hỗ trợ phân quyền nhập, duyệt linh hoạt với từng quy mô hoạt động và kinh doanh của khách hàng, lô trong và ngoài VIB. - VIB Website: cải tiến và tối ưu website một cách toàn diện cả về giao diện và tính năng. o Nâng cấp và xây dựng luồng đăng ký thẻ mới dựa trên tiền gửi trực tuyến giúp dễ dàng mở thẻ hơn, đồng thời bán chéo được sản phẩm tiết kiệm; xây dựng luồng đăng ký cho các sản phẩm thẻ mới như Lazada Card. Số lượng mở thẻ thành công trong năm 2022 tăng hơn 519% so với năm 2021.
- o Nâng cấp luồng xác thực khách hàng trực tuyến (eKYC) cũng như giao diện giúp số lượng mở tài khoản thanh toán trực tuyến thành công trong năm 2022 tăng 18,2% so với 2021. o Website tiếp tục là kênh bán hàng tiện lợi và hữu dụng của Thanh lý tài sản. Số lượng truy cập trang Thanh lý tài sản tăng 60% trong năm 2022. o Tối ưu hóa tìm kiếm SEO (Search Engine Optimization) giúp tăng thứ hạng các từ khóa liên quan MyVIB trên các công cụ tìm kiếm và tăng lượt truy cập cho website. Trong 6 tháng cuối năm 2022, kết quả đạt được ấn tượng với 5 từ khóa nằm trong Top 5 tìm kiếm và lượt truy cập vào trang MyVIB tăng 119%. o Năm 2023, định hướng cải thiện các trang công cụ tìm kiếm, truy vấn thông tin liên quan đến dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách hàng cũng như góp phần tăng lượt truy cập website; tiếp tục cải tiến các biểu mẫu đăng ký sản phẩm thẻ, tài khoản thanh toán trực tuyến, sản phẩm vay… để tăng tỷ lệ đăng ký thành công; duy trì dự án SEO để tăng thứ hạng từ khóa và tăng lượt truy cập từ nguồn tìm kiếm thông tin. 2.3. Những thành tựu đạt được - Ra mắt vào tháng 5.2022, sau 7 tháng, số lượng khách hàng đăng ký mới trên ứng dụng MyVIB 2.0 gấp đôi so với cả năm 2021 trên ứng dụng MyVIB
- 1.0, tăng trưởng 160% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số lượng khách hàng thường xuyên sử dụng và tổng số lượng giao dịch lần lượt tăng 77% và 81% so với năm 2021. - Các sản phẩm dịch vụ được mở mới thông qua MyVIB 2.0 đều có sự tăng trưởng ấn tượng. Số dư cuối kỳ của tài khoản thanh toán trực tuyến tăng 198%, số dư tiền gửi trực tuyến tăng 139% so với cùng kỳ năm 2021. - Số lượng giao dịch qua kênh Ngân hàng số tăng 26 lần trong 5 năm, 2018- 2022. - Thông qua website, số lượng mở thẻ thành công trong năm 2022 tăng hơn 519% so với năm 2021, số lượng mở tài khoản thanh toán trực tuyến thành công trong năm 2022 tăng 18,2% so với 2022. - Đối với ứng dụng Smart Sales, tính đến hết năm 2022, hơn 95% cán bộ nhân viên kinh doanh đã sử dụng SmartSales làm công cụ tương tác với khách hàng. Số lượng khách hàng được mở tài khoản thanh toán qua ứng dụng Smart sales chỉ sau 6 tháng ra mắt đã chiếm đến 39% tổng số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán tại VIB. - Việc số hóa giúp VIB tối ưu được chi phí hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm 2022, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) đã được cải thiện, giảm xuống còn 34,6%. 2.4. Đánh giá hoạt động 2.4.1. Ưu điểm - Tiện lợi, nhanh chóng và bảo mật o Chuyển tiền trực tuyến: Bạn có thể chuyển tiền và thanh toán hóa đơn bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu với một chiếc điện thoại thông minh và một kết nối internet. Việc này sẽ giảm thiểu tối đa thời gian di chuyển đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính. o Đăng ký và sử dụng dịch vụ ngân hàng: Khách hàng có thể đăng ký và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến bao gồm: xem số dư tài khoản, thông
- tin giao dịch, chuyển tiền, mua bán chứng khoán, vay vốn… mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến ngân hàng. o Thanh toán “một chạm”: Nhiều tính năng ưu việt tập trung trên cùng một ứng dụng nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ toàn diện (thanh toán định kỳ chi phí sinh hoạt, thanh toán các chi phí du lịch, dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm trên các trang thương mại điện tử…) o Sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: Khách hàng có thể dễ dàng quản lý chi tiêu bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Các khoản thanh toán sẽ được tự động cập nhật trong tài khoản của khách hàng, giúp họ dễ dàng kiểm tra và theo dõi chi tiêu của mình. o Tính toàn vẹn và bảo mật thông tin: Ngân hàng số cung cấp cho khách hàng một môi trường giao dịch an toàn và bảo mật thông tin. Các giao dịch tài chính được thực hiện bằng các phương thức xác thực đa lớp, mật khẩu OTP, mã PIN, hoặc thông qua công nghệ nhận diện khuôn mặt và dấu vân tay. - Tiết kiệm chi phí o Với ngân hàng số, khách hàng không cần phải tốn chi phí đi lại hoặc mất thời gian chờ đợi để thực hiện các giao dịch tài chính. Thay vào đó, họ có thể thực hiện các giao dịch của mình bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu mà chỉ cần có kết nối Internet. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển cho khách hàng. o Đối với ngân hàng, chuyển đổi sang ngân hàng số cũng giúp giảm chi phí cho các hoạt động truyền thông và tiếp thị. Thông qua các kênh kết nối trực tuyến, ngân hàng có thể dễ dàng tiếp cận được đến các khách hàng của mình và tiết kiệm chi phí cho các hoạt động quảng cáo truyền thống. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể giảm chi phí vận hành nhờ việc giảm số lượng nhân viên cần thiết cho các giao dịch tài chính và tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống máy chủ.
- - Góp phần thực hiện tốt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN. 2.4.2. Hạn chế và thách thức - Khung pháp lý về chuyển đổi số còn chưa thật sự đồng bộ trong quá trình thực hiện, thường đi sau sự phát triển của công nghệ; - An ninh thông tin: Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với ngân hàng số là đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng và dữ liệu giao dịch. Bất kỳ sự cố bảo mật nào đều có thể gây ra rủi ro tài chính và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. - Hạn chế về khả năng truy cập internet: Khách hàng không có khả năng truy cập internet hoặc không có điện thoại thông minh sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng số. - Chất lượng kết nối internet: Sự cố về kết nối internet cũng có thể gây ra trở ngại trong việc sử dụng ngân hàng số, dẫn đến những trục trặc và gián đoạn trong quá trình giao dịch. - Khó khăn trong việc thực hiện một số giao dịch phức tạp: Một số giao dịch như đầu tư chứng khoán hoặc vay vốn cá nhân cần phải ra quầy để thực hiện - Khó khăn trong việc thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng: Việc chuyển từ dịch vụ truyền thống sang ngân hàng số đòi hỏi khách hàng phải thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng và đôi khi gặp phải khó khăn trong việc thích nghi. - Khả năng đầu tư và chi phí triển khai: Việc triển khai ngân hàng số đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư một khoản lớn cho công nghệ, hạ tầng và cả đào tạo nhân lực. Việc đầu tư và chi phí triển khai ngân hàng số cũng là một trong những thách thức đối với các ngân hàng tại Việt Nam. - Sự cạnh tranh của các công ty Fintech trong lĩnh vực tài chính. - Năng lực của đội ngũ nhân sự không theo kịp sự thay đổi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: Chọn 1 công ty, phân tích và đánh giá website của công ty này theo các tiêu chuẩn đánh giá đã được giới thiệu - So sánh với 2 website cùng ngành khác (1 tại VN và 1 của nước ngoài), đánh giá hoạt động thương mại điện tử của các website - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện website nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử cho công ty của Việt Nam
24 p | 2950 | 549
-
Tiểu luận: Kiểm toán tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
50 p | 1655 | 411
-
BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
20 p | 1211 | 386
-
Đè tài báo cáo: “ Phân tích nội dung của kiểm soát kênh phân phối. Trình bày tiêu chuẩn đánh giá các thành viên kênh phân phối của công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk)”
37 p | 1141 | 255
-
Bài tiểu luận môn thanh tra và kiểm toán môi trường
54 p | 469 | 143
-
Bài tiểu luận: Cải cách hành chính
24 p | 466 | 103
-
Bài tiểu luận: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
63 p | 1463 | 80
-
Bài tiểu luận Hóa hữu cơ
38 p | 468 | 58
-
Bài tiểu luận: Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt
65 p | 60 | 33
-
Bài tiểu luận: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An - thành phố sinh thái
6 p | 208 | 27
-
Bài tiểu luận: Lý thuyết quyết định và ứng dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất của doanh nghiệp
24 p | 270 | 24
-
Bài tiểu luận nhóm Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong marketing: Phân tích các yếu tố về đạo đức xã hội của công ty cổ phần sữa Vinamilk
49 p | 81 | 18
-
Bài tiểu luận: Phân tích chiến lược kinh doanh và chiến lược thành phần của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket
40 p | 44 | 14
-
Bài tiểu luận học phần Phân tích hoạt động kinh doanh
16 p | 48 | 13
-
Bài tiểu luận học phần Chính sách kinh tế xã hội: Anh/chị hãy kể tên một chính sách tín dụng hiện hành mà mình biết. Phân tích việc vận dụng chính sách tín dụng đó trong hoạt động thực tiễn của địa phương (cơ quan, đơn vị) nơi công tác và đối với bản thân anh/chị.
11 p | 19 | 12
-
Tiểu luận môn Kinh tế học quốc tế 2: Áp dụng mô hình trọng lực trong phân tích hoạt động thương mại linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 2012-2022
23 p | 19 | 7
-
Tiểu luận: Phát triển thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp
28 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn