Chuyên đề: Quy định pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối
lượt xem 15
download
Đề tài Quy định pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối nhằm trình bày các nội dung chính: lý do về quy định dự trữ bắt buộc, tác động của dự trữ bắt buộc, quy định pháp luật về quản lý tiền tệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề: Quy định pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ Chuyên đ ề 3: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NG ẠI HỐI Danh sách nhóm 3: 1. Đặng Thị Thu Hiền 2. Phạm Thị Hiếu 3. Trần Thị Ái Linh 4. Trần Hoàng Ngân 5. Nguyễn Thị Ánh Ngọc 6. Nguyễn Thị Kim Như 7. Nguyễn Hoàng Oanh 8. Phạm Thị Ngọc Phương 1
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA NHÓM STT TÊN IÊ VỤ ĐÁ GIÁ 1 Nguyễn Thị Ánh Ngọc Quy định pháp luật về Hoàn thành bài đúng Dự trữ bắt buộc & tập nộp dung và thời gian hợp bài word của nhóm nhóm đề ra 2 Đặng Thị Thu iền Quy định pháp luật về lãi Hoàn thành bài đúng suất cơ bản nộp dung và thời gian nhóm đề ra 3 guyễn Thị Kim hư Quy định pháp luật về Hoàn thành bài đúng chính sách tái cấp vốn nộp dung và thời gian nhóm đề ra 4 Phạm Thị iếu Quy định pháp luật về cơ Hoàn thành bài đúng chế tỷ giá hối đoái và nộp dung và thời gian quản lý dự trữ ngoại hối nhóm đề ra 5 Trần oàng gân Quy định pháp luật về sử Hoàn thành bài đúng dụng ngoại hối trên lãnh nộp dung và thời gian thổ Việt Nam và kiều nhóm đề ra hối; mang ngoại tệ vàng khi xuất nhập cảnh 6 Trần Thị Ái Linh Quy định pháp luật về sử Hoàn thành bài đúng dụng vàng trên lãnh thổ nộp dung và thời gian Việt Nam và mang vàng nhóm đề ra miếng, vàng nguyên liệu khi xuất nhập cảnh 7 Phạm Thị gọc Phương Quy định pháp luật về Hoàn thành bài đúng hoạt động thanh toán nộp dung và thời gian ngoại thương nhóm đề ra 8 guyễn oàng Oanh Quy định pháp luật về Hoàn thành bài đúng hoạt động đầu tư vốn nộp dung và thời gian ngoại tệ nhóm đề ra 2
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ I. QUI ĐỊ P ÁP LUẬT VỀ QUẢ LÝ TIỀ TỆ: Để có thể thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng thông qua việc cung ứng tiền và điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) có thể sử dụng các công cụ khác nhau: dự trữ bắt buộc, lãi suất, chính sách chiết khấu, ... 1. Dự trữ bắt buộc: 1.1 Lý do về quy định dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTƯ. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh hoạt. Nếu như các khoản cho vay đều có thời hạn, một ngày hay cho vay qua đêm cũng đều có thời hạn, thậm chí thời hạn có thể còn kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, có thể ngân hàng vẫn không thu được nợ - trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về nhưng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng luôn có thể... Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản luôn là mối lo của các NHTM. Mặt khác, trên thực tế, thời hạn cho vay còn dài hơn thời hạn của nguồn tiền gửi, nói khác đi là kỳ hạn gửi tiền của mỗi loại tiền gửi không phải lúc nào cũng là cơ sở để xem xét và quyết định thời hạn cho vay, mà ngân hàng có thể khai thác tính ổn định tương đối của tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn để cho vay có thời hạn, dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho vay với thời hạn dài hơn... nên nguy cơ rủi ro cao hơn. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất khả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không những thế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phản ứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng. Dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTƯ các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế. Nói cách khác, dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với quá trình cung ứng tiền. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ có thể tác động vào nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng - nhưng NHTƯ không phải là người quyết định việc sử dụng các tiềm năng ấy. Mặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, song hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc. 1.2 Tác động của dự trữ bắt buộc: - Dự trữ bắt buộc và tiềm năng tín dụng của các ngân hàng: Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi ngân hàng. Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản 3
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ thân ngân hàng này càng cao, khả năng cho vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Bên cạnh đó, mỗi động tác cấp tín dụng cho một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng - hoạt động này mở ra một nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là hệ số nhân tiền. Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. - Dự trữ bắt buộc và lãi suất Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách: Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãi suất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên. Thứ hai, khi dự trữ bắt buộc tăng lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng. - Dự trữ bắt buộc và khối lượng tiền cung ứng Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng tín dụng, thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà NHTƯ muốn đạt được khi điều chỉnh dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được nâng lên nếu NHTƯ thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động thì NHTƯ sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng thể hiện qua công thức tính hệ số nhân tiền: 1 Hệ số tạo tiền = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Có thể nói sự tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền trong nền kinh tế là khá toàn diện, nó tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến quy mô, khối lượng tín dụng mà cả đối với lãi suất tín dụng. Mức độ tác động không đơn giản chỉ làm tăng hay giảm đơn thuần mà làm thay đổi theo số lần về tiền trong lưu thông. 1.3 Qui định pháp luật về dự trữ bắt buộc: Tùy vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau. Điều này được chứng minh rất rõ ở nước ta trong thời gian qua: 4
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ Bảng 01: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD Việt am từ tháng 01/2008- 01/2011 Tỷ lệ dự trữ bắt bụôc Văn bản (VND) 11%1- 5%2 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008 10%1- 4%2 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 8%1- 2%2 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 6%1- 2%2 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 5%1- 1%2 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 3%1 - 1%2 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 (1): đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng (2): đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Nguồn: http://www.sbv.gov.vn Bảng 01 cho thấy từ tháng 01/2008 - 01/2011 đến nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, việc điều chỉnh này của NHNN, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Những căn cứ cụ thể sau thường được sử dụng để đưa ra yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc: - Tính chất kỳ hạn của mỗi loại tiền gửi - tùy vào tính chất kỳ hạn của tiền gửi mà nghĩa vụ dự trữ bắt buộc khác nhau; thông thường kỳ hạn càng dài thì mức độ ổn định càng cao và độ rủi ro thanh khoản càng thấp và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi này thường thấp hơn so với loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn. - Mức độ của các khoản nợ - quy mô của các nguồn tiền gửi. Thông thường quy mô của các nguồn tiền gửi càng cao thì khả năng rủi ro càng cao và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nguồn tiền gửi. - Loại tiền gửi khác nhau cũng chứa đựng khả năng an toàn thanh khoản khác nhau nên NHTƯ có thể quy định tỷ lệ khác nhau cho tiền gửi của các đồng tiền khác nhau (Xem bảng 02). Bảng 02: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định 379 và Quyết định 79 379/QĐ-NHNN 79QĐ-NHNN Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại Loại hình tổ chức tín dụng Tiền gửi ngoại không kỳ hạn Tiền gửi VND tệ không kỳ hạn tệ từ 12-24 và dưới 12 từ 12-24 tháng và dưới 12 tháng tháng tháng 1. NHTM nhà nước, NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 3% 1% 4% 2% ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính. 5
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 1% 1% 3% 1% triển Nông thôn Việt Nam 3. NHTMCP nông thôn, ngân hàng 1% 1% 3% 1% hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân. 4. Tổ chức tín dụng khác. 0% 0% 0% 0% Nguồn: http://www.sbv.gov.vn Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn có thể quy định tùy theo quy mô và mức độ an toàn chung của mỗi ngân hàng... Ở nước ta, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được phân chia tùy theo tính chất kỳ hạn, loại tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm. Theo quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định như sau: Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/TT- NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. (www.sbv.gov.vn). Với quy định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM. Ở nước ta, để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh khá mạnh vào năm 2007 (từ 5% lên 10%) và năm 2008 - khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều giảm dần một cách linh hoạt. Tuy nhiên, gần như suốt năm 2009 và 2010, kể cả những tháng đầu năm 2011 - lạm phát không còn là nỗi lo mà là thực tế đang phải đối mặt thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND vẫn không thay đổi (Xem bảng 01). 2. Lãi suất: 2.1 Khái niệm lãi suất: Trong hầu hết các hợp đồng cho vay tiền, người vay thường phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. 6
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ Theo Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì Lãi là khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định. Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay. * Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của TW: Lãi suất cơ bản Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn - Công cụ thực hiện chính - Lãi suất thực hiện trên cơ sở - Giống lãi suất tái chiết sách tiền tệ của Ngân hàng đối tượng là các giấy tờ có giá. khấu, khác nhau về đối tượng Nhà nước Việt Nam trong VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái ngắn hạn. phiếu , ... ở đây là các khoản cho vay - Chỉ áp dụng cho đồng Việt - Các ngân hàng sẽ chấp nhận của các NHTM, và sau đó họ Nam trả tiền cho người cầm (hoặc sở - Do Ngân hang nhà nước hữu các giấy đó để đổi lại một bán lại các khoản này co NH công bố, làm cơ sở cho các khoản lời mà ta gọi là lãi suất TW để đổi lấy lương tiền TCTD ấn định lãi suất kinh chiết khấu và thu lại khoản tiền doanh. Đây là công cụ trực của họ đối với người thanh toán mặt. tiếp để kiểm soát lãi suất kinh ghi trên đó khi đến hạn. doanh của các NHTM. Các ngân hàng này lại cần tiền - Các NHTM ấn định lãi nhưng các giấy tờ đó chưa đến suất cho vay tối đa bằng 150% hạn thanh toán họ bán lại các lãi suất cơ bản do NHNN công khoản sẽ thu này cho NH TW để bố theo từng thời kỳ. đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu. Các mức lãi suất hiện nay được NHNN công bố như sau: + Lãi suất cơ bản: 9% + Lãi suất tái chiết khấu: 8% + Lãi suất tái cấp vốn: 10% 2.2 Vai trò của lãi suất: a. Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực: Lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xă hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay là một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được từ ngành kinh tế đó, dự án đó hay tài sản đó so với chi phí ban đầu. Điều này có nghĩa là phải xem xét một ngành, một dự án kinh doanh có đem lại lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đủ để trả khoản tiền lãi 7
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Ngành nào, dự án kinh doanh nào có tỷ suất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó, và đó là sự phân bổ hiệu quả. Thông qua lãi suất, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngành sản xuất khác nhau để đầu tư nhằm thu tỷ suất lợi nhuận cao. Như vậy lợi suất là tín hiệu, là căn cứ để có sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xă hội, lãi suất là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư. b. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm: Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó. Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều hơn cho việc mua sắm các hàng hoá, nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Ngược lại, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng. c. Lãi suất với đầu tư: Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí kỳ vọng trong kinh doanh. Trong đó lãi suất thể hiện chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định đầu tư. Khi lãi suất ở mức cao, ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu cho đầu tư giảm, ngược lại khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng. Ngay cả khi một doanh nghiệp có dư thừa vốn và không muốn vay để đầu tư vào vốn hiện vật thì chi tiêu đầu tư vẫn bị ảnh hưởng của lãi suất do doanh nghiệp có thể mua chứng khoán. Lãi suất cao, chi phí cơ hội của một khoản đầu tư sẽ cao, chi tiêu đầu tư giảm do các doanh nghiệp mua chứng khoán sẽ tốt hơn vào đầu tư vốn hiện vật. Khi lãi suất chi phí cơ hội của đầu tư giảm, chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì đầu tư vào vốn hiện vật rất có thể đem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với mua chứng khoán. d. Lãi suất với tỉ giá hối đoái và lạm phát. Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế quan, quota, sự ưa thích hàng nội, hàng ngoại, năng suất lao động ... Ngoài ra tỷ giá trong ngắn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất: Lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổit) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng. Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại. 8
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ Lý luận và thực tiễn đă thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao. Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát, trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. 2.3 Quy định của pháp luật Việt am về lãi suất cơ bản: Theo Luật NHNN Việt Nam 2010: Lãi suất là một trong những Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ). Điều 12 luật NHNN Việt Nam 2010 quy định: - Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. - Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. Điều 43 Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 37-LCT/HĐNN8 ngày 23/05/1990 về NHNN Việt Nam cũng quy định: Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tối thiểu về tiền gửi, tối đa về cho vay của các tổ chức tín dụng. Có thể thấy Nhà nước không phải lúc nào cũng kiểm soát được hết mọi quan hệ pháp luật cho nên có tình trạng nhiều vi phạm pháp luật nằm ngoài vòng kiểm soát của pháp luật. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi các văn bản pháp luật của nước ta còn thiếu cụ thể, tính khả thi không cao, hơn nữa luật nước ta là luật khung, muốn thi hành được trên thực tế phải có Nghị định hướng dẫn thi hành. Vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay cũng rơi vào tình trạng này. Trong BLDS 2005 chỉ quy định duy nhất một điều về lãi suất một cách trực tiếp: “Điều 476. Lãi suất - Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. 9
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ - Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. BLDS 1995 cũng như BLDS 2005 quy định một điều duy nhất về lãi suất nhưng so với Bộ luật này, BLDS 2005 có những thay đổi căn bản. Đối với BLDS 1995 thì chỉ quy định “lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng”. Thực tế cho thấy khi áp dụng quy định này trong nhiều năm có nhiều bất cập và không còn phù hợp nữa, thay vào đó là quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Việc quy định lãi suất quá cao sẽ không chỉ gây ảnh hưởng cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính bên cho vay. Khi lãi suất của bên cho vay cao sẽ khiến các doanh nghiệp, các cá nhân… (bên vay) không vay dẫn đến tình trạng tiền bị đọng lại và không phát huy được giá trị sinh lời của nó. Và như vậy nguồn tiền trong các Ngân hàng, nguồn tiền dự trữ trong nhân dân không những không đem lại hiệu quả mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, các cá nhân … muốn vay. Việc quy định lãi suất thấp so với sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng không ổn. Việc quy định lãi suất thấp chỉ áp dụng cho các đối tượng ưu tiên mà pháp luật quy định còn mặt bằng chung phải phù hợp với mọi nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (lạm phát hay giảm phát, kinh tế phát triển hay chậm phát triển…). Lãi suất thấp sẽ làm giảm hiệu quả của đồng tiền, làm giảm sự phát triển kinh tế, làm giảm nguồn thu của bên cho vay. Nhìn một cách khách quan, lãi suất thấp chỉ có lợi trước mắt cho bên vay. Như vậy, việc quy định lãi suất quá cao hay quá thấp đều không mang lại hiệu quả. Nhà nước tính toán làm sao để pháp luật có những quy định hợp lý không làm giảm hiệu quả của giá trị đồng tiền mang lại cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng vay, đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế. 2.4 Quy định của pháp luật Việt am về việc tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD: a. Căn cứ pháp lý: Thông tư 15/2012/TT-NHNN ngày 04/05/2012 Thông tư này gồm có 4 Mục và 22 Điều, quy định cụ thể việc NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sô tín dụng đối với các TCTD. b. ội dung cụ thể: Các vấn đề cần lưu ý của thông tư 15: - Quy định về Hồ sơ tín dụng và tiêu chuẩn các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại điều 3: 1. Hồ sơ tín dụng để tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng cho thuê tài chính được ký kết giữa tổ chức tín dụng với khách 10
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ hàng theo quy định của pháp luật và các tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 2. Tiêu chuẩn các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng: Tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước, các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng phải đảm bảo các điều kiện sau: a) Các khoản cho vay phải có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật và giá trị tài sản bảo đảm không thấp hơn dư nợ khoản cho vay. b) Được phân loại nợ vào nhóm 1 theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước; c) Thời hạn còn lại phải lớn hơn thời hạn đề nghị tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày; d) Không bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong các lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích. - Quy định về Thẩm quyền ký văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn tại điều 4: 1. Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng ký các văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn là một trong những người sau đây: a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng; b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng. 2. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó của mình ký các văn bản đề nghị tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba. - Quy định về thời hạn tái cấp vốn tại Điều 6: 1. Thời hạn tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là dưới 12 tháng. 2. Căn cứ mục đích đề nghị tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn tái cấp vốn trong từng trường hợp cụ thể. 3. Trường hợp tổ chức tín dụng không có khả năng trả nợ đúng hạn và có đề nghị gia hạn, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở khả năng phục hồi thanh khoản, định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn vay tái cấp vốn. - Quy định về mức tái cấp vốn được quy định tại Điều 11 và Điều 16 của thông tư, cụ thể: + Đối với Tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng nhằm hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời: Mức tái cấp vốn tối đa bằng 60% tổng dư nợ thực tế của các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn. + Đối với Tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ; Mức tái cấp vốn tối đa bằng 80% tổng dư nợ thực tế của các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn. II. QUI ĐỊ P ÁP LUẬT VỀ QUẢ LÝ NGOẠI HỐI: 1. Cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý dự trữ ngoại hối: 1.1. Cơ chế tỷ giá hối đoái: có 3 loại: 11
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ + Tỷ giá hối đoái thả nổi: là một cơ chế trong đó tỷ giá do các lực lượng thị trường quyết định mà không hoặc rất ít có sự can thiệp của các cơ quan chính phủ quản lý. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, giá tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, NHTW ít can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối + Tỷ giá hối đoái cố định: là kiểu chế độ tỷ giá mà giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác, hoặc với một rổ tiền tệ, hoặc với một thước đo giá trị khác (vàng, quyền rút vốn đặc biệt - SDR). Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. + Tỷ giá thả nổi có sự điều tiết: là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. Với cơ chế tỷ giá này NHTW sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, và tín hiệu trên thị trường chợ đen Điều 30- Pháp lệnh ngoại hối 2005- quy định về cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam: (1) Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung và cầu trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước (2) Ngân hang Nhà nước Việt Nam xác dịnh cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô cụ thể trong từng thời kỳ Thực tế ở Việt Nam đang áp dụng cơ chế thả nổi có điều tiết. Tiền VND được neo vào đồng USD, tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác được quy đổi chéo thông qua tỷ giá giữa USD với các đồng tiền quốc gia khác. 1.2. Quản lý dự trữ ngoại hối: Điều 32 – pháp lệnh ngoại hối 2005 –Thành phần dự trữ ngoại hối: 1. Ngoại tệ bằng tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài 2. Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do chính phủ ,tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành 3. Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại quỹ tiền tệ quốc tế 4. Vàng 5. Các loại ngoại hối khác Cụ thể về quản lý ngoại hối được quy định tại nghị định 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ nhà nước, và quyết định 563/2001 về việc ban hành quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước *Công tác quản lý ngoại hối còn nhữn g tồn tại: Hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý DTNH còn bộc lộ nhiều bất cập. Về tổ chức thực hiện quản lý DTNH, Khoản 1, Điều 6 của Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý DTNH nhà nước về xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNH Nhà nước quy định: “Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Sở Giao dịch đánh giá lại tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNH nhà nước của kỳ trước, xây dựng tiêu chuẩn và hạn mức mới và trình Thống đốc quyết định”. Cũng tương tự, tại Khoản 5, Điều 7 của Quy chế này về xây dựng phương án, quyết định, thực hiện đầu tư DTNH nhà nước quy định: “Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Sở giao dịch chịu trách nhiệm đánh giá tình hình thực 12
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ hiện các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư…; Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối xây dựng và điều chỉnh các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư cho phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình đầu tư”. Trong khi đó, tại Khoản 4, Điều 7 quy định: “Sở giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các phương án đầu tư, theo dõi diễn biến hoạt động…” Nếu thực hiện như vậy, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch vừa là những đơn vị ban hành quy định vừa là đơn vị thực hiện các tiêu chuẩn, hạn mức đó. Điều này dẫn đến các tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNH đề ra không còn là chuẩn mực vì nó có thể bị điều chỉnh cho phù hợp với kết quả của những hoạt động quản lý yếu kém. Điều đó có thể dẫn đến những tổn thất rủi ro, thua lỗ, hoặc giảm hiệu quả đầu tư DTNH và gây khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý DTNH. Tại Điều 12 của Nghị định 86/1999/NĐ-CP quy định “Các tổ chức đối tác được lựa chọn để gửi ngoại tệ và vàng, ủy thác đầu tư phải là tổ chức được xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao”. Trong Quy chế hướng dẫn không có quy định thêm về nội dung này. Như vậy, điều này gây mơ hồ trong việc thực hiện và không có cơ sở đánh giá hoạt động quản lý dự trữ… Về nghiệp vụ kiểm soát, quản lý nội bộ hoạt động quản lý DTNH, Khoản 5, Điều 23 quy định: “Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện quản lý DTNH nhà nước của các Vụ, Sở Giao dịch theo các nhiệm vụ được giao và chấp hành các quy định tại Nghị định 86/1999/NĐ-CP…”; Điểm a, Khoản 3, Điều 23 quy định: “Sở giao dịch chịu trách nhiệm xây dựng các nguyên tắc quản lý nội bộ để tổ chức thực hiện quản lý DTNH nhà nước theo quy định tại quy chế này”. Như vậy, Vụ Tổng kiểm soát chỉ kiểm soát về mặt hành chính, chấp hành quy định, quy chế,… còn hoạt động quản lý nội bộ do Sở Giao dịch vừa xây dựng vừa thực hiện. Điều đó gây ra sự thiếu khách quan, có thể dẫn đến tổn thất, mất mát do việc kiểm soát hoạt động dự trữ không chặt chẽ, đặc biệt là các hoạt động nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh dự trữ trên thị trường quốc tế. Chương VI, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005, có hiệu lực 1/6/2006, ra đời mới chỉ quy định những nội dung cơ bản về quản lý DTNH như thành phần DTNH, nguồn hình thành DTNH nhà nước, cơ quan quản lý DTNH. Những bất cập trong Nghị định số 86/1999/NĐ-CP, ngày 30/8/1999, của Chính phủ về quản lý ngoại hối nhà nước như đã nêu ở trên cần được bổ sung, sửa đổi để tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, thực hiện. 2. Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt am, mang ngoại tệ vàng khi xuất nhập cảnh và kiều hối: Một trong những điều kiện để gia nhập WTO là Việt Nam phải mở cửa nhanh hơn đối với hệ thống ngân hàng, tự do hóa các giao dịch vãng lai. Việc thu hẹp sự bất tương thích giữa pháp luật về ngoại hối của Việt Nam với quốc tế là một ưu tiên hàng đầu. Pháp lệnh về quản lý ngoại hối đã quy định: "Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyến tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Người cư trú được lựa chọn đổng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai...". Pháp lệnh đã dành riêng một chương để quy định việc quản lý ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo hướng từng bước hạn chế đô la hoá: "Nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam (trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy 13
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng cho phép). Hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ tại Việt Nam... Quy định cụ thể về việc mở và sử dụng tài khoản, sử dụng ngoại tệ tiền mặt, thẻ thanh toán và các đồng tiền ở khu vực biên giới. Quy định về quyền và phạm vi sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân"., cụ thể như sau: 2.1 Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt am: Theo quy định tại Chương IV Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối quy định việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. a) Các trường hợp sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. - Các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối; - Người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản (giữa đơn vị có tư cách pháp nhân với đơn vị hạch toán phụ thuộc và ngược lại); - Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; - Người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu; - Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài; - Người cư trú là tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm được nhận ngoại tệ chuyển khoản của người mua bảo hiểm đối với các loại hàng hoá và dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài; - Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được nhận thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam từ việc cung cấp hàng hoá và cung ứng dịch vụ; - Người cư trú là cơ quan hải quan, công an cửa khẩu tại các cửa khẩu quốc tế và kho ngoại quan được nhận ngoại tệ từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh hoặc phí cung ứng dịch vụ; - Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được thu phí thị thực xuất nhập cảnh và các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ; 14
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ - Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức; - Người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; - Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận. b) Mở và sử dụng tài khoản - Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thu, chi trên tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này. - Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài. - Người cư trú là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, để thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài. - Người cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, đơn vị lực lượng vũ trang, đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại. - Người cư trú là công dân Việt Nam trong thời gian ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại. Chi tiết các giao dich được phép quy định Điều 30, 31 của Nghị định 160/2006/NĐ-CP. c) Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân - Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài phục vụ cho các mục đích hợp pháp và thanh toán cho các đối tượng được thu ngoại tệ theo các quy định tại Nghị định này. - Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng ngoại tệ tiền mặt theo quy định của pháp luật về gửi tiết kiệm ngoại tệ. 15
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ d) Sử dụng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam - Người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu hợp pháp bằng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ hoặc có nguồn thu hợp pháp khác được mở tài khoản bằng đồng tiền đó tại tổ chức tín dụng được phép và thực hiện các giao dịch thu, chi được qy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 160/2006/NĐ- CP - Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới trong mua bán hàng hoá ở khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. e) Việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh: mỗi cá nhân khi xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt hơn 5.000 USD ( hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) hoặc 15 triệu đồng đối với đồng Việt Nam phải khai báo Hải quan cửa khẩu theo thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 15/8/2011 quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh. - Việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép( theo Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép): + Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến mục đích: Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài. + Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối; cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của TCTD được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. + Hạn mức mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Thông tư này với mức 100 USD/người/ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày. Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha mẹ 2.2 Sử dụng kiều hối trên lãnh thổ Việt am: Kiều hối là ngoại tệ do người Việt Nam công tác, lao động, học tập, định cư ở nước ngoài chuyển tiền một chiều về Việt Nam, thể hiện tình cảm, tấm lòng thơm thảo của người Việt xa xứ 16
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ đối với gia đình, người thân, quê hương, đất nước. Kiều hối đang góp phần tạo thêm nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế đất nước, giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thanh toán, cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá… Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài chuyển ngoại tệ về Việt Nam để giúp đỡ gia đình, thân nhân hay vì mục đích từ thiện khác trên cơ sở tôn trọng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài, ngày 19/8/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Theo đó, các hình thức chuyển ngoại tệ vào Việt Nam, đối tượng được phép nhận ngoại tệ do người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho người thụ hưởng ở trong nước, quyền của người thụ hưởng kiều hối được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Quyết định này. Theo đó, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam dưới các hình thức sau: + Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép; + Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghịêp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; + Cá nhân mang theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho Người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước. Các đối tượng được phép nhận ngoại tệ do Người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho người thụ hưởng ở trong nước gồm: + Tổ chức tín dụng được phép. + Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế. + Các tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ ở trong nước. Người thụ hưởng có các quyền sau: + Nhận bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam theo yêu cầu. 17
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ + Trong trường hợp nhận bằng ngoại tệ, người thụ hưởng có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân và được sử dụng theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc sử dụng vào các mục đích khác theo các quy định của pháp luật Việt Nam. + Không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về. + Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút tiền mặt để cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác, sử dụng cho các mục đích theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan. (Theo Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối) 2.3 Sử dụng vàng trên lãnh thổ Việt am: Việc Sử dụng vàng trong thực hiện mua bán, niêm yết, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ không chỉ bị phạt nặng, mà tang vật cũng sẽ bị tịch thu đưa vào ngân sách nhà nước ” theo Nghị định 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 202/2004/NĐ- CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng” - Về huy động và cho vay vốn bằng vằng: Kể từ ngày 23/08/2012 Chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vằng của tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng không được thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng; trừ trường hợp đặc biệt, để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng giữa một số tổ chức tín dụng với nhau theo Thông tư 24/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gia hạn cho các nhà băng đến 1/5/2012. Lần gia hạn cuối cùng được một lãnh đạo xác nhận hôm đầu tháng 5. Các ngân hàng được tiếp tục huy động vàng dưới hình thức chứng chỉ ngắn hạn đến hết ngày 25/11/2012 theo Thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. 18
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ - Về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, Pháp lệnh hiện hành quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng cụ thể theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định này nhằm khắc phục bất cập của các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tạo cơ sở pháp lý để tổ chức lại thị trường vàng theo hướng phát triển ổn định và bền vững, tăng cường quản lý đối với thị trường vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Theo đó: - Về quyền sở hữu vàng: với nguyên tắc ”Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật”. Đồng thời, cũng khẳng định việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. - Về hoạt động sản xuất vàng miếng:”Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng...” và giao cho NHNN: ”Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ” - Về kinh doanh mua bán vàng miếng: là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau đây: + Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; + Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; + Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên; + Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); + Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. - Các điều kiện để được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng đối với TCTD bao gồm: + Có vốn điều lệ từ 3000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên; + Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; + Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. 19
- 3 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ - Tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng miếng có trách nhiệm: (i) Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng của doanh nghiệp, TCTD được NHNN cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ; (ii) Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm; (iii) Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hoá đơn chứng từ; (iv) Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng; (v) Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh; (vi) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, Nghị định 24 cũng quy định hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. - Về hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Doanh nghiệp được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng 2 điều kiện sau: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; + Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ - Về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng Và các nội dung khác: - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng theo quy định của Chính phủ; - Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định. - Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: + Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. + Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. + Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. + Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. + Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Quy định pháp luật về công ty đại chúng
34 p | 405 | 47
-
Luận văn tốt nghiệp Luật học: thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế
71 p | 160 | 26
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay, từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 106 | 24
-
Tiểu luận: Quy định pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán
38 p | 160 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai Việt Nam
54 p | 53 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Pháp luật về quyền bí mật đời tư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
75 p | 84 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh nhà ở thương mại, thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 25 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam
26 p | 134 | 12
-
Báo cáo " Cần phải có sự nghiên cứu toàn diện về quy phạm pháp luật "
6 p | 201 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực dân sự qua thực tiễn tại công ty Luật Toàn Quốc
68 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013 từ thực tiễn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 57 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
91 p | 32 | 7
-
Báo cáo "Một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thương nhân "
6 p | 72 | 7
-
Báo cáo " Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập "
4 p | 72 | 5
-
Báo cáo " Bàn về cơ cấu của quy phạm pháp luật"
4 p | 97 | 4
-
Báo cáo "Bàn thêm về cơ cấu của quy định pháp luật "
5 p | 72 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn