intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO MÔN HỌC - Đề tài “Hệ thống các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam, thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Logistics”

Chia sẻ: Hoàng Liên Sơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

197
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tồn cầu,Logistics cĩ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện đại và cĩ ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Logistics khơng phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, cĩ quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO MÔN HỌC - Đề tài “Hệ thống các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam, thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Logistics”

  1. BÁO CÁO MÔN HỌC KINH TẾ THƯƠNG MẠI Đề tài “Hệ thống các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam, thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Logistics”
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 I.Cơ sở lí luận về Logistics .................................................................................... 2 1.1. Khái niệm về logistics: ................................................................................ 2 1.2. Nội dung của Logistics:................................................................................ 5 1.2.1 Xác định nguồn cung cấp:...................................................................... 6 1.2.2. Lập kế hoạch sản xuất tối ưu. ............................................................... 7 1.2.3. Dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hĩa ...................................... 7 1.2.4. Tổ chức hệ thống phân phối .................................................................. 7 1.2.5. Bố trí kho hàng ...................................................................................... 8 1.2.6. Bao gĩi .................................................................................................... 8 1.2.7. Quản lý mạng cung cấp và phân phối hàng hĩa .................................... 8 1.3. Đặc điểm và vai trị của Logistics .................................................................. 8 1.3.1. Đặc điểm của logistics ........................................................................... 8 1.3.2.Vai trị của Logistics .............................................................................. 10 1.4. Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics. ............ 12 1.4.1. Các cơng ty cung cấp dịch vụ vận tải ................................................. 13 1.4.2 Các cơng ty cung cấp dịch vụ phõn phối ............................................ 13 1.4.3. Các cơng ty cung cấp dịch vụ hàng hĩa .............................................. 13 1.4.4. Các cơng ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành ........................ 13 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các Doanh nghiệp Logistics. 13 1.5.1 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 13 1.5.2. Nhận thức về hoạt động Logistics. ...................................................... 14 1.5.3. Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Logistics................................ 15 1.5.4. Vai trị định hướng và hỗ trợ của nhà nước: ....................................... 15 1.5.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics quốc tế trong thời kì mở cửa hội nhập hiện nay ................................................................................... 16
  3. II Thực trạng hệ thống các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam và các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Logistics ............................................... 16 2.1.Hệ thống các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam hiện nay ..................... 16 2.2.Thực trạng hệ thống các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam hiện nay ...... 17 2.2.1. Thị trường logistics ở Việt Nam........................................................... 17 2.2.2 Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh Logistics của các doanh nghiệp Việt nam ............................................................................................ 19 2.2.3. Thực trạng các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam hiện nay .............. 20 2.2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống các doanh nghiệp logistics của Việt Nam .. 24 2.2.5. Nguyên nhân của thực trạng yếu kém của các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 32 2.3 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Logistics. ....................... 37 2.3.1. Các giải pháp vĩ mơ ............................................................................. 37 2.3.2. Các giải pháp vi mơ đối với doanh nghiệp........................................... 39 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tồn cầu,Logistics cĩ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện đại và cĩ ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Logistics khơng phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, cĩ quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.Cĩ thể nĩi Logistics như mạch máu trong hoạt động của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế của một quốc gia cũng như nền kinh tế tồn cầu Ở Việt Nam,Logistics chỉ mới xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ XX…Vì là một ngành cịn rất mới ở nước ta, thế nên nĩ cần được nghiên cứu một cách cĩ hệ thống, tồn diện, kỹ lưỡng, để áp dụng cĩ hiệu quả ở nước ta …Trong vòng 20 năm,ngành hoạt động dịch vụ Logistics ở nước ta đã cĩ những bước phát triển mạnh mẽ,thế nhưng vẫn cịn khơng ít những hạn chế. Hệ thống các doanh nghiệp logistics Việt nam tuy đơng về số lượng nhưng vẫn cịn nhiều bất cập mà nổi trội hơn cả chính là hiệu quả của hoạt động.Nếu như khơng cĩ sự thay đổi trong hoạt động logistics của mình,các doanh nghiệp Logistics Việt Nam sẽ thất thế ngay trên thị trường của mình Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đĩ,em đã chọn đề tài “Hệ thống các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam, thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Logistics” để làm đề tài mơn học Kinh Tế Thương Mại.Với kinh nghiệm và vốn hiểu biết cịn hạn chế sẽ khơng tránh được những sai sĩt trong bài.Em hi vọng sẽ nhận được những chỉ bảo tận tình của cơ. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên thực hiện Nguyễn Đình Tuấn
  5. I.Cơ sở lí luận về Logistics 1.1. Khái niệm về logistics: Thuật ngữ “logistics” là một thuật ngữ quân sự đã cĩ từ mấy trăm năm nay.Thuật ngữ này lần đầu tiên được sủ dụng trong quân đội và mang nghĩa là “hậu cần” hoặc “tiếp vận”.Cùng với sự phát triển của kinh tế,xã hội,nhiều thập kỉ qua,logistic được nghiên cứu và áp dụng sang các lĩnh vực khác như sản xuất,kinh doanh...Vậy thế nào là logistics? Đến nay trên thế giới chưa cĩ một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistic.Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta đưa ra những khái niệm khác nhau về logistics. Theo một tài liệu giáo khoa của ESCAP (economic anh social committee in Asia anh the Pacific - Ủy ban Kinh tế và xã hội ở châu Á và Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc) năm 2000, thì định nghĩa nguyên văn là: “Logistics/ Supply chain management is the synchronised movement of inputs and outputs in the production anh delivery of goods and services to customers”. Tạm dịch: Logistics hay quản trị chuỗi cung ứng là sự chuyển động đồng bộ hố những thứ đầu vào và đầu ra trong sản xuất và giao hàng hố và các dịch vụ đến khách hàng”. Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ-1998: Logistics là quá trình lên kế hoạch,thực hiện và kiểm sốt hiệu quả,tiết kiệm chi phí của dịng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu,hàng tồn,thành phẩm và các thơng tin liên quan từ điểm xuất xứ đến nơi tiêu thụ,nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. Theo ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm sốt việc di chuyển và bảo quản cĩ hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thơng tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hĩa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
  6. Điều 233 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cĩ định nghĩa, Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đĩ thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều cơng việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đĩng gĩi bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác cĩ liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Mặc dù cĩ nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics cĩ thể chia làm hai nhĩm: Nhĩm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 cĩ nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hĩa. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại cĩ tính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác cĩ liên quan tới hàng hĩa”. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là cĩ nghĩa hẹp, tức là chỉ bĩ hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đĩ (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này khơng cĩ nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO) Nhĩm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics cĩ phạm vi rộng, cĩ tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hĩa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhĩm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hĩa và đưa vào các kênh lưu thơng, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhĩm định nghĩa này của dịch vụ logistics gĩp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý … với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận tồn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hĩa tới
  7. tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà chung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp địi hỏi phải cĩ chuyên mơn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gĩi” cho các nhà sản xuất. Đây là một cơng việc mang tính chuyên mơn hĩa cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phơi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trình makerting, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Khái niệm logistics theo nghĩa rộng luơn gắn liền với khái niệm chuỗi logistics- khái niệm logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện. Chuỗi logistics cĩ thể được biểu diễn dưới dạng lưu đồ như sau: Như vậy,qua các khái niêm trên,chúng ta cĩ thể thấy dù khác nhau về cách diễn đạt,cách trình bày nhưng trong nội dung của tất cả các định nghĩa trên đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lí dịng lưu chuyển của nguyên vật liệu tới tay
  8. người tiêu dùng với mục đích giảm tối đa chi phí,đồng thơi phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như phân phối hàng hĩa một cách kịp thời. 1.2. Nội dung của Logistics: Logistics cĩ thể được hiểu như là việc cĩ được đúng số lượng cần thiết ở đúng thời điểm với chi phí phù hợp. Nĩ là nghệ thuật, là một quá trình khoa học tổ chức sự vận động của hàng hĩa,nguyên vật liệu từ khi mua sắm,qua các quá trình lưu kho,sản xuất,phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng. Nĩ phối hợp tất cả các lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, quản lý vịng đời dự án, chuỗi cung cấp và hiệu quả. Theo nghĩa rộng Logistics cĩ tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hĩa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhĩm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hĩa và đưa vào các kênh lưu thơng, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Khi tiến hành điều tra, khảo sát 163 doanh nghiệp tại châu Âu năm 1997, hiệp hội Logistics Châu Âu (ELA- European Logistics Association) thống kê được quan điểm của các nhà quản lý châu Âu về nội dung của Logistics như sau (Coyle, 2003)
  9. Bảng 1.1: Quan điểm của các nhà quản lý châu Âu về nội dung của Logistics Đơn vị: % STT Chức năng Châu Âu Đức Pháp Anh 1. Kho bãi 83 86 99 99 2. VC bên ngoài 82 70 92 99 3. Quản lý dự trữ vật tư 81 71 99 81 4. Phân phối 72 68 67 99 5. Vận chuyển nội bộ 63 63 92 89 6. Quá trình đặt hàng 54 52 50 62 7. KHH sản xuất 49 46 50 61 8. Mua sắm 46 37 25 51 9. Dich vụ khách hàng 33 24 23 50 10. Hệ thống thông tin 29 25 42 31 11. Kiểm tra chất lượng 20 15 17 0 Như vậy cĩ thể thấy rằng logistic tập trung vào các vấn đề sau đây 1.2.1 Xác định nguồn cung cấp: Nội dung của cơng việc định nguồn bao gồm việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, thậm chí phải mua các chi tiết, linh kiện để lắp ráp sản phẩm. Trên thị trường cũng cĩ rất nhiều nhà cung cấp hàng hĩa cĩ thể đáp ứng được yêu cầu
  10. đĩ của doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi nhà cung cấp khác nhau lại đưa ra các sản phẩm cĩ chất lượng cĩ thể khác nhau, đồng thời giá bán cũng cĩ sự khác biệt. Thơng thường sản phẩm cĩ chất lượng cao hơn thì cĩ giá bán cao hơn và ngược lại. Ngồi ra doanh nghiệp cịn phải cân nhắc việc lựa chọn nhà cung cấp nào để cung cấp hàng hĩa cho mình dựa trên các yếu tố, chỉ tiêu khác như: chế độ bảo hành, dịch vụ hậu mãi hay các phương thức chiết khấu giảm giá. 1.2.2. Lập kế hoạch sản xuất tối ưu. Trước khi tiến hành sản xuất doanh nghiệp thường phải dự báo nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm do mình sản xuất ra,sau đĩ lập kế hoạch cho sản xuất nhằm tối thiểu hĩa chi phí để cĩ thể đạt được hiệu quả cao nhất.Trong thực tế các kế hoạch sản xuất khác nhau yêu cầu những chi phí khác nhau, và người làm cơng tác Logistics phải xác định được kế hoạch sản xuất nào cho chi phí ít nhất. Điều đĩ cần cĩ một thuật tốn để xác định. 1.2.3. Dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hĩa Trong sản xuất, dự trữ đĩng vai trị vơ cùng quan trọng. Nĩ nhằm hạn chế việc gián đoạn sản xuất và cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh nhất. Tuy nhiên người làm cơng tác Logistics phải xác định được chi phí cho việc dự trữ, bảo quản bao nhiêu là tối ưu. Nĩ liên quan tới việc xác định loại kho hàng và tổ chức các đợt nhập hàng. Vì vậy việc xác định số lần đặt hàng và số lượng đặt hàng tối ưu trong năm là một điều hết sức cần thiết và địi hỏi phải cĩ căn cứ khoa học. 1.2.4. Tổ chức hệ thống phân phối Tổ chức hệ thống phân phối liên quan đến việc tổ chức di chuyển phương tiện, phân bổ nguồn hàng tới các thị trường, xác định số lượng kho hàng tối ưu. Việc di chuyển phương tiện và hàng hĩa từ kho đến các khách hàng cĩ thể thực hiện trên nhiều tuyến đường khác nhau. Chi phí trên mỗi tuyến đường cũng cĩ thể khác nhau do phụ thuộc vào quãng đường di chuyển, phí cầu đường, thậm chí là các khoản
  11. “tiêu cực phí” nếu cĩ. Vì vậy một trong các chức năng của Logistics là phải chỉ ra việc phân bổ hàng hĩa tối ưu cho các thị trường và con đường vận chuyển cĩ chi phí thấp nhất. 1.2.5. Bố trí kho hàng Bố trí kho hàng bao gồm các cơ sở khoa học trong việc thiết kế một nhà kho, sắp xếp hàng hĩa trong kho cũng như việc di chuyển hàng trong nhà kho đĩ. 1.2.6. Bao gĩi Nội dung này bao gồm việc thiết kế các bao bì sao cho hợp lý để dễ dàng trong việc vận chuyển cũng như sắp xếp tối ưu trên các xe nâng hàng. Ngồi ra nội dung này cịn đề cập tới vấn đề nhận dạng, quản lý hàng hĩa trong kho sao thuận tiện và nhanh chĩng. 1.2.7. Quản lý mạng cung cấp và phân phối hàng hĩa Nội dung này bao gồm việc quản lý tồn bộ hệ thống phân phối đã được thiết lập sao cho chúng hoạt động thực sự cĩ hiệu quả và khoa học. 1.3. Đặc điểm và vai trị của Logistics 1.3.1. Đặc điểm của logistics 1.3.1.1. Logistics cĩ thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính: bao gồm logistics sinh tồn,logistics hoạt động và logistics hệ thống. Logistics sinh tồn cĩ liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nĩi xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nĩi chung. Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với tồn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào
  12. trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy mĩc thiết bị, nguồn nhân lực, cơng nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng, … Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống cĩ mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hồn chỉnh. 1.3.1.2. Logistics cĩ chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp Logistics hỗ trợ tồn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp cĩ thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Logistics cịn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thơng qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. 1.3.1.3. Logistics là một dịch vụ Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng khĩa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đĩng gĩi hàng, tái chế, làm thủ tục thơng quan… cho tới cung cấp dịch vụ trọn gĩi từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đĩng vai trị đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để cĩ thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hĩa trong kho, phân phối hàng hĩa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thơng tin điện tử để theo dõi, kiểm tra … Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics.
  13. 1.3.1.4. Logistics là sự phát triển cao,hồn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận Trước đây, hàng hĩa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hĩa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an tồn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hĩa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tồn bộ việc vận chuyển hàng hĩa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta khơng phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics. 1.3.1.5. Logistics là sự phát triển hồn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: Tồn bộ hoạt động vận tải cĩ thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hĩa do người tổ chức dịch vụ logistics đảm nhiệm.Điểm giống nhau là ở chỗ,trên cơ sở hợp đồng mua bán,người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán,gom hàng thành nhiều đơn vị,gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên các phương thức vận tải khác nhau.Tại nước người mua,người tổ chức dịch vụ logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa điểm cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng, 1.3.2.Vai trị của Logistics 1.3.2.1. Logistics là cơng cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp,sản xuất,lưu thơng phân phối,mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường tồn cầu phát triển với các tiến bộ cơng nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý
  14. coi như là cơng cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đĩ các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU. Trong thị trường tam giác này, các cơng ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của cơng ty đã trở nên mờ nhạt. Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ đơng của Toyota là người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota. Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ơ tơ và xe tải cĩ chất lượng cao. 1.3.2.2. Logistics cĩ vai trị quan trọng trong việc tơi ưu hĩa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu,phụ kiện...tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp cĩ nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hĩa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hĩa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của cơng nghệ thơng tin, logistics chính là một cơng cụ đắc lực để thực hiện điều này. 1.3.2.3. Logistics đĩng vai trị hỗ trợ nhà quản lí ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài tốn hĩc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành
  15. phẩm, bán thành phẩm, … Để giải quyết những vấn đề này một cách cĩ hiệu quả khơng thể thiếu vai trị của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm sốt và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.2.4. Logistics đĩng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian- địa điểm (just in time) Quá trình tồn cầu hĩa kinh tế đã làm cho hàng hĩa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, địi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luơn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thơng nĩi riêng và hoạt động logistics nĩi riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hĩa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chĩng hơn. 1.4. Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics. Ngày nay người ta cơng nhận logistics là ngành dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng, nhiều nghiên cứu xem xét cơ sở tạo ra giá trị gia tăng của nĩ.Chúng ta biết rằng, giá trị của sản phẩm do các yếu tố sau tạo nên: việc hình thành (làm ra) sản phẩm, số lượng tiền vốn bỏ vào sản phẩm và tiện ích địa điểm, tiện ích thời gian. Như vậy hiện nay phần giá trị của hàng hĩa (thơng qua giá cả) cĩ 2 yếu tố là thời gian và địa điểm trao đổi (thực hiện hàng hĩa) được xem xét. Logistics đĩng gĩp phần giá trị gia tăng của mình vào sản phẩm thơng qua các yếu tố hình thành nên sản phẩm, tiện ích địa điểm và thời gian.Theo một số nghiên cứu,các nội dung của hoạt động kinh doanh logistics bao gồm:
  16. 1.4.1. Các cơng ty cung cấp dịch vụ vận tải - Các cơng ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức. VD: Cơng ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng khơng, đường biển. - Các cơng ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức - Các cơng ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng - Các cơng ty mơi giới vận tải 1.4.2 Các cơng ty cung cấp dịch vụ phõn phối - Cơng ty cung cấp dịch vụ kho bãi - Các cơng ty cung cấp dịch vụ phân phối 1.4.3. Các cơng ty cung cấp dịch vụ hàng hĩa - Các cơng ty mơi giới khai thuê hải quan - Các cơng ty giao nhận, gom hàng lẻ - Các cơng ty chuyên ngành hàng nguy hiểm - Các cơng ty dịch vụ đĩng gĩi vận chuyển 1.4.4. Các cơng ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành - Các cơng ty cơng nghệ thơng tin - Các cơng ty viễn thơng - Các cơng ty cung cấp giải pháp tμi chính, bảo hiểm - Các cơng ty cung cấp dịch vụ giáo dục vμ đμo tạo . 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các Doanh nghiệp Logistics. 1.5.1 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng cĩ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động Logistics,trong đĩ hệ thống giao thơng và hạ tầng thơng tin cĩ vai trị hết sức quan trọng.Chi phí vận tải giao nhận
  17. thường chiếm tới hơn 1/3 tổng chi phí của Logistics,và là yếu tố khơng thể thiếu được trong Logistics,yêu cầu này xuất phát từ xu hướng chuyên mơn hĩa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Giao nhận vận tải đảm nhận việc di chuyển nguyên vật liệu vào doanh nghiệp sau đĩ phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp ra thị trường tạo thành một vịng tuần hồn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Do đĩ,vai trị của yếu tố cơ sỏ hạ tầng,bao gồm hệ thống hạ tầng giao thơng,kho bãi,nhà xưởng,phương tiện vận tải,cơ sở hạ tầng thơng tin...,là rất quan trọng.Nĩ là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp logistics hoạt động kinh doanh tốt trong lĩnh vực của mình. 1.5.2. Nhận thức về hoạt động Logistics. Logistics đĩng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc dân.Theo một kết quả khảo sát tại Việt Nam năm 2008 ở một số ngành hàng cho thấy,nếu doanh nghiệp sử dụng thuê ngồi dịch vụ logistics thì chi phí dành cho dịch vụ logistics giảm 13%,tổng tài sản cố định bình quân giảm 11% và vịng quay đơn hàng giảm bình quân 6 ngày.Các con số này thấp hơn so với mức bình quân của thế giới (tương ứng 18% 13%,từ 10 đến 14 ngày) Bảng 1.2 Kết quả đạt được khi sử dụng thuê ngồi dịch vụ logistics: Mức giảm chi Mức giảm Giảm vòng Ngành hàng phí Logistics tổng tài sản quay đơn (%) cố định (%) hàng (%) Hàng tiêu dùng đóng gói 13 15 7 Phân phối/ Bán lẻ 16 14 5 Công nghiệp ô tô 10 11 3 Chế biến gỗ 10 9 9 Hàng điện tử tiêu dùng 15 8 8 Thủy sản 11 10 6 Trung Bình 13 11 6 (Nguồn: Kết quả khảo sát dịch vụ logistics ở Việt Nam năm 2008-cơng ty SCM)
  18. Như vậy chúng ta cĩ thể thấy được lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ logistics là rất lớn.Bên cạnh đĩ cần nĩi thêm là logistics là một cơng cụ hổ trợ đắc lực cho marketing và kinh doanh bởi vì mục tiêu cuối cùng của nĩ là đem lại các giá trị gia tăng trong đĩ quan trọng là đưa sản phẩm đến đúng lúc, đúng nơi, đúng chất lượng, đúng chi phí, giá cả..mà khách hàng yêu cầu và mong đợi.Thị trường Logistics của Việt Nam cịn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đến thời hạn cuối cùng phải mở cửa tất cả các loại hình dịch vụ của logistics vào năm 2014. Nếu các doanh nghiệp cũng như chính phủ nhận thức được rõ vị trí,vai trị quan trọng của logistics tới tổng quan nền kinh tế và cĩ những chính sách,chiến lược phát triển sẽ cĩ vai trị tác động vào sự phát triển của cả một hệ thống các doanh nghiệp logistics,thúc đẩy sự phát triển logistics của quốc gia đĩ và ngược lại 1.5.3. Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Logistics Trong mọi cơng việc,nhân tố con người luơn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới mọi thành cơng hay thất bại.Đối với Logistics thì nhân tố con người lại càng trở nên quan trọng.Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cĩ xu hướng sử dụng phần cứng giống nhau cho nên sự khác biệt giũa các cơng ty nằm ở các yếu tố phần mềm,đĩ là các ý tưởng và nhân tố con người. 1.5.4. Vai trị định hướng và hỗ trợ của nhà nước: Vai trị định hướng và hỗ trợ của nhà nước được thể hiện qua những chính sách ,những văn bản pháp lí của Nhà Nước tạo hành lang và cơ cở pháp lí tạo nền tảng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh logistics.Hiện tại ở Việt Nam mới chỉ duy nhất cĩ Luật Thương mại sủa đổi tháng 6/2005 đề cập tới dịch vụ logistics và luật Thương mại mới cĩ hiệu lực ngày 1/1/2006. Vai trị hỗ trợ của nhà nước cịn được thể hiện thơng qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá,cầu cảng,đường sắt,các sân bay,và xây dựng các trung tâm phân phối giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp logisitics được dễ dàng hơn.
  19. 1.5.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics quốc tế trong thời kì mở cửa hội nhập hiện nay Logistics được quan tâm ở các nước khác trên thế giới trong lĩnh vực kinh doanh từ sau chiến tranh thế giới 2 và cĩ sự phát triển mạnh mẽ,đặc biệt là ở các nước phát triển.Logistics ở Việt Nam mới xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ 20 và hiện nay vẫn đang bước đi những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực này.Bước vào hội nhập,các doanh nghiệp Logistic trong nước sẽ gặp khơng ít sự cạnh tranh của các nhà cung cấp logistics nước ngồi,tạo ra khơng ít khĩ khăn,địi hỏi các doanh nghiệp logistics trong nước phải khơng ngừng đổi mới,hồn thiện mình để khơng bị lép vé ngay trên “sân nhà” và vươn ra với thế giới.mềm,những giá trị vơ hình,đĩ là ý tưởng và nhân tố con người. II Thực trạng hệ thống các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam và các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Logistics 2.1.Hệ thống các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam hiện nay Doanh nghiệp logistics là những doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực logistics.Hiểu một cách đơn giản thì doanh nghiệp logistics là những nhà cung ứng dịch vụ logistics.Ở Việt Nam,tính đến cuối năm 2007 thì trên cả nước cĩ khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics. Trong đĩ, VIFFAS(Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam) cĩ 97 hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết),trong đĩ doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 20%,cơng ty TNHH,cổ phần chiếm khoảng 70%,cịn 10% là các cơng ty gia đình,tư nhân làm nhỏ lẻ,tham gia từng phần,từng cơng đoạn...Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Theo một số liệu thống kê cho thấy,trong các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam hiện nay,cơng ty TNHH 100% vốn Việt Nam chiếm khoảng 57%,cơng ty nhà nước khoảng 7%,cơng ty 100% vốn nước ngồi(hình thức đại lý) chiếm khoảng 25% và cơng ty liên doanh chiếm 11%.
  20. Theo quy mơ nhân viên,chỉ cĩ 30% số doanh nghiệp logistics cĩ số nhân viên trên 50 người,khoảng 25% số doanh nghiệp cĩ số nhân viên từ 30 đến 50 người, 42% số doanh nghiệp cĩ số nhân viên từ 10 đến 30 người,cịn lại khoảng 3% số doanh nghiệp cĩ số nhân viên chỉ dưới 10 người. Như vậy,các doanh nghiệp logistics Việt Nam tuy nhiều về số lượng nhưng hầu hết lại là các doanh nghiệp cĩ quy mơ vừa và nhỏ,vốn ít và số lượng nhân viên cũng rất ít.Điều này ảnh hưởng lớn tới khả năng hoạt động logistics của các doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh và tìm chỗ đứng trong thị trường logistics Việt Nam hiện nay 2.2.Thực trạng hệ thống các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Thị trường logistics ở Việt Nam. Cho đến nay theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics như viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết chi phí cho hoạt động logistics chiềm tới khoang 10-13% GDP của các nước phát triển,con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn,khoảng 15-20%. Cụ thể như Mỹ hàng năm chi khoảng 10.5% GDP cho dịch vụ logistics; Anh: 10.6%; Pháp: 11,1%; Italia-Hà Lan khoảng 11,3%; Đức: 13%; Nhật: 11,4%.Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Ước tính GDP nước ta năm 2006 khoảng 57,5 tỷ USD. Như vậy, chi phí logistics chiếm khoảng 8,6-11,1 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Năm 2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%, một thị trường mà các tập đồn nước ngồi đang mơ ước khi tính tốn doanh số từ logistics .Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cĩ thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Dự báo,đến năm 2020, hàng container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt 7,7 triệu TEU. Theo một khảo sát với 300 doanh nghiệp trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cho thấy,cĩ 92% cơng ty phản hồi cho biết đang sử dụng thuê ngồi dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2