Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
lượt xem 85
download
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ) trình bày về mục tiêu đào tạo, thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu, danh mục mô đun đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian học tập, chương trình và giáo trình mô đun đào tạo, chương trình mô đun nghề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
- ong BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ) (Phê duyệt tại quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Nội, năm 2014
- 2 BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Phê duyệt tại quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ───────────── Tên nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ) Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề Nuôi cá l ồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức: Trình bày được các công việc trong quy trình nuôi cá lồng bè nước ngọt với hai đối tượng nuôi là cá chép, trắm cỏ từ khâu chuẩn bị lồng nuôi cá; chọn, thả cá giống; chăm sóc, quản lý môi trường, lồng nuôi; phòng, tr ị b ệnh cho cá nuôi đến thu hoạch và tiêu thụ cá thương phẩm. - Kỹ năng: + Thực hiện được công việc chuẩn bị lồng nuôi cá; + Chọn và thả được cá giống đúng yêu cầu kỹ thuật; + Chăm sóc cá, quản lý được môi trường và lồng nuôi; + Phòng, trị và xử lý được một số bệnh thông thường trên cá nuôi; + Thu hoạch đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ cá đ ạt hiệu quả cao. - Thái độ: + Có trách nhiệm thực hiện nuôi cá vùng quy hoạch và tuân th ủ quy trình kỹ thuật; + Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn th ực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; + Đảm bảo an toàn lao động.
- 3 2. Cơ hội việc làm Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp ngh ề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất ở quy mô hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình; người học cũng có thể làm vi ệc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến ngh ề nuôi cá lồng bè nước ngọt. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học - Thời gian đào tạo: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa h ọc: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học - Thời gian học tập: 480 - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ + Thời gian học lý thuyết: 80 giờ + Thời gian học thực hành: 360 giờ III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Mã Tên mô đun đào tạo nghề Tổng Lý MĐ Thực Kiểm số thuyế hành tra* t MĐ 01 Chuẩn bị lồng bè nuôi cá 88 16 64 8 MĐ 02 Chọn và thả cá giống 72 12 52 8 MĐ 03 Chăm sóc cá nuôi 80 12 60 8 Quản lý môi trường và lồng bè nuôi 60 12 40 8 MĐ 04 cá MĐ 05 Phòng, trị bệnh cá nuôi 88 16 64 8 MĐ 06 Thu hoạch và tiêu thụ cá 76 12 56 8 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 64= Tổng cộng 480 80 336 24+24+16
- 4 * Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (64 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào thời gian học th ực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra k ết thúc khóa học (16 giờ). III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP (Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình xem tại các mô đun kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào t ạo ngh ề; th ời gian phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghê. ̀ Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun như sau: - Mô đun 01: “Chuẩn bị lồng bè nuôi cá” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: lập kế hoạch sản xuất, thực hiện an toàn lao động, chọn địa điểm đặt lồng bè, làm lồng bè nuôi mới, di chuyển, cố định l ồng bè và v ệ sinh l ồng bè nuôi cũ. - Mô đun 02: “Chọn và thả cá giống” có th ời gian học t ập là 72 gi ờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để th ực hiện các công việc: chọn giống, vận chuyển và thả giống cá chép, cá trắm cỏ. - Mô đun 03: “Chăm sóc cá nuôi” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt, kiểm tra cá, chuẩn bị th ức ăn và cho cá ăn. Mô đun 04: “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá ” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện
- 5 các công việc: quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt, kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước , kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. - Mô đun 05: “Phòng, trị bệnh cá nuôi” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tìm hiểu các loại thuốc sử dụng trong nuôi cá, phòng bệnh cho cá, theo dõi và phát hiện bệnh, trị bệnh do kí sinh trùng, trị b ệnh do vi khu ẩn, tr ị b ệnh do nấm và xử lý bệnh do vi rút đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. - Mô đun 06: “Thu hoạch và tiêu thụ cá” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch; vận chuyển cá thương phẩm và tính hiệu quả nuôi. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa h ọc bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra h ết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng B ộ Lao động - Th ương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học Đánh giá hoàn thành khoá học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khoá học với nội dung, hình thức và thời lượng theo hướng dẫn sau: TT Nội dung kiểm Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Lý thuyết nghề Trắc nghiệm hoặc vân đap Không quá 60 phút ́ ́ 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ năng Không quá 12 giờ nghề 3. Các chú ý khác Số học viên nên bố trí khoảng 25 - 30 người/lớp (có thể thay đổi phù hợp với tình hình cụ thể). Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế th ời gian h ọc tập nên bố trí phù hợp với chu kỳ nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng để rèn k ỹ năng ngh ề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học; có thể kết h ợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người
- 6 học trực tiếp tham gia nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng cho đến khi thu hoạch. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở nuôi lồng cá chép, trắm cỏ có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công; Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, th ể thao khác khi có đủ điều kiện.
- 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị lồng bè nuôi cá Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
- 8 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LỒNG BÈ NUÔI CÁ Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 88 (Lý thuyết: 16 giờ ; Thực hành: 68 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun “chuẩn bị lồng nuôi cá” là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt; được giảng dạy đ ầ u tiên trong ch ươ ng trình đào t ạo . - Tính chất: Chuẩn bị lồng nuôi cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện lập kế hoạch sản xuất, thực hiện an toàn lao đ ộng, chọn địa điểm đặt lồng bè, làm lồng bè nuôi mới, di chuy ển, cố đ ịnh l ồng bè và vệ sinh lồng bè nuôi cũ. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá lồng bè nước ngọt có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Trình bày được các bước lập kế hoạch nuôi cá lồng; + Nêu được các yêu cầu địa điểm đặt lồng nuôi cá; + Nêu được yêu cầu vật liệu làm lồng; + Trình bày được cách lắp ráp, di chuyển và cố định lồng. - Kỹ năng: + Lập được kế hoạch nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè; + Chọn được địa điểm đặt lồng bè; + Tính toán, chọn được vật liệu làm lồng bè phù hợp; + Tổ chức lắp ráp, di chuyển và cố định lồng đảm bảo yêu c ầu, an toàn; + Tu sửa, vệ sinh được lồng bè nuôi cá. - Thái độ: + Tuân thủ quy trình kỹ thuật; + Rèn tính cẩn thận; + Đảm bảo an toàn lao động.
- 9 III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Bài 01. Lập kế hoạch sản xuất 8 4 4 2 Bài 02. Thực hiện an toàn lao động 8 4 4 3 Bài 03. Chọn địa điểm đặt lồng bè 20 2 18 4 Bài 04. Tổ chức làm mới lồng bè nuôi cá 20 2 16 2 5 Bài 05. Di chuyển và cố định lồng bè 12 2 10 6 Bài 06. Tu sửa, vệ sinh lồng bè cũ 16 2 12 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 88 16 64 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 01. Lập kế hoạch sản xuất Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Mô tả, nhận biết được các đặc điểm sinh học chủ yếu của cá chép, trắm cỏ; - Nêu được phương pháp thu thập thông tin và lập kế hoạch nuôi cá lồng; - Thu thập thông tin chính xác; thực hiện các bước lập kế hoạch nuôi cá. 1. Tìm hiểu đặc điểm sinh học đối tượng nuôi 1.1. Đặc điểm sinh học cá chép 1.2. Đặc điểm sinh học cá trắm cỏ 2. Thu thập thông tin vùng nuôi
- 10 2.1. Qui hoạch vùng nuôi, vùng nguyên liệu 2.2. Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm 3. Lên kế hoạch sản xuất 3.1. Trình tự các bước lập kế hoạch 3.2. Lên kế hoạch sản xuất 4. Đăng ký cấp phép nuôi cá lồng bè 4.1. Quy trình cấp phép 4.2. Cách thức thực hiện Bài 02. Thực hiện an toàn lao động Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được qui định an toàn lao động trong nghề nuôi cá; - Sử dụng thành thạo các trang bị bảo hộ lao động; - Thực hiện được việc cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước và tai nạn xảy ra khi làm nghề nuôi cá lồng bè. 1. Qui định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 1.1. Qui định đối với người sử dụng lao động 1.2. Qui định đối với người lao động 2. Trang bị bảo hộ lao động 3. Sử dụng áo phao 4. Cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước 5. Xử lý các tình huống nguy cấp. Bài 03. Chọn địa điểm đặt lồng bè Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được yêu cầu chọn địa điểm đặt lồng nuôi cá chép, trắm cỏ; - Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đơn giản để khảo sát đoạn sông, hồ chứa, đo các yếu tố môi trường nước khu vực chọn nuôi cá; - Chọn được địa điểm đặt lồng nuôi cá theo yêu cầu kỹ thuật. 1. Khảo sát vị trí đặt lồng bè 1.1. Khảo sát vị trí đặt lồng bè trên sông 1.1.1. Khảo sát hình thái đoạn sông 1.1.2. Khảo sát chiều rộng đoạn sông
- 11 1.1.3. Khảo sát độ sâu đoạn sông 1.1.4. Khảo sát chất đáy 1.1.5. Khảo sát lưu tốc dòng chảy 1.2. Khảo sát vị trí đặt lồng bè trên hồ chứa nước 1.2.1. Khảo sát hình thái 1.2.2. Khảo sát độ sâu 1.2.3. Khảo sát chất đáy 1.2.4. Khảo sát lưu tốc dòng chảy 2. Kiểm tra chất lượng nguồn nước 2.1. Đo pH 2.2. Đo oxy hòa tan 2.3. Đo nhiệt độ 2.4. Đo độ trong Bài 04: Tổ chức làm mới lồng bè nuôi cá Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được tiêu chuẩn các loại lồng nuôi cá, tiêu chuẩn v ật li ệu làm lồng, trình tự các bước làm lồng nuôi cá; - Chọn được loại lồng và vật liệu làm lồng nuôi cá phù hợp; - Tổ chức, theo dõi và kiểm tra quá trình lắp ráp lồng bè nuôi. 1. Chọn lồng bè nuôi cá 1.1. Chọn kiểu lồng bè 1.2. Chọn kích thước lồng bè 2. Chọn vật liệu làm lồng 2.1. Vật liệu làm khung lồng 2.2. Vật liệu làm các mặt lồng 2.3. Vật liệu làm phao 2.4. Vật liệu làm neo 3. Tổ chức lắp ráp lồng bè nuôi cá 3.1. Lắp khung lồng bè 3.2. Làm các mặt lồng bè 3.3. Lắp đặt phao nổi
- 12 3.4. Lắp hệ thống neo 3.5. Làm các công trình phụ trợ 3.6. Kiểm tra hoàn thiện Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Tổ chức lắp lồng bè nuôi mới Bài 05: Di chuyển và cố định lồng nuôi Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Mô tả các bước di chuyển và cố định lồng nuôi; - Thực hiện các bước di chuyển và cố định lồng đúng kỹ thuật. 1. Di chuyển lồng bè nuôi cá 1.1. Chuẩn bị phương tiện lai kéo 1.2. Chọn thời điểm di chuyển 1.3. Tổ chức di chuyển 2. Cố định lồng nuôi 2.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 2.2. Xác định hướng cố định 2.3. Thực hiện cố định Bài 06: Tu sửa, vệ sinh lồng nuôi cũ Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách vệ sinh lồng bè; - Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng nhỏ; - Thực hiện được công việc vệ sinh, sát trùng lồng bè. 1. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng nhỏ 1.1. Kiểm tra lồng bè 1.2. Sửa chữa hư hỏng 2. Vệ sinh lồng bè 2.1. Vệ sinh khung lồng 2.2. Vệ sinh các mặt lồng (lưới)
- 13 Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Vệ sinh lồng bè nuôi cũ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình “Chuẩn bị lồng bè nuôi cá” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, bảng chế độ triều. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học 30 người: - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình. - Lồng nuôi cá để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị và vật tư phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: TT Danh mục Đơn vị Số lượng tính 1. Chlorine Kg 6 2. Vôi bột Kg 30 3. Xô (20- 30 lít) Chiếc 6 4. Bàn chải sợi đồng có cán dài (giặt lưới) Chiếc 6 5. Bộ đồ bảo hộ lao động (quần, áo, găng Bộ 30 tay, khẩu trang, mũ, ủng) 6. Áo phao Bộ 6 7. Thước đo dài Chiếc 6 8. Thước đo độ sâu Chiếc 1 9. Bộ kiểm tra nhanh môi trường (pH, DO, Bộ 6 NH3, H2S)
- 14 10. Nhiệt kế thủy ngân Chiếc 6 11. Đĩa secchi Chiếc 6 12. Lưu tốc kế Chiếc 1 13. Thuyền (trọng tải 300- 500kg) Chiếc 1 14. Máy bơm (giặt lưới) Chiếc 1 4. Điều kiện khác: chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại…). V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: - Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên , chuyên gia đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công vi ệc đ ược th ực hi ện trong mô đun ho ặc thực hiện trắc nghi ệm h ọc viên theo b ảng câu h ỏi do giáo viên chu ẩn b ị trướ c. + Thực hiện một công vi ệc hoặc m ột s ố công vi ệc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên, chuyên gia đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá: - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về: + Nêu được các yêu cầu địa điểm đặt lồng nuôi cá + Trình bày cách lắp ráp lồng nuôi. - Thực hành: + Tính toán, chọn vật liệu làm lồng; + Lắp ráp lồng nuôi mới; + Vệ sinh lồng bè nuôi. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- 15 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng nuôi cá áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng nuôi cá dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình này được áp dụng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tính cẩn thận, các thao tác nhanh nhẹn, tránh các nguy hiểm trong quá trình thực hiện các thao tác chuẩn bị lồng nuôi cá và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: máy chiếu, băng, đĩa hình. - Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên, chuyên gia làm mẫu sau đó hướng dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Phần lý thuyết: Yêu cầu địa điểm đặt lồng bè nuôi cá chép, trắm cỏ. - Phần thực hành: Tổ chức lắp ráp lồng bè nuôi mới và v ệ sinh lồng bè nuôi cũ. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng , Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 2. Lê Văn Thắng- Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2007. 3. Ngô Trọng Lư- Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 4. Trường Đại học thủy sản, Kỹ thuật nuôi cá tăng sản, năm 2003. 5. Trung tâm Khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài thủy sản nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2005.
- 16 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chọn và thả cá giống Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
- 17 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 72 (Lý thuyết: 12 giờ ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun C họn và thả cá giống là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt; được giảng dạy sau mô đun chuẩn bị lồng nuôi cá, trước các mô đun chăm sóc cá nuôi, quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá, phòng, trị bệnh cá nuôi, thu hoạch và tiêu thụ cá. - Tính chất: Chọn và thả cá giống là mô đun được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện chuẩn bị điều kiện thả giống, chọn cá giống; vận chuyển và thả giống đúng kỹ thuật. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá lồng bè nước ngọt có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Nêu được thời vụ thả cá giống thích hợp; + Trình bày được các tiêu chuẩn và đặc điểm ch ọn cá chép, trắm cỏ giống; + Mô tả được kỹ thuật vận chuyển và thả cá giống. - Kỹ năng: + Xác định được thời vụ thích hợp thả cá giống; + Chọn được cá chép, trắm cỏ giống đảm bảo đúng tiêu chuẩn; + Vận chuyển và thả được cá giống đạt tỉ lệ sống trên 95%. - Thái độ: + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; + Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
- 18 III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun Lý Thực Kiểm TT Tổng số thuyết hành tra* 1 Bài 1. Chuẩn bị điều kiện thả 4 4 giống 2 Bài 2. Ch ọn cá gi ống 20 2 16 2 3 Bài 3. Vận chuyển cá giống 20 4 16 4 Bài 4. Thả cá giống 24 2 20 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 72 12 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 01. Chuẩn bị điều kiện thả giống Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Xác định được thời gian, mật độ và số lượng con giống thả nuôi; - Chọn được cơ sở cung cấp giống tốt và đặt mua giống. 1. Xác định thời gian thả giống 1.1. Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuôi 1.2. Xác định mùa vụ có giống 2. Xác định mật độ và số lượng con giống 3. Chọn cơ sở cung cấp giống 3.1. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống 3.2. Tìm hiểu thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống 4. Đặt mua giống 4.1. Thỏa thuận các yêu cầu về cung cấp cá giống
- 19 4.2. Vi ết h ợp đồng mua, bán cá gi ống Bài 02. Chọn cá giống Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được một số yêu cầu về chất lượng cá giống; - Chọn được cá giống có chất lượng tốt, khỏe mạnh. 1. Tìm hiểu một số vấn đề về cá giống 1.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống 1.3. Giới thiệu cá chép và cá trắm cỏ 2. Tiêu chuẩn cá giống 2.1. Tiêu chuẩn giống cá chép 2.2. Tiêu chuẩn giống cá trắm cỏ 3. Các bước thực hiện kiểm tra cá giống Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Chọn cá giống theo ngoại hình Bài 03. Vận chuyển cá giống Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ; - Xác định được mật độ cá đóng bao và đóng bao đúng kỹ thuật; - Xử lý được các tình huống xảy ra trong quá trình vận chuyển. 1. Chọn hình thức vận chuyển 1.1. Vận chuyển kín 1.2. Vận chuyển hở 2. Phương tiện vận chuyển 3. Đóng cá 3.1. Chuẩn bị dụng cụ
- 20 3.2. Cân mẫu, đếm cá 3.3. Thực hiện đóng bao 4. Thực hiện vận chuyển 4.1. Vận chuyển kin (vân chuyên bao cá) ́ ̣ ̉ 4.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bể bạt chứa nước Bài 04. Thả cá giống Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Kiểm tra được một số yếu tố môi trường nước trước khi thả cá giống; - Chọn thời điểm, vị trí thả cá giống hợp lý; - Xử lý và thả cá giống đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Kiểm tra một số yếu tố môi trường 1.1. Đo pH nước 1.2. Đo hàm lượng ôxy hòa tan 1.3. Đo độ trong 1.4. Đo hàm lượng amoniac (NH3) 2. Xử lý giống trước khi thả 3. Thả cá giống vào lồng bè 3.1. Ngâm bao cá giống 3.2. Thả cá giống Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Thao tác thả cá giống IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình “Chọn và thả cá giống” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học 30 người:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Công nghệ chế biến đường và sản phẩm đường: Chương 1: NGUYÊN LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ ÉP MÍA Công nghệ ép mía
11 p | 318 | 112
-
Giáo trình cây hoa - Chương 6
11 p | 192 | 82
-
Tài liệu Công nghệ chế biến đường và sản phẩm đường: Chương 5: LY TÂM, SẤY, TÁCH THÀNH PHẨM
4 p | 207 | 79
-
Kỹ thuật trồng nấm
6 p | 681 | 60
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu
49 p | 121 | 28
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực
52 p | 127 | 21
-
Kỹ thuật trồng rong xanh
3 p | 88 | 17
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm
54 p | 97 | 13
-
Mô hình nuôi cá Ông Tiên
4 p | 118 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn