BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 'ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ EAWER, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK"
lượt xem 282
download
Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo thực tập tổng hợp 'đánh giá tình hình xoá đói giảm nghèo tại xã eawer, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 'ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ EAWER, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ ===**=== BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ EAWER, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK Người thực hiện : Nguyễn Bá Phi Ngành : Kinh Tế Nông Lâm Khoá : 2007 - 2011 Đắk Lắk, tháng 11 năm 2010 i
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại xã EaWer, em xin chân thành cảm ơn Cô Tuyết Hoa NiêKđăm, Thầy Y trung NiêKđăm và Thầy Phạm Văn Trường và các cô, chú, anh, chị công tác tại Ủy Ban xã EaWer đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập. Với báo cáo tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã em đã phần nào hiểu thêm về công tác xóa đói giảm nghèo, cuộc sống của người dân tại thôn 4 nói riêng và tại xã nói chung, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân tại địa bàn xã. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên báo cáo này không tránh khỏi những sai sót về nội dung và hình thức. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy, cô và các cô, chú, anh, chị công tác tại Ủy Ban để em củng cố và trang bị thêm kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Buôn Ma Thuột, tháng 11 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Bá Phi ii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CĐ-ĐH : Cao đẳng - Đại học LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội KH : Kế hoạch KT-XH : Kinh tế - Xã hội THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa iii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Phân loại các nhóm hộ...............................................................................9 Bảng 2 : Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc....................................................15 Bảng 3 : Bảng tình hình sử dụng lao động của xã ..................................................15 Bảng 4 : Bảng tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã ..............................................16 Bảng 5 : Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã.......................................................18 Bảng 6: Số lượng vật nuôi ở xã EaWer..................................................................19 Bảng 7: Tình hình nghèo đói tại xã EaWer ............................................................20 Bảng 8: Đánh giá tỉ lệ giàu nghèo và lao động ở thôn 4 .........................................21 Bảng 9 : Trình độ học vấn của hộ ..........................................................................21 Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động hộ .......................................................22 Bảng 11: Tình hình vay vốn của hộ năm 2009 .......................................................22 Bảng 12: Một số chỉ tiêu phản ánh đất đai .............................................................23 Bảng 13: Tình hình trang thiết bị sản xuất .............................................................23 Bảng 14: Tình hình trang bị phương tiện phục vụ sinh hoạt...................................24 Bảng 15 : Tổng thu nhập bình quân của hộ............................................................25 Biểu đồ 1: Lược đồ tự nhiên xã EaWer, huyện Buôn Đôn .....................................10 Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện hộ nghèo theo thành phần dân tộc ..............................27 iv
- MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................iv MỤC LỤC..............................................................................................................v PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2 1.3.1 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu...............................................................................2 1.3.3Không gian nghiên cứu.............................................................................3 PHẦN HAI: CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................................4 2.1 Các khái niệm ................................................................................................4 2.1.1 Khái niệm hộ ...........................................................................................4 2.1.2 Khái niệm hộ nông dân............................................................................4 2.1.3 Khái niệm kinh tế hộ ...............................................................................4 2.1.4 Khái niệm nghèo đói................................................................................5 2.1.5 Chuẩn nghèo đố tượng xác định dựa vào các căn cứ sau ..........................6 2.2 Nguyên nhân của sự của đói nghèo ................................................................7 2.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................7 2.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra...............................................................7 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................8 2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................8 2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................9 2.4 Hệ thống chỉ tiêu...........................................................................................9 v
- PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BẢN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................................................10 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................10 3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................10 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.........................................................................13 3.2 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................19 3.2.1 Tình hình chung về kinh tế - xã hội ở thôn 4..........................................19 3.2.2 Thực trạng nghèo của xã Ea Wer ...........................................................20 3.2.3 Đặc điểm các hộ nghiên cứu......................................................................21 3.2.3.1 Trình độ học vấn ..........................................................................21 3.2.3.2 Về nhân khẩu và lao động ............................................................ 22 3.2.3.3 Nguồn lực sản xuất.......................................................................22 3.2.3.4 Tổng thu và chi tiêu hộ ................................................................ 25 3.2.4 Tình hình xóa đói giảm nghèo tai xã......................................................25 3.2.5 Kết quả thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ...........................27 3.2.6 Tác động của các chính sách và dự án xóa đói giảm nghèo đến đời sống của nông hộ....................................................................................................28 3.2.7 Đề xuất và kiến nghị..............................................................................30 3.2.7.1 Đề xuất một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã EaWer.............................................................................................................30 3.2.7.2 Kiến nghị.....................................................................................33 PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN ............................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
- PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. Vào những năm cuối của thế kỷ 21 trên toàn thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á -Thái Bình Dương (Báo thế giới). Đây là một trở ngại trầm trọng, một thách thức đối với sự phát triển của các nước trên thế giới. tuy nhiên mức độ và tỷ lệ dân cư nghèo đói là rất khác nhau giữa các nước, các khu vực. Nó phản ánh sự khác nhau về trình độ phát triển của các quốc gia trước hết là trình độ phát triển của nền kinh tế. Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80% dân cư sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị truờng theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà Nước thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển KT-XH, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết phải xoá bỏ đói nghèo và lạc hậu. Đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề của Đảng và Nhà Nước ta, bởi Nhà Nước không chỉ bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho dân mà còn xoà bỏ tận gốc các nguyên nhân gây ra đói nghèo trong dân cư. Để tập trung các nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các giải pháp, chính sách xoá đói giảm nghèo phải trở thành chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, vì vậy mà Đại hội 8 của Đảng đã xác định “Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế 1
- xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài". Thực hiện chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà Nước về phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo thì cho đến nay tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực nhằm xoá đói giảm nghèo và lạc hậu góp phần tích cực vào công cuộc cải cách nền kinh tế. Xã EaWer là một trong những xã nghèo thuộc Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk với đa số dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đất đai bạc màu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên công tác xóa đói giảm nghèo tại xã luôn là vấn đề cấp thiết và nan giải, biết được những khó khăn và như cầu bức thiết của người dân, tìm hiểu tình hình nghèo đói của xã từ đó đưa ra những đề xuất nhằm tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo và đời sống của người dân vì lý do đó tôi chọn để tài. “ Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại Xã EaWer ,Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: - Tìm hiểu về tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã EaWer, Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk. Mục tiêu cụ thể: - Đưa ra một số đề xuất góp phần tăng cường hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của hộ nghèo. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Nội dung nghiên cứu - Tình hình nghèo đói ở xã - Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói - Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã EaWer giai đoạn 2006-2010 - Tác động của xóa đói giảm nghèo 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu tập trung từ 2008 đến 2010. 2
- 1.3.3 Không gian nghiên cứu - Về không gian : thông tin sử dụng trong đề tài được thu thập trong phạm vi xã EaWer, Huyện Buôn Đôn. Đề tài tập trung nghiên cứu mẫu 30 hộ (ngẫu nhiên) thôn 4, trong 120 hộ tại thôn 4 thôn, buôn của xã EaWer, Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk. 3
- PHẦN HAI CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Khái niệm hộ Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ ( theo Weberster ). Hộ là những người cùng chung một huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và gia đình ( theo Raul ). Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động sản xuất khác (theo Martin) 2.1.2 Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Các thành viên trong hộ gắn bó với nhau chặt chẽ bởi quan hệ hôn nhân, huyết thốn, rang buộc bởi phong tục về tập quán và gia đình dòng tộc, truyền thống đạo đức nhiều đời. Ngoài ra hộ nông dân là nơi gìn giữ và lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc, mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. 2.1.3 Khái niệm kinh tế hộ - Khái niệm: Kinh tế nông hộ vừa là đơn vị sản xuất và vừa là đơn vị tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Như vậy, kinh tế nông hộ dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự sản xuất, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa và gắn vợi thị trường. Đặc trưng: - Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. 4
- - Là đơn vị kinh tế ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản, gắn với đất đai, điều kiện thủy văn, thời tiết khí hậu và sinh vật, bên cạnh đó kinh tế nông hộ cũng hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng, căn bản dựa trên cân bằng nguồn lực sản xuất và nhu cầu của gia đình. - Kinh tế nông hộ từ tự cấp đến sản xuất hàng hóa, từ chỗ chỉ có quan hệ tự nhiên đến chỗ quan hệ xã hội. - Nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là đinh chế gia đình với sự bền vững vốn có. - Với lao động gia đình, với đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ gia đình, với tài sản vốn sản xuất chủ yếu của gia đình, quan hệ gia tộc, quan hệ huyết thống, kinh tế nông hộ không thay đổi về bản chất và không bị biến dạng ngay cả khi nó được gắn với khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại và gắn với thị trường để phát triển. 2.1.4 Khái niệm nghèo đói * Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam. Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. - Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ. 5
- - Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo. * Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau: - Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã. - Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt. - Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao. * Khái niệm về vùng nghèo: Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao. 2.1.5 Chuẩn nghèo đố tượng xác định dựa vào các căn cứ sau + Căn cứ vào mức sống trung bình của cộng đồng + Cơ cấu của chi tiêu : bảo đảm phần ăn uống chiếm 70 % + Phù hợp với sự lự chọn của địa phương Do mức sống của người dân nói chung ngày càng tăng với định hướng chung là từng hướng tiếp cận với các nước đang phát triển trong khu vực về xóa đói giảm nghèo. Chuẩn đói nghèo mới được chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia đưa ra cho giai đoạn 2006-2010 theo quết định 170/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành 08/07/2005 như sau : + Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo < 180.000 đ/người/tháng + Vùng nông thôn, đồng bằng < 200.000 đ/người/tháng + Vùng thành thị
- 2.2 Nguyên nhân của sự của đói nghèo Ở Việt nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm: - Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực. - Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro... - Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư,chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy:( Bộ lao động thương binh và xã hội) - Thiếu vốn: 70-90% tổng số hộ được điều tra. - Đông con: 50-60% tổng số hộ được điều tra. - Rủi ro, ốm đau: 10-15% tổng số hộ được điều tra. - Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40-50% tổng số hộ được điều tra. - Neo đơn, thiếu lao động: 6-15% tổng số hộ được điều tra. - Lười lao động, ăn chơi hoang phí: 5-6% tổng số hộ được điều tra. - Mắc tệ nạn xã hội: 2-3% tổng số hộ được điều tra. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra - Chọn điểm nghiên cứu Dựa vào tình hình thực tế của xã EaWer, chọn 4 thôn trong số 13 thôn buôn.Việc chọn hộ điều tra được em thực hiện một cách ngẫu nhiên tại thôn 4. Thôn 4 là thôn điển hình có đường giao thông tỉnh lộ 1 đi qua và người dân sinh sống chủ yếu vào nông nghiệp, cơ cấu cây trồng cũng như canh tác của người dân như các thôn, buôn khác của xã. - Chọn mẫu nghiên cứu 7
- Số mẫu được chọn gồm có 30 hộ trong 110 hộ ở thôn 4, số hộ được chọn ngẫu nhiên. Trong đó, có 6 hộ khá, 10 hộ trung bình, 14 hộ nghèo. Việc phân loại hộ theo các mục đích nghiên cứu khác nhau được thực hiện trong quá trình tổng hợp và phân tích dựa trên số liệu điều tra đầy đủ của 30 hộ tại thôn 4 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu từ hai nguồn Số liệu sơ cấp: + Phỏng vấn trực tiếp nông hộ, sử dụng các số liệu điều tra dưới dạng bảng hỏi tại các hộ gia đình (120 hộ gia đình, năm 2010) thuộc xã EaWer, Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk. * Các nội dung phỏng vấn trong biểu điều tra: - Tình hình trang bị các phương tiện sinh hoạt và sản xuất - Tình hình nông trại - Tình hình thu chi đối với sản xuất - Tình hình chi cho tiêu dùng của gia đình - Tín dụng và khuyến nông lâm - Tình hình tiêu thụ nông sản và một số câu hỏi liên quan đến kinh tế - xã hội của nông hộ + Tổng hợp các số liệu thu thập được Số liệu thứ cấp: Báo cáo của UBND xã trong những năm 2008, 2009, 2010 bên cạnh đó còn sử dụng một số tài liệu tham khảo, các sách báo, tạp chí, internet… 2.3.3 Phương pháp sử lý số liệu - Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp thông tin, số liệu phân theo năm 2008, 2009, 2010 Phân loại hộ để làm cơ sở cho việc đánh giá mức sống thu nhập của các hộ dân, tiền đề cho việc xác định tỷ lệ hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá. Chỉ tiêu phân loại hộ: Căn cứ QĐ của bộ LĐTBXH số 170/CPTTG ngày 8/7/2005 và căn cứ vào tình hình kinh tế cụ thể của thôn 4 xã EaWer phân loại các nhóm hộ như sau: 8
- Bảng 1: Phân loại các nhóm hộ Thu nhập bình quân Xếp loại Số lượng hàng tháng (đ/người)
- PHẦN BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BẢN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Biểu đồ 1: Lược đồ tự nhiên xã Eawer, huyện Buôn Đôn * Vị trí địa lý Xã EaWer là xã nằm dọc theo tỉnh lộ 1 cách thành phố Buôn Ma Thuột 30 Km về phía tây, vị trí thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Với diện tích tự nhiên là 8052 Km2, dân số toàn xã là 1.844 hộ với 8.453 khẩu. Theo chỉ thị 364/CT – TTg ngày 1/7/1994 thì ranh giới của xã được xác định: Phía Bắc giáp với xã Eahuar Phía Nam giáp với xã Tân Hòa 10
- Phía Đông giáp với CưMga, Xã Tân Hòa Phía Tây giáp với xã Krông Na, tỉnh Đăk Nông. * Địa hình: Xã Eawer có hai dạng địa hình chính: Địa hình thấp và lượn song, độ cao thấp dần từ Đông bắc sang Tây nam với độ dốc trung bình từ 3 – 80. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất. Dạng địa hình thấp nằm ở hạ lưu của suối Ea Tul, Suối EaN’drai’k và chạy dài theo song Sêrêpok. Độ cao trung bình 195m so với mực nước biển. Dạng địa hình lượn sóng chiếm tỷ lệ lớn nằm ở phía đông bắc có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 220-320 m. * Khí hậu: Theo thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đăk Lăk xã EaWer nằm trong vùng khí hậu thời tiết buôn Đôn, là khu vực chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Tây nam và trung tâm tỉnh Đăk Lăk là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, hăng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống khí đoàn: + Khí đoàn Tây nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 + Khí đoàn Đông bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. + Chế độ khí hậu mang đậm đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. - Nhiệt độ trung bình năm: 24,60c - Độ ẩm trung bình năm: 81% - Lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, các tháng cò lại là mùa khô. - Lượng mua trung bình năm :1614,4mm - Số ngày mưa trung bình:125 ngày/năm - Chế độ gió hàng năm theo 2 hướng chính: + Gió Đông bắc thổi vào các tháng mùa khô với vân tốc trung bình 2m/s. Tốc độ lớn nhất 18m/s. + Gió Tây nam thổi vào các tháng mùa mưa với vận tốc trung bình 2m/s. Tốc độ gió lớn nhất 14m/s. - Tốc độ gió trung bình năm: 5m/s 11
- - Số giờ nắng trung bình trong năm: 2665 giờ. - Sương mù thường có vào ban đêm với tầng suất xuất hiện thấp không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trông của địa phương. * Thủy văn Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9, 10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau. * Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Theo tài liệu bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp thành lập năm 1978,các loại đất trên địa bàn xã được phân bổ như sau: - Đất đỏ vàng trên đất sét: 2.319 ha, chiếm 28,7% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ ở phía bắc của xã. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, pH = 4,5 – 5,1, mùn và đạm tổng số đạt trung bình đến khá, lân và kali tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ thấp. Đây là loại đất tốt, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cho năng suất, chất lượng cao. - Đất vàng nhạt trên đá cát: 5,461 ha, chiếm 67,6% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở phía nam của xã. Đất có thành phần cơ giới nhẹ pH = 4,0 – 4,8, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu, hàm lượng kali khá, hàm lượng nhôm di động lớn, bazơ thấp. Đất này có thể trồng cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cao. - Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: 100ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên. Đất chua đến ít chua, chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp với việc trồng lúa cho năng suất cao. - Đất nâu thẫm trên đất xám trên đá cát: 160 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên. Đất chua pH < 4,5, nghèo mùn, sản phẩm đá bọt và đá bazan: 40 ha, chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên, tầng đất mỏng, nhiều đá và lẫn lộn đá lộ đầu, đất chu nghèo lân,kali dễ tiêu khá. Đất có độ phì nhiêu cao, trồng các loại cây hàng năm cho năng suất cao. - Đạm, lân tổng số thấp, tầng đất mặt thường có kết von, đất có thể trồng Điều, các loại rau, đậu 12
- Tài nguyên nước + Nguồn nước ngầm: cho đến nay vẫn chưa được khảo sát. Tuy nhiên qua 1 số giếng của người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá phong phú + Nguồn nước mặt: phân bố tương đối đều từ bắc xuống nam, suối EaTul chảy qua địa bàn xã dài hơn 22Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa hình bằng phẳng thấp ven sông Sêrêpôk đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp nguồn nước cho nhu cầu nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên vào mùa khô ở đây thoát nước rất nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên rừng: Hiện nay trên địa bàn xã không có rừng trồng. Diện tích tự nhiên năm 2001 còn 4723,7ha, chiếm 58,5 diện tích tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo đã khai thác hết cây lớn. Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào chặt phá rừng làm nương rẫy, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức nhưng không được khoanh nuôi bảo vệ nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng chỉ còn lại 273,08ha. * Thủy văn, nguồn nước Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. Do vậy tình trạng ngập úng cục bộ vẫn thường xuyên diễn ra, gây khó khăn cho sản xuất. Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9, 10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau. 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội * Điều kiện kinh tế : Là xã thuần nông chiếm trên 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, còn lại có thu nhập từ thương mai dịch vụ và công nhân viên chức, thu nhập bình quân 10.000.000đ. * Điều kiện xã hội Cơ sở hạ tầng : Giao thông: Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 1 đi qua dài 9km mặt đường trải nhựa rộng 6m, nền đường rộng10m, hành lang an toàn 30m, đây là tuyết giao thông chính 13
- nối EaWer với thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện khác, cơ sở hạ tầng giao thông tương đối tốt thuận lợi cho giao thông hàng hóa. Các tuyến đường nông thôn hầu hết đều đã được nâng cấp, hiện trạng là đường cấp phối, mặt đường rộng 6m nền đường rộng 8m tổng chiều dài các tuyến đã nâng cấp 19km. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và nâng cao tốc độ phát triển nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn một số tuyến đường nhỏ lầy lội, chưa có rãnh thoát nước như tại thôn 4, thôn 6, buôn B gây ngập ứng trong mùa mưa. Thủy lợi: Hiện tại trên địa bàn có một hộ trung chuyển tại buôn Tul B và một đập tràn tại thôn 8 hiện tại công trình đang hoạt động bình thường. Tuyến mương chính chạy từ đập tràn về hồ trung chuyển dài 3km, rộng 4m, trong những năm vừa qua đã được kiên cố hóa 1 số hạng mục nên đã góp phần rất lớn vào việc cung cấp nước tưới và chống khô hạn cho các cánh đồng. Tuy nhiên để ngày càng nâng cao năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi cần phải sửa chữa nâng cấp để có thể cấp nước cho diện tích cây trồng lớn. Điện: Từ năm 1999 điện lưới đã được kéo về xã đến nay có 1760 hộ dùng điện chiếm 97% tổng số hộ, còn lại 3 thôn, buôn chưa có điện là thôn Nà Ven, thôn 9 và buôn Eaprí. Cơ sở vật chất văn hóa: Hiện toàn xã chỉ mới có 4/13 thôn buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đã được kiên cố hóa). Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn xã đã có bưu điện văn hóa xã, hệ thống đường dây điện thoại đã được kéo đến các thôn buôn phần nào đáp ứng được thông tin liên lạc cho người dân. Được sự quan tâm của các cấp xã đã lắp đặt hệ thống tiếp và thu sóng mới với trị giá 120,5 triệu đồng. Ngoài ra trên địa bàn xã có 19 bộ thu sóng vẫn còn đang hoạt động, và hệ thống Internet đã đến với người dân trong xã, phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến tận người dân. Nhà ở dân cư nông thôn: Là xã gần trung tâm huyện nên về cơ sở hạ tầng và nhà ở tương đối khang trang (đặc biệt là các thôn gần trung tâm huyện), tuy nhiên là xã thuần nông nên số hộ có nhà ở bán kiên cố, nhà tạm còn chiếm đa số, tỷ lệ khá cao, cụ thể như sau: Số hộ có nhà tạm, nhà dội nát là 300/1760 nhà, chiếm 17%. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần 504
48 p | 537 | 140
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến
21 p | 708 | 106
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
51 p | 726 | 106
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy ban Nhân dân xã An Tường
54 p | 358 | 100
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex
50 p | 577 | 97
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
32 p | 496 | 95
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần May 10 Việt Nam
31 p | 839 | 91
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Đống Đa
20 p | 413 | 88
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Đức Việt, tỉnh Quảng Bình
65 p | 309 | 61
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
45 p | 438 | 58
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Hữu Nghị
18 p | 532 | 55
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
22 p | 271 | 54
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phụ tùng và Thiết bị Việt Mỹ
22 p | 436 | 49
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thủy điện Hòa Bình
45 p | 236 | 38
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Dệt kim Thăng Long
19 p | 169 | 33
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Tổng công ty Thế Thịnh
47 p | 176 | 33
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Dệt 19/5 Hà Nội
36 p | 157 | 22
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Dệt kim Đông xuân Hà Nội
32 p | 149 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn