Báo cáo thực hành: Công nghệ sản xuất bánh quy xốp và bánh quy dai
lượt xem 423
download
Những chiếc bánh đầu tiên được làm ra chỉ từ một số ít nguyên liệu như: bột mì, muối và nước. Vào thời ấy, làm bánh là một công việc nặng nhọc và việc ăn bánh cũng không dễ dàng, bánh muốn ăn được phải ngâm vào các loại thức uống như trà, sữa, nước, … hoặc súp cho mềm mới dùng được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực hành: Công nghệ sản xuất bánh quy xốp và bánh quy dai
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Baøi 1 : Trang -1- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o I.MỤC ĐÍCH : Giúp sinh viên làm quen trực tiếp với nguyên liệu, các công đoạn trong công nghệ làm bánh qui. II.TỔNG QUAN VỀ BÁNH : Loài người biết làm bánh từ thời trung cổ, những chiếc bánh đầu tiên được sản xuất ra từ nước Anh. Những chiếc bánh đầu tiên được làm ra chỉ từ một số ít nguyên liệu như: bột mì, muối và nước. Vào thời ấy, làm bánh là một công việc nặng nhọc và việc ăn bánh cũng không dễ d àng, bánh muốn ăn được phải ngâm vào các loại thức uống như trà, sữa, nước, … hoặc súp cho mềm mới dùng được. Người Việt Nam biết đến bánh biscuit khi người Pháp mang chúng đến nước ta trong chiến tranh vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19. Ngày nay, nguyên liệu dùng sản xuất bánh rất phong phú và bánh là một mặt hàng có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng Những năm gần đây, ngành bánh Việt Nam phát triển rực rỡ, không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về mẫu mã, giá thành cũng như chất lượng. Bánh ngày nay, được sử dụng như một loại thức ăn cơ bản trong các bữa ăn, bánh được xem như một thực phẩm tăng cường dinh dưỡng và đặc biệt bánh còn được dùng làm quà biếu vào những dịp Lễ, Tết. Bánh bích quy là loại sản phẩm bánh được làm từ bột mì, đường, chất béo, trứng, thuốc nở hóa học và tinh dầu. bích quy có nhiều hình dạng khác nhau và kích thước cũng phong phú vì kkích cỡ của khuôn tạo hình. Có hai loại bánh bích quy chính: xốp và dai. Bánh quy xốp khác bánh quy dai ở chổ nó xốp dòn, còn bánh bích quy dai thì ít xốp hơn. Công thức của quy xốp yêu cầu nhiều đường, nhiều chất béo hơn bánh bích quy dai, nhưng nhiệt độ nhào và cánh khuyấy của máy nhào thì thấp Trang -2- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o hơn bánh quy dai. Quá trình cán của bánh bích quy dai yêu cầu nhiều hơn bánh bích quy xốp. III.TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU: III.1.Bột Mì: 1.Giới Thiệu : Bột mì được chế tao từ hạt lúa mì thuộc họ hòa thảo bằng phương pháp nghiền .Lúa mì có hai loại là lúa mì đen và lúa mì trắng, do đó, người ta cũng chia bột mì thành 2 loại : Bột mì đen: Chế biến từ hạt lúa mì đen, thường dùng làm bánh mì bằng cách lemen lactic, có vị chua, chỉ thích hợp cho một số khẩu vị của một số vùng trên thế giới. Bột mì trắng :Chế biến từ hạt lúa mì trắng.Tùy theo chất lượng bôt ta chia ra lam các loại bột: thượng hạt, loai I, loại II, loại II, nghiền lẫn.Nước ta chỉ nhập loại bột thượng hạng và loại I. Tùy thuộc vào giống lúa mì để sản xuất bột mì và bột mì có thành phần hóa hóc khác nhau. Nhưng nhìn chung, bột mì có các thành phần cơ bản như sau : Chất vô cơ : chiếm từ 15-17%, chủ yếu lá nước và muối khoáng. Chất hữu cơ chiếm từ 83-87% gồm glucid, lipid, protid, vitamin, sắc tố, enzyme….. Có 2 phương pháp sản xuất bột : + Phương pháp nghiền thô :Nghiền không phân loại, chỉ thu được một loại bột. + Phương pháp nghiền tinh: Nghiền phân loại, thu được nhiều loại bột. 2.Cấu tạo hạt lúa mì : Thành phần chính làm nên bột mì . Như những hạt hòa thảo khác, hạt lúa mì cấu tạo gồm 4 phần : Vỏ hạt, lớp alơron, nội nhủ, phôi hạt. Trang -3- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Sự phân bố các thành phần trong hạt lúa mì như sau : Vỏ hạt : Chiếm khoảng 10% trọng lượng hạt, bao bọc quanh hạt, có tác dụng bảo vệ phôi hạt và nội nhũ hạt, chống lại ảnh hưởng xấu bởi điều kiện ngoại cảnh. Thành phần chủ yếu là celluloza và hemicelluloza, vỏ không chứa chất dinh dưỡng. Lớp alơron: Chiếm khoảng 5% trong lượng hạt, bao gồm một dãy tế bào kề với nội nhũ. Thành phần ngoài celluloza và khoáng chất ra còn có chứ protein, đường, chất béo, nhưng những chất này hầu như cơ thể người không tiêu hóa được vì nó dính chặt với lớp vỏ mỏng celluloza. Nội nhũ: Chiếm khoảng 83% trọng lượng hạt, nằm sau lớp alơron. Đây là thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các thành phần cấu tạo nên hạt. Nội nhũ là nơi dự trữ chất dinh dưỡng của hạt. Thành phần chính là tinh bột và protein. Bột mì được xay ra từ nội nhũ. Phôi hạt: Chiếm khoảng 2% trong lượng hạt, là phần phát triển thành cây non khi hạt nảy mầm. Thành phần gồm : Đường, chất béo, protein, enzyme, và vitamin. 3.Thành phần hóa học: thành phần hóa học của bột mì (tính theo % KL) và tính theo nhiệt lượng (cal/100g). Trang -4- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Thành phần hóa hoc của bột mì gồm có : protein,glucid, lipid, vitamin và khoáng chất, enzyme. Hàm lượng protein và glucid chiếm khoảng 90% trong lượng bột mì. 3.1.Protid: Chiếm khoảng 8-25%, cấu trúc phân tử protid có ảnh hưởng tới chất lượng gluten, chất lượng gluten ảnh hưởng tới chất lượng của bánh. Protid của bột mì chủ yếu là dang đơn giản: protein. Protein của bột mì gồm có 4 nhóm : Albumin, Globulin, Glutelin, Prolamin. Albumin, Globulin chiếm khoảng 20% protein cảu bột mì. Glutelin và Prolamin là 2 protein quan trong và chiếm khoảng 80%protein cảu bột mì. Hai loại protein này là tác nhân chính tao nên mạng phân bố đều trong khối bột nhào khi kết hợp cới nước, mạng lươi này chính là gluten. 3.2.Gluten: Khi nhào trộn bột mì với nước, protein của bột mì tạo thành mạng phân bố đều trong khối bột nhào, mạng lưới này vừa dai vừa đàn hồi, có tác dụng giữ khí và làm khối bột nhào nở. Nếu mang khối bột nhào rửa với nước, tinh bột sẽ trồi đi, phần còn lại là protein còn được gọi là gluten. Gluten ướt chứa tời 70% nước, 30% chất khô. Chất khô còn lại chủ yếu protein(chiếm 90%), là glucid, lipid, khoáng và enzyme(chiếm 10%). Chất lượng gluten được đánh giá bằng các chỉ số như : màu sắc, độ đàn hồi, độ dãn dài. Bột có gluten chất lượng cao thì đàn hồi tốt, độ dai cao và độ dãn trung bình, bành sẽ nỡ và ngon. Trường hợp gluten yếu nghĩa là độ dãn dài lớn, độ dai thấp, ít đàn hồi thì bột nhào sẽ dình, bành ít nở và bị bè ra. Trang -5- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Để tăng chất lượng gluten khi nhào bột có thể bổ sung các chất oxy hóa : acid ascorbic, kali bromat, peoxit,…, ngược lại những chất khử sẽ làm giảm chất lượng gluten. 3.3.Glucid: Chủ yếu là các loại glucid không hòa tan trong nước( tinh bột, celluloza, hemicelluloza,…) và một số ít đường(saccharoza, glucoza, fructoza, maltoza…). Tinh bột: Là glucid quan trong nhất, chứa trên 90% chất khô của bột. Hàm lượng tinh bột càng lớn thì hàm lượng protein càng nhỏ và ngược lại. Celluloza và hemicelluloza: Phụ thuộc vào hạng bột, hạng bột càng tháp thì hàm lượng 2 loại glucid này càng cao. Đường trong bột chiếm khoảng 0,8-1,8%, bột hạng càng thấp thì hàm lượng đường càng cao. Dextrin và pentozan có ảnh hưởng xấu tới chất lượng bánh vì dextrin không hút nước nên nhiều dextrin ruột bánh ướt và ít đàn hồi, còn pentozan dễ keo hóa làm tăng độ nhớt và độ dính của bột nhào. Cellulose và hemicellulose cơ thể người không tiêu hóa được nên trong bột càng ít càng tốt, hàm lượng hai chất này trong bột mì hảo hạng và loại I ít hơn trong loại II và loại thô. Vai trò của glucid: Đường: Cần thiết cho quá trình lên men ở giai đoạn đầu khi mà enzyme amylase chưa phân hủy tinh bột thành đường. Tinh bột: Khi nướng bánh thì tinh bột bị hồ hóa và hút nước làm cho ruột bánh khô và giòn. 3.4.Lipid: Chứa khoảng 0,8- 2,5% tùy loại bột. Trong bột mì có khoảng 0,4-0,7% photphatid, chủ yếu là Leucithin. Leucithin là chất béo có tính háo nước và hoạt động bề mặt cao nên nhũ hóa tốt giúp cho gluten đàn hồi tốt hơn làm tăng chất lượng bột nhào và bành nướng. Trong quá trình bảo quản, chất béo dễ bị phân hủy, giải phóng acid béo tự do, ảnh hưởng tới độ acid và mùi vị bột. Trang -6- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o 3.5.Vitamin: Bột mì chứa nhiều vitamin như: B1, B6, PP… Vitamin chưa nhiều trong lớp alơron. Hạng bột càng cao thì vitamin càng thấp và ngược lại. 3.6.Hệ enzyme: Enzyme trong bột có đầy đủ các hệ trong hạt mì, tuy nhiên trong sản xuất cần đặc biệt lưu ý protease và amylase. Protease phân giải protein cấu trúc bậc ba, do đó gluten bĩ vụn nát làm giảm chất lượng bột nhào.Protein bột mì có hoạt động mạnh ở 45-470C và pH=4,5-5,6 Khi bổ sung chất khử thì hoạt dộ của protease tăng nhưng với chất oxy hóa và muối ăn bị kìm hãm. Amylase thủy phân tinh bột giúp cho bột nhào lên men nhanh và tăng chất lượng bánh vì lượng đường trong bột không đủ cho quá trình lên men. Tác dụng tích cực này chỉ đối với -amylase vì nó thủy phân tinh bột thành maltose, còn -amylase thủy phân tinh bột thành dextrin mà dextrin thì lien kết với nước kém làm cho ruột bành bị ướt, do đó làm giảm chất lượng bánh. Các chỉ tiêu hóa lí dùng đánh giá chất lượng của tinh bột Trang -7- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Các chỉ tiêu cảm quan dùng đành giá chất lượng bột III.2.Đường: Trong sản xuất bánh, đường được dùng chủ yếu là đường saccaroza. Nguồn gốc: đường saccaroza sản xuất từ mía là chính, ngoài ra còn được sản xuất từ củ cải đường hoặc từ cây thốt nốt. Tính chất: tan nhiều trong nước, thường nóng chảy ở nhiệt độ o 185 C. Vai trò của đường trong sản xuất bánh: Ngoài việc tạo vị ngọt, đường còn góp phần tạo cấu trúc, màu sắc, hương vị thơm ngon cho sản phẩm bánh nướng. Đường là nguồn cung cấp nguyên liệu cho phản ứng Maillard, phản ứng caramel. Đường là nguồn dưỡng chất và cơ chất cho nấm men & enzym lên men tạo khí CO2. III.3. Chất béo Các loại chất béo thường được sử dụng trong sản xuất bánh là: Shortening: là sản phẩ m của sự hydro hóa dầu thực vật. Shortening có màu trắng đục, dẽo. Margarine: nhũ tương của dầu và nước (85% dầu và 15% nước), có bổ sung chất tạo màu, mùi. Bơ: thu nhận từ váng sữa, hàm lượng béo cao (trên 80%). Dầu thực vật. Trang -8- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Vai trò của chất béo trong sản xuất bánh: Tạo mùi vị đặc trưng cho bánh nướng. Làm mềm bánh nướng và tạo cảm giác tan trong miệng. Thúc đẩy phản ứng Maillard. Tạo cấu trúc nở xốp cho bánh. Tạo cấu trúc phân lớp (đối với bánh cracker, Paté Chaud, …). III.4. Sữa Trong sản xuất bánh, thường dùng sữa bột hay sữa đặc có đường. Sữa bột: được sản xuất bằng phương pháp sấy phun. Có 2 loại: sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem. Độ ẩm ≤ 5%, độ tan ≥ 98%, hàm lượng béo 20 - 40% (tùy thuộc loại sữa gầy hay béo). Sữa đặc có đường: được sản xuất từ việc cô đặc sữa tươi ở áp suất thấp. Độ ẩm: 27 - 28%, hàm lượng béo 10 - 12%. Vai trò của sữa trong sản xuất bánh: Tạo mùi vị đặc trưng cho bánh. Thúc đẩy phản ứng Maillard. Tăng giá trị dinh dưỡng cho bánh. III.5. Trứng Trứng dùng trong sản xuất bánh thường là trứng gà. Vai trò của trứng trong sản xuất bánh: Tăng giá trị dinh dưỡng cho bánh. Tạo độ xốp, giòn và mùi thơm cho bánh. Tạo màu cho bánh. Cấu tạo: vỏ chiếm 10%, lòng trắng 60%, lòng đỏ 30% trọng lượng. Thành phần hóa học của trứng: nước chiếm 70%, protein 13%, lipid 15%, tro 1%, vitamin và khoáng chất 1%. Trang -9- Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o III.6. Muối Thường dùng là muối ăn (NaCl). Vai trò của muối trong sản xuất bánh: Tác dụng tạo vị. Tăng độ dai gluten và làm giả m độ dính của bột nhào. Làm chậm tốc độ lên men của nấm men và hoạt động enzym. III.7. Thuốc nở hóa học Là nhóm các muối vô cơ, có thể sử dụng riêng lẻ hay phối hợp, thường dùng là Natri bicarbonat (NaHCO3) và Amoni carbonat (NH4)2CO3. Cơ chế làm nở: khi gặp nhiệt độ cao thuốc nở bị phân hủy sinh ra khí CO2 thoát ra nên tạo lỗ hỏng trong ruột bánh. 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O ↑ + CO2↑ (NH4)2CO3 → NH3 ↑ + H2O ↑ + CO2 ↑ III.8. Chất bảo quản, hương liệu Chất bảo quản (chống oxy hóa): BHA, BHT, Vit C, Vit E,……. Trang - 10 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o III.QUY TRÌNH SẢN XUẤT : III.1.QUY TRÌNH SẢN XUẤT BANH QUY XỐP: Đường Shorterning Trứng Bơ, dầu Bột mì xay gà Rây Chuẩn bị dịch nhũ tương Muối, vani, Nhào trộn bột nở Nặn tạo hình Nướng Làm nguội Bao gói Bao bì Sản phẩm Trang - 11 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o III.2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT BANH QUY DAI: Đường Shorterning Trứng Bơ, dầu Bột mì xay gà Rây Chuẩn bị dịch nhũ tương Muối, vani, Nhào trộn bột nở Nhào trộn Cán Dập hình Nướng Làm nguội Bao gói Bao bì Sản phẩm Trang - 12 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Trang - 13 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o IV.THUYẾT MINH QUY TRÌNH : 1. Chuẩn bị nguyên liệu: Mục đích: biến nguyên liệu từ dạng ban đầu khi thu mua thành dạng thích hợp cho quá trình sản xuất. Tất cả các nguyên liệu được kiểm tra sơ bộ và định lượng trước khi đưa vào sản xuất. Bột mì được rây lại. Trứng được rửa sạch và loại bỏ vỏ. Đường được xay thành bột. Thuốc nở, muối được hòa chung với nước để dễ dàng phân tán trong khối bột nhào. 2. Nhào trộn: được chia thành 2 giai đoạn: đánh kem & trộn bột. Đánh kem: lần lượt cho tất cả các nguyên liệu (trừ bột mì) vào máy nhào, đánh trộn để tạo thành một hỗn hợp dạng kem xốp, đồng nhất. Trộn bột: cho bột mì vào máy nhào chung với hỗn hợp các nguyên liệu trên, để tạo thành một khối đồng nhất, mềm dẽo, không dính tay Trứng rửa sạch, đập bỏ vỏ, cho trứng vào tô, đánh nổi trứng gà bằng mấ đánh trứng. Sau đó, cho đường vao đánh tan. Rồi cho bơ va dầu vào, tạo một dịch nhũ tương. Đổ dịch nhũ tương vào khối bột. Tiến hành nhào trộn. Đối với bánh quy xốp: Bột nhào có tỷ lệ nước trung bình, hàm lượng đường và béo cao, thời gian nhào bột ngắn, cường độ nhào trung bình. Thời gian nhào : từ 3-5 phút Độ ẩm bột nhào :từ 17-19% Nhiệt độ bột nhào :từ 19-250C Đối với bánh quy dai : Bột nhào có tỷ lệ nước tương đối lớn, hàm lượng đường và béo thấp, thời gian nhào bột kéo dài, cường độ nhào tương đối cao để tăng cường khả năng hydrat hóa của protein, tạo mạng lưới gluten có độ đàn hồi cao.Ủ trong 10 phút. Trang - 14 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Các yếu tố ảnh hưởng : 1. Ảnh hưởng của các nguyên liệu Bột mì: Độ ẩm: bột càng khô càng hút ẩm. Độ mịn: bột càng mịn hút nước tốt. Hạng bột: hạng bột càng cao hút nước tốt. Protein: càng cao hút nước tăng. Chất béo : Lượng béo càng cao: bột nhào càng tơi, xốp. Tạo màng ở bề mặt protein: làm chậm sự thấ m nước của protein. Tạo màng mỏng bao trùm & bôi trơn các hạt tinh bột, làm bền bọt khí làm xốp bánh. Hấp phụ màng mỏng chất béo ở bề mặt micell làm yếu liên kết giữa các micell với nhau, làm giảm tính đàn hồi của gluten. N ư ớc : Độ cứng: quá cao làm chặt mạng gluten. pH: pH cao ảnh hưởng đến mùi vị bánh. 2. Ảnh hưởng của chế độ nhào Độ ẩm bột nhào: lượng nước càng nhiều thì bột nhào càng nhớt và chảy, tính đàn hồi giả m. Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự trương nở & tính chất vật lý của bột nhào. Nhiệt độ mà gluten trương nở triệt để nhất là 40o C. Sự tăng nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tỷ trọng của khối bột nhào. Thời gian nhào: Nhào càng lâu thì khả năng giữ nước của gluten sẽ giả m. Nhào đến một thời gian nhất định thì độ dính sẽ giả m. Trang - 15 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Thời gian nhào kết thúc khi khối bột nhào đạt các yêu cầu về sự đồng đều & khả năng tạo mạng lưới gluten. 3.Cán: Sau khu đã ủ, mang gluten đã trương nở hoàn toàn, tiến hành cán bột trên máy cán 2 trục. Ban đầu cán với kích thước khi cán lớn sau đó hep dần tới khi bề mặt bột min, và đạt độ dày của bánh là được. Đối vời sản xuất bánh quy xốp bột nhào không cần cán nhưng đối với sản xuất bánh quy dai bột nhào cần trải qua quá trình cán nhàu tao cầu trúc phân lớp cho sản phẩm. Tác dụng của cán bột nhào: Phân bố đều lượng không khí thu được trong thời gian nhào. Không khí thừa và khí CO2 tách ra. Khi cán nên bánh có cấu trúc xốp, mịn, có nghĩa là tạo các lỗ hỗng. Khi cán độ nhớt giảm và độ dẻo tăng, sự cân bằng nội lực khi cán làm gluten bị yếu và do đó bột nhào có độ dẻo tối đa. Cán bột nhào có ảnh hưởng tốt đến chất kượng sản phẩm. Độ dòn và độ nở của bánh tăng lên, tỉ trọng giảm, bề mặt bánh bóng đẹp. 4.Tạo hình : Trong sản xuất bánh biscuit, quá trình tạo hình được tiến hành trước quá trình nướng, nhằm tạo những sản phẩm có kích thước, khối lượng nhất định đễ đáp ứng yêu cầu công nghệ, đồng thời c òn tao điều kiện thuân lợi cho quá trình nướng diễn ra. Quá trình tạo hình nhằm mục đích hoàn thiện sản phẩm do nó có khả năng làm tăng giá trị hang hóa của sản phẩm, tạo hình dáng đẹp cho bánh, thu hút người tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm. Đối với bánh quy xốp : Cho bột nhào vào tui nilon, một đầu có vòi nặn. Vòi nặn này có hình côn và đầu vòi có vân hoa để tạo hình . Trang - 16 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Bột nhào được nặn tạo hình trên một cái khay có lót một lớp giây quét dầu nhằm giúp bánh không bi dính trong quá trình nướng. Đối với bánh quy dai : Mục đích của quá trình tạo hình là đưa bột nhào qua máy cán tấm rồi tao hình thanh bánh có kích thước, hình dáng phú hợp với yêu cầu. Sau khi tạo hình xong tiến hành đem bánh đi nướng. 5.Nướng bánh : Nướng là quá trình xử lý nhiệt, mà nhiệt lượng truyền vào sản phẩm bằng bức xạ. Nhiệt truyền vào thực phẩm từ bề mặt & không khí trong lò & ẩm thoát ra từ thực phẩm & thoát ra ngoài lò nướng. Đó là một trong những quá trình công nghệ phức tạp, trong đó xả y ra những biến đổi hóa học, lý học, hóa lý làm cho sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu. Mục đích : làm chín sản phẩm. Bảo quản sản phẩm : tiêu diệt các vi sinh vật, hệ enzyme có trong bánh sống .Ngoài ra khi nướng độ ẩm bánh giảm cón giúp dễ bảo quản. Nướng bánh là khâu quan trong trong quá trình sản xuất bánh vì trong quá trình nướng sảy ra rất nhiều các phản ứng hóa lí tring khối bột nhào quyết định chất lượng sản phẩ m. Đối với bánh quy xốp : Nhiệt độ nướng là : 220-2500C Thời gian :10-15 phút. Đối với bánh quy dai : Nhiệt độ là :180-2200C. Thời gian : 10-15 phút. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nướng : Độ ẩm của bánh. Thành phần bột nhào. Kích thước của bánh. Thiết bị nướng. Trang - 17 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Các biến đổi trong quá trình nướng a) Biến đổi vật lý Nhiệt độ: o Nhiệt độ bánh thay đổi không ngừng trong quá tr ình nướng do sự thay đổi nhiệt của bánh sống với bề mặt đốt nóng của lò & không khí trong lò nướng. o Ở giai đoạn đầu, nhiệt độ lớp ngoài tăng nhanh trong lúc ở trung tâm thì chậm chạp. Khi nhiệt độ lớp ngoài tiến đến không đổi thì nhiệt độ ở tâm tăng dần, do vậy gradient giảm đi. o Ở thời kỳ cuối, nhiệt độ bên ngoài tăng do quá trình bốc hơi kết thúc trong khi nhiệt độ tâm tiến đến không đổi, dẫn đến sự tăng vọt của gradient nhiệt độ. Thể tích: có sự thay đổi do tác dụng của các khí sinh ra khi phân hủy thuốc nở ở nhiệt độ nướng. Khi nhiệt độ bánh tăng thì áp suất & thể tích của các khí tăng lên, dẫn đến kích thước các lỗ hổng trong bánh tăng & làm cho thể tích bánh tăng. Khối lượng: giảm đi đáng kể do mất nước. b) Biến đổi hóa lý Sự thoát hơi ẩm: 3 giai đoạn bốc hơi Giai đoạn 1 : tốc độ bốc hơi tăng dần o Trong giai đoạn này bánh sống được gia nhiệt mạnh, các lớp trên bề mặt bột nhào bị mất nước tạo nên sự chênh lệch ẩm giữa lớp bên ngoài và lớp bên trong (gradient ẩm), cho nên ẩm từ các lớp bên trong cũng chuyển ra phía ngoài. o Cuối giai đoạn 1, gradient nhiệt độ giảm còn gradient ẩm vẫn tăng nhờ sự khử nước của các lớp bề mặt bánh. Sự dịch chuyển ẩm bên trong bánh ngừng lại, độ ẩm của các lớp bên trong mẫu bánh được giữ ổn định. Giai đoạn 2 : tốc độ bốc hơi cố định. Sự bốc hơi nước đạt tới mức cực đại. Vùng bốc hơi đi dần dần vào bên trong bánh. Do phân hủy thuốc nở, thể tích bánh tăng mạnh Trang - 18 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o và xuất hiện gradient áp suất. (áp suất bên trong sản phẩm so với áp suất của môi trường xung quanh). Giai đoạn 3: tốc độ bốc hơi giảm xuống, rồi sau đó không đổi. Sự bốc hơi ẩm ở các lớp bên trong bánh với tốc độ giảm dần, ẩm chuyển từ lớp bên trong ra lớp ngoài làm giảm độ ẩm của bánh sau nướng. Sự biến đổi của hệ keo: Protein: 30oC bắt đầu trương nở; 40oC trương nở triệt để nhất; 50 - 70oC bị biến tính. Tinh bột: trương nở tốt nhất ở nhiệt độ 40 - 60oC, đồng thời với sự trương nở là sự hồ hóa. Sự hồ hóa xảy ra trong suốt quá trình nướng, thu hút một lượng nước đáng kể làm bánh đạt được độ khô thích hợp. Sự biến đổi trạng thái: dưới tác dụng của nhiệt độ cao, trạng thái của sản phẩm biến đổi tạo thành cấu trúc mao xốp & sự tạo thành vỏ. Tạo thành cấu trúc mao xốp: Ở nhiệt độ 50-70oC, protein đông tụ giải phóng nước còn tinh bột thì bị hồ hóa một phần tạo thành khung xốp mà trên bề mặt có hấp phụ một lớp mỡ mỏng. Tạo lớp vỏ bánh: Khi cường độ bay hơi ẩm trên bề mặt xảy ra mạnh mẽ và tinh bột lớp ngoài đã bị hồ hóa phần nào, sự chuyển ẩm đến bề mặt sẽ không đủ bù đắp lượng ẩm mất đi, bề mặt sẽ khô dần và tạo thành lớp vỏ cứng. Khi đã khô, nhiệt độ lớp ngoài tăng dần, làm cháy sém sản phẩm tại đó. Lớp vỏ tạo thành sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cần điều chỉnh chế độ nướng thích hợp. c) Biến đổi hóa học Tinh bột: hàm lượng tinh bột giảm vì một phần bị phân huỷ trong quá trình nướng bánh tạo ra các dextrin và đường. Trang - 19 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
- Báo cáo thực hành CNSX Bánh K o Đường: hàm lượng giảm do tham gia phản ứng Caramel và Maillard, tuy vậy lượng đường này giảm không đáng kể. Protein: hàm lượng protein tổng nhìn chung không thay đổi. Chất béo: hàm lượng chất béo giảm do hấp thụ không bền lên khung bánh, tuy nhiên lượng chất béo giảm không đáng kể. d) Biến đổi sinh học Enzyme Tại những điểm mà tốc độ nhiệt tăng nhanh (phần vỏ) các loại enzyme hầu như bị vô hoạt ngay. Còn lại những phần bên trong của vật liệu nhiệt độ tăng chậm hơn, thời gian enzyme được duy trì ở nhiệt độ tối thích cho hoạt động của chúng kéo dài hơn, do vậy chúng hoạt động mạnh hơn. Vi sinh vật Khi nhiệt độ của vật liệu tăng lên quá 60oC, vi sinh vật bị tiêu diệt dần cho đến tiêu diệt gần như hoàn toàn sau khi nướng. e) Biến đổi cảm quan Màu: bánh chuyển dần sang màu vàng nâu do: Phản ứng Maillard. Phản ứng tạo Dextrin của tinh bột. Phản ứng Caramel. Mùi: cấu tử hương được tạo thành là mùi đặc trưng của bánh nướng Phản ứng Maillard. Phản ứng oxy hóa chất béo tự do tạo aldehyde, lactone, ceton, ester.. Trang - 20 - Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng website quản lý thư viện trường Đại học Điện Lực
135 p | 2078 | 331
-
Báo cáo thực hành: Công nghê sản xuất bánh kẹo
43 p | 880 | 199
-
Bài báo cáo thực hành nước giải khát: Sản xuất nước lô hội (nha đam)
13 p | 620 | 87
-
Báo cáo thực hành lập trình hệ thống: Ngôi nhà thông minh
22 p | 495 | 82
-
Báo cáo thực hành: Công nghệ sản xuất nước chấm, gia vị
61 p | 502 | 78
-
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản
175 p | 473 | 75
-
Báo cáo thực hành: Công nghê sản xuất sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng
44 p | 640 | 74
-
Báo cáo: Thực hành Công nghệ chế biến thực phẩm 2
59 p | 645 | 74
-
Báo cáo thực hành: Công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản
29 p | 374 | 67
-
Báo cáo thực hành Sản xuất sữa đậu nành
22 p | 537 | 58
-
Báo cáo Thực tập công nhân CNTT
187 p | 492 | 52
-
Báo cáo thực hành: Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống
37 p | 207 | 44
-
Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính
25 p | 222 | 43
-
Báo cáo thực hành môn Virus học
32 p | 227 | 35
-
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến nước mắm
72 p | 273 | 28
-
Báo cáo thực tập Công nghệ thông tin: Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0
48 p | 67 | 17
-
Báo cáo thực hành: Công nghệ làm kim chi cải thảo
12 p | 229 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn