CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỚI CÔNG TÁC THI ĐUA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
lượt xem 25
download
Trong những năm gần đây, nề nếp hoạt động và chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học vùng nông thôn từng bước có chuyển biến tích cực về nhiều mặt , rút ngắn khoảng cách giữa các trường tiểu học vùng nông thôn và thành thị , dần đi vào quỹ đạo chung của ngành ,góp phần đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tình hình mới . Tuy nhiên , với nhiều lý do khác nhau , tình trạng một số giáo viên lề mề , bê tha trong công tác vẫn còn , như :...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỚI CÔNG TÁC THI ĐUA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
- CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỚI CÔNG TÁC THI ĐUA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong những năm gần đây, nề nếp hoạt động và chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học vùng nông thôn từng bước có chuyển biến tích cực về nhiều mặt , rút ngắn khoảng cách giữa các trường tiểu học vùng nông thôn và thành th ị , dần đi vào qu ỹ đạo chung của ngành ,góp phần đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tình hình mới . Tuy nhiên , với nhiều lý do khác nhau , tình trạng một số giáo viên lề mề , bê tha trong công tác vẫn còn , như : đi trễ –về sớm , bỏ lớp-vắng họp, soạn giảng qua loa-chiếu lệ, ít sử dụng đồ dùng dạy học, ngán ngại tham gia các phong trào … nhất là các trường tiểu học vùng nông thôn nói chung và đơn vị chúng tôi nói riêng. Để khắc phục tình trạng trên , trong thời gian qua Ban lãnh đạo nhà trường đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp quản lý ( nh ư :quản lý bằng kế hoạch,pháp
- chế ,thi đua ) . Với chức năng là Chủ Tịch CĐCS , đối với những anh chị em lề mề, bê tha tôi thường tiếp cận để tìm hiểu hoàn cảnh ,động viên giúp đỡ để anh chị em khắc phục sửa sai .Nhưng xem ra kết quả chuyển biến còn chậm,chưa rõ nét ,ban đầu có 25% giáo viên thuộc diện này , sau 2 năm học còn lại 18,7 % . Tôi rất băn khoăn và bức xúc trước vấn đề này , bởi tình trạng này còn tồn tại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và việc thực hiện các chỉ tiêu trên giao ,thì nói gì đến danh hiệu thi đua của trường ,đến việc xây dựng tập thể th ành khối đoàn kết vững mạnh . Với vai trò là người phụ trách công đoàn cơ sở ,tôi bắt tay vào việc nghiên cứu ,tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và thôi thúc mình ph ải tìm ra biện pháp hữu hiệu để khắc phục .Nhưng vấn đề khó nhất ở đây là làm thế nào để đặt anh chị em vào trạng thái vận động , có sự tác động từ nhiều phía .Thế là tôi nghĩ : Công đoàn cơ sở cần phải đề ra PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG NỘI BỘ GIÁO VIÊN (ngoài công tác thi đua hàng năm do ngành và công đoàn ngành tổ chức ),thông qua các ngày chủ điểm hàng tháng và cần phát động thi đua liên tục , đưa các qui định làm việc , chất lượng giảng dạy , soạn giảng , duy trì sĩ số …(những tồn tại mà giáo viên thường mắc phải) thành các nội dung ,tiêu chuẩn thi đua , lấy tổ chuyên môn làm đơn vị thi đua , lấy những thành viên tích cực trong tổ tác động vào những cá nhân chưa tích cực , có sơ tổng kết và khen thưởng . Thiết nghĩ ,nếu giải quyết được vấn đề này ,may ra mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giáo dục một cách đồng bộ ,nền nếp hoạt động sẽ đ ược qui cũ .
- Qua đó có thể làm chuyển biến nhận thức trong đội ngũ , kh ơi dậy tinh thần tự giác và tính nhiệt tình giúp anh chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Đồng thời , tổ chức công đoàn trường học sẽ tự khẳng định được vai trò tập hợp , giáo dục đoàn viên công đoàn và làm “đòn xeo” thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ năm học của đơn vị . NỘI DUNG – BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : Đầu tiên tôi xây dựng dự thảo về nội dung thi đua, tiêu chuẩn , thang điểm và mốc thời gian thi đua . Sau khi hoàn chỉnh dự thảo , để đảm bảo tính khách quan ,khoa học tôi tranh thủ mời các thành viên của bộ phận văn phòng và Ban giám hiệu để thảo luận và đóng góp ý kiến để thống nhất nội dung thi đua. Trong bước này ,niềm tin và hy vọng của phong trào thi đua bắt đầu được sáng lên ,vì được đón nhận sự đồng tình ,ủng hộ và tiếp tay của anh em , thế là Ban Thi Đua nội bộ được thành lập . NỘI DUNG TỔNG QUÁT : được thống nhất như sau : Chia năm học ra làm 2 đợt thi đua , mỗi đợt là một học kỳ ,mỗi học kì chia ra làm nhiều chặng , từng chặng gắn với các ngày chủ điểm hàng tháng ,sau mỗi chặng có sơ kết đánh giá , rút kinh nghiệm , cuối mỗi đợt có tổng kết khen thưởng
- HỌC KÌ I : Phong trào thi đua mang tên : “TIẾN LÊN “ ĐỢT I : gồm 2 chặng Chặng 1 Chặng 2 + Thời gian : (20/9 20/11) (20/11 22/12) + Chủ điểm : Lập thành tích chào mừng : Lập thành tích chào mừng: Ngày th/lập QĐNDVN Ngày NHÀ GIÁO VN 20/11 + Ngày sơ kết : 20/11 22/12 TỔNG KẾT : đợt 1 vào ngày SƠ KẾT HỌC KÌ I
- HỌC KÌ II : phong trào thi đua mang tên :” VỮNG TIẾN “ ĐỢT II :gồm 4 chặng : Chặng 1 Chặng 2 Chặng 3 Chặng 4 Thời gian: Đầu HK2 3/2 đến 26/3 đến 30/4 đến đến 3/2 26/3 30/4 19/5 Chủ điểm : Chào mừng 3/2 26/3 30/4 19/5 Th/lập Đảng Th/lập Đoàn G/p miền Nam Sinh nhật Bác Ngày sơ kết : 3/2 26/3 30/4 19/5
- TỔNG KẾT : đợt 2 vào ngày SƠ KẾT HỌC KÌ II NỘI DUNG THI ĐUA : bao gồm các mặt : Thực hiện giờ giấc . Ngày công. Đồng phục trong giáo viên . Duy trì sĩ số học sinh. Chất lượng giảng dạy. Hồ sơ sổ sách + soạn giảng dạy. Sử dụng đồ dùng dạy học . Tự làm đồ dùng dạy học . Tham gia các phong trào khác .
- Từng phần có những biểu điểm cụ thể và khống chế riêng , cuối mỗi chặng cộng điểm các nội dung thành điểm của tổ . Cuối mỗi đợt thi đua , xét khen thưởng cho 2 tổ chuyên môn có tổng số điểm cao nhất để trao phần thưởng . Kinh phí khen thưởng : Chi từ khoản “Chi phong trào và chi khác 20 % “ từ qu ỹ công đoàn theo văn bản hướng dẫn : số 04 ngày 09/03/2001 của Công đoàn giáo dục Châu Thành . Ban Thi Đua gồm : 1.Chủ tịch Công đoàn cơ sở : Trưởng ban thi đua + Phụ trách chung . 2.Phó hiệu trưởng : Phó trưởng ban thi đua . + Phụ trách : - Hồ sơ sổ sách chuyên môn. - Chất lượng giảng dạy . 3.Tổng phụ trách đội : Uỷ viên
- + Phụ trách : - Thống kê tình hình : Duy trì sĩ số và học sinh bỏ học . - Theo dõi tình hình tham gia các phong trào của giáo viên . 4.Cán bộ Thư viện – thiết bị : Uỷ viên + Phụ trách : Theo dõi việc sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học . 5.Bộ phận trực văn phòng : Uỷ viên + Phụ trách : Theo dõi ,ghi nhận việc thực hiện giờ giấc và chấm công . Chế độ làm việc của Ban thi đua : Cuối mỗi chặng thi đua,từng thành viên phụ trách từng mảng:làm báo cáo ,chấm điểm cụ thể các tổ nộp về Trưởng ban thi đua để tổng hợp sơ kết trong tập thể giáo viên . Cuối mỗi đợt họp Ban thi đua để xét khen th ưởng .
- Bước tiếp theo là triển khai ,phát động phong trào thi đua rộng rãi trong tập thể giáo viên và yêu cầu các Tổ trưởng chuyên môn đăng kí tham gia ; song song đó Ban thi đua phát cho các Tổ trưởng Bảng nội dung & biểu điểm thi đua để các tổ tự theo dõi và tự chấm điểm về tổ của mình , nhằm mục đích vừa công khai và phát huy tính dân chủ , vừa làm cơ sở đối chứng giữa kết quả đánh giá của Ban thi đua với việc tự theo dõi của tổ . Để giáo viên làm quen với phong trào và tham gia tích cực ,ngay từ đầu tôi tranh thủ dự họp cùng các tổ chuyên môn hàng tuần để đôn đốc ,nhắc nhở , nhận xét tình hình thực hiện của tổ , có so sánh với các tổ khác ,chỉ ra những thiếu sót để anh chị em trong tổ ra sức phấn đấu vươn lên không để thua sút với tổ bạn . Đồng thời qua dự họp với các tổ tôi ghi nhận những khó khăn , đề xuất của tổ v à kịp thời họp ban thi đua để điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp . Qua hơn một năm thực hiện phong trào thi đua trong nội bộ giáo viên do công đoàn cơ sở phát động , mặc dù thời gian đầu phong trào còn mới mẽ ,sức phấn đấu của các tổ chưa đồng đều và còn vướng mắc một số điểm khống chế . Nhưng nhìn chung ,qua kết quả tổng kết và nhận xét của Ban thi đua đều thống nhất đánh giá những thành công đạt được như sau : 1./Từ khi có phong trào thi đua trong nội bộ giáo viên , vai trò quản lý của tổ trưởng chuyên môn được tăng cường và quản lý chặt chẽ hơn trước đây .Nề nếp sinh hoạt của tổ được ổn định và phát triển .Đặc biệt là sự gương mẫu và tinh thần
- trách nhiệm của từng thành viên trong Ban thi đua ( CT/CĐCS – P.HT - TPT.Đ – CB/TV-TB …. ) được phát huy hơn trước đây . 2.Trước đây một số anh chị em có quan niệm“an phận“không cần khen thưởng miễn sao đừng bị chê trách …. Qua phong trào thi đua và sự tác động của những anh chị em tích cực trong tổ , quan niệm trên dần được xoá bỏ , bởi : “ một con sâu sẽ làm sầu nồi canh “ và đương nhiên những đối tượng “an phận thủ thường “ , lề mề , bê tha … làm ảnh hưởng đến thành tích chung của tổ , sẽ bị sự đấu tranh của những thành viên tích cực .Từ sự chuyển biến về nhận thức đ ã thúc đẩy anh chị em vươn lên và ngày càng xuất hiện nhiều cá nhân xuất sắc ,tiêu biểu , sự chênh lệch về thành tích giữa các tổ được rút ngắn lại và phong trào thi đua được anh chị em tham gia tích cực và đồng bộ hơn. 3.Tinh thần đoàn kết ,tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác đ ược anh chị em quan tâm hơn. 4.Hiệu quả giảng dạy từng bước được nâng lên thông qua việc đầu tư soạn giảng có chất lượng , mạnh dạn sử dụng đồ dùng dạy học sẳn có , công tác duy trì sĩ số được đảm bảo hơn bởi công tác chủ nhiệm được tăng cường . Ngoài ra các nề nếp làm việc và các hoạt động khác của trường được phát huy nhiều hơn trước đây . Tình trạng giáo viên lề mề từ 18,7 % lúc ban đầu đến nay còn lại 5,8 % . Kết quả cụ thể :
- TRƯỚC KHI CÓ SAU KHI CÓ TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC PHONG TRÀO PHONG TRÀO THI ĐUA THI ĐUA Nề nếp làm việc (giờ giấc ,ngày công, đồng phục ) đảm bảo 75% 1 93.75 % đúng qui định : Duy trì sĩ số HS : 2 91.32 % 97.26 % 37.5 % 12.5 % Soạn giảng : loại trung b ình và 3 (loại yếu : 12.5 % (không loại có yếu : yếu) ) Chất lượng học tập của học sinh 4 4.6 % 3.2 % ( loại yếu ) : Sử dụng ĐDDH sẳn có : 664 lượt 726 lượt 5 Tự làm ĐDDH : 6 37 món 58 món
- Danh hiệu thi đua : Đơn vị – trường : Tiên tiến - Tiên tiến 7 Tập thể Lao động giỏi : (nay đăng - kí 0 TTXS) 2 tổ Có thể nói ,với nhiều lí do khác nhau về điều kiện ; ho àn cảnh ; nhận thức của mọi người và nét đặt thù ở vùng nông thôn, tình trạng một số giáo viên còn lề mề ,bê tha là một hiện tuợng thường xảy ra ; Để giải quyết tận gốc vấn đề này thật sự không đơn giản ,trước hết đòi hỏi người tổ chức cần phải có cái nh ìn tổng thể ,tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết trên cơ sở phát huy tính tự giác từng cá nhân và tinh thần tập thể để tạo động lực thúc đẩy các hoạt động của trường nâng lên một cách có hiệu quả . Qua kết quả đạt được của phong trào thi đua trong nội bộ giaó viên do Công đoàn cơ sở phát động , mặc dù chưa phải là tất cả , nhưng đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể , càng làm cho tôi tin tưởng hơn ở tác dụng của phong trào và vai trò
- của Công đoàn cơ sở trường học càng được khẳng định hơn . Từ niềm tin đó , hy vọng rằng hầu hết các trường , nhất là vùng nông thôn đ ều có thể áp dụng được và mang lại hiệu quả ; phát huy tinh thần tự giác của mỗi giáo viên ,đẩy mạnh chất lượng các hoạt động về quản lý của tổ chuyên môn tốt hơn , góp phần xây dựng tập thể thành khối đoàn kết vững mạnh , cùng nhau thúc đẩy để hoàn thành nhiệm vụ . NHỮNG THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC DO CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU SAU ĐÂY : -Trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên trong tình hình mới , đòi hỏi phải nâng cao ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của xã hội là một xu thế tất yếu . -Được sự quan tâm hỗ trợ của Ban Lãnh Đạo nhà trường và tinh thần hưởng ứng của đông đảo anh chị em giáo viên . Đặc biệt là Văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Công đoàn GD Châu Thành về việc chi kinh phí cho phong trào , để kích thích tinh thần phấn đấu của anh chị em thể hiện quả khen th ưởng . -Nội dung thi đua thiết thực cụ thể , người tổ chức có sự đầu tư và chuẩn bị chu đáo , biết tranh thủ ý kiến nhiều người . -Tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của Ban Thi Đua , đặc biệt là vai trò hạt nhân của đồng chí Tổ trưởng chuyên môn trong việc đôn đốc , nhắc nhở tổ viên phấn đấu vươn lên không để thua sút tổ bạn .
- - Công tác sơ tổng kết , đánh giá , rút kinh nghiệm và khen thưởng được thực hiện kịp thời ,để nuôi dưỡng phong trào ,tạo niềm tin trong anh chị em . BÊN CẠNH ĐÓ VẪN CÒN MỘT SỐ TỒN TẠI LÀM HẠN CHẾ HIỆU QUẢ CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA : - Trình độ nhận thức và năng lực của anh chị em không đồng đều , n ên một số nội dung thi đua có tổ đạt điểm cao , có tổ đạt điểm thấp . -Một số giáo viên còn ngán ngại trong việc đấu tranh xây dựng trong nộ i bộ tổ . BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Từ những thành công và hạn chế của phong trào thi đua , chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau : - Chủ tịch CĐCS phải luôn nhiệt tình , tâm huyết vì tập thể , năng động sáng tạo , biết vận dụng nhiều hình thức để xây dựng các phong trào thi đua trong nội bộ giáo viên .Đặc biệt là phải biết tranh thủ ý kiến của nhiều người để xây dựng hoàn chỉnh nội dung thi đua nhằm đảm bảo tính khách quan và khả thi .
- - Công tác thi đua phải thể hiện tính công khai ,dân chủ và Ban Thi Đua phải thể hiện sự nhất quán , trung thực , khách quan . - Trưởng Ban thi đua ( CT/CĐ CS ) phải kiên trì tránh nóng vội , cầu toàn , nội dung thi đua phải thiết thực , phù hợp với tình hình thực tế mới phát huy hết tác dụng của phong trào . - Trong thi đua – khen thưởng : phải có sơ –tổng kết đánh giá , rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời theo kế hoạch đề ra . KẾT LUẬN : Dù bất kỳ một tổ chức , tập thể hoạt động trong điều kiện ,ho àn cảnh nào thì công tác thi đua vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng , do đó người làm công tác Công đoàn cần phải xem công tác thi đua là một nhiệm vụ cực kì then chốt trong việc vận động tập thể hoàn thành nhiệm vụ trên giao . Trong công tác thi đua nội bộ cần phải đảm bảo tính mục đích , nội dung phải phong phú , nét đặc thù của phong trào thi đua trong nội bộ là dựa vào những tồn tại mà anh em thường mắc phải , để xây dựng th ành những tiêu chuẩn cụ thể , biết dựa vào sức mạnh tập thể , có sơ tổng kết , đánh giá , rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời , đặc biệt là khâu chuẩn bị phải chu đáo , công khai , dân chủ và khách quan , đồng thời phải chú ý đến việc đổi mới công tác thi đua để phù hợp và thích ứng trong tình hình mới , như Chỉ thị : 35 .CT –TW của Bộ Chính Trị đã khẳng định :” Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay , trước những thời cơ
- và thách thức vô cùng to lớn , công tác thi đua khen th ưởng càng có vị trí hết sức quan trọng …Bộ Chính Trị ,BCHTW ĐẢNG chủ trương củng cố , tăng cường và đổi mới công tác thi đua khen thưởng nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới .” Có quán triệt một cách đầy đủ về công tác thi đua mới khai thác hết tác dụng của phong trào . Qua thời gian phát động phong trào thi đua ở đơn vị mà chúng tôi đã thực hiện , thu gặt nhiều th ành công đáng kể , đưa các nề nếp hoạt động, chất lượng giảng dạy ở đơn vị vào thế ổn định , và chuyển biến rõ nét hơn trước đây , đặc biệt là sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ . Để phát huy những kết quả đạt được , tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì phong trào này và nâng cao phong trào lên một bước cao hơn , góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị . NGUYỄN TUẤN KHẢI
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng
21 p | 385 | 60
-
SKKN: Một số định hướng giúp cán bộ công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động
26 p | 288 | 43
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường với tổ chức công đoàn trong việc triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng tại cơ sở
11 p | 187 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm phát huy sức trẻ, tầm quan trọng, tính tiên phong của chi đoàn giáo viên ở đoàn trường THPT
52 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức nhân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trường CĐSP Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay
44 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phối hợp của Ban chấp hành công đoàn với các tổ chức trong nhà trường nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại trường THPT Nam Đàn 2
62 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công đoàn THPT Tân Kỳ với công tác xã hội- từ thiện
46 p | 10 | 4
-
SKKN: Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong công tác quản lí chuyên môn ở trường TH Dray Sáp
25 p | 64 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp bổ sung nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn tại Trường Tiểu học Hùng Vương (thành phố Tam Kỳ-Quảng Nam)
17 p | 28 | 3
-
Bài giảng Tin học 12 - Bài 11: Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ (Đoàn Đức Công)
7 p | 47 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở trong tình hình mới
45 p | 5 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát huy vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp
55 p | 11 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở tại trường THPT Yên Thành 2
82 p | 6 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp thu hút Công Đoàn viên tham gia tích cực, hiệu quả phong trào thi đua ở trường THPT Diễn Châu 4
70 p | 5 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
68 p | 6 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phong trào thi đua giỏi việc trường – đảm việc nhà trong nữ cán cán bộ, nhà giáo, người lao động tại trường THPT Con Cuông
53 p | 5 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả vai trò của tổ trưởng Công đoàn tại trường THPT Cát Ngạn
50 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn