intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề tốt nghiệp "Kế toán bán hàng nhập khẩu tại Tổng công ty Thép Việt Nam"

Chia sẻ: Le Thi Mai Nga Nga | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

437
lượt xem
263
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế thị trường sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và bán được các sản phẩm đó trên thị trường là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thông qua bán hàng, thì giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đó được thực hiện, hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (tiền tệ), giúp cho vòng luân chuyển vốn được hoàn thành, tăng hiệu quả sử dụng vốn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp "Kế toán bán hàng nhập khẩu tại Tổng công ty Thép Việt Nam"

  1. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Kế toán bán hàng nhập khẩu tại Tổng công ty Thép Việt Nam SV: Lê Thị Mai Nga 1 Lớp: K42D2
  2. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP ..................................................................... 3 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài........................................................... 3 CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM ............. 17 2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề ................................................ 17 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................. 17 CHƯƠNG 3 : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI ĐỀ TÀI KẾ TOÁN BÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM ........................................................................................................... 29 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu kế toán bán hàng nhập khẩu tại Tổng công ty Thép Việt Nam ................................................ 29 3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nhập khẩu tại Tổng công ty thép Việt Nam ..................................... 29 SV: Lê Thị Mai Nga 2 Lớp: K42D2
  3. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong nền kinh tế thị trường sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và bán được các sản phẩm đó trên thị trường là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thông qua bán hàng, thì giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đó được thực hiện, hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (tiền tệ), giúp cho vòng luân chuyển vốn được hoàn thành, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Quá trình bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ cân đối sản xuất giữa các ngành, các đơn vị sản xuất trong từng ngành và đến quan hệ cung cầu trên thị trường. Nó còn đảm bảo cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông, đảm bảo cân đối sản xuất giữa ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nghiệp thương mại, thì hoạt động bán hàng có ý nghĩa rất to lớn, bán hàng mới có thể đem lại lợi nhuận và bù đắp được chi phí đã bỏ ra, không những thế nó còn phản ánh năng lực kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua kế toán bán hàng, nhà quản lý có được những thông tin hữu ích về tình hình kinh doanh, mức độ hoàn thành kế hoạch, để họ có thể hoạch định chiến lược, lựa chọn phương án kinh doanh hữu hiệu nhất trong kỳ tiếp theo. Từ đó doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tăng nhanh vòng quay của vốn và thực hiện được tái sản xuất kinh doanh. Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam, em nhận thấy công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nhập khẩu của công ty nói riêng còn tồn tại những vấn đề cần khắc phục và hoàn thiện. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu kế toán bán hàng nhập khẩu. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài SV: Lê Thị Mai Nga 3 Lớp: K42D2
  4. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán Xuất phát từ những vấn đề lý luận và tình hình thực tế tổ chức công tác nghiệp vụ bán hàng nhập khẩu ở Tổng công ty Thép Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài: “ Kế toán bán hàng nhập khẩu tại Tổng công ty Thép Việt Nam ” 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu - Về mặt lý luận Thông qua đề tài nghiên cứu này nhằm hệ thống hóa và làm rõ nghiệp vụ kế toán bán hàng theo đúng chuẩn mực kế toán hiện nay. - Về mặt thực tiễn + Nghiên cứu khảo sát thực trạng công tác bán hàng nói chung và kế toán bán hàng nhập khẩu nói riêng tại Tổng công ty Thép Việt Nam. + Đề xuất các ý kiến và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, cải tiến công tác kế toán bán hàng nhập khẩu tại Tổng công ty Thép Việt Nam. + Tiếp cận thực tế hoàn thiện kiến thức. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Kế toán bán hàng nhập khẩu - Không gian: Trụ sở chính Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam - Thời gian: Thực tập tháng 12/2009 đến 7/5/2010 - Số liệu trong đề tài: Tháng 4 năm 2010 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1. Một số khái niệm cơ bản - Bán hàng là khâu cuối cùng trong qúa trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại, nó chính là qúa trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay người bán sang người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người mua. - Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. - Doanh thu bán hàng là số tiền thu được do việc bán hàng. Ở các doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng không bao gồm thuế SV: Lê Thị Mai Nga 4 Lớp: K42D2
  5. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán GTGT, còn ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp thì doanh thu bán hàng còn bao gồm cả các khoản phụ thu. - Các khoản giảm trừ doanh thu: + Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. + Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. + Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Giá vốn hàng bán là trị giá của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, giá vốn hàng bán là trị giá mua của hàng đã tiêu thụ cùng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ đã thực hiện tiêu thụ trong kỳ báo cáo. 1.5.2. Phân định nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 1.5.2.1. Quy định kế toán bán hàng theo chuẩn mực Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “doanh thu và thu nhập khác”, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau: - Người bán chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá cho người mua. - Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sử dụng hoặc kiểm soát hàng hoá. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán Theo chuẩn mực kế toán số 02 “hàng tồn kho” để xác định trị giá mua của hàng tiêu thụ trong kỳ, có thể áp dụng một trong 4 phương pháp sau: Phương pháp bình quân gia quyền: SV: Lê Thị Mai Nga 5 Lớp: K42D2
  6. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán Theo phương pháp này, trị giá mua của hàng xuất kho trong kỳ được tính theo công thức: Giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho trong kỳ x Giá đơn vị bình quân Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong 3 cách sau: Cách 1: Giá đơn vị bình quân = Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ cả kỳ dự trữ Lượng thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Cách 2: Giá đơn vị bình quân = Giá thực tế HTK đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) cuối kỳ trước Lượng thực tế hàng HTK đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) Cách 3: Giá đơn vị bình quân = Giá thực tế HTK kho sau mỗi lần nhập sau mỗi lần nhập Lượng thực tế HTK kho sau mỗi lần nhập Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Theo phưong pháp này, hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số hàng nhập trước rối mới đến số hàng nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng hoá mua trước sẽ được dùng để tính giá của hàng hoá xuất trước. Do vậy, giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng hoá nhập kho sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Phương pháp này giả định những hàng hoá nhập kho sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước ở trên. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát. Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này hàng hoá được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập đến lúc xuất kho tiêu thụ. Khi xuất kho hàng nào (hay lô hàng nào) sẽ xác định theo giá thực tế đích danh của của hàng (lô hàng) đó. 1.5.2.2. Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán hiện hành Chứng từ sử dụng hạch toán nghiệp vụ bán hàng SV: Lê Thị Mai Nga 6 Lớp: K42D2
  7. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng mà kế toán nghiệp vụ bán hàng sử dụng các chứng từ sau: - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường - Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Bảng kê bán lẻ hàng hóa - Hóa đơn cước phí vận chuyển - Hóa đơn thuê kho bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong qua trình bán hàng - Hợp đồng kinh tế với khách hàng - Chứng từ phản ánh tình hình thanh toán (Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng…) Tài khoản sử dụng Căn cứ chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành sử dụng các tài khoản sau đây: TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Tài khoản này dùng để theo dõi và phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ. • Kết cấu TK 511: - Bên Nợ: + Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu của số hàng tiêu thụ; + Số thuế GTGT phải nộp của DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; + Doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; + Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; + Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; + Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Bên Có: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ - Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. • Tài khoản 511được chia thành 5 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hoá” Tài khoản 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm” Tài khoản 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ” Tài khoản 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá” SV: Lê Thị Mai Nga 7 Lớp: K42D2
  8. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán Tài khoản 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản” Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. • Tài khoản 512 có kết cấu tương tự như TK 511, gồm có 3 TK cấp 2: Tài khoản 5121 “Doanh thu bán hàng hoá” Tài khoản 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm” Tài khoản 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã mua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết về mua, bán hàng. • Kết cấu TK 521: - Bên Nợ: Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ. - Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. - Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. • Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5211 “chiết khấu hàng hóa”. Tài khoản 5212 “chiết khấu thành phẩm”. Tài khoản 5213 “chiết khấu dịch vụ”. Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” Tài khoản này sử dụng để phản ánh doanh thu của số hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy cách mà người mua từ chối thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp. • Kết cấu TK 531: - Bên Nợ: Phản ánh doanh thu của số hàng đã xác định tiêu thụ bị khách hàng trả lại. SV: Lê Thị Mai Nga 8 Lớp: K42D2
  9. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán - Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ bị trả lại trong kỳ để xác định doanh thu thuần. - Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” Tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản người bán giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc quá thời hạn ghi trên hợp đồng hoặc hàng hóa bị lạc hậu thị hiếu. • Kết cấu TK 532: - Bên Nợ: Phản ánh khoản giảm giá hàng bán. - Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ (tính theo doanh thu hàng bán) sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. - TK 532 không có số dư cuối kỳ. TK 156 “Hàng hóa” Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động theo giá thực tế các loại hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm hàng tại các kho, quầy hàng. • Tài khoản 156 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1561 “Giá mua hàng hóa”. Tài khoản 1562 “Chi phí mua hàng”. TK 157 “Hàng gửi bán” Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá của hàng hóa gửi cho người mua, gửi cho các cơ sở đại lý chưa được chấp nhận thanh toán. • Kết cấu TK 157: - Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế của hàng hóa gửi bán hoặc gửi đại lý bán. - Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế của số hàng gửi đã xác định tiêu thụ - Số dư bên Nợ: + Phản ánh trị giá hàng hóa gửi bán chưa xác định tiêu thụ đến cuối kỳ. + Phản ánh trị giá hàng bị trả lại nhờ bên mua giữ hộ. Tài khoản 632”Giá vốn hàng bán” SV: Lê Thị Mai Nga 9 Lớp: K42D2
  10. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ. • Kết cấu TK 632: - Bên Nợ: + Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. + Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơn năm trước. + Trị giá hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồi thường. - Bên Có: + Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả. + Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay thấp hơn năm trước. + Trị giá vốn của số hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách hàng trả lại. - TK 632 không có số dư cuối kỳ, nếu có chỉ dư bên Nợ do chưa kết chuyển. Ngoài ra, kế toán nghiệp vụ bán hàng còn sử dụng một số tài khoản: Tài khoản 111 “Tiền mặt” Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” Tài khoản 138 “Phải thu khác” Tài khoản 338 “Phải trả khác” Tài khoản 333 “thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước” Tài khoản 131 “phải thu của khách hàng” Trình tự hạch toán Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM kế toán HTK theo phương pháp KKTX và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế • Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa Kế toán bán buôn qua kho - Kế toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp + Ghi nhận doanh thu của hàng bán, kế toán ghi tăng doanh thu bán hàng TK 511, ghi tăng số thuế GTGT đầu ra TK 3331, nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt ghi tăng TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng ghi tăng TK 112, khách hàng nhận nợ thì ghi tăng số tiền phải thu của khách hàng TK 131. SV: Lê Thị Mai Nga 10 Lớp: K42D2
  11. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán + Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh giá vốn hàng bán, kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán TK 632, ghi giảm hàng hóa TK 156. - Kế toán nghiệp vụ bán buôn theo hình thức gửi hàng + Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh trị giá thực tế của hàng gửi bán, kế toán ghi tăng hàng gửi bán TK 157, ghi giảm hàng hóa TK 156. + Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhận doanh thu, kế toán phản ánh doanh thu đồng thời kết chuyển giá vốn của hàng gửi bán. Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng - Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba + Căn cứ vào hóa đơn GTGT và giấy báo có ngân hàng, phiếu thu, kế toán ghi tăng doanh thu bán hàng TK 511, ghi tăng thuế GTGT đầu ra TK 3331, nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt ghi tăng TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng ghi tăng TK 112, khách hàng nhận nợ thì ghi tăng số tiền phải thu của khách hàng TK 131. + Đồng thời căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng do nhà cung cấp lập, phản ánh trị giá vốn hàng bán, kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán TK 632, ghi tăng thuế GTGT đầu vào TK 133, nếu doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt ghi giảm TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng ghi giảm TK 112, nếu doanh nghiệp nhận nợ thì ghi tăng số tiền phải trả người bán TK 331. - Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng + Căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp và phiếu gửi hàng đi bán, kế toán ghi tăng hàng gửi bán TK 157, ghi tăng số thuế GTGT đầu vào TK 133, nếu doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt ghi giảm TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng ghi giảm TK 112, nếu doanh nghiệp nhận nợ thì ghi tăng số tiền phải trả người bán TK 331. + Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi tăng doanh thu bán hàng TK 511, ghi tăng số thuế GTGT đầu ra TK 3331, nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt ghi tăng TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng ghi tăng TK 112, khách hàng nhận nợ thì ghi tăng số tiền phải thu của khách hàng TK 131. Đồng thời, kế toán phản ánh trị giá vốn hàng bán. SV: Lê Thị Mai Nga 11 Lớp: K42D2
  12. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán • Kế toán nghiệp vụ bán hàng trả góp + Khi xuất hàng giao cho khách hàng, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng trả góp, lãi trả góp và số tiền phải thu ở người mua, ghi tăng doanh thu bán hàng TK 511 , ghi tăng số thuế GTGT đầu ra TK 331, ghi tăng số lãi trả góp TK 3387, ghi tăng số tiền thu lần đầu bằng tiền mặt TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng TK 112, ghi tăng số tiền còn phải thu của khách hàng TK 131. Đồng thời, kế toán xác định giá vốn hàng hóa đã bán trả góp. + Định kỳ thu nợ của khách hàng, kế toán ghi nhận số thu từng kỳ , ghi tăng tiền mặt TK 111, tiền gửi ngân hàng TK 112, ghi giảm số phải thu của khách hàng TK 131. + Đồng thời, ghi nhận lãi trả góp từng kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính TK 515, ghi giảm số lãi trả góp từng kỳ TK 3387. • Kế toán nghiệp vụ bán hàng đại lý Kế toán ở đơn vị giao đại lý - Khi đơn vị giao hàng cho cơ sở nhận đại lý + Nếu xuất kho để giao đại lý, ghi tăng hàng gửi bán TK 157, ghi giảm TK 156 + Nếu mua giao thẳng cho cơ sở đại lý, ghi tăng hàng gửi bán TK 157, ghi tăng số thuế GTGT đầu vào TK 133, nếu doanh nghiệp thanh toán cho đại lý tiền hàng bằng tiền mặt ghi giảm TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng ghi giảm TK 112, nếu doanh nghiệp nhận nợ ghi tăng số phải trả người bán TK 331. - Khi nhận được bảng thanh toán hàng bán đại lý, ký gửi do cơ sở nhận đại lý lập và các chứng từ thanh toán + Kế toán phản ánh doanh thu, hoa hồng đại lý dành cho bên nhận hàng đại lý ghi tăng doanh thu bán hàng TK 511, ghi tăng thuế GTGT đầu ra TK 3331, ghi tăng số tiền hoa hồng đại lý TK 641, ghi tăng số thuế GTGT của khoản hoa hồng đại lý TK 133, Sau khi trừ khoản hoa hông được hưởng, bên nhận đại lý sẽ thanh toán cho bên giao đại lý số tiền thực nhận theo giá thanh toán, nếu bằng tiền mặt ghi tăng TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng TK 112, nếu chưa thanh toán tiền ghi tăng khoản phải thu của khách hàng TK 131. + Xác định giá vốn của số hàng gửi bán đại lý đã xác định là tiêu thụ, ghi tăng giá vốn hàng bán TK 632, ghi giảm hàng gửi bán TK 157. Kế toán ở đơn vị nhận đại lý SV: Lê Thị Mai Nga 12 Lớp: K42D2
  13. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán - Khi nhận hàng hóa do cở sở đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bản giao nhận, kế toán ghi tăng hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi TK 003 - Khi bán được hàng, kế toán ghi nhận khoản tiền hoa hồng được hưởng, ghi tăng TK 5113, ghi tăng thuế GTGT tính trên hoa hồng TK 3331, nếu khoản hoa hồng nhận được bằng tiền mặt ghi tăng TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng ghi tăng TK 112, số tiền còn lại phải trả cho bên giao đại lý ghi tăng TK 331. Đồng thời ghi giảm hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi TK 003. • Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Kế toán chiết khấu thương mại Trường hợp bán buôn có phát sinh chiết khấu thương mại giảm trừ cho khách hàng, kế toán ghi nhận số chiết khấu thương mại cho khách hàng ghi tăng TK 521, ghi giảm số thuế GTGT đầu ra tính trên khoản chiết khấu thương mại TK 3331, tổng số tiền phải giảm trừ bằng tiền mặt ghi giảm TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng TK 112, ghi giảm số phải thu của khách TK 131. Kế toán giảm giá hàng bán Trường hợp phát sinh giảm giá hàng bán, kế toán ghi nhận khoản giảm giá cho khách hàng theo giá chưa thuế GTGT ghi tăng TK 532, ghi giảm số thuế GTGT đầu ra tính trên khoản giảm giá TK 3331, khoản giảm giá theo giá thanh toán bằng tiền mặt ghi giảm TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng TK 112, ghi giảm số tiền phải thu của khách TK 131. Kế toán hàng bán bị trả lại Trường hợp bán buôn có phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bị trả lại ghi tăng doanh thu hàng bán bị trả lại TK 531, ghi giảm số thuế GTGT của hàng bị trả lại TK 3331, ghi giảm giá thanh toán của hàng bị trả lại bằng tiền mặt TK 111, bằng tiền gửi ngân hàng TK 112, ghi giảm số tiền phải thu của khách hàng TK 131. • Bút toán kết chuyển cuối kỳ + Kết chuyển khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi giảm doanh thu bán hàng TK 511, ghi tăng doanh thu bán hàng bị trả lại TK 531, ghi tăng khoản giảm giá hàng bán TK 532, ghi tăng khoản chiết khấu thương mại dành cho khách hàng TK 521. SV: Lê Thị Mai Nga 13 Lớp: K42D2
  14. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán + Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi tăng TK 911, ghi giảm TK 511, TK 512 + Kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi giảm TK 911, ghi giảm TK 632 Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM kế toán HTK theo phương pháp KKTX và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Trình tự hach toán tương tự như trên, điểm khác nhau là bút toán phản ánh doanh thu không sử dụng TK 3331 và bút toán phản ánh giá mua thực tế của hàng bán theo phương pháp giao tay ba, mua hàng gửi bán thẳng hoặc bút toán phản ánh hoa hồng đại lý được hưởng không sử dụng TK 133. Hệ thống sổ kế toán Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và vào các hinh thức tổ chức của sổ kế toán, từng doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán cho phù hợp. Theo quy định, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một trong các hình thưc tổ chức sổ kế toán sau đây: Hình thức kế toán Nhật ký chung • Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. • Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Sơ đồ 1.1) - Hàng ngày, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó ghi vào Sổ Cái. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái. SV: Lê Thị Mai Nga 14 Lớp: K42D2
  15. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái • Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. • Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Sơ đồ 1.2) - Hàng ngày, xác định tài khoản ghi Nợ, ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. - Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, tính ra số dư cuối tháng (quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. - Căn cứ vào số liệu khoá sổ lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ • Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. • Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 1.3) - Hàng ngày, kế toán lập Chứng từ ghi sổ, để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. SV: Lê Thị Mai Nga 15 Lớp: K42D2
  16. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ • Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ; - Bảng kê; - Sổ Cái; - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. • Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ (Sơ đồ 1.4) - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. SV: Lê Thị Mai Nga 16 Lớp: K42D2
  17. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề Phương pháp thu thập dữ liệu Phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến cá nhân (phụ lục 2.8) Thu thập thông tin bằng lời hoặc viết bằng tay về những vấn đề vướng mắc, cần làm xác minh liên quan đến nghiệp vụ kế toán bán hàng tại công ty, sau đó hỏi trực tiếp các anh chị trong phòng kế toán. Qua đó, em được thực hành, vận dụng thực tế những kiến thức đã được học tập trong trường, và tìm hiểu được thực trạng cũng như những ưu, nhược điểm liên quan đến nghiệp vụ kế toán bán hàng nói chung, và kế toán bán hàng nhập khẩu nói riêng tại công ty. Điều này giúp ích cho em rất nhiều trong việc hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại đơn vị, tài liệu về cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán, các quy định chuẩn mực kế toán, các tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài. Tự quan sát các hiện tượng Trong thời gian đi thực tập tại phòng kế toán tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam, em đã có cơ hội được quan sát môi trường làm việc thực tế của các cán bộ nhân viên trong toàn công ty và trong phòng kế toán. Không chỉ vậy, em còn được trực tiếp xem các loại sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của công ty. Qua đó, em được hiểu thêm về tình hình bán hàng thực tế tại công ty, vận dụng vào thực tế các kiến thức trong sách vở. Và đây chính là tiền đề vững chắc cho em có thêm SV: Lê Thị Mai Nga 17 Lớp: K42D2
  18. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán kiến thức thực tế, giúp bản thân thêm tự tin để sau này ra trường đi làm không bị bỡ ngỡ và sớm thích nghi với môi trường làm việc. Phân tích, xử lý dữ liệu Phương pháp so sánh Trên cở sở các tài liệu đã nghiên cứu, qua sự quan sát tổng hợp, em đã tiến hành so sánh những điểm giống và khác nhau giữa kiến thức đã học, những vấn đề trên lý thuyết so với thực tế tại công ty Phân tích tổng hợp Từ những thông tin thu thập được từ các phương pháp trên em đã chắt lọc và tổng hợp thành những thông tin hữu ích cho bản thân để tích lũy những kiến thức thực tế cũng như phục vụ cho việc hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất. 2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động kế toán bán hàng nhập khẩu tại Tổng công ty thép Việt Nam 2.2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thép Việt Nam 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý tại công ty Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Tên Công ty : TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM - Địa chỉ : SỐ 91 , LÁNG HẠ, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI - Tên giao dịch : VietNam Steel Corporation - Tên viết tắt : VSC - Điện thoại : (84.4) 3856 1767 - Fax : (84.4) 3856 1815 - Website : http:// www.vnsteel.vn Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên những nền tảng và nguồn lực hợp nhất của Tổng Công ty Thép và Tổng Công ty Kim khí. Từ năm 1996- 2006, Tổng Công ty Thép Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91. Đến ngày 1/7/2007, Tổng Công ty đã hoàn tất các thủ tục pháp lý và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. SV: Lê Thị Mai Nga 18 Lớp: K42D2
  19. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán Tổng Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Công ty mẹ - Tổng Công ty hiện có 02 trụ sở cơ quan: - Trụ sở chính: Số 91 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội - Trụ sở phía Nam: Số 56 Thủ Khoa Huân, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty trải qua các giai đoạn sau: Ngày 7 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 91/TTg thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh ở một số Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời xoá bỏ dần cấp hành chính Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp địa phương. Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại D2, phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đến năm 1997 trụ sở chuyển về số 91, phố Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty nhà nước số 0106000848 ngày 06 tháng 02 năm 2007 do Phòng đăng ký thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Thép Việt Nam là: - Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim. - Khai thác quặng, than mỡ và các nguyên liệu dùng cho công nghiệp sản xuất thép; - Xuất nhập khẩu và kinh doanh thép và nguyên nhiên liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác; - Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; - Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề. - Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản. - Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon; cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị dẫn khí; SV: Lê Thị Mai Nga 19 Lớp: K42D2
  20. Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành; Xuất khẩu lao động; Tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành bao gồm (Sơ đồ 2.1) - Hội đồng quản trị: Do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 Uỷ viên. - Ban Kiểm soát: Do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định và bổ nhiệm. - Ban tổng giám đốc: Gồm Tổng Giám đốc và 05 Phó Tổng Giám đốc. - Văn phòng Tổng công ty: Tổng hợp, điều phối hoạt động của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty và thực hiện công tác pháp chế, hành chính, quản trị cơ quan; quản lý, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin. - Phòng tài chính kế toán: Quản lý tài chính, kế toán của Tổng công ty. - Phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế: Xây dựng kế hoạch và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế. - Phòng vật tư xuất nhập khẩu: Quản lý xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm,vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh. - Phòng thị trường: Nghiên cứu,đánh giá tác động của thị trường thép trong khu vực và thế giới đến tinh hình sản xuất kinh doanh thép,các sản phẩm của Tổng công ty. - Phòng đầu tư phát triển: Quản lý lĩnh vực đầu tư phát triển của Tổng công ty. - Phòng kỹ thuật - an toàn lao động: Quản lý kỹ thuật công nghệ và thiết bị luyện kim, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, quản lý và khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của Tổng công ty. - Phòng tổ chức lao động: quản lý lĩnh vực đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tổ chức bộ máy công tác cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thanh tra, giải quyết đơn thư theo các quy định của pháp luật hiện hành và của Tổng công ty. - Phòng bất động sản: quản lý điều hành và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản nhà đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, ... của Tổng công ty. 2.2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Tổ chức bộ máy kế toán SV: Lê Thị Mai Nga 20 Lớp: K42D2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2