Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BIẾN CHỨNG VÀ TỬ VONG<br />
TRONG CHẤN THƯƠNG TỤY<br />
Đỗ Duy Tiền*, Võ Tấn Long*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Chúng tôi khảo sát các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong trong chấn thương tụy (CTT)<br />
nhằm mục đích giúp cho các phẫu thuật viên điều trị và theo dõi bệnh bệnh nhân bị chấn thương tụy ngày càng<br />
tốt hơn.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 105 bệnh nhân CTT nhập Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2002 đến<br />
tháng 10/2009 và phân tích các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong (loại những bệnh nhân CTT đã được<br />
mổ ở tuyến trước).<br />
Kết quả: 105 bệnh nhân gồm 92 nam và 12 nữ, hầu hết là bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 20 – 40 tuổi,<br />
tuổi trung bình 31,2 tuổi. Nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông 68%. Tỷ lệ biến chứng 53,3% và tử<br />
vong 16,2%. Phân tích các yếu tố tiên lượng: Dạng tổn thương vỡ tụy, tổn thương có liên quan đến ống tụy<br />
chính (độ III, IV và V theo AAST), phẫu thuật ≥ 2 lần là những yếu tố tiên lượng có biến chứng rò tụy. Tổn<br />
thương ống tụy chính, tổn thương phối hợp với các tạng trong ổ bụng (tá tràng và đại tràng), phẫu thuật ≥ 2 lần<br />
và các phương pháp phẫu thuật cho tổn thương tụy phối hợp tá tràng là những yếu tố tiên lượng biến chứng áp<br />
xe trong ổ bụng, viêm phúc mạc do xì miệng nối. Huyết áp tâm thu lúc nhập viện ≤ 90mmHg, tổn thương ống<br />
tụy chính, số tạng tổn thương phối hợp ≥ 2, tổn thương phối hợp với các tạng trong ổ bụng (tá tràng và đại<br />
tràng), phẫu thuật ≥ 2 lần và các phương pháp phẫu thuật cho tổn thương tụy phối hợp tá tràng là những yếu tố<br />
tiên lượng tử vong cho những bệnh nhân chấn thương tụy. Phân tích đa biến: Số tạng tổn thương phối hợp ≥ 2,<br />
phẫu thuật ≥ 2 lần là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. Tổn thương phối hợp với tá tràng là yếu tố<br />
ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong. Vị trí tổn thương và thời gian phẫu thuật sau chấn thương liên quan không có ý<br />
nghĩa thống kê với tỷ lệ biến chứng và tử vong.<br />
Kết luận: CTT gặp không nhiều trong chấn thương bụng nhưng thường nặng vì kèm thương tổn kết hợp<br />
với các tạng khác hoặc trên bệnh nhân đa thương. Tỷ lệ biến chứng và tử vong còn cao. Tổn thương phối hợp với<br />
các tạng, phẫu thuật nhiều lần có ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. Tổn thương phối hợp với tá tràng có ảnh<br />
hưởng đến tỷ lệ tử vong.<br />
Từ khóa: chấn thương tụy, tiên lượng và biến chứng chấn thương tụy, tử vong chấn thương tụy.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PROGNOSTIC FACTORS MORBIDITY AND MORTALITY IN PANCREATIC TRAUMA<br />
Do Duy Tien, Vo Tan Long* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 97 - 102<br />
Background: We study the prognostic factors for morbidity and mortality in pancreatic trauma, aims to<br />
help the surgeon follow-up and treatment of traumatic pancreatic patients is better.<br />
Methods: Retrospective study of 105 traumatic pancreatic patients at Cho Ray Hospital from 01/2002 to<br />
10/2009 and analysis of prognostic factors for morbidity and mortality, (excluding of patients have been operated<br />
at other hospitals).<br />
Results: We had 105 patients included 92 males and 12 females, mostly in patients of working age from 20<br />
to 40 years old, average age 31.2 years old. Common causes of traffic accidents was 68%. Morbidity rate 53.3%<br />
* Bộ Môn Ngọai, khoa y – Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Duy Tiền, ĐT: 0914113301,<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Email: tiendoduy@gmail.com<br />
<br />
97<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
and mortality 16.2%. Type break pancreatic lesions, injuries related to the main pancreatic duct (grade III, IV<br />
and V according to AAST), the times of surgery ≥ 2 were prognostic factors with pancreatic fistula complications.<br />
Injury of the main pancreatic duct, Injuries combinate with other organs in the abdomen (duodenum and colon),<br />
the times of surgery ≥ 2 and surgical methods for pancreatic trauma that combinate with duodenal injury were<br />
prognostic factors complicated intra-abdominal abscess. Systolic blood pressure at admission ≤ 90mmHg, injury<br />
of the main pancreatic duct, combination with other organs ≥ 2, combination with other abdominal organs<br />
(duodenum and colon), the times of surgery ≥ 2 and surgical methods for pancreatic trauma that combinate with<br />
duodenal injury were factors predict mortality in traumatic pancreatic patients.<br />
Multivariate analysis: The number of organ injuried ≥ 2, the times of surgery ≥ 2 were factors predict<br />
mortality. Injury combinate with duodenum was factors predict mortality. Location of lesions and the time of<br />
surgery after trauma were not associated with morbidity and mortality rate.<br />
Conclusions: Pancreatic trauma is rather rate but usually associated with other injuries in abdomen or<br />
multi-injured patients. Morbidity and mortality remain high. Injury combinate with other organs, surgery<br />
several times that affect the rate of morbidity. Injury combinate with duodenum affect mortality.<br />
Keywords: pancreatic trauma, injury complication for pancreatic trauma, prognostic factors for pancreatic<br />
trauma.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chấn thương tụy (CTT) chiếm 12% đến 16%<br />
trong chấn thương bụng kín, CTT thường trong<br />
bệnh cảnh đa chấn thương, tỷ lệ CTT ngày càng<br />
tăng do: phương tiện giao thông di chuyển<br />
nhanh, xây dựng các công trình nhà cao tầng….<br />
CTT có tiên lượng nặng, tỷ lệ biến chứng và tử<br />
vong cao.<br />
Chúng tôi nghiên cứu 105 trường hợp CTT<br />
được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng<br />
01/2002 đến tháng 10/2009. Chúng tôi khảo sát<br />
các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong<br />
trong chấn thương tụy nhằm mục đích giúp<br />
cho các phẫu thuật viên điều trị và theo dõi<br />
bệnh bệnh nhân bị chấn thương tụy ngày càng<br />
tốt hơn.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Hồi cứu các trường hợp CTT nhập Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2002 đến tháng<br />
10/2009 và phân tích các yếu tố tiên lượng biến<br />
chứng và tử vong (loại những bệnh nhân CTT<br />
đã được mổ ở tuyến trước).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình là 31,2 ± 14,3 (từ 10 đến 85 tuổi).<br />
<br />
98<br />
<br />
Bệnh nhân trẻ trong độ tuổi lao động (20 –<br />
40 tuổi) chiếm ưu thế 61%.<br />
<br />
Giới<br />
Bệnh nhân nam chiếm đa số 87,6% (92/105),<br />
nữ chiếm 12,4% (13/105).<br />
Tỷ lệ nam/nữ = 7/1.<br />
<br />
Nơi cư trú<br />
Bệnh nhân ở tỉnh khác chuyển đến70,5%, Tp.<br />
HCM 29,5%.<br />
Bảng 1: Nguyên nhân chấn thương.<br />
Nguyên nhân<br />
Tai nạn giao thông<br />
Tai nạn lao động<br />
Tai nạn sinh hoạt<br />
Tai nạn thể thao<br />
<br />
Số bệnh nhân (n = 103)<br />
70<br />
11<br />
18<br />
4<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
68<br />
10,7<br />
17,5<br />
3,8<br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ biến chứng và tử vong.<br />
Biến chứng<br />
Tử vong<br />
<br />
Bệnh nhân (n = 105)<br />
56<br />
17<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
53,3<br />
16,2<br />
<br />
Các loại biến chứng<br />
Tỷ lệ biến chứng rò tụy chiếm cao nhất<br />
21,9% (23/105).<br />
Biến chứng xuất huyết nội sau mổ 4,8% (5/105).<br />
Biến chứng áp xe tồn lưu, viêm phúc mạc do<br />
bục xì miệng nối chiếm 13,3% (14/105) và biến<br />
chứng nang giả tụy chiếm 13,3% (14/105).<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Bảng 7:Vị trí tổn thương.<br />
<br />
Bảng 3: Nguyên nhân tử vong.<br />
Nguyên nhân tử vong<br />
Choáng nhiễm trùng, nhiễm độc<br />
Xuất huyết nội<br />
Suy thận cấp, rối loạn điện giải<br />
Viêm tụy cấp<br />
Hoại tử tụy<br />
Suy đa cơ quan<br />
Hôn mê, đa thương<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
n = 105<br />
3<br />
4<br />
2<br />
1<br />
1<br />
3<br />
3<br />
17<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
2,9<br />
3,8<br />
1,9<br />
1<br />
1<br />
2,9<br />
2,9<br />
16,2<br />
<br />
Các yếu tố tiên lượng<br />
Tổng cộng<br />
<br />
P<br />
<br />
56 (53,3%) 0,636<br />
17 (16,2%) 0,048<br />
105 (100%)<br />
<br />
) Tử vong ở nhóm có huyết áp ≤ 90 mmHg<br />
cao hơn nhóm có huyết áp<br />
> 90mmHg, khác biệt này có ý nghĩa thống<br />
kê.<br />
Bảng 5: Dạng tổn thương.<br />
Dạng tổn thương<br />
Vỡ tụy Đứt tụy Rách Đụng<br />
tụy<br />
dập<br />
Rò tụy<br />
11<br />
2<br />
2<br />
8<br />
(40,7%) (18,2%) (33,3%) (13,1%)<br />
Tử vong<br />
8<br />
2<br />
2<br />
5 (8,2%)<br />
(29,6%) (18,2%) (33,3%)<br />
Tổng<br />
27<br />
11<br />
6<br />
61<br />
cộng (100%) (100%) (100%) (100%)<br />
<br />
Biến<br />
chứng<br />
Tử<br />
vong<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
Bảng 8: Số cơ quan tổn thương phối hợp.<br />
<br />
Bảng 4: Huyết áp tâm thu lúc nhập viện.<br />
Huyết áp tâm thu<br />
≤ 90mmHg > 90mmHg<br />
Biến chứng 17 (50%)<br />
39 (54,9%)<br />
Tử vong<br />
9 (26,5%)<br />
8 (11,3%)<br />
Tổng cộng 34 (100%)<br />
71 (100%)<br />
<br />
Vị trí tổn thương<br />
P<br />
Cổ Thân Đuôi Đầu Thân Toàn<br />
tụy tụy tụy thân đuôi bộ<br />
tụy tụy tụy<br />
18<br />
3<br />
12<br />
9<br />
6<br />
4<br />
4 0,042<br />
60% 30% 60% 40,9% 100% 33,3% 80%<br />
7<br />
0<br />
4<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1 0,679<br />
23,3% 0% 20% 13,6% 16,7% 8,3% 20%<br />
30<br />
10<br />
20<br />
22<br />
6<br />
12<br />
5<br />
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%<br />
Đầu<br />
tụy<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
P<br />
<br />
23<br />
0,03<br />
(21,9%) 1<br />
17<br />
0,05<br />
(16,2%) 1<br />
105<br />
(100%)<br />
<br />
Số cơ quan tổn thương phối<br />
hợp<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
Biến<br />
38<br />
7<br />
7<br />
4 (80%)<br />
chứng (56,7%) (31,8%) (63,6%)<br />
Tử vong 5 (7,5%)<br />
6<br />
4<br />
2 (40%)<br />
(27,3%) (36,4%)<br />
Tổng<br />
67<br />
22<br />
11<br />
5<br />
cộng (100%) (100%) (100%) (100%)<br />
Số lần phẫu thuật<br />
Bảo tồn 1 lần<br />
2 lần 3 lần<br />
Rò tụy 0 (0%)<br />
16 6 (50%) 1 (50%)<br />
(28,1%)<br />
Áp xe tồn 0 (0%)<br />
7<br />
5<br />
2<br />
lưu<br />
(12,3%) (41,7%) (100%)<br />
Biến<br />
17<br />
27<br />
10<br />
2<br />
chứng (50%) (47,4%) (83,3%) (100%)<br />
Tử vong<br />
1<br />
11<br />
4<br />
1 (50%)<br />
(2,9%) (19,3%) (33,3%)<br />
Tổng<br />
34<br />
57<br />
12<br />
2<br />
cộng (100%) (100%) (100%) (100%)<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
P<br />
<br />
56<br />
0,09<br />
(53,3%) 8<br />
17<br />
0,01<br />
(16,2%) 1<br />
105<br />
(100%)<br />
P<br />
0,001<br />
0,000<br />
0,032<br />
0,028<br />
<br />
Biến chứng rò tụy ở nhóm vỡ tụy chiếm tỷ lệ<br />
cao 40,7% (11/27).<br />
<br />
) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa<br />
số cơ quan tổn thương phối hợp với tỷ lệ tử<br />
vong (χ 2 = 11,140; P = 0,011).<br />
<br />
Bảng 6: Độ nặng tổn thương.<br />
<br />
Bảng 9: Tổn thương phối hợp tạng rỗng.<br />
<br />
Rò tụy<br />
Áp xe<br />
tồn lưu<br />
Tử<br />
vong<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
Độ nặng tổn thương<br />
Độ I Độ II Độ III Độ IV Độ V<br />
2<br />
3<br />
10<br />
6<br />
2<br />
11,8% 8,3% 37% 31,6% 33,3%<br />
0<br />
2<br />
4<br />
4<br />
4<br />
0% 5,6% 14,8% 21,1% 66,7%<br />
0<br />
3<br />
6<br />
4<br />
4<br />
0% 8,3% 22,2% 21,1% 66,7%<br />
17<br />
36<br />
27<br />
19<br />
6<br />
100% 100% 100% 100% 100%<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
P<br />
<br />
23 0,040<br />
21,9%<br />
14 0,000<br />
13,3%<br />
17 0,002<br />
16,2%<br />
105<br />
100%<br />
<br />
Độ nặng chấn thương tụy được phân loại<br />
theo Hiệp hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ<br />
(AAST: American Association of the Surgery of<br />
Trauma).<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Tổn thương phối hợp tạng rỗng<br />
Dạ dày<br />
<br />
Tá tràng<br />
<br />
Hỗng–hồi<br />
tràng<br />
<br />
Đại tràng<br />
<br />
Biến<br />
chứng<br />
<br />
3 (60%)<br />
<br />
7 (87,5%)<br />
<br />
9 (69,2%)<br />
<br />
7 (53,8%)<br />
<br />
P<br />
<br />
0,759<br />
<br />
0,044<br />
<br />
0,220<br />
<br />
0,968<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
2 (40%)<br />
<br />
5 (62,5%)<br />
<br />
3 (23,1%)<br />
<br />
5 (38,5%)<br />
<br />
P<br />
<br />
0,139<br />
<br />
0,000<br />
<br />
0,471<br />
<br />
0,020<br />
<br />
13 (100%)<br />
<br />
13 (100%)<br />
<br />
Tổng cộng 5 (100%) 8 (100%)<br />
<br />
) Tổn thương phối hợp với tá tràng làm<br />
tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong.<br />
<br />
99<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 10: Tổn thương phối hợp tạng đặc.<br />
<br />
Số lần phẫu thuật càng nhiều thì tỉ lệ biến chứng<br />
và tử vong càng cao.<br />
<br />
Tổn thương phối hợp tạng đặc<br />
Lách<br />
Gan<br />
13 (46,4%)<br />
5 (41,7%)<br />
0,392<br />
0,389<br />
9 (32,1%)<br />
3 (25%)<br />
0,007<br />
0,379<br />
28 (100%)<br />
12 (100%)<br />
<br />
Biến chứng<br />
P<br />
Tử vong<br />
P<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Bảng 12: Số tạng tổn thương phối hợp.<br />
<br />
) Tổn thương với lách chiếm tỷ lệ cao nhất,<br />
có liên quan đến tỷ lệ tử vong.<br />
Bảng 11: Số lần phẫu thuật<br />
Rò tụy<br />
<br />
Bảo tồn<br />
0 (0%)<br />
<br />
Áp xe tồn 0 (0%)<br />
lưu<br />
Biến chứng 17 (50%)<br />
Tử vong<br />
<br />
1 (2,9%)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
34<br />
(100%)<br />
<br />
Số lần phẫu thuật<br />
1 lần<br />
2 lần<br />
3 lần<br />
16<br />
6 (50%) 1 (50%)<br />
(28,1%)<br />
7<br />
5 (41,7%) 2 (100%)<br />
(12,3%)<br />
27 10 (83,3%) 2 (100%)<br />
(47,4%)<br />
11<br />
4 (33,3%) 1 (50%)<br />
(19,3%)<br />
57<br />
12 (100%) 2 (100%)<br />
(100%)<br />
<br />
P<br />
0,001<br />
0,000<br />
0,032<br />
0,028<br />
<br />
Số tạng tổn thương phối hợp<br />
0<br />
1 tạng 2 tạng > 2 tạng<br />
Biến<br />
32<br />
11<br />
8<br />
5<br />
chứng 56,1% 42,3% 61,5% 55,6%<br />
Tử vong<br />
4<br />
4<br />
5<br />
4<br />
7% 15,4% 38,5% 44,4%<br />
Tổng<br />
57<br />
26<br />
13<br />
9<br />
cộng<br />
100% 100% 100% 100%<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
P<br />
<br />
56<br />
0,611<br />
53,3%<br />
17<br />
0,004<br />
16,2%<br />
105<br />
100%<br />
<br />
) Tổn thương càng nhiều tạng thì tỷ lệ tử<br />
vong càng cao.<br />
Bảng 13: Thời điểm phẫu thuật sau chấn thương.<br />
Thời điểm phẫu thuật<br />
Trước 24 Sau 24 giờ<br />
giờ<br />
Biến chứng 23 (59%)<br />
16 (50%)<br />
Tử vong<br />
10 (25,6%) 6 (18,8%)<br />
Tổng cộng 39 (100%) 32 (100%)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
P<br />
<br />
39 (54,9%) 0,636<br />
16 (22,5%) 0,489<br />
71 (100%)<br />
<br />
Bảng 14: Phương pháp phẫu thuật.<br />
<br />
Áp xe tồn lưu<br />
Tử vong<br />
Tổng cộng<br />
<br />
PP1<br />
2<br />
12,5%<br />
1<br />
6,3%<br />
16<br />
100%<br />
<br />
Các phương pháp điều trị phẫu thuật<br />
PP2<br />
PP3<br />
PP4<br />
PP5<br />
PP6<br />
PP7<br />
5<br />
2<br />
1<br />
0<br />
0<br />
1<br />
27,8% 12,5% 8,3%<br />
0%<br />
0%<br />
50%<br />
7<br />
3<br />
0<br />
1<br />
0<br />
1<br />
38,9% 18,8%<br />
0%<br />
33,3%<br />
0%<br />
50%<br />
18<br />
16<br />
12<br />
3<br />
1<br />
2<br />
100% 100% 100% 100% 100% 100%<br />
<br />
Chú thích: PP1: Dẫn lưu đơn thuần. PP2: Khâu tụy cầm<br />
máu, cắt lọc mô hoại tử và dẫn lưu. PP3: Cắt thân – đuôi<br />
tụy ± cắt lách. PP4: Khâu đầu tụy + nối hỗng tràng – thân<br />
đuôi tụy. PP5: Nối nang tụy – hỗng tràng.PP6: Đóng<br />
mõm tá tràng + nối vị tràng + cắt thân đuôi tụy.PP7: Khâu<br />
tá tràng + cắt lọc, dẫn lưu. PP8: Khâu tá tràng + cắt thân –<br />
đuôi tụy + cắt lách. PP9: Whipple.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Chấn thương tụy chỉ chiếm khoảng 12 – 16<br />
% trong chấn thương bụng kín nhưng có tỷ lệ<br />
biến chứng và tử vong đáng kể(10). Trường hợp<br />
chấn thương tụy đầu tiên được Travers mô tả<br />
vào năm 1827 dựa trên sinh thiết tử thi và cho<br />
đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh<br />
cảnh chấn thương này. Bệnh nhân hầu hết là<br />
bệnh nhân nam (87,6%) trong độ tuổi lao động<br />
<br />
100<br />
<br />
PP8<br />
1<br />
100%<br />
1<br />
100%<br />
1<br />
100%<br />
<br />
PP9<br />
2<br />
100%<br />
2<br />
100%<br />
2<br />
100%<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
P<br />
<br />
14<br />
19,7%<br />
16<br />
22,5%<br />
71<br />
100%<br />
<br />
0,029<br />
0,009<br />
<br />
20 – 40 tuổi (61%). Nguyên nhân thường gặp là<br />
tai nạn giao thông (68%). Tỷ lệ biến chứng 53,3%<br />
(56/105) và tỷ lệ tử vong 16,2% (17/105).<br />
<br />
Phân tích các yếu tố tiên lượng<br />
Huyết áp tâm thu lúc nhập viện<br />
Có 34 bệnh nhân nhập viện với huyết áp tâm<br />
thu ≤ 90 mmHg chiếm tỷ lệ 32,4%. Trong nhóm<br />
bệnh nhân này, tỷ lệ biến chứng và tử vong là<br />
50% (17/34) và 26,5% (9/34). Tỷ lệ tử vong khác<br />
nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Do vị trí của<br />
tụy liên quan với nhiều mạch máu lớn và cơ chế<br />
chấn thương thường mạnh nên khi tụy bị tổn<br />
thương thường đi kèm với tổn thương mạch<br />
máu, gan, lách là nguyên nhân gây xuất huyết<br />
nội dẫn đến tử vong. Seong Young Hwang(5) và<br />
Silveira HJV(9) cho thấy có mối liên quan có ý<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
nghĩa thống kê giữa huyết áp tâm thu lúc nhập<br />
viện ≤ 90 mmHg với tỷ lệ tử vong (p < 0,001).<br />
<br />
Dạng tổn thương<br />
Dạng tổn thương đụng dập chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất 58,1% (61/105), đứng vị trí thứ 2 là vỡ tụy<br />
chiếm 25,7% (27/105). Biến chứng rò tụy chiếm<br />
tỷ lệ cao ở nhóm có dạng tổn thương vỡ tụy<br />
40,7% (11/27), sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
Độ nặng tổn thương<br />
Heitsch R.C(4) là người đầu tiên mô tả có mối<br />
liên quan giữa chấn thương tụy có vỡ ống tụy<br />
chính với tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ biến chứng rò tụy ở<br />
tổn thương độ III, IV, V 34,6% (18/52) cao hơn<br />
nhiều so với biến chứng này ở tổn thương độ I,<br />
II 9,4% (5/53), sự khác biệt này có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống<br />
kê giữa độ nặng tổn thương độ I, II và tổn<br />
thương độ III, IV, V với biến chứng áp xe tồn<br />
lưu, viêm phúc mạc do xì miệng nối (p < 0,05).<br />
Tỷ lệ tử vong ở nhóm có tổn thương độ I, II là<br />
5,7% (3/53) thấp hơn tỷ lệ tử vong ở nhóm tổn<br />
thương độ III, IV, V 26,9% (14/52), sự khác biệt<br />
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy tổn<br />
thương ống tụy chính thì liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê với tỷ lệ biến chứng và tử vong.<br />
Vị trí tổn thương<br />
Tổn thương ở vị trí đầu tụy có tỷ lệ biến<br />
chứng 32,1% (18/56) và tỷ lệ tử vong là 41,2%<br />
(7/17) cao hơn các vị trí tổn thương khác. Jones<br />
R.C(6) vị trí tổn thương ở đầu tụy có tỷ lệ biến<br />
chứng và tử vong cao là do vị trí giải phẫu đầu<br />
tụy liên quan tới nhiều mạch máu gây chảy<br />
máu nhiều và đặc biệt tổn thương phối hợp<br />
với tá tràng. Có mối liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê giữa vị trí tổn thương tụy với biến<br />
chứng (p < 0,05).<br />
Số cơ quan tổn thương phối hợp<br />
Glancy K.E(3) hồi cứu trong y văn, tác giả<br />
cũng nhận thấy rằng số lượng các cơ quan tổn<br />
thương phối hợp làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử<br />
vong. Tổn thương phối hợp với nhiều cơ quan<br />
thì tỷ lệ biến chứng càng cao nhưng sự khác biệt<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không<br />
có tổn thương phối hợp thì tỷ lệ tử vong là 7,5%<br />
(5/67) khi có tổn phối hợp với 1 cơ quan khác là<br />
27,3% (6/22), với 2 cơ quan là 36,4% (4/11), với 3<br />
cơ quan là 40% (2/5). Có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê giữa số cơ quan tổn thương phối hợp<br />
với tỷ lệ tử vong (p < 0,05).<br />
Tổn thương phối hợp tạng rỗng: 48 bệnh<br />
nhân có tổn thương phối hợp với các tạng trong<br />
ổ bụng chiếm 45,7% (48/105). Trong 8 bệnh nhân<br />
tổn thương phối hợp với tá tràng thì có 7 bệnh<br />
nhân có biến chứng chiếm tỷ lệ 87,5% (7/8) và 5<br />
bệnh nhân tử vong chiếm tỷ lệ 62,5% (5/8). Có<br />
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổn<br />
thương phối hợp tá tràng với biến chứng và tử<br />
vong (p < 0,001). Tổn thương phối hợp với đại<br />
tràng làm tăng tỷ lệ biến chứng áp xe tồn lưu và<br />
tử vong do choáng nhiễm trùng (p < 0,05).<br />
Hwang S.Y(5), Patton J.H(8) cũng có ghi nhận<br />
tương tự.<br />
<br />
Tổn thương phối hợp tạng đặc<br />
Có 12 bệnh nhân tổn thương phối hợp với<br />
gan chiếm tỷ lệ là 11,4% (12/105) và 28 bệnh<br />
nhân tổn thương phối hợp với lách chiếm tỷ lệ<br />
26,7% (28/105). Có mối liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê giữa chấn thương tụy kèm theo tổn<br />
thương lách với tỷ lệ tử vong do xuất huyết<br />
nội (p < 0,05). Theo Jones R.C(6) tổn thương gan<br />
và lách làm tăng tỷ lệ hình thành áp xe trong ổ<br />
bụng.<br />
Số tạng tổn thương phối hợp<br />
Chấn thương tụy đơn độc có tỷ lệ biến<br />
chứng là 56,1% (32/57), tổn thương kèm 1 tạng là<br />
42,3% (11/26), tổn thương kèm 2 tạng là 61,5%<br />
(8/13) và nhiều hơn 2 tạng là 55,6% (5/9). Sự khác<br />
biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).<br />
Tổn thương tụy đơn thuần có tỷ lệ tử vong là 7%<br />
(4/57), tổn thương kèm 1 tạng là 15,4% (4/26),<br />
kèm 2 tạng là 38,5% (5/13), nhiều hơn 2 tạng là<br />
44,4% (4/9). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,05). 17 bệnh nhân tử vong đều có tổn<br />
thương phối hợp, đặc biệt tổn thương với tá<br />
tràng, là một thương tổn nặng nề, phức tạp nhất<br />
trong các tổn thương ở đường tiêu hóa(2,7).<br />
<br />
101<br />
<br />