Biện pháp nhằm giúp cha mẹ tôn trọng con
lượt xem 11
download
Khi được cha mẹ tôn trọng, con trẻ sẽ không khiến chúng ta phải nổi nóng đến mức phải dùng vũ lực. Không cần dùng đến hình phạt hay roi vọt, bạn vẫn có những cách giúp bé hiểu rằng mình đang làm sai. Dưới đây là một số biện pháp nhằm giúp cha mẹ tôn trọng con cái ngay cả khi chúng mắc lỗi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biện pháp nhằm giúp cha mẹ tôn trọng con
- Biện pháp nhằm giúp cha mẹ tôn trọng con
- Khi được cha mẹ tôn trọng, con trẻ sẽ không khiến chúng ta phải nổi nóng đến mức phải dùng vũ lực. Không cần dùng đến hình phạt hay roi vọt, bạn vẫn có những cách giúp bé hiểu rằng mình đang làm sai. Dưới đây là một số biện pháp nhằm giúp cha mẹ tôn trọng con cái ngay cả khi chúng mắc lỗi. Dành thời gian ở bên cạnh con cái Dành thời gian thích hợp bên cạnh con trẻ và cho con thấy rằng bạn yêu chúng vô điều kiện. Điều đó làm cho bé cảm thấy mình quan trọng và được yêu thương. Bằng cách này, chúng cũng sẽ mong muốn dành thời gian với bạn bè hay anh chị em ruột của mình. Phát huy vai trò của người cha trong dạy con cái Người cha đóng vai trò quan trọng trong sự giáo dục tích cực. Là một người cha, bạn nên để cho người mẹ làm những gì cô ấy cảm thấy tự nhiên như một người mẹ tuyệt vời. Tính chất nuôi dưỡng của người mẹ luôn luôn trường trực bên con cái. Còn người cha có vai trò bảo vệ và mang lại sự thoải mái cho con. “Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con ngoan”.
- Cho dù bé có lỗi, bé cũng cần được tôn trọng. Sử dụng cách cứng rắn hơn Một đứa trẻ cần được dạy dỗ để biết được những điều không nên làm. Là cha mẹ, bạn phải cụ thể, kịp thời trong việc hướng con cái làm những điều đúng đắn. Điều quan trọng là bạn nên tập trung vào các hành động, chứ không phải đứa trẻ. Hãy dạy cho con đó là những hành động xấu nhưng đừng gọi con là một đứa bé hư hỏng. Không xúc phạm khi mắng con Nhiều bà mẹ, ông bố thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy
- mình bị oan ức. Đôi khi, tội của bé chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Bé sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời. Cố gắng không nổi nóng Thay vì thấy việc xấu con vừa làm là quá nghiêm trọng, bạn hãy coi như đây chính là dịp để bạn hướng suy nghĩ của con tới những hành vi tốt. Nhìn nhận vấn đề như vậy bạn sẽ bớt cáu giận, bớt nóng nảy và hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn rất nhiều. Giải thích nhưng không dọa nạt Hãy giải thích ngắn gọn cho trẻ hiểu vì sao phải làm thế này thế kia. Như vậy tức là bạn đã cung cấp cho bé nền tảng quan trọng để bé có những hành vi tốt. Trẻ em sẽ dễ ghi nhớ lời bạn hơn nếu bạn nói với chúng bằng giọng nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Làm tấm gương cho con Trẻ luôn quan sát hành động của bạn để tìm ra cách cư xử với mọi sự việc xung quanh. Vì vậy, với tư cách là một tấm gương, bạn hãy tận dụng hành vi của mình để hướng dẫn trẻ. Nếu bạn muốn trẻ nói lời “Cảm ơn” thì trước hết bạn hãy nói trước. Nếu bạn không muốn trẻ hét cao giọng thì chính bạn hãy giữ giọng nói của mình ở mức độ phù hợp. Biết giữ lời hứa Khi bạn thực hiện lời hứa của mình, dù đó là lời hứa về một việc tốt hay không tốt thì điều đó cũng dạy cho trẻ biết tin tưởng và tôn trọng bạn. Vì vậy,
- nếu bạn hứa đi dạo với trẻ sau khi trẻ dọn đồ chơi thì hãy chắc chắn là bạn sẵn sàng đi dạo với trẻ. Khi bạn nói bạn sẽ rời khỏi thư viện nếu trẻ không ngừng việc chạy nhảy linh tinh thì hãy chuẩn bị rời khỏi ngay khi trẻ vẫn tiếp tục chạy. Đừng tiết kiệm những lời khen Để nuôi dạy con mà không cần đến hình phạt, bạn cần phải khuyến khích những hành vi tốt của trẻ. Thay vì tập trung vào việc tìm ra lỗi và trừng phạt trẻ khi con làm sai điều gì đó, hãy thử tìm ra những ưu điểm của con. Những lời khen ngợi sẽ là động lực để bọn trẻ cư xử tốt hơn. 10 cách đơn giản giúp phát triển lòng tự trọng cho con Lòng tự trọng rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn đến thành bại của một con người, đến khả năng kết giao và khả năng cảm nhận hạnh phúc từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ các bậc cha mẹ hãy tạo nền móng cho tương lai của trẻ, bằng cách xây dựng và nâng cao lòng tự trọng của các con mình. Đứa trẻ tự trọng sẽ có nhiều sở thích, đồng thời lạc quan vào tương lai. Chúng không tự hạ thấp, coi rẻ mình bằng các câu như “Mình chẳng bao giờ làm gì đúng cả”. Chúng tự tin vào bản thân, đạt điểm cao hơn trong học tập và có các mối quan hệ bạn bè tốt hơn. Chúng cũng ít khi phạm tội và có các hành vi bạo lực, trầm cảm hay tự sát…
- Khi gặp thách thức, những đứa trẻ tự trọng sẽ quả quyết tìm sự giúp đỡ hoặc tự động viên mình rằng “Mình có thể làm được, mình nghĩ mình có thể làm được”… Ngược lại, những trẻ ít tự trọng thường có những điểm chung như lo lắng, tự ti, hay chỉ trích bản thân, dễ dàng thất vọng, và khó khăn trong việc thử nghiệm cái mới hoặc tương tác với người khác. Đến đây, chắc bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tự trọng cho con mình. Dưới đây là 10 cách đơn giản bạn có thể làm để giúp con. Lòng tự trọng quyết định lớn đến sự thành bại trong cuộc sống sau này của trẻ.
- 1. Đừng bao giờ mỉa mai Ngay cả các từ mỉa mai, châm chọc cũng làm tổn thương trẻ. Các từ như “đứa bé hỗn xược” hay “béo ị” hoặc xấu xa hơn nữa, đôi khi vẫn được các bậc cha mẹ sử dụng khi đứa trẻ ngỗ nghịch, hoặc nhằm “khích” bé. Thực tế, những lời khen ngợi tích cực thay đổi bé tốt hơn nhiều so với các lời mỉa mai. 2. Đưa ra các lời khen Những gì người khác nói về chúng ta chính là một tấm gương. Nếu tôi thức dậy vào buổi sáng, tôi sẽ không biết mái tóc của mình trông thế nào nếu không soi gương. Tương tự, trẻ sẽ không thể biết người khác cảm nhận thế nào về chúng trừ phi họ nói ra điều đó. Hãy đưa ra các lời khen đúng sự thật, đơn giản để con bạn cảm thấy tích cực về mình. 3. Khuyến khích trẻ làm một số việc Khuyến khích trẻ làm điều gì đó tốn một chút thời gian, công sức. Khuyến khích bé tiếp tục, ngay cả khi việc đó trở nên khó khăn hơn, và khen ngợi mỗi khi bé vượt qua một trở ngại. 4. Là tấm gương lạc quan cho bé Dạy cho bé cách nhìn các nghịch cảnh trong đời là những thử thách, chứ không phải là một trở ngại ngáng đường. 5. Là ví dụ cho con về sự tự tin khiêm nhường
- Hai từ này hiếm khi được sử dụng cùng nhau, nhưng chúng bổ trợ cho nhau. Khiêm nhường cho phép chúng ta nhận ra điểm yếu và hạn chế của mình, trong khi sự tự tin cho phép chúng ta nhìn ra điểm mạnh và có cái nhìn lạc quan. Khi hai điều này cân bằng, chúng ta tin rằng chúng ta có thể thành công, song vẫn cần có người khác bên cạnh. Sức mạnh của người khác không phải là sự đe dọa, mà là sự hỗ trợ cho chúng ta. 6. Lắng nghe và cho phép bé làm theo lựa chọn của mình Khi trẻ không đồng ý với bạn, hãy lắng nghe xem tại sao. Cho phép trẻ thực hiện lựa chọn của mình, kể cả khi nó sai lầm. Điều này giúp trẻ có được sự tự tin rằng chúng có quyền lực trong cuộc sống. 7. Cổ vũ những đánh giá có tính phê bình Lời phê bình có thể mang tính xây dựng hoặc phá hoại. Hãy dạy trẻ cách nhận ra sự khác biệt này. Phản ứng bẩm sinh của con người với lời phê bình là chống đối. Hãy chỉ cho trẻ thấy cách bạn chấp nhận lời phê bình và biến nó thành sức mạnh nội tại. 8. Yêu trẻ, dù trong hoàn cảnh nào Đừng nói với trẻ rằng bạn chỉ yêu hoặc chấp nhận chúng với một điều kiện nào đó. Hãy để cho chúng thấy tình yêu của bạn là vô điều kiện. 9. Chơi với trẻ Con bạn cần biết rằng chúng được yêu thương. Hãy cho bé biết bé đáng giá để bạn bỏ ra thời gian thế nào. Hãy vui cùng với thú vui của bé.
- 10. Nhờ chuyên gia giúp đỡ nếu bạn cần đến Đôi khi trẻ có các vấn đề về tâm thần hoặc gặp vấn đề trong sự phát triển, khiến lòng tự trọng bị ảnh hưởng. Nếu bạn không biết cách giải quyết, đừng ngại hỏi các chuyên gia.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 488 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồ vật
32 p | 467 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn
31 p | 73 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
29 p | 162 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chuẩn đoán và phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lứa tuổi mầm non
25 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non
12 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
33 p | 28 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non
23 p | 126 | 6
-
SKKN: Công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh(CMHS) tại trường tiểu học Krông Ana
23 p | 120 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mẫu giáo
23 p | 40 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình trường Mầm non Krông Ana
17 p | 91 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học
13 p | 53 | 5
-
Bài 5: Trả bài tập làm văn số 1 - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 182 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na
30 p | 75 | 4
-
SKKN: Biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học
20 p | 61 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình trường Mầm non Krông Ana
17 p | 52 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn