Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tình hình sử dụng lao động tại Công ty TNHH MTV nhựa bao bì Việt Phát
lượt xem 29
download
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tại phòng Kế toán của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT; về thời gian Nghiên cứu tình hình lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT trong 3 năm 2013-2015. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tình hình sử dụng lao động tại Công ty TNHH MTV nhựa bao bì Việt Phát
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân PHẦN I: MỞ ĐẦU Thực tế trong tình hình hiện nay, sự tồn tại của một doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh thường xuyên về nhân lực, phù hợp với yêu cầu đặt ra nhưng phải mang tính chính xác và kịp thời. Vì thế các doanh nghiệp luôn đặt vấn đề về lao động như là một nhiệm vụ thiết thực nhất, có tính chất xuyên suốt trong tất cả các khâu hoạt động của doanh nghiệp. Dù bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào, qui mô kinh doanh ra sao thì tình hình sử dụng lao động cũng được chú trọng. Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT đã cho em hiểu thêm nhiều về thực tiễn về người lao động, đặc biệt là về tình hình sử dụng lao động trong Công ty, vì vậy em đã chọn đề tài “TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV NHỰA BAO BÌ VIỆT PHÁT” làm báo cáo thực tập nghề nghiệp. Là sinh viên chuyên ngành Kế hoạch đầu tư, em may mắn được thực tập tại Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT, có thể tìm hiểu được những hoạt động chuyên môn thực tiễn của chuyên ngành sâu hơn. Trong quá trình tìm hiểu sơ bộ về Công ty thực tập, em đã có những cái nhìn tổng quan hơn những chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT, đặc biệt là Phòng Kế toán. Tất cả những nhận định đó được nêu đầy đủ trong “ Báo cáo thu hoạch thực tập nghề nghiệp” dưới sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Mai Văn Xuân. Do còn những hạn chế về kiến thức, tài liệu cũng như thời gian tìm hiểu, bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, vậy nên em rất mong sự thông cảm của thầy cô giáo và cơ quan thực tập. Em xin chân thành cảm ơn. SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 1
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân 1. Giới thiệu cơ sở thực tập 1.1 Thông tin cơ bản Số tài khoản: 0032000131224 tại Ngân hàng Vietcombank Điện thoại: 054.2242424 Fax: 054.3951323 Họ và tên người nhận xét/hướng dẫn Sinh Viên TTNN: Trần Ngọc Hoàng Chức vụ: Chuyên viên Kế toán Thời gian thực tập tại cơ sở : 20/09/2015 – 20/11/2015 Tên cơ sở thực tập nghề : CÔNG TY TNHH MTV NHỰA BAO BÌ VIỆT PHÁT. Địa chỉ: Đường số 4 Khu công nghiệp Phú Bài Huế Tên giao dịch: Vietphat packing and Plastics company limited. 1.2 Thông tin cụ thể 1.2.1 Lịch sử hình thành và qúa trình phát triển của Công ty Công ty TNHH MTV nhựa bao bì VIỆT PHÁT được thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế số: 6541/QĐUBND ngày 01/04/2007. Giấy phép kinh doanh số 31000039 do Sở kế hoạch Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 05/04/2007, tại khu công nghiệp Phú Bài. Sau khi kảo sát thị trường va nghiên cứu chất lượng máy móc của dây chuyền, mục tiêu hiệu quả ngay khi đầu tư để đảm bảo sản phấm sản xuất ra mang tính cạnh tranh cao. Công ty đã chọn mua nhà máy bao bì PP mới được xây dựng của Công ty Thái Hoà, nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Phú Bài Huế, đây là một dây chuyền hoàn chỉnh mới 100% hiện đại tiên tiến, do tính chất phù hợp với thực tế sản xuất và được đưa vào vận hành SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 2
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân sử dụng ngay. Tuy Công ty mới hoạt động được hơn 2 năm nhưng do có thị trường tiêu thụ rộng trong nước cũng như nước ngoài, nên đã đứng vững trên thị trường. Công ty chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng như: hạt nhựa, bao bì PP, mành dệt, bao PE... Cùng với tiến trình xã hội nền sản xuất với mục tiêu đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá Hiện đại hoá đất nước. Đến đầu năm 2009, Công ty đã mở rộng thêm dây chuyền xi măng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do nhu cầu tiêu thụ bao bì PP hàng năm đều tăng, chủ yếu ở miền Trung là bao bì đóng gói xi măng, đường thực phẩm, gia dụng, bao bì, lượng tiêu thụ mỗi năm khoảng 15000 tấn phần lớn tập trung ở Đà Nẵng, Huế... 1.2.2 Chức năng Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT cung cấp các loại bao gói, bao bì để phục vụ cho các sản phẩm của các nhà máy và nhu cầu đồ dùng sinh hoạt trên thị trường các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế...kể cả xuất khẩu. Căn cứ tình hình thực tế của Công ty có thể kinh doanh và liên kết sản xuất các mặt hàng bao bì nhằm nâng cao lợi nhuận để tiếp tục đầu tư phát triển doanh nghiệp. 1.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng Kế toán Nguyễn Văn Sơn : Trưởng Phòng Kế toán Trần Ngọc Hoàng : Chuyên viên Trần Thị Ngọc Thanh : Chuyên Viên Lê Viết Hùng : Chuyên Viên 2. Mục đích thực tập nghề nghiệp Tiếp cận, tìm hiểu các hoạt động của phòng Kế toán. Em được xúc với môi trường làm việc văn phòng, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Em chọn phòng Kế toán Thống Kê bởi vì ở đây là nơi có rất nhiều thông tin để phục vụ cho việc tìm hiểu về đề tài của em: Nghiên cứu về tình hình sử dụng lao động tại Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT. SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 3
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về không gian: Tại phòng Kế toán của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT. Về thời gian: Nghiên cứu tình hình lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT trong 3 năm 20132015. Nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ tập trung số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng tháng 12 năm 2015. 4. Thời gian thực tâp nghề nghiêp Thực tập nghề nghiệp đợt 1 (3 tuần): Từ ngày 01/08/2016 đến ngày 21/08/2016. PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP 1. Tổng hợp kết quả thu hoạch từ các báo cáo của các chuyên gia 1.1 Tổng quan về Đầu tư Công 1.1.1 Lĩnh vực đầu tư công: Bao gồm 4 nội dung: Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư. 1.1.2 Phân loại dự án đầu tư công Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau: Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án. Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 4
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C. 1.1.3 Nguyên tắc quản lý đầu tư công Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và cung cấp dịch vụ công. 1.2 Tổng quan về Dự án kế hoạch trung hạn 2016 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế 1.2.1 Về tổng số vốn đầu tư Bao gồm 110.000 tỷ đồng, bằng 161.5% so với giai đoạn 20112015. Vốn ngân sách nhà nước: 26649,66 tỷ đồng, chiếm 24,2; trong đó nguồn ngân sách trung ương 6.900 tỷ đồng,ngân sách địa phương 5.100 tỷ đồng.Vốn trái phiếu chính phủ : 3,738.92 tỷ đồng, chiếm 3,4%. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước : 34.826,97 tỷ đồng, chiếm 31,7%.Vốn Nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương:1.190 tỷ đồng, chiếm 1.1%.Vốn doanh nghiệp nhà nước:639,53 tỷ đồng, chiếm 0.6%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 19354,92 SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 5
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân tỷ đồng, chiếm 17,6%.Vốn tư nhân và dân cư : 22.000 tỷ đồng, chiếm 20%.Các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư: 1.600 tỷ đồng, chiếm 1,5%. 1.2.2 Một số dự án trọng điểm cần được đầu tư, phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô: bao gồm dự án đê chắn sông Cảng Chân Mây;dự án Đường Trục chính khu đô thị Chân Mây;dự án Đường phía Đông đầm Lập An. Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương;dự án Đường nối từ Quốc lộ 1A vào vườn quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc ; dự án Đường từ đường tránh phía Tây thành phố Huế đi điện Hòn Chén, thị xã Hương Trà. Dự án ODA “ Chương trình phát triển các đô thị loại II (các Đô thị Xanh)” tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư 1.491 tỷ đồng (70,5 triệu USD) III. Các định hướng thúc đẩy đầu tư phát triển. Dự án kế hoạch trung hạn 2016 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế: + Tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là đô thị cấp Quốc gia. + Tập trung phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học và công nghệ. + Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng của tỉnh, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của các cấp, các ngành, địa phương; hoàn trả các khoản vốn NS ứng trước kế hoạch; Ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản. Các dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 2020 phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó ưu tiên cho các dự án có tính SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 6
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân chất đột phá phục vụ cho phát triển KTXH của ngành, địa phương trong cả thời kỳ, các dự án an phục vụ lĩnh vực an sinh xã hội… Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa du lịch. Xây dựng hoàn thiện Trung tâm y tế chuyên sâu, trở thành thương hiệu quốc tế, gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Kết quả thu hoạch từ báo cáo của chuyên gia đến từ Sở Công Thương tỉnh TTHuế: 1.3 Sự cần thiết phải quản lý thị trường Đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực thương mại Tǎng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức nǎng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa Góp phần vào việc bình ổn thị trường, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại trên thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thúc đẩy giao lưu hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT 2.1 Giới thiệu chung 2.1.1 Mô tả và phân tích các hoạt động Bắt đầu đi thực tập nghề nghiệp 01/08/2016, đến Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT liên hệ nộp giấy giới thiệu, được chuyển lên phòng Kế toán. Thực tập tại phòng Kế toán trong thời gian là 3 tuần, giờ hành chính buổi sáng bắt đầu từ 7h00 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h, các ngày thứ 2 đến thứ 6. SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 7
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân Bắt đầu làm quen, nói chuyện với các chuyên viên trong phòng đồng thời tìm hiểu các chức năng nhiệm vụ liên quan đến phòng Kế toán để tìm hiểu về tình hình sử dụng lao động tại Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT. 2.1.2 Sơ lược bộ máy phòng Kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN TIỀN VẬT TƯ MẶT, THỦ & TSCĐ KHO TGNH & BÁN HÀNG Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Kế toán (Nguồn: Phòng Nhân Sự của Công ty) Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ chức năng Ban Giám 2.1.3 Sơ lược bộ máy quản lý của Công ty Đố c Bộ phận tổ Bộ phận Bộ phận Bộ phận kỹ chức hành Kế toán tài hạch toán thuật chính vụ kinh doanh SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 8 Phân xưởng Phânxưởng 2 Phânxưởng 3 Phân xưởng 1 4
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân (Nguồn: Phòng Nhân Sự của Công ty) Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý Công ty Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.2 Tình hình lao động của Công ty TNHH MTV nhựa bao bì VIỆT PHÁT 2.2.1 Các nhân tố gắn với bản thân người lao động – Trình độ văn hoá. – Trình độ chuyên môn. – Tình trạng sức khoẻ. – Thái độ lao động. – Kỷ luật lao động. – Cường độ lao động. – Tinh thần trách nhiệm. – Sự gắn bó với doanh nghiệp. SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 9
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân 2.2.2 Các nhân tố gắn với tổ chức lao động – Phân công lao động. – Tiền lương, tiền thưởng. – Tổ chức phục vụ nơi làm việc. – Thái độ cư xử của người lãnh đạo. – Bầu không khí làm việc của tập thể. 2.2.3 Các yếu tố thuộc về môi trường lao động – Môi trường tự nhiên. – Điều kiện lao động. 2.2.4 Đánh giá các yếu tố Trong các nhân tố kể trên, chất lượng nguồn nhân lực và tác phong, ý thức làm việc của người lao động có tác động mạnh nhất đến năng suất lao động, vì việc kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm, hàng hóa.Trình độ lành nghề và tác phong, ý thức làm việc của người lao động được thể hiện ra khi họ sử dụng các công cụ sản xuất thành thạo, đáp ứng những yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa có tính chuyên nghiệp cao. Người lao động có trình độ nghề nghiệp, không những cần có kỹ năng lao động mà còn phải có sáng tạo trong quá trình sản xuất, kết hợp với tác phong, ý thức làm việc thì mới đẩy mạnh năng suất lao động. Thực tế cho thấy chỉ khi nào người lao động, người quản lý có kiến thức và trình độ nghề nghiệp thì mới tiếp cận, nhanh chóng tiếp thu, vận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào việc làm ra sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, năng suất cao. 2.2.5 Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2013 2015) Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2013 2015) SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 10
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân (ĐVT: Người) SO SÁNH NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 CHỈ TIÊU 2014/2013 2015/2014 SL % SL % SL % SL % SL % 25,6 Tổng số lao động 320 100 402 100 450 100 82 48 11,94 3 1. Phân theo tính chất công việc 87,0 28,6 Lao động trực tiếp 272 85 350 396 88 78 46 13,14 6 8 12,9 Lao động gián tiếp 48 15 52 54 12 4 8,33 2 3,85 4 2. Phân loại theo giới 67,8 13,3 Nữ 217 246 61,2 270 60 29 24 9,76 1 6 32,1 51,4 Nam 103 156 38,8 180 40 53 24 15,38 9 6 3. Chuyên môn trình độ 16,9 21,7 41,6 Đại học 48 15 68 98 20 30 44,12 2 7 7 53,1 48,7 46,6 15,2 Cao đẳng, trung cấp 170 196 210 26 14 7,14 3 5 6 9 31.8 34,3 31,5 35,2 Lao động phổ thông 102 138 142 36 4 2,9 7 3 7 9 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty ) Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng số lao động trong 3 năm vừa qua của Công ty tăng đều. Cụ thể là năm 2014 so với năm 2003 tăng 82 người, tương ứng tăng 25,63%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 48 người, tương ứng tăng 11,94%. Sự tăng lên này là do Công ty ngàym càng mở rộng mạng lưới và lĩnh vực kinh doanh. Là một Công ty hoạt động dựa sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu về lao động trực SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 11
- Bài báo cáo thực tập nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động gián tiếp, cụ thể là năm 2014 so với năm 2013 tăng 78 người, tương ứng 28,68%, trong khi đó lao động gián tiếp chỉ tăng 4 người, tương ứng 8,33%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 46 người, tương ứng 13,14%, nhưng lao động gián tiếp chỉ tăng 2 người, tương ứng 3,85%. Tính chất công việc đòi hỏi lao động khéo léo nên nữ giới trong Công ty luôn chiếm tỷ lệ cao, đến năm 2015 đã có 270 lao động nữ chiếm 60% trong tổng số lao động trong khi lao động nam giới chỉ có 180 và chiếm 40% trong tổng số lao động. Lao động của Công ty trong những năm vừa qua đã không những tăng về mặt số lượng mà còn là chất lượng, hàng năm Công ty bỏ ra hơn 250 triệu đồng cho việc tuyển dụng và đào tạo. Vì vậy lao động có trình độ đại học trong những năm vừa qua tăng đều, năm 2013 chỉ có 48 lao động chiếm 15% nhưng đến năm 2015 đã có 98 lao động chiếm 21,77%. Lao động có trình độ cao đẳng trung cấp và lao động phổ thông có tăng tuy nhiên sự tăng có giảm xuống, nhìn vào bảng số liệu nếu so sánh năm 2015 so với năm 2013 ta thấy lao động rõ ràng có sự giảm xuống, cụ thể là lao động có trình độ cao đẳng có 170 lao động chiếm 53,13% giảm xuống 46,66% tương đương với 210 lao động. Tuy nhiên nếu so năm 2014 so với năm 2013 thì ta thấy lao động ở trình độ này tăng cao. Có sự khác biệt và chênh lệch như vậy là do trong năm 2014 Công ty đã tuyển dụng thêm lao động thay thế vào các bộ phận có lao động về hưu, mở rộng mạng lưới kinh doanh và năm 2014 Công ty đã bỏ ra hơn 400 triệu đào tạo cũng như tạo điều kiện cho lao động phát triển khả năng của mình. Trong những năm vừa qua Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT hoạt đông và kinh doanh hiệu quả, chính việc chú trọng nguồn lực lao động đã dẫn đến sự phát triển đó. SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 12
- Bài báo cáo thực tế nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân 2.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT qua 3 năm ( 2013 2015) Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT qua 3 năm (20132015) (ĐVT: Triệu VNĐ) So sánh CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/ % +/ % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.366 9.566 15.620 2.200 29,9% 6.054 63,3% 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 77 77 82 0 0,0% 5 6,5% a Chiết khấu thương mại 77 77 77 100,0% b. Giảm giá hàng bán 0 0 c. Gía trị hàng bán bị trả lại 77 82 77 100,0% 82 3. Doanh thu hoạt động tài chính 110 112 56 2 1,8% 56 50,0% 4. Chi phí sản xuất kinh doanh 6.388 8.414 10.951 2.026 31,7% 2.537 30,2% a. Gía vồn hàng bán 4.800 6.935 9.600 2.135 44,5% 2.665 38,4% b. Chi phí bán hàng 206 206 450. 0 0,0% 0,0% c . Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.252 1.300 900 48 3,8% 400 30,8% 5. Chi phí tài chính 730 750 920 20 2,7% 170 22,7% SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 13
- Bài báo cáo thực tế nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân Trong đó: Chi phí lãi vay dùng cho sản xuất 500 750 920 250 50,0% 170 22,7% kinh doanh 6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.660 2.109 3.722 449 27,0% 1.613 76,5% 7. Thu nhập khác 66 77 50 11 16,7% 27 35,1% 8. Chi phí khác 425 0 425 9.Lợi nhuận khác 66 77 374 11 16,7% 451 585,7% 10.Tổng LN trước thuế TNDN 1.793 2.255 3.400 462 25,8% 1.145 50,8% 11. Thuế TNDN 448 563 850 115 25,7% 287 51,0% 12. Tổng LN sau thuế TNDN 1.345 1.691 2.550 346 25,7% 859 50,8% (Nguồn: Bảng BCKQHĐKD của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT HUẾ) SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 13
- Bài báo cáo thực tế nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy, lợi nhuận của Công ty năm 2014 so với năm 2013 là tăng 346 triệu đồng tương ứng tăng 25,7%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 859 triệu đồng tương ứng tăng 50,8%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.200 triệu đồng tương ứng tăng 29,9%. Đây là kết quả của việc mở rộng thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như công tác đa dạng hoá các mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên. Mặt khác, chi phí khác năm 2015 tăng lên đáng kể so với năm 2014 nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhìn chung trong thời gian vừa qua Công ty đã hoạt động có hiệu quả. Để đạt được kết quả như vậy là do Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực và không thể không kể đến sự lao đông miệt mài của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty. 2.3 Ưu điểm và hạn chế 2.3.1 Ưu điểm a. Về nhân viên Tác phong làm việc chuyên nghiệp. Thái độ làm việc nhiệt tình, hăng say, có trách nhiệm với công việc thuộc chuyên môn của từng phòng ban. Trình độ chuyên của nhân càng ngày càng được nâng cao. Công tác tuyển dụng lao động có nhiều tiến bộ, Công ty đã đáp ứng phương pháp, quy trình tuyển dụng theo xu hướng quản trị nhân lực hiện đại. Tiến trình tuyển dụng của Công ty được tiến hành một cách chuẩn hóa, bài bản. Các ứng viên qua quá trình sàn lọc kỹ càng sẽ được tiếp nhận vào Công ty làm những công việc theo yêu cầu của Công ty. b. Về môi trường làm việc: SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 14
- Bài báo cáo thực tế nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân Có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi, phục vụ kịp thời các công việc trong Công ty. Tài liệu được trang bị đầy đủ. Không khí làm việc nhiệt tình. Máy móc thiết bị càng ngày càng được cải tiến, hiện đại để phục vụ cho việc sản suất và cũng như nhân viên. 2.3.2 Hạn chế Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại hạn chế về sử dụng nhân lực, chẳng hạn như Công ty chưa thức đầy đủ vai trò của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển Công ty, chưa quan tâm đầu tư chính đáng cho công tác Quản trị Nguồn nhân lực. Chưa thực sự coi trọng yếu tố con người với tư cách là nhân tố quyết định thành bại trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ một số nguyên nhân đó đã dẫn đến những hạn chế sau: - Các công tác Hoạch định nguồn nhân lực thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức, không làm căn cứ cho hoạt động tuyển dụng, bố trí nhân sự. Công ty chỉ chú trọng đến việc tinh giảm biên chế, cắt giảm nguồn nhân lực mà không sử dụng các biện pháp như cho thuê lao động, tạm thời chia sẽ công việc, nghỉ không lương tạm thời...gây khó khăn cho công tác tuyển nhân viên mới, tốn kém chi phí vận chuyển của năm sau. - Cách tuyển dụng tình trạng hay đưa người vào Công ty do quen biết dẫn đến tình trạng những người có trình độ cao, có chuyên môn không có cơ hội gia nhập vào Công ty, từ đó dẫn đến bộ máy Công ty không có cơ hội phát triển nguồn nhân lực cao cấp và không có nhân tài để phát triển Công ty trong tương lai. - Chế độ tiền lương, tiền thưởng và kỷ luật lao động tại Công ty chưa thực sự có tác động khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ, chinh sách tiền lương chưa đủ để thu hút lượng lượng lao động có tay nghề cao. 2.4 Một số giải pháp nâng cao hiểu quả sử dụng lao động SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 15
- Bài báo cáo thực tế nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân Để đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý và sử dụng lao động tại Công ty. Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động: Công ty cần đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách mảng tuyển dụng nhân sự của Công ty. Cán bộ chuyên trách mảng tuyển dụng là những người đánh giá, kiểm tra các ứng viên, do đó, họ phải là những người có kiến thức về tuyển dụng đồng thời cũng cần phải có kiến thức chuyên môn nhất định về vị trí công việc đang cần tuyển. Nâng cao trình độ của người lao động : Để nâng cao trình độ người lao động, không còn cách nào khác, doanh nghiệp nên chủ động và có những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần có những chính sách ưu đãi riêng để “chiêu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề cao về lĩnh vực của đơn vị mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc. Cải thiện về cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng để tạo môi trường làm việc tốt hơn, từ đó đạt năng suất cao trong công việc hơn. Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động. Chế độ trả lương cho công nhân viên cần được xem xét lại. 2.5 Kết quả đạt được 2.5.1 Đánh giá các kết quả đạt được từ quá trình đi TTNN Việc đọc các hồ sơ, số liệu giúp em tiếp xúc được với các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan tới công việc tương lai, tìm hiểu được các thông tin thực tế của các lĩnh vực đầu tư của Công ty, từ đó sẽ phục vụ tốt cho quá trình đi thực tập cũng như đi thực tập sau này. SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 16
- Bài báo cáo thực tế nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân Khi quan sát các anh chị trong phòng làm việc với nhau và với các đồng nghiệp khác, em học tập được phong cách làm việc ở văn phòng, cách giao tiếp với đồng nghiệp trong phòng cũng như trong Công ty. Việc quan sát các anh chị giải quyết các hồ sơ, công việc, báo cáo, hóa đơn giúp em nắm vững và hiểu rõ các giai đoạn cơ bản, các quy trình thực hiện để giải quyết các công việc cụ thể trong giai đoạn sản xuất, các bước thực hiện các công đoạn cụ thể và những dự án trong tương lai để đầu tư ,mở thêm phân xưởng mới cũng như mở rộng và cạnh tranh địa bàn hoạt động của Công ty. Nhờ trao đổi, hỏi han về những giai đoạn, cách thức giải quyết các công việc giúp em củng cố và tự tin hơn với kiến thức mình có được, sẽ có ích cho việc thực tập nghề nghiệp sau này. Việc thực hiện, phụ giúp các anh chị trong phòng các nghiệp vụ văn phòng đơn giản thì giúp em rèn luyện kĩ năng làm việc, làm những việc mà trước nay em chưa từng làm, tích lũy thêm kinh nghiệm để giúp ích cho công việc sau này hơn. 2.5.2 Thu hoạch của bản thân a. Về kĩ năng Làm việc trên các loại giấy tờ, hồ sơ, sổ sách, đi quan sát trực tiếp từng công đoạn dây chuyền sản xuất của Công ty. Được tiếp cận và trao đổi với các công nhân để có thể hiểu thêm tường tận trong các khâu sản suất. Đọc các hồ sơ, các dự án đầu tư mở rộng của Công ty. Tổng hợp số liệu Làm việc với máy tính, làm việc trên Word, Excel,….. b. Về kinh nghiệm Mở mang kiến thức về cách thức hoạt động sản suất sản phẩm của Công ty. Tập được tính quan sát thật kỹ của từng công đoạn dây chuyền sản suất. SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 17
- Bài báo cáo thực tế nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân Giao tiếp với đồng nghiệp, với các cá nhân, tổ chức. Đọc hồ sơ, dự án của Công ty. Ghi chép các thông tin của các giấy tờ hóa đơn, sổ sách. b. Về thái độ và cung cách làm việc - Hòa nhã, đoàn kết, giúp đỡ với đồng nghiệp cùng phòng. - Có thái độ hợp tác với những đối tác từ các Công ty khác cũng như những thành viên khác cùng Công ty. - Vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ công nhân hay các cá nhân đến liên hệ làm việc với phòng, Công ty. - Chân thành lắng nghe, tôn trọng người khác, tôn trọng thời gian của người khác, chú ý đến mọi người xung quanh. PHẦN 3: KẾT LUẬN Qua thời gian thực tế tại Công ty TNHH MTV NHỰA BAO BÌ VIỆT PHÁT, ngoài người phụ trách hướng dẫn ra, còn có các anh chị làm việc chuyên nghiệp nhiệt huyết đã giúp đỡ cho em tại phòng Kế toán. Tuy vẫn chưa vận dụng nhiều các kiến thức đã học vào đợt thực tập nghề nghiệp này nhưng nó đã mang lại cho em nhiều sự trải nghiệm thú vị trong công việc. Có thể trong đợt đi thực tập khóa luận chuyên đề tới đây em hy vọng mình sẽ có thêm nhiều cơ hội áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, được mở rộng thêm tầm nhìn. Về phần đề tài nghiên cứu em nhận thấy rằng tuy đã có những quy định theo tiểu chuẩn của Bộ Lao Động, nhưng khi thực hiện theo từng doanh nghiệp khác nhau thì có sự điều chỉnh cũng chưa phù hợp, không phải bất cứ lúc nào cũng đúng thời gian như đã quy định. Cần trao dồi kiến thức cho nhân viên đặt biệt là người SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 18
- Bài báo cáo thực tế nghề nghiệp GVHD: Mai Văn Xuân lao động, tập trung chú trọng và quan tâm hơn vào nhân lực để có thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, em cũng cảm ơn giáo viên hướng dẫn. Vì đây là năm đầu tiên thực tập nghề nghiệp do sinh viên chủ động liên hệ doanh nghiệp nên em khá bở ngỡ và gặp nhiều vấn đề, thắc mắc, đặc biệt là vấn đề chọn nội dung báo cáo, em đã ít nhiều làm phiền đến thầy, mong thầy thông cảm cho em. Thầy đã tận tình hướng dẫn và cho em những lời khuyên bổ ích để hoàn thành tốt đợt thực tập nghề nghiệp và hoàn thành tốt bài báo cáo này. Mặc dù thời gian thực tập không dài, chỉ 3 tuần nhưng em có thể dần dần hình dung, định hướng cho công việc trong tương lai mình có thể làm. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn thầy PGS.TS Mai Văn Xuân. Và xin chân thành cảm ơn đến Công ty TNHH MTV NHỰA BAO BÌ VIỆT PHÁT trong thời gian vừa qua đã cho em đến thực tập nghề nghiệp. Cám ơn tình cảm của tất cả mọi người đã tận tình giúp đỡ em sớm hoàn thành được đề tài. SVTH: Trần Ngọc Huy – K47CKHĐT 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo Cáo Thực Tập Nghề Nghiệp "Quản lý và tạo điều kiện cho công tác kế toán hoạt động có hiệu quả"
70 p | 1802 | 370
-
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
98 p | 1530 | 271
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân xưởng Amoniac - Nhà máy Đạm Phú Mỹ
82 p | 577 | 129
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty Cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công
117 p | 497 | 117
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin - SV. Lê Văn Hoàng
51 p | 679 | 100
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
51 p | 521 | 58
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia học tập và làm việc tại chi cục BVTV tỉnh Nghệ An
23 p | 423 | 56
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - Nguyễn Đức Huy
51 p | 329 | 55
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
24 p | 602 | 48
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Quy trình phê duyệt đầu tư cho dự án "Xây dựng phần mềm quản lý và sử dụng con dấu"
18 p | 174 | 34
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tìm hiểu quy trình chế biến cua tuyết luộc
50 p | 306 | 32
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Thực hiện một trong các khâu quản lí sản xuất,thu hái và bảo quản chuối tại Công ty Huy Long An
18 p | 247 | 30
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Thực trạng về Phòng khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Tân Hương
64 p | 89 | 30
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây Ớt tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương mại Papaarch cơ sở tại tỉnh Quảng Bình
30 p | 194 | 30
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia học tập và làm việc tạo chi cục BVTV tỉnh Nghệ An
23 p | 137 | 20
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây chuối tại công ty Huy Long An, trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận - huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh
22 p | 208 | 17
-
Báo cáo thực tập doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất công nghệ Tân Hưng
21 p | 38 | 10
-
Báo cáo thực tập doanh nghiệp: Trung tâm thương mại ô tô Quảng Trị
16 p | 22 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn