Báo cáo thực tập: Hiện trạng môi trường làng nghề lụa Nha Xá - xã Yên Nam huyện Duy Tiên
lượt xem 63
download
Báo cáo thực tập: Hiện trạng môi trường làng nghề lụa Nha Xá - xã Yên Nam huyện Duy Tiên trình bày lý luận chung về quản lý môi trường và quản lý môi trường làng nghề, thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề lụa Nha Xá – xã Mộc Mam –huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam, những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý môi trường và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ môi trường tại làng nghề lụa Nha Xá – xã Mộc Mam –huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập: Hiện trạng môi trường làng nghề lụa Nha Xá - xã Yên Nam huyện Duy Tiên
- CHƯƠNG 1.LÝLUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 1.1.Tổng quan chung về quản lý môi trường (QLMT) QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội ,có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối các vấn đề môi trường có liên quan đến con người ,xuất phát từ quan điểm định lượng ,hướng tới phát triển bền vững và sử dụnh hợp lý tài nguyên QLMT được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp ,chính sách ,kinh tế ,kỹ thuật ,công nghệ ,xã hội ,văn hoá ,giáo dục …Các biện pháp có thể đan xen phối hợp tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể vấn đề đặt ra .Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô .toàn cầu ,khu vực ,quốc gia ,tỉnh ,huyện ,cơ sở sản xuất, hộ gia đình ,… QLMT phải hướng tới các mục tiêu cơ bản sau: - Thứ nhất: Phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. - Thứ hai là Phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio- 92 đề xuất và được tuyên bố Johannesburg- Nam Phi về PTBV tái khẳng định. Trong đó, với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ và c ải thi ện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. - Thứ ba là xây dựng các công cụ có hiệu lực QLMT quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư. Đối tượng của công tác quản lý môi trường : • Theo phạm vi quản lý có thể chia ra các loại : -Quản lý môi trường khu vực :khu vực đô thị ,nông thôn ,.. BÁO CÁO THỰC TẬP 1 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- -Quản lý môi trường theo ngành kinh tế như công nghiệp ,nông nghiệp ,năng lượng -Quản lý tài nguyên :tài nguyên nước ,tài nguyên biển ,tài nguyên khí hậu ,…. • Theo tính chất của công tác quản lý môi trường có thể phân loại : -Quản lý chất lượng môi trường như ban hành va kiểm tra các quy chuẩn ,tiêu chuẩn về chất lượng không khí ,nước mặt ,nước ngầm ,đất,khí thải ,nước thải,chất thải rắn và chất thải nguy hại . -Quản lý kỹ thuật môi trường :quản lý hệ thống quan trắc ,giám sát ,đánh giá chất lượng các thành phần môi trường ,các trạm phân tích ,các phòng thí nghiệm phân tích chất lượng môi trường … -Quản lý kế hoạch môi trường :quản lý xây dựng và thực thi các kế hoạch bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương ,… Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm: - Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường. - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường. - Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp. - Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường. - Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. 1.2.Các công cụ QLMT Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp, các phương tiện, các phương thức sử dụng nhằm giúp cho việc thực hiện những nội dung của QLMT môi trường tốt hơn. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường.Công cụ hỗ trợ gồm có các công cụ 2
- kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. 1.2.1 Công cụ luật pháp và chính sách Công cụ luật pháp và chính sách là các quy định, quy chế, nghị định, luật pháp được ban hành của Nhà Nước để điều khiển các hành vi và giám sát đối với những đối tượng gây ra những ảnh hưởng đến môi trường và buộc họ phải tuân thủ theo quy định của luật pháp 1.2.2 Công cụ kinh tế Các công cụ kinh tế là phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra huỷ hoại môi trường . Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng trên các nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận là “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) và nguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP) - Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) đề ra 1972 cho rằng: Những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. Đồng thời nguyên tắc PPP “mở rộng” 1974 chủ trương rằng, các tác nhân ngoài việc tuân thủ các chi phí tiêu chuẩn đối với việc gây ô nhiễm còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm gây ra. - Nguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP) cho rằng những người được hưởng lợi từ việc chất lượng môi trường được cải thiện cũng phải trả một khoản tiền. * Các công cụ kinh tế như : - Thuế và phí môi trường - Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm". - Ký quỹ môi trường. - Trợ cấp môi trường và nhãn sinh thái. 1.2.3. Công cụ kĩ thuật Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền BÁO CÁO THỰC TẬP 3 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- kinh tế phát triển như thế nào.Công cụ kĩ thuật hỗ trợ cho việc thực hiện các công cụ pháp lý và công cụ kinh tế và đây là công cụ không thể thiếu trong QLMT. Tuy nhiên việc áp dụng công cụ kỹ thuật thường gặp phải trở ngại do chi phí đầu tư tốn kém và đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao. 1.3 Quản lý môi trường làng nghề 1.3.1Giới thiệu chung về làng nghề Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam. Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau: - Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề; - Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng. Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chế thoáng mở cửa của nền kinh tế thị trường và sự năng động cũng như tâm huyết với nghề của những người dân, các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịt và đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Theo số li ệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng… ,Hà Nam có hơn 40 làng nghề truyền thống Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD. Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra. Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như tại bảng 1.1 4
- Bảng 1.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam Vật Thủ liệu T công xây ái mỹ dựng, chế Chế nghệ gốm Ươm biến sứ tơ, dệt nông Tái Nghề khác nhuộm sản, , đồ da thực Tái ch phẩm Tái chế ế chế kim nhựa giấ loại y Miền 138 134 4 53 4 404 17 222 Bắc Miền 24 42 0 23 1 121 9 77 Trung Miền 11 21 0 5 0 93 5 42 Nam Tổng 173 197 4 81 5 618 31 341 cộng Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống Hiện nay, do điều kiện thương mại phát triển, nhu cầu ngày càng gia tăng cả trong nước và thế giới thì quy mô sản xuất của các làng nghề ngày càng phát triển và được mở rộng, nhưng vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, sản xuất nhỏ là chủ yếu. Trong thời gian qua, các làng nghề đã tạo ra một lượng lớn hàng hóa và đa dạng sản phẩm, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu BÁO CÁO THỰC TẬP 5 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- vực nông thôn.. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, làng nghề còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng. Quy mô của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề rất linh động, từ hộ gia đình đến các tổ hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tuy nhiên chủ yếu là quy mô hộ gia đình (chiếm 80,1%). Trong mỗi tỉnh có thể có rất nhiều loại làng nghề. 1.3.2 Thực trạng môi trường tại các làng nghề Do ô nhiễm môi trường, lao động không có dụng cụ bảo hiểm và sinh hoạt hàng ngày chung với môi trường sản xuất, tình trạng sức khoẻ của người dân làng nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu cả nước có trên 4200 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng việc xử lý đạt ở mức thấp, trung bình chỉ khoảng 26%. Thực tế này đã dẫn đến tỷ lệ người dân ở các làng nghề bị mắc các bệnh thông thường và hiểm nghèo cao gấp 2-3 lần các làng xã thuần nông. 51 làng xã thuộc 25 tỉnh thành được cho là “làng ung thư”, với tỷ lệ người dân nghi ngờ mắc, chết do ung thư cao cũng là những làng nghề, hoặc làng nằm gần khu công nghiệp, kho hóa chất, bãi rác bị ô nhiễm. Trong các làng nghề, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Nguyên nhân của một số bệnh tật phổ biến trong nhân dân hiện nay, theo đánh giá của Bộ Y tế là do suy thoái môi trường không khí, nước, đất, chất thải công nghiệp và đô thị, chất thải y tế, ô nhiễm tiếng ồn... 1.3.2.1 Hiện trạng môi trường nước Theo kết quả xét nghiệm của Viện khoa học và công nghệ môi trường (trường Đại học Bách khoa Hà Nội) thì 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm nước có thể được chia ra thành ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.Ô nhiễm hữu cơ thường gặp ở các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm. Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Ví dụ như nước thải của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao (COD = 13.300 - 20.000mg/l; BOD5 = 5.500 - 125.000 mg/l). Ô nhiễm hóa chất thường gặp ở các làng nghề dệt nhuộm. Do sản xuất có sử dụng nhiều nước, hoá chất, thuốc nhuộm nên thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải làng nghề dệt nhuộm bao gồm: các tạp chất tự nhiên tách ra từ sợi vải: chất bẩn, dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin trong quá trình nấu tẩy, chuội tơ và các hoá chất sử dụng trong quy 6
- trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3, các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt. Khoảng 10 - 30% lượng thuốc nhuộm và hoá chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải. Bảng 1.2. Đặc trưng nước thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình Lượng Chỉ tiêu chất lượng nước thải Tên làng nước TT Độ nghề thải (m3/ pH COD BOD5 SS màu ngày) 1 Ươm tơ Cổ Chất - Nam Định 100 - 6.076 2.400 764 4110 Ươm tơ Đông Yên- Quảng 2 Nam 20 7,2 632 241 517 69 3 Ươm tơ Bảo Lộc - Lâm Đồng 50 7,8 1.020 780 215 466 Dệt nhuộm Phương La -Thái 320- 4 Bình 960 8 - 9,7 900 72-410 14 77-139 5 Dệt đũi Nam Cao - Thái Bình - 8,2 372 212 375 260 Dệt nhuộm Thái Phương-Thái 6 Bình - 6,9 312 272 205 195 TCVN 5945 - 1995 (Nước Loại B) 5,5 - 9 100 50 100 Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng.Đối với các làng nghề tái chế giấy, ô nhiễm chủ yếu từ nước thải ở các công đoạn ngâm tẩm, nấu và nghiền nguyên liệu cũng như công đoạn xeo giấy. Lượng nước thải này còn chứa hoá chất dư, bột giấy và có hàm lượng chất hữu cơ cao, nên hàm l ượng ôxy hoà tan tại các nguồn tiếp nhận rất thấp, gần như bằng 0. Bột giấy, xơ sợi còn sót trong nước thải gây bồi đắp lòng mương, ao hồ.Đối với các làng nghề tái chế nhựa, do đặc thù nguyên liệu thu gom từ nhiều nguồn và đều là nhựa phế thải có dính nhiều tạp chất, nên trong quá trình công nghệ sử dụng rất nhiều nước đ ể rửa phế liệu.Lượng nước này ước tính khoảng 20 - 25m 3/tấn nhựa phế liệu. Thành phần của nước thải này rất phức tạp, vì chứa nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên nhựa trong quá trình sử dụng, trong đó có cả các chất đ ộc hại (từ bình chứa thuốc trừ sâu, hoá chất,...), vi sinh vật gây bệnh. Tại các làng BÁO CÁO THỰC TẬP 7 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- nghề tái chế kim loại, lượng nước sử dụng không nhiều, chỉ dùng cho nước làm mát, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng và nước thải từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại nên có hàm lượng các chất độc hại khá cao, đặc biệt là các kim loại nặng. Ô nhiễm nước do kim loại cũng thường gặp tại các làng nghề chạm,mạ bạc. 1.3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí Đặc trưng nhất của làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là mùi hôi thối do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải từ các cống rãnh, kênh mương. Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra các khí độc rất ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề.Đặc biệt phải kể đến các làng nghề sản xuất nước mắm, do phơi ngoài trời nên mùi hôi, tanh khắp cả làng rất khó chịu. Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng. Ô nhiễm chủ yếu ở các làng nghề tái chế giấy là bụi, hơi kiềm, Cl 2 do dùng nước Javen để tẩy trắng và hơi H2S. Tại một số vị trí sản xuất, hàm lượng Cl 2 vượt tiêu chuẩn cho phép tới ba lần, hơi H2S tại các bãi rác, cống rãnh vượt tiêu chuẩn cho phép 1 - 3 lần.Trong công nghệ tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC. . Các tác động chủ yếu đến môi trường từ hoạt động của các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng là ô nhiễm không khí do bụi và khói lò nung. Quy trình nung vôi, gạch ở các làng nghề chủ yếu theo phương pháp thủ công sử dụng nhiên liệu là than. Khí thải từ các lò nung đốt than chứa bụi, các khí ô nhiễm. Đ ặc bi ệt các lò nung thường không được thiết kế đúng quy cách, nên quá trình cháy không hết, tạo ra các sản phẩm cháy nhiên liệu thiếu ôxy như CO, SO 2,...Bụi phát sinh từ khâu khai thác, gia công đất nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm. Bảng 1.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch và nung vôi Bụi CO SO2 NO2 Lượng TT Tên làng nghề tấn/nă tấn/nă tấn/nă tấn/nă SP/năm m m m m 8
- Khai Thái, Hà Tây 170 triệu 1 3.774 477,7 72,93 339,16 viên Phước Lâm, Khánh Hòa 63,3 triệu 2 1.405,3 177,9 42,55 176 viên Tân Yên, Bình Dương 967 triệu 3 21.467 2.717 691 2.688 viên Các làng nghề Mang 310 triệu 4 6.822 871 221,7 861,8 Thít, Vĩnh Long viên Đồng Tân, Thanh Hóa 49.680 tấn 5 131 216 162,7 122 vôi Kiện Khê, Hà Nam 19.000 tấn 6 598 985 556 556 vôi Đáp Cầu, Bắc Ninh 50.000 tấn 7 182 300 226 170 vôi Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống 1.3.2.3 Hiện trạng môi trường đất Cùng với sự phát triển của làng nghề là sự phát sinh một lượng chất thải lớn. Hầu hết các chất thải này đều đổ trực tiếp các nguồn nước (sông, kênh mương) đất canh tác, để dự phòng... Điều này làm thay đổi thành phần lý hoá tính của đất, ảnh hưởng đến mùa màng và hoa màu của nông dân tại làng nghề và c ả các vùng lân cận..Đồng thời các chất ô nhiễm có trong môi trường nước đã ngấm vào môi trường đất khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm trầm trọng. 1.3.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề . Hiện nay, đã có nhiều giải pháp được áp dụng đồng thời nhằm giải quy ết vấn để môi trường làng nghề. Nhưng có thể phân ra thành hai hướng giải pháp cơ bản: Giải pháp về công nghệ và Giải pháp về quản lý. 1.3.3.1 Giải pháp về công nghệ Các làng nghề thường sử dụng công nghệ thủ công, lạc hậu thường gây ô nhiễm môi trường.Vì vậy, đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp tối ưu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề.Hiện nay, các nhà khoa học rất chú trọng vào việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất làng nghề. BÁO CÁO THỰC TẬP 9 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- *) Áp dụng các mô hình sản xuất làng nghề gắn với sản xuất sạch hơn Mô hình này chú trọng vào các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu lượng phát thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn nguyên nhiên liệu, tài nguyên; áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý chất thải phù hợp (chú trọng tới biện pháp tái chế, tái sử dụng) nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả. Để thực hiện tốt hướng này, các cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường các địa phương cần có kế hoạch trong việc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung ương để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương mình, trong đó chú trọng tới cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ môi trường đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với quy mô, trình độ của các làng nghề và chú trọng tới các biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ, nhằm khuyến khích các hộ sản xuất tự nguyện sử dụng. Bên cạnh đó Nhà Nước cần hỗ trợ cho các làng nghề khi áp dụng các công nghề và tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các công nghệ này. Năm 2005, Liên minh HTX Việt Nam cũng đã bước đầu xây dựng mô hình thử nghiệm về sản xuất sạch hơn cho một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm 1.3.3.2 Giải pháp về quản lý Với đặc trưng của làng nghề thường sản xuất với quy mô hộ gia đình, các cơ sở sản xuất không tập trung, thường phân bố trong khu vực làng, xã do đó đ ối với quản lý làng nghề nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt. Đồng thời tăng cường và tổ chức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô cấp tỉnh, huy ện, xã tới thôn xóm. Ở cấp xã việc quản lý làng nghề có thể được triển khai cụ thể, phù hợp nhất đối với điều kiện của địa phương mình.như việc quy định về đóng góp cho quỹ môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm. Trong quản lý làng nghề có thể bao gồm nhiều giải pháp như giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn bảo vệ môi trường, thực hiện quan trắc, giám sát môi trường tại các làng nghề thường xuyên. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục môi trường giúp người dân trong các làng nghề nhận thức môi trường, đồng thời qua đó hướng sự quan tâm của người dân vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác QLMT. *) Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường - Chuyển đổi làng nghề thành khu du lịch 10
- Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch.Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Để làng nghề phát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá và tính nghệ thuật cao. Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu và công lao động, mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề, mà chính là hoạt động sản xuất truyền thống ở làng nghề. Với các làng nghề kết hợp với khu du lịch theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều kiện môi trường cũng sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Việc phát triển các làng nghề theo hướng này chủ yếu nên áp dụng với các làng nghề truyền thống lâu đời, có các mặt hàng mang tính đặc thù văn hoá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, gốm sứ… Hiện nay, những làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Tây),lụa Nha Xá (Hà Nam), đồ đá Non Nước (Quảng Nam), nghề thêu ở Huế...đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. *) Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn: Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới.Mô hình sản xuất tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề. Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay đang rất bức xúc xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ áp lực lên môi trường sống của người dân nông thôn và cũng phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, công nghiệp ở nông thôn nước ta cần phải được tổ chức lại sao cho có hệ thống, trật tự và phát triển bền vững, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội và tránh gây ô nhiễm đến môi trường. Những thế mạnh của các làng nghề tiểu thủ công truyền thống được phát huy trong bối cảnh xã hội hiện đại, vừa tạo vị thế của ngành tiểu thủ công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hoá nông thôn đang được đẩy mạnh thông qua việc phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc thông qua việc bảo tồn các làng nghề truyền thống. BÁO CÁO THỰC TẬP 11 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- Việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp làng nghề cũng tạo thuận lợi trong việc quy hoạch các làng nghề cách xa các khu vực tập trung dân cư, xây dựng khu xử lý tập trung và thực hiện QLMT. *) Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề Quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng của môi trường giúp cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để thực hiện công tác quan trắc thuận lợi cần có những đầu tư vào trang thiết bị quan trắc hiện đại.Đây là yêu cầu khó khăn đối với c ơ quan quản lý cấp xã, do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà Nước và các tổ chức trong và ngoài nước. *) Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng Để có thể thực hiện các biện pháp trên tốt và mang lại lợi ích cho làng nghề, góp phần bảo vệ môi trường làng nghề cần nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất nghề. Trước tiên phải nói đến những thiệt hại do việc suy giảm chất lượng môi trường gây ra mà chính người dân tại làng nghề phải gánh chịu, và sau đó là thiệt hại đối với toàn xã hội, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề. Cần định hướng sự tham gia của người dân làng nghề và của toàn thể cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường. Để đảm bảo cho cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, cần thiết phải có sự kết hợp hiệu quả và sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền đ ịa phương, cộng đồng và sự phối hợp với những nhà khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó cộng đồng phải tham gia đầy đủ từ khâu lập kế hoạch, thực thi, giám sát và chia sẻ quyền lợi. Trên hết muốn huy động nguồn lực từ nhân dân phải cho người dân thấy rõ lợi ích từ các mô hình mang lại. 12
- CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ LỤA NHA XÁ –XÃ MỘC NAM –HUYỆN DUY TIÊN –TỈNH HÀ NAM 2.1.Giới thiệu chung về làng nghề ở huyện Duy Tiên –tỉnh Hà Nam Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam , phía bắc giáp Hà Nội phía đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động của tỉnh Hưng Yênqua sông Hồng và huyện Lý Nhân , phía nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý , phía tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng .Diện tích chủ yếu của huyện là đồng bằng .Huyện Duy Tiên có dân số vào khoảng 150.000 người, bao gồm 21 xã, thị trấn. Duy Tiên là một trong những huyện có thế mạnh về làng nghề truyền thống với nhiều nghề thủ công đã có từ lâu đời như: ươm tơ, dệt lụa, mây giang đan, thêu ren, bưng trống …Duy Tiên có 6 làng nghề, trong đó có 4 làng ngh ề truy ền BÁO CÁO THỰC TẬP 13 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- thống là: làng nghề trống Đọi Tam, thêu ren Vũ Xá (Yên Bắc), dệt lụa Nha Xá (Mộc Nam), mây giang đan Ngọc Động (Hoàng Đông) và 2 làng nghề mới là: làng nghề ươm tơ kéo kén Từ Đài (Chuyên Ngoại) và Mây giang đan Hoà Trung (Tiên Nội). Để khuyến khích khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng Quỹ Khuyến công, triển khai nhiều giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành nghề, khôi phục và nhân cấy nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động .Nhờ đó, các nghề truyền thống của huyện đã có bước phát triển vững chắc đạt giá trị sản xuất lớn.Tiêu biểu là nghề mây giang đan ngày càng đ ược nhân rộng tới từng thôn, xóm. Nhiều mặt hàng đã chinh phục được thị tr ường trong nước và quốc tế , trở thành những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của huyện như : lụa, đũi, bát đĩa mây, thêu ren, long nhãn, hạt sen … Số lượng các doanh nghi ệp sản xuất CN-TTCN tăng nhanh. Năm 2005 có 54 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất CN-TTCN, đến năm 2008 tăng lên 71 doanh nghiệp với tổng số vốn chủ sở hữu lên đến 1.185.250 triệu đồng. 2.2 Đặc thù của làng lụa Nha Xá - xã Mộc Nam –huyện Duy Tiên –tỉnh Hà Nam . 2.2.1.Vị trí địa lý Xã Mộc Nam là một xã đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng nằm ở vị trí trung tâm huyện Duy Tiên , tỉnh Hà Nam, là địa bàn giáp ranh của 5 xã và 2 thị trấn Làng Nha Xá thuộc xã Mộc Nam huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá: nằm gần trung tâm huyện đường liên huyện chạy dọc theo chiều dài xã, cách đường Quốc lộ 1A 2 km và thị xã Phủ Lý 5 km về phía Nam (trung tâm tỉnh Hà Nam) ..., Vì vậy rất có l ợi thế đ ể phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là để tiêu thụ hàng hóa tiểu thủ công nghiệp. 2.2.2 .Đặc thù tự nhiên - xã hội Làng nghề lụa Nha Xá là một trong 2 làng nghề được công nhận làng nghề dệt lụa truyền thống với hơn 1.500 lao động lành nghề chiếm 91% tổng số lao động trong làng, ngoài ra còn tạo ra được hơn 2.000 việc làm cho các lao động lúc nông nhàn. Với lực lượng lao động dồi dào như vậy là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của làng nghề ở hiện tại cũng như trong tương lai. 2.2.3.Đặc thù kinh tế Thôn Nha Xá là trung tâm phát tri ển kinh t ế c ủa xã M ộc Nam , thu nh ập bình quân cao nhất xã: 660.000 đ ồng /ng ười /tháng. Thôn có đ ầu m ối giao 14
- thông thuận lợi đ ể phát tri ển kinh t ế xã h ội, đ ặc bi ệt là tiêu th ụ hàng hoá ti ểu thủ công nghiệp. Tốc độ phát triển bình quân của ngành thương mại dịch vụ của xã trong những năm gần đây đạt bình quân 12,5%. Lao động ngành này có thu nhập bình quân cao so với lao động của các ngành khác 2.3. Biến động điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế -xã hội của làng nghề lụa Nha Xá –Xã Mộc Nam . 2.3.1. Thay đổi về điều kiện tự nhiên của làng nghề Khí hậu Khí hậu xã Mộc Nam nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên có đầy đủ các đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, đó là nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh. Mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước kết thúc vào tháng 4 năm sau, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, khô hanh. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10, số giờ nắng trong năm khoảng 1300 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình năm 240C, nhiệt độ cao nhất lên đến 39,80C. Chế độ mưa ở Hà Nam thay đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa hè (mùa mưa) bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 10, tổng lượng mưa trung bình trong năm là 1582mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 82,42%. Địa hình ,thổ nhưỡng Xã Mộc Nam có địa hình bằng phẳng, thành phần đất chủ yếu là đất phù sa, thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp. Nhìn chung đất đai của xã thuộc loại có đ ộ phì nhiêu cao. thích hợp cho trồng rau màu, cây ăn quả, có điều kiện phát triển trang trại. Vùng đồng thích hợp cho cấy lúa và có thể phát triển một số cây ăn quả như: cam canh, nhãn, vải .. 2.3.2.Phát triển kinh tế xã hội Đặc điểm dân số và lao động Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào và chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, hiện nay toàn xã có 3039 hộ, với 13007 nhân khẩu, số hộ nông nghiệp là: 937 hộ (chiếm 30,83%), lao động nông nghiệp 2973 lao động (chiếm 24,84%). Hộ phi nông nghiệp là 2102 hộ (chiếm 69,17 %), trong đó hộ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là 1488 hộ (chiếm 70,79% số hộ phi nông nghiệp). Số lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng. Lao động CN - TTCN luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong BÁO CÁO THỰC TẬP 15 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- tổng cơ cấu lao động chiếm gần một nửa số lao động qua các năm, năm 2009 là 4585 lao động chiếm 71,81% lao động, và số lượng lao động này liên tục tăng lên với tốc độ bình quân khoảng gần 700 lao động trên năm. Lao động làm dịch vụ chỉ tăng lên từ 2008, tuy nhiên lực lượng lao động này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong số lao động phi nông nghiệp (khoảng 2,88% năm). Số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2009 là 3814 lao động nhưng đến 2011 chỉ còn 2973 lao động giảm 841 lao động. Điều này cho thấy số lao động làm nông nghiệp đã chuyển dần sang các lĩnh vực khác, chủ yếu là TTCN. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành TTCN đã chiếm ưu thế cùng với thương mại - dịch vụ. Theo chiến lược phát triển kinh tế của xã, trong những năm tới phấn đấu ngành CN - TTCN đóng góp 60% GDP của xã, đồng thời đưa xã Mộc Nam trở thành trung tâm TTCN của huyện Duy Tiên .. 16
- Đất đai và tình hình sử dụng đất đai Qua các năm tình hình sử dụng đất đai của xã có sự thay đổi, được thể hiện qua bảng 2.1 BẢNG 2.1: BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG NĂM 2011 SO VỚI NĂM 2010 VÀ NĂM 2008 (Đơn vị tính: ha) Mục Diện So với So với năm 2008 Thứ tự Mã đích sử tích năm năm Diện Tăng (+) Diện Tăng (+) (1) (2) dụng 2008 (3) (4) tích giảm (-) (7) giảm (-) (5) (6) tích (8) Tổng diện tích tự nhiên 811,11 811,11 811, +0,04 1 Đất nông nghiệp NN 577,31 595,00 -17,69 07 617, -40,23 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp P SX 531,67 547,71 -16,04 54 569, -37,45 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm N CH 500,32 516,36 -16,04 12 529, -29,26 1.1.1. Đất trồng lúa§ N LU 475,32 491,36 -16,04 58 512, -37,04 1 1.1.1. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi§ A CO 2,21 2,21 36 2,21 2 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm khác§ C HN 22,79 22,79 15,0 +7,78 3 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm K CL 31,35 31,35 1 39,5 -8,19 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản N NTS 45,64 47,29 -1,65 4 48,4 -2,78 2 Đất phi nông nghiệp PN 231,70 214,01 +17,69 2 191, +40,30 2.1 Đất ở N OT 60,57 60,57 40 61,5 -0,95 2.1.1 Đất ở tại nông thôn C ON 60,57 60,57 2 61,5 -0,95 2.2 Đất chuyên dùng T CD 143,79 126,57 +17,22 2 105, +38,50 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự G CTS 1,53 2,18 -0,65 29 1,56 -0,03 2.2.2 nghiệpốc phòng Đất qu CQ 0,28 0,28 0,28 2.2.3 Đất an ninhw P CA 0,35 0,35 0,35 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi N CS 10,74 10,74 3,39 +7,35 2.2.5 Đất nghiệp nôngcó mục đích công cộng K CC 130.89 113.02 +17,87 99,7 +31,88 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng C TT 2,66 2,66 1 2,66 2.4 N Đất nghĩa trang, nghĩa địa NT 8,67 8,67 8,70 -0,03 2.5 Đất sông suối và mặt nước D SM 13,52 13,05 +0,47 13,2 +0,29 chuyên dùng N 3 BÁO CÁO THỰC TẬP 17 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PN 2,49 2,49 +2,49 3 Đất chưa sử dụng K CS 2,10 2,10 2,13 -0,03 3.1 Đất bằng chưa sử dụng D BCS 2,10 2,10 2,13 -0,03 (nguồn: thống kê 25-2-2011 của sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam) Qua bảng 2.1 ta thấy năm 2011 so với năm 2010 cơ cấu đất tự nhiên theo mục đích sử dụng của xã Mộc Nam như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên là: 811,11 ha, trong đó đất nông nghiệp là: 577, 31 ha chiếm trên 71% tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp giảm so v ới năm 2005 là 40,23 ha (do quá trình đô thị hóa chuyển mục đích đ ất nông nghi ệp sang đất chuyên dùng). Đất thổ cư là 60, 57 ha chiếm 7,4% tổng diện tích đ ất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng tăng mạnh từ 105, 2 ha năm 2005 lên 143, 79 ha năm 2011, diện tích đất chuyên dùng tăng chủ yếu vào mục đích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Như vậy tình hình sử dụng đất của địa phương trong thời gian qua rất phù hợp với chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương, cơ sở hạ tầng cũng phản ánh trình độ phát triển của mỗi địa phương. - Đường giao thông : xã có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc l ưu thông hàng hoá: nằm sát trung tâm huyện, đường liên huyện chạy dọc theo chiều dài xã, xã cách đường Quốc lộ 1A 1km , thị xã Phủ Lý khoảng 7 km về phía Nam. Hệ thống giao thông trong xã có khoảng 35 km,; 5 Km trục liên huyện đ ều đã được giải nhựa Apphan. Hệ thống giao thông nông thôn 100% được bê tông hoá. Tuy nhiên do tốc độ công nghiệp hóa của khu vực, lưu lượng xe ô tô trọng tải lớn càng ngày càng cao (khoảng 800 lượt xe mỗi ngày) đã gây ra tình trạng ùn tắc. Đồng thời những đoạn đường có mật độ xe chạy qua nhiều đã bị xuống cấp nghiêm trọng. - Năng lượng điện : hiện tại toàn xã có 4 trạm biến áp với công suất 4.790 KVA, mỗi năm được cung cấp 15, 7 triệu KW. Hệ thống điện đã được đầu tư cải tạo liên tục nhưng vào những thời điểm, cao điểm lượng tiêu thụ trên địa bàn lớn nên thường xảy ra tình trạng quá tải. - Đầu tư, phát triển đời sống dân sinh khác : Các công trình phúc lợi của xã đã và đang góp những phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa 18
- phương. Các trường học đã được đầu tư mở rộng đảm bảo đầy đủ những điều kiện học hành tốt nhất cho học sinh. Trạm y tế xã ở gần trung tâm xã tạo điều kiện tốt nhất để mọi người dân đến khám chữa bệnh được thuận lợi nhất. Do có công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên nên đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân trong làng được nâng cao. Số hộ có nhà cao tầng, nhà mái bằng chiếm tỷ lệ 56%, số hộ có điện thoại chiếm tỷ lệ 35% số hộ dân trong thôn. 100% số hộ dân có tivi, radiocassette. Trong làng có gần 200 xe máy. Không còn hộ đói và nhà tranh tre vách đất, số hộ nghèo giảm còn 7%. Xã có một trạm phát thanh trung tâm, và ở mỗi xóm đều có một loa phóng thanh. Trạm phát tranh có nhiệm vụ phát thanh các tin tức liên quan tới các nghị quyết của đảng, chính sách của chính phủ, các quy định của tỉnh, huyện, xã và các thông tin về tình hình sản xuất ..., đến nhân dân trong xã. - Hệ thống thuỷ lợi : Hệ thống tưới tiêu của xã đã được đổ bê tông với chiều dài là 16 km. Hệ thống thoát nước, cống rãnh được xây dựng kiên cố từ 3 năm trước đây, nhưng hiện nay do sự phát triển quy mô sản xuất với quy mô l ớn hơn nhiều nên tình trạng ùn tắc, ứ đọng xảy ra thường xuyên, nhiều khi tràn lên mặt đường, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra việc đầu tư cho hệ thống này không được đồng bộ, mang tính chất chắp vá đã làm cho hệ thống bị xuống cấp nhanh chóng. Đây chính là điểm cần quan tâm giải quyết vì nó có sự ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề môi trường trong xã. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Mộc Nam là xã đứng thứ ba về phát triển kinh tế của huyện Duy Tiên . Với bản chất cần cù, chịu khó, không ngừng học hỏi, vươn lên của người dân, nền kinh tế xã đã phát triển mạnh với việc duy trì và phát triển nghề lụa Nha Xá . Nền kinh tế xã đang phát triển với sự gia tăng giá trị tất cả các ngành, cơ cấu kinh tế, thay đổi dần theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, được thể hiện qua bảng 2.2 BẢNG2.2 : KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÃ MỘC NAM QUA 3 NĂM 2009-2011 Ngành Năm Năm Năm 2011 2009 2010 BÁO CÁO THỰC TẬP 19 SV:NGUYỄN THỊ HỒNG MAI LỚP :CĐ8QM2
- So với So với năm Cơ Cơ 2006 tăng Cơ 2007 Giá trị cấu Giá trị cấu (+), giảm Giá trị cấu tăng (+), (triệu đ) (%) (triệu đ) (%) (-) (triệu đ) (%) giảm (-) + 78.787,3 96.884,0 103.043,8 + 1. Tổng thu 18.096,6 8 0 3 6.159,83 nhập 2 - Công + 36.642,3 48.823,4 50,3 52,0 + nghiệp - 46,51 12.181,0 53.677,93 8 0 9 9 4.854,53 TTCN 2 - Thương 16.540,0 23.453,1 24,2 + 26,2 + 20,99 27.068,40 mại - dịch vụ 0 0 1 6.913,10 7 3.615,30 - Nông 25.605,0 24.607,5 25,4 21,6 - 32,50 -997,50 22.297,50 nghiệp 0 0 0 4 2.310,00 2. Thu nhập 7,73 8,53 + 0,81 8,61 + 0,07 BQ /LĐ/năm 3. Thu nhập BQ /người 6,01 7,44 + 1,43 7,92 + 0,48 /năm 4. Thu nhập 29,61 33,84 + 4,23 33,91 + 0,07 BQ /hộ/năm (nguồn: phòng thống kê huyện Duy Tiên ) Qua bảng 2.2 ta thấy nghề dệt lụa Nha Xá của xã luôn là một thế mạnh phát triển kinh tế. Năm 2011 giá trị ngành CN - TTCN của xã đạt trên 53, 67 t ỷ đồng, tăng 4,85 Ở đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân một lao đ ộng CN - TTCN là 8, 428 triệu động/năm. Đã giải quyết việc làm cho 6369 lao động đ ịa phương và 3000- 4500 lao động địa phương khác. Thu nhập bình quân một hộ CN - TTCN khoảng 33, 91 triệu đồng/năm, đóng góp ngân sách Nhà nước hơn 36 triệu đồng (Báo cáo sở công nghiệp năm 2011). Ngành thương mại dịch vụ của xã trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh hơn các ngành khác cả về giá trị và tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÀ THÀNH
72 p | 5586 | 1621
-
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
98 p | 1529 | 271
-
Báo cáo thực tập: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay
45 p | 1994 | 180
-
Báo cáo thực tập “Thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn của nước ta hiện nay và các giải pháp cơ bản để đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay"
15 p | 578 | 177
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Hưng Phát Hà Tây
71 p | 528 | 144
-
Báo cáo thực tập "Thực trạng và giải pháp phát triển TTCK Việt Nam hiện nay"
33 p | 294 | 116
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin - SV. Lê Văn Hoàng
51 p | 668 | 99
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - Nguyễn Đức Huy
51 p | 329 | 55
-
Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp Công ty Yamaha Motor Việt Nam
24 p | 348 | 54
-
Bài giảng Hướng dẫn viết báo cáo thực tập cộng đồng 2 - ThS. Nguyễn Tấn Đạt
19 p | 475 | 49
-
Báo cáo thực tập: Thực trạng về vấn đề quản lý khách hàng của công ty TNHH Deloitte Việt Nam
24 p | 268 | 46
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Thủy tinh Hưng Phú
39 p | 167 | 38
-
Báo cáo thực tập: Mạng lưới cung cấp dịch vụ tại khu du lịch Phong Nha hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu trường hợp tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)
136 p | 351 | 33
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Thực trạng về Phòng khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Tân Hương
64 p | 89 | 30
-
Báo cáo thực tập: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính tại Doanh nghiệp Xây dựng Hiền Hòa
52 p | 171 | 19
-
Báo cáo thực tập: Xây dựng thể thức văn bản của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Đoàn xã Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang
46 p | 163 | 15
-
Báo cáo thực tập cuối khóa: Tìm hiểu & viết ứng dụng luyện thi sát hạch lý thuyết lái xe trên web
14 p | 134 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn