Báo cáo sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt các thí nghiệm thực hành trong Sinh học 8 ở Trường PTDTBT THCS Trà Cang
lượt xem 1
download
Thực hành thí nghiệm là một hoạt động không thể thiếu trong việc giúp học sinh hiểu sâu hơn các kiến thức lý thuyết trong môn Sinh học. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động thực hành tại các trường dân tộc nội trú, đặc biệt là ở những vùng khó khăn như Trà Cang, thường gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu “Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt các thí nghiệm thực hành trong Sinh học 8 ở Trường PTDTBT THCS Trà Cang” nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp, giúp nâng cao chất lượng hoạt động thực hành, từ đó tăng hiệu quả học tập của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt các thí nghiệm thực hành trong Sinh học 8 ở Trường PTDTBT THCS Trà Cang
- 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN TỐT CÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG SINH HỌC 8 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG” 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt các thí nghiệm thực hành trong Sinh học 8 ở trường PTDTBT THCS Trà Cang. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục. Môn sinh học lớp 8 là môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về một loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hóa – con người, về những điều bí ẩn trong chính bản thân các em học sinh. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức đó, các em học sinh sẽ có cơ sở áp dụng các biên pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, tạo điều kiện cho cho hoạt động học tập, lao động có hiệu suất, chất lượng nói chung và vận dung các kiến thức từ các tiết thực hành vào các tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà các em có thể gặp phải bất cứ lúc nào trong cuộc sống nói riêng. Để từ đó các em có thể chủ động và tự tin giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế. Qua các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 sẽ xây dựng phương pháp tổ chức những tiết dạy thực hành có hiệu quả. Định hướng cho việc nghiên cứu đó có thể phát triển một số dụng cụ thực hành, cải tiến một số đồ dùng phục vụ cho tiết thực hành có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tình hình cụ thể trong chương trình sinh học và ở địa phương với điều kiện còn thiếu đồ dùng thực hành cũng như đồ dùng dạy học. Mặt khác, cần cho học sinh tham quan thực tế tại các cơ sở y tế của địa phương, các hình ảnh mẫu và làm mẫu của giáo viên giúp học sinh định hướng hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy quá trình phát triển tư duy tích cực của học sinh tạo được hứng thú, động cơ học tập và yêu thích bộ môn. Để tăng thêm hiệu quả và hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức cho học sinh trong các tiết học thực hành môn Sinh học 8, bên cạnh việc thực hiện đúng quy trình mà đòi hỏi giáo viên và học sinh cần xác định và vạch ra được mục tiêu, sự chuẩn bị về phương tiện, dụng cụ thực hành, đồ dùng dạy học, chuẩn bị trước nội dung và nắm được cách tiến hành thì đối với các bài học liên quan đến các tiết thực hành bản thân giáo viên cũng yêu cầu học sinh tập trung học tập và nắm vững các kiến thức của các bài học đó để vận dụng tốt các nguyên lí sinh
- 2 học từ đó góp phần mang lại hiệu quả cao và giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức về lí thuyết lẫn thực hành. 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: Xuất phát từ thực tế trong quá trình giảng dạy chương trình Sinh học 8 đối với các tiết thực hành thì một số học sinh còn khá xa lạ, rụt rè đặc biệt đối với các em học còn yếu, thiếu tự tin. Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu, của từng bài thực hành, từng mục tiêu, phương tiện, nội dung và phương pháp tiến hành của từng bài cụ thể tôi thường sử dụng những giải pháp trong các tiết thực hành một cách linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của từng lớp học. Một kinh nghiệm cho thấy để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua sử dụng các giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt bài thực hành thì học sinh phải được tiếp cận, xác định được mục tiêu, chuẩn bị dụng cụ thực hành, nghiên cứu trước nội dung và cách tiến hành rồi tiến hành thực hành sau đó thực hiện việc báo cáo thực hành và chia sẻ các kiến thức mà mình đã lĩnh hội được. Vì vậy trước khi tổ chức cho học sinh thực hiện tiết thực hành nào, hoạt động học nào thì giáo viên cần xác định phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp giúp học sinh có hướng nghiên cứu đúng và sát với mục tiêu, yêu cầu của bài học. Đối với những nội dung thông tin sách giáo khoa, các hình ảnh chỉ mô tả một số hoạt động thực hành mang tính chất hoàn chỉnh nên giáo viên cần hướng dẫn một cách khoa học, cụ thể, đúng trình tự giúp học sinh hình thành và nhận thức thực hiện đúng trình tự của các bước thực hành một cách đầy đủ, chính xác và khoa học nhất vì môn Sinh học 8 là một môn khoa học thực nghiệm được thể hiện ở một số giải pháp cụ thể sau: 1.1.1. Điều tra, so sánh: Qua thực trạng công tác giảng dạy các bài thực hành ở nhà trường ở các năm học trước đây giữa tiết học chay với tiết học thực hành thực tế, qua đó xác định việc áp dung giải pháp điều tra, so sánh ở các tiết dạy đó để mang lại hiệu quả. Kết quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo của học sinh qua các bài thực hành có cần được khắc sâu và mang lại hiệu quả, ý nghĩa trong thực tế. Thực hiện điếu tra việc hứng thú học tập đối với tiết học thực hành của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến. Phiếu điều tra: Em có cảm nhận như thế nào khi học tập các tiết học thực hành trong chương
- 3 trình môn Sinh học 8 (Khoanh tròn 01 ý kiến mà em đồng ý) 1. Yêu thích 2. Bình thường 3. Không yêu thích 1.1.2. Phân tích tổng hợp gắn với lý luận: Nghiên cứu kỹ các bài thực hành, xác định rõ mục tiêu: về kiến thức, kỹ năng và thái độ, việc chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò. Vận dụng linh hoạt phương pháp sư phạm, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy môn Sinh học được đề cập trong các bài thực hành. Từ đó xây dựng phương pháp dạy học mang tính đặc thù đối với các tiết dạy bài thực hành Sinh học 8. Thiết kế những hoạt động dạy học tích cực nhằm đạt được những mục tiêu của bài thực hành trên cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng của bài thực hành, nội dung kiến thức và trình độ của học sinh. 1.1.3. Kiểm tra, đánh giá: Qua thực tiễn giảng dạy vận dụng phương pháp tổ chức các bài thực hành Sinh học 8, tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện yêu cầu cần đặt ra của các tiết thực hành từ đó kiểm tra, đánh giá so sánh các nội dung: + Việc tiếp thu nội dung kiến thức của học sinh được thể hiện bằng các sản phẩm của hoạt động thực hành. + Sự phát triển tư duy khoa học, tư duy khái quát hóa, trừu tượng hóa. + Khả năng linh hoạt, vận dụng kiến thức sau khi được thực hành váo trong thực tế của học sinh. + Rèn luyện các kĩ năng tham gia hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của học sinh, đặc biệt là kĩ năng cố định xương, cầm máu, hô hấp nhân tạo, băng bó vết thương và làm thí nghiệm chứng minh vai trò của tủy sống. Các hình thức kiểm tra đánh giá: + Đánh giá sự tham gia tích cực của học sinh. + Quan sát quá trình hoạt động thực hành của học sinh. + Vấn đáp tìm tòi nắm thực tế. + Nghiên cứu sản phẩm của hoạt động thực hành như: cố định xương, băng bó vết thương, cầm máu và hoàn thành bảng thu hoạch chuẩn bị sẵn. + Sử dụng phiếu học tập đã được chuẩn bị sẵn. + Qua báo cáo, thuyết trình sản phẩm của học sinh. 1.1.4. Tổng kết, báo cáo rút kinh nghiệm: Sau khi thực hiện xong các thao tác thực hành giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện việc tổng kết, báo cao kết quả thực hành, cụ thể nêu các bước
- 4 chuẩn bị, đồ dùng, dụng cụ, cách tiến hành, báo cáo sản phẩm thực hành, có thể thuyết trình qua đó có sự nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm nhằm khắc phục tồn tại để hoàn thiện phương pháp giảng dạy các bài thực hành Sinh học 8 hiệu quả, chất lượng. Qua báo cáo, thuyết trình sản phẩm của học sinh từ đó giáo viên và học sinh kiểm tra đánh giá các sản phẩm thực hành của học sinh với từng nội dung cụ thể làm cơ sở đánh giá hiệu quả và kết quả của sáng kiến. Sau các tiết thực hành thầy và trò sẽ rút ra được những kinh nghiệm, qua đó cải thiện được các kĩ năng, kiến thức liên quan đến bài học để có thể áp dụng tốt hơn các trường hợp như trong nội dung thực hành nếu gặp phải trong cuộc sống hay các cuộc thi thí nghiệm thực hành. 1.1.5. Ví dụ về ứng dụng giải pháp trong các bài học thực hành. Tiết: 27, 28; Chủ đề: Vận động (tt) Thực hành theo nhóm. Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương (1). Cơ sở lí thuyết cố định gãy xương cẳng tay Gãy xương cẳng tay gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường do ngã chống tay hoặc có vật khác đập vào. Xương cẳng tay có thể gãy kín, song cũng có trường hợp gãy hở. Có thể gãy một xương hoặc cả hai xương. a) Các bước xử lý ban đầu Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường tai nạn, sự cố đến nơi an toàn. Đặt người bị nạn nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi. Bộc lộ chi bị tổn thương, quan sát và đánh giá tình trạng chi. Đưa cẳng tay về vị trí vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay ngửa hơi hướng về phía thân người. Người phụ đứng ở phía trước một tay đỡ khuỷu, một tay nắm lấy bàn tay người bị nạn để nâng đỡ cẳng bị gãy. Khi không có người phụ giúp thì người bị nạn có thể hỗ trợ tự nâng đỡ cẳng tay bị gãy nếu còn tỉnh táo. b) Cố định bằng nẹp Đặt nẹp: + Một nẹp ở mặt trước cẳng tay có chiều dài từ nếp khuỷu đến lòng bàn tay. + Một nẹp ở mặt sau cẳng tay có chiêu dài từ mỏm khuỷu đến mu bàn tay. + Trường hợp thiếu nẹp ưu tiên đặt nẹp ở mặt sau cắng tay. Đệm bông vào các đầu nẹp, các vị trí mấu lồi của xương (cổ tay).
- 5 Dùng băng cuộn để cố định 2 nẹp vào cẳng tay đảm bảo đủ chắc hoặc dung dây bản rộng buộc ở 3 vị trí: khớp khuỷu, phía trên và phía dưới khớp cổ tay. Dùng một băng tam giác, dây hoặc băng cuộn đỡ cẳng tay gấp 90° so với cánh tay và treo trước ngực, dùng khăn tam giác, dây hoặc băng cuộn thứ 2 buộc ép cánh tay vào thân mình. c) Cố định khi thiếu hoặc không có nẹp Nếu thiếu nẹp thì ưu tiên đặt nẹp bên phía mặt dưới cẳng tay. Nếu không có nẹp thì có thể dùng nẹp tùy ứng: + Nẹp bằng tre, thanh gỗ hoặc các vật liệu có sẵn… + Dùng tay lành làm nẹp, đặt tay lành lấy phần cẳng tay bị thương. Dùng dây cố định 2 tay lại với nhau ở vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy. + Hoặc có thể dùng khăn tam giác to treo cẳng tay vào cổ ở phía trước ngực. (2). Cố định gãy xương cánh tay a) Các bước xử lý ban đầu Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường tai nạn, sự cố đến nơi an toàn. Đặt người bị nạn nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi. Bộc lộ chi bị tổn thương, quan sát và đánh giá tình trạng chi. Đưa cằng tay về vị trí vuông góc với cánh tay. Người phụ đứng ở phía trước một tay đỡ khuỷu, một tay đỡ cánh tay sát hõm nách. Khi không có người phụ giúp thì người bị nạn có thể hỗ trợ tự nâng đỡ cánh tay bị gãy nếu còn tỉnh táo. b) Cố định bằng nẹp Đặt nẹp: + Một nẹp ở bên trong chiều dài từ hố nách đến sát nếp gấp khuỷu. + Một nẹp ở bên ngoài có chiều dài từ mỏm vai đến qua khớp khuỷu. + Trường hợp thiếu 1 nẹp ưu tiên đặt nẹp phía ngoài. Lót bông vào 2 đầu của nẹp sát với đầu xương. Dùng băng cuộn hoặc dây vải buộc từ khuỷu lên vai để cố định nẹp. Dùng một băng tam giác, dây hoặc băng cuộn đỡ cẳng tay gấp 90° so với cánh tay và treo trước ngực, dùng khăn tam giác, dây hoặc băng cuộn thứ 2 buộc cánh tay vào thân mình.
- 6 Hình 2. Cố định tạm thời gãy xương cánh tay sử dụng nẹp c) Cố định khi thiếu hoặc không có nẹp Nếu thiếu nẹp thì ưu tiên đặt nẹp phía bên mặt ngoài cánh tay. Nếu không có nẹp thì có thể dùng một băng tam giác, dây hoặc băng cuộn đỡ cẳng tay gấp 90° so với cánh tay và treo trước ngực (nếu không có dây treo ta có thể luồn bàn tay người bị nạn qua khe giữa 2 cúc áo ngực), dùng bang tam giác, dây hoặc băng cuộn thứ 2 buộc ép cánh tay vào thân mình. (3). Cố định gãy xương đòn Gãy xương đòn thường xảy ra khi người bị nạn ngã sấp đập xương vào vật rắn như hòn đá, cạnh bàn hoặc có thể do bị đánh trực tiếp vào làm xương gãy. a) Các bước xử lý ban đầu Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường tai nạn, sự cố đến nơi an toàn. Đặt người bị nạn ngồi theo tư thể thuận lợi, ở tư thế ưỡn ngực, hai vai kéo về phía sau, hai tay có thể chống hông. b) Cố định bằng nẹp Đặt nẹp dài ngang vai, đầu nẹp quá 2 mỏm vai. Chèn bông vào 2 hõm nách và bả vai. Dùng 2 cuộn băng băng vòng từ trên vai xuống nách, buộc dây ở trên bả vai, buộc ở bên vai mà xương đòn không bị thương trước. Dùng một khăn tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay bên xương đòn bị thương vuông góc với cẳng tay và áp vào thân người. c) Cố định bằng kiểu băng số 8
- 7 Để người bị nạn ngồi, chống 2 tay vào hông, ưỡn ngực về phía trước. Dùng băng thun bản rộng băng số 8 qua 2 nách. Đặt đầu cuộn băng ở bên vai không bị thương; đường băng đi chếch từ vai xuống dưới nách đối diện sau đó qua vai bên bị thương rồi vòng xuống nách đối diện và trở về vị trí ban đầu. Các đường băng tiếp theo đi tương tự đường băng đầu, khi băng hơi kéo về phía sau để lồng ngực của người bị nạn căng ra, tránh đầu xương đòn gãy va chạm vào nhau hoặc đâm vào các cơ quan khác của cơ thể. Sau khi cố định đầu băng, dùng một khăn tam giác hoặc băng cuộn treo cằng tay bên xương đòn bị thương vuông góc với cẳng tay và áp vào thân người. d) Kết quả sản phẩm thực hành của học sinh: Một số hình ảnh về sản phẩm thực hành trên lớp. (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay)
- 8 (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay) (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay) (4). Sau tiết thực hành giáo viên mời học sinh b áo cáo nhanh kết quả tìm hiểu tình hình mắc các bệnh, tật về hệ vận động trong trường học và ở khu dân cư, nguyên nhân và cách phòng tránh đã được yêu cầu tìm hiểu của tiết trước.
- 9 Tỷ lệ bệnh tật ở lứa tuổi học đường hiện nay vẫn còn cao, trong đó bệnh cong vẹo cột sống chiếm gần 30%, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và ảnh hưởng nhiều đến trẻ em từ 1018 tuổi. Phát hiện sớm cong vẹo cột sống Cán bộ y tế trường học, cha mẹ học sinh có thể khám sàng lọc cho học sinh và con em mình bằng những kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện. Phát hiện vẹo cột sống Cho học sinh cởi bớt quần áo, làm sao phần thân và hai chân để hở, tháo bỏ giầy dép, đứng thẳng, hai gót chân chụm vào nhau. Người khám quan sát hai bờ vai, hai mỏm xương bả vai, mào chậu. Trong trường hợp bị vẹo cột sống, người khám có thể nhìn thấy những bất thường như: vai cao vai thấp, hai vai dốc không đều; Xương bả vai nhô ra, bên cao bên thấp, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; Hai mào chậu không cân đối, bên thấp bên cao. Trường hợp này có thể do chân dài chân ngắn, dẫn đến lệch trọng tâm cơ thể và vẹo cột sống do tư thế; Cho học sinh cúi xuống, người khám dùng ngón tay miết dọc theo các gai đốt sống hoặc dùng bút, thỏi son đánh dấu các gai đốt sống. Sau đó cho học sinh đứng thẳng, quan sát các điểm đánh dấu. Trong trường hợp bị vẹo cột sống, các đốt sống ít nhiều bị xoay vặn làm cho các gai đốt sống bị lệch, các điểm đánh dấu không nằm trên một đường thẳng, mà bị lệch sang phải hoặc sang trái. Phát hiện cong cột sống Người khám quan sát tư thế đứng bình thường của học sinh từ trái qua phải hoặc từ phài qua trái. Nếu bình thường, tư thế học sinh ngay ngắn, thân người được giữ thẳng, đầu ngẩng, hai bờ vai cân đối, bụng hơi căng, chân thẳng. Nếu bị gù thì lưng học sinh tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ. Nếu bị so vai, đầu ngả về phía trước, hai vai chùng xuống. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám chẩn đoán xác định và được tư vấn về các biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời. Điều trị cong vẹo cột sống Để có thể quyết định phương pháp điều trị những trường hợp mắc cong vẹo cột sống, các chuyên gia y tế cần phải khám xác định rõ mức độ cong vẹo cột sống của bệnh nhân. Ngoài những quan sát thông thường, bác sỹ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp xquang. Dựa vào phim xquang, người ta sẽ xác định được
- 10 độ lớn của góc cong vẹo cột sống (góc Coob). Tùy theo độ lớn của góc Coob và khả năng tiến triển của nó, bác sỹ sẽ chỉ định các bài tập phục hồi chức năng hoặc cho mang áo nẹp. Nếu mức cong vẹo cột sống nặng và tiến triển nhanh, các bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hình. Nguyên nhân Tư thế ngồi học không đúng: lệch vai sang trái hoặc sang phải, cúi đầu quá thấp. Học sinh phải ngồi học trong thời gian quá dài trên những bộ bàn ghế không đúng kích thước Học sinh có thói quen mang cặp một bên mà không đeo cặp trên hai vai. Do phải lao động sớm: gánh vác, gặt hái, bế em hoặc mắc phải một số di chứng của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, lao cột sống, bại liệt. Ảnh hưởng Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh nguy hiểm, không gây tác hại nghiêm trọng tức thời, tuy nhiên bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của một thế hệ trong tương lai. Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gay cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập. Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu (đặc biệt đối với em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành) Cơ thể lệch , bước đi không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Biện pháp phòng tránh: Bàn ghế học tập cần có kích thước phù hợp với chiều cao của học sinh đối với từng cấp học khi sử dụng. Tạo thói quen ngồi đúng tư thế cho các em. Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90o (dao động trong khoảng 75105o), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 46 cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu không tạo thành thói quen đúng ngay từ những ngày đầu đi học sau này rất khó sửa chữa, dù bàn ghế phù hợp, các em vẫn ngồi sai. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.
- 11 Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía. Lập thời gian biểu cụ thể cho học tập , vui chơi giải trí, lao động, nghỉ ngơi hợp lý ở trường cũng như ở nhà sao cho phù hợp với từng lưá tuổi cho từng cấp học. Tăng cường hoạt động vận động ngoài trời, rèn luyện thể dục thể thao. Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển. Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ để có thể có cách xử trí và kiến nghị phòng chống kịp thời. Ngoài ra, việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ còn có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe, tích cực tham gia vào chương trình phòng chống cong vẹo cột sống học đường. (5). Cơ sở lí thuyết cố định gãy xương cẳng chân Cẳng chân có 2 xương: xương chày và xương mác. Có thể gãy một trong 2 xương hoặc cả hai xương. Có thể gãy kin hoặc gãy hở. Gãy xương cẳng chân thường do ngã, do tai nạn hoặc do vật nặng đè vào. a) Các bước xử lý ban đầu Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường tai nạn đến nơi an toàn. Đặt người bị nạn nằm, hai chân duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng lên trên. Bộc lộ chi bị tổn thương, quan sát và đánh giá tình trạng chi. Băng cầm máu cho người bị nạn nếu là gãy hở. b) Cố định bằng nẹp Luồn dây qua vị trí hốc tự nhiên (khớp khoeo, cổ chân) của cơ thể và đặt sẵn tại các vị trí cần cố định: trên ổ gãy, dưới ổ gãy và trên khớp gối.
- 12 Hình 1. Cố định tạm thời gãy xương cẳng chân sử dụng nẹp Đặt nẹp: luồn nẹp phía trong các vòng dây từ dưới lên trên. + Nẹp sau: nâng đỡ phần trên và dưới ổ gãy (kheo chân và cổ chân) nhẹ nhàng nâng đều đưa nẹp vào dưới chân bị thương, nẹp dài từ gót chân đến quá khớp gối. + Nẹp trong: chiều dài từ gót chân tới quá khớp gối. + Nẹp ngoài: chiều dài từ gót chân tới quá khớp gối. Đệm bông hoặc vải mềm vào đầu nẹp và đầu các xương cả hai phía trong và ngoài của chi gãy. Trường hợp có người phụ giúp, một người đỡ nẹp, một người siết dây (hoặc băng cố định); nếu không có người trợ giúp thì buộc tạm thời dây trên ổ gãy để giữ nẹp; Dùng dây cố định ở các vị trí: trên ố gãy, dưới ổ gãy (cổ chân), trên khớp khối và một dây băng số 8 sát cổ chân đề giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân. Buộc hai chân vào nhau để cố định 3 vị trí cổ chân, gối, sát bẹn. c) Cố định khi thiếu hoặc không có nẹp Trường có 2 nẹp ưu tiên đặt nẹp trong và nẹp ngoài, trường hợp có 1 nẹp ưu tiên đặt nẹp phía trong. Nếu không có nẹp thì dùng chân lành làm nẹp. + Để hai chân duỗi thẳng, ép sát vào nhau; tại các vị trí có phần rỗng như giữa hai đùi, giữa hai cằng chân thì đệm lót thêm bông, băng, vải.. để đảm bảo cố định chắc chắn. + Dùng 3 dây to bản buộc hai chân vào nhau ở vị trí: trên ố gãy, dưới ổ gãy, hai đầu gối. (5). Cố định gãy xương đùi
- 13 Xương đùi là xương dài nhất cơ thể và nằm trong khu có nhiều cơ, mạch máu, thần kinh lớn. Gãy xương đùi, đặc biệt là gãy hở là một trong trường hợp tồn thương nặng, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: choáng hay nhiễm khuẩn nếu không được cấp cứu tốt. a) Các bước xử lý ban đầu Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường tai nạn, sự cố đến nơi an toàn. Đặt người bị nạn nằm trên nền phẳng, hai chân duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng lên trên. Chống sốc cho người bị nạn. Bộc lộ chi bị tồn thương, quan sát và đánh giá tình trạng chi. Băng cầm máu cho người bị nạn nếu là gãy xương hở. b) Cố định bằng nẹp Luồn dây qua vị trí hốc tự nhiên của cơ thể và đặt sẵn tại các vị trí cần cố định: trên ổ gãy, dưới ổ gãy và dưới khớp gối, ngang mào chậu, ngang ngực, 1/3 dưới cẳng chân; Đặt nẹp: luồn nẹp phía trong các vòng dây từ dưới lên trên + Nẹp sau: nâng đỡ phần trên và dưới ổ gãy (kheo chân và hông) nhẹ nhàng nâng đều đưa nẹp vào dưới chân bị thương, từ xương bả bai đến gót chân; + Nẹp ngoài từ hố nách xuống quá gót chân; + Nẹp trong từ bẹn xuống quá gót chân; Trường hợp có người phụ giúp: + Người thứ nhất ngồi phía bàn chân người bị nạn. Một tay đỡ gót chân và kéo theo trục của chi. Một tay nắm bàn chân người bị nạn hơi đẩy ngược về phía đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân. Mắt luôn quan sát sắc mặt người bị nạn. + Người thứ hai ngồi phía bên chi lành, luồn hai tay nâng chi hoặc người người bị nạn khi cần luồn dây để cố định. + Người thứ ba tiến hành đặt nẹp. Nếu không có người trợ giúp thì buộc tạm thời dây trên ổ gãy để giữ nẹp; Đệm bông hoặc vải mềm vào đầu nẹp và đầu các xương cả hai phía trong và ngoài của chi gãy. Cố định chắc chẳn nẹp ở các vị trí luồn dây. Buộc 2 chân vào nhau để cố định ba vị trí cổ chân, gối, sát bẹn.
- 14 Hình 2. Cố định tạm thời gãy xương đùi sử dụng nẹp c) Cố định khi thiếu hoặc không có nẹp Trường hợp có 2 nẹp ưu tiên đặt nẹp trong và nẹp ngoài, trường hợp có 1 nẹp ưu tiên đặt nẹp phía trong. Nếu không có nẹp có thể dùng chân lành làm nẹp: + Để 2 chân duỗi thẳng, ép sát vào nhau; tại các vị trí có phần rỗng như giữa 2 đùi, giữa 2 cằng chân thì đệm lót thêm bông, băng, vải.. để đảm bảo cố định chắc chắn. + Dùng 5 dây to bản buộc 2 chân vào nhau ở vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy, hai cẳng chân, hai bàn chân, hai đầu gối. d) Kết quả sản phẩm thực hành của học sinh: Một số hình ảnh về sản phẩm thực hành trên lớp.
- 15 (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương đùi) (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương đùi)
- 16 (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương đùi) (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương đùi)
- 17 (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương đùi)
- 18 (Sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương đùi ) 1.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có khả năng áp dụng được trên tất cả các tiết học thực hành đối với bộ môn Sinh học 8 nói riêng và các môn học khác nói chung. 1.3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- 19 Nhà trường cần trang bị đủ thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ dùng thực hành. Sự nhiệt tình của học sinh và giáo viên trong công tác chuẩn bị cho các tiêt học cụ thể. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục. Chất lượng học sinh váo lớp 8 phải đảm bảo. Học sinh cần có động cơ học tập. 1.4. Hiệu quả sáng kiến mang lại: 1.4.1. Về phía giáo viên: Với việc xác định đúng giải pháp, cách dạy, bản thân đã bố trí thời gian hợp lý cho mỗi tiết dạy; việc sử dụng cụ đồ dùng dạy học thực hành trong các tiết học không còn là vấn đề trăn trở nữa; có đủ thời gian để thực hiện các phần còn lại của bài dựa trên sự hỗ trợ của các đồ dùng, dụng cụ thực hành mà giáo viên hoặc học sinh chuẩn bị. Thực hiện thử nghiệm đề tài này, bản thân đã hệ thống hoá các tiết học thực hành trong dạy học kiến thức bộ môn Sinh học 8. Từ đó, hiệu quả vận dụng linh hoạt các đồ dùng dạy nói chung và thiết bị, đồ dùng thực hành nói riêng của bản thân cũng tăng lên. 1.4.2. Về phía học sinh: Trong năm học 2021 – 2022 vừa qua bản thân được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Sinh học khối 8. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch áp dụng hiệu quả giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt các thí nghiệm thực hành trong Sinh học 8 trong năm học. Kết quả, tôi nhận thấy rằng sau khi áp dụng hầu hết các em ham thích học tập môn Sinh học hơn. Đa số các em đều ham thích và hứng thú hơn với . Trong các tiết học thực hành các em học sinh rất hăng hái tích cực, giúp các em nắm bài nhanh, nhớ bài lâu, biết sử dụng, ứng dụng những kiến thức được học vào thực tế cuộc sống. Hơn thế nữa nó còn phát huy tính chủ động tự lập, khả năng quan sát, độ khéo léo của học sinh đồng thời đáp ứng được phương pháp đổi mới trong dạy học và lấy học sinh làm trung tâm. Các tiết học trở nên sinh động hơn, thoải mái hơn; quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò và trò trở nên thân thiện; phát huy tốt tính chủ động tích cực của học sinh, học sinh hình thành được các năng lực thực hành trong học tập môn Sinh học và kĩ năng sử dụng đồ dùng thực hành. Bảng thống kê kiểm tra sản phẩm thực hành của học sinh trong năm học 20202021 so với năm học 20212022 Năm học 2020 – 2021
- 20 Tổng Loại Loại Loại Yếu Kém Lớp số giỏi khá TB HS SL % SL % SL % SL % 8/1 44 6 13,64% 13 29,55% 14 31,81% 11 25% 8/2 41 5 12,20% 16 39,02% 11 26,83% 9 21,95% Năm học 2021 – 2022 Tổng Loại Loại Loại Yếu Kém Lớp số giỏi khá TB HS SL % SL % SL % SL % 8/1 43 12 27,91% 16 37,21% 12 27,91% 3 6,97% 8/2 43 10 23,26% 17 39,53% 14 32,56% 2 4,65% 2. Những thông tin cần được bảo mật nếu có: Không cần bảo mật Sáng kiên được tôi chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy để rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn giải pháp của mình đặc biệt để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu nếu có: không TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú 4. Hồ sơ kèm theo: Không.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo sáng kiến: Tích hợp một số trò chơi trong môn toán để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 3/2 Trường Tiểu học Kim Đồng năm học 2021-2022
15 p | 25 | 4
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn tại Trường PTDTBT Tiểu học Trà Leng
13 p | 18 | 4
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 trường PTDTBT THCS Trà Cang rèn luyện kĩ năng sống qua học tập môn Công Nghệ 6
38 p | 16 | 3
-
Báo cáo sáng kiến: Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn tại trường PTDTBT THCS Trà Dơn
11 p | 17 | 2
-
Báo cáo sáng kiến: Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh trung học cơ sở tại trường PTDTBT THCS Trà Leng
14 p | 12 | 2
-
Báo cáo sáng kiến: Một số giải pháp để xây dựng tốt kế hoạch bài dạy, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, cấp tiểu học
16 p | 11 | 2
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường PTDTBT TH Vừ A Dính
6 p | 9 | 2
-
Báo cáo sáng kiến: Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo nhóm nhỏ ở trường PTDTBT THCS Trà Cang
17 p | 10 | 2
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học” tại trường mầm non Hoa Mai, xã Trà Mai huyện Nam Trà My
12 p | 26 | 2
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 học tốt phần phân tích đa thức thành nhân tử tại trường THCS Trà Mai
16 p | 19 | 2
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm rèn nề nếp cho học sinh lớp 5/2 của Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập
18 p | 15 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ Trường Mẫu giáo Trà Nam
14 p | 17 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh thông qua hoạt động khởi động
5 p | 39 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam Trà My – Quảng Nam
12 p | 9 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự học cho học sinh lớp 5B trường PTDTBT TH&THCS Trà Vinh
14 p | 9 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp quản lý giáo viên làm và sử dụng đồ chơi có hiệu quả ở trường Mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện Nam Trà My
11 p | 6 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường mẫu giáo Sơn Ca
12 p | 7 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tại trường Mẫu Giáo Sơn Ca
12 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn