intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng sư phạm Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

32
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng công tác thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm non ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng sư phạm Nam Định

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH Phạm Thị Nhạn Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định nhannhi86@gmail.com Tóm tắt: Thực tập sư phạm là hoạt động quan trọng giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức, học hỏi kỹ năng đứng lớp, kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm. Đồng thời, đó cũng là cơ hội để sinh viên vun đắp tình yêu với công việc, với học trò của mình, từ đó nâng cao chất lượng người dạy trong tương lai. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng công tác thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm non ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này. Từ khóa: Thực tập sư phạm, sinh viên giáo dục mầm, trường Cao đẳng sư phạm Nam Định. 1. MỞ ĐẦU Thực tập sư phạm (TTSP) là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình đào tạo của các trường Sư phạm. Đây không chỉ là quá trình rèn nghề cho sinh viên (SV) mà còn là quá trình SV vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế giáo dục ở các trường phổ thông để tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ, làm cơ sở để hình thành phẩm chất năng lực sư phạm của người giáo viên sau khi ra trường. Vì vậy, muốn hoàn thành tốt công tác TTSP, SV phải được trang bị tốt kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ (phương pháp dạy học và kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống sư phạm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm...). Hàng năm, trường CĐSP Nam Định đều tổ chức cho HSSV của trường đi TTSP ở các trường Mầm non theo đúng kế hoạch Đào tạo. Theo đó, SV ngành giáo dục Mầm non (GDMN) thực hiện các nội dung: Tìm hiểu thực tiễn trong trường Mầm non (tình hình địa phương, cơ cấu tổ chức nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường, các hoạt động của trường, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục...); dự giờ mẫu về hoạt động dạy học có chủ đích, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm nhà trẻ/mẫu giáo (số tiết cho mỗi hoạt động tùy thuộc vào TTSP năm thứ nhất hay năm hai); thực tập dạy học có chủ đích và thực tập tổ chức hướng dẫn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (tại cả nhóm lớp nhà trẻ và lớp mẫu giáo); thực tập công tác phụ trách nhóm lớp (quản lý lớp); làm báo cáo thu hoạch đợt thực tập sư phạm. Như vậy, thông qua các nội dung TTSP của SVMN cho thấy, trường CĐSP đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động TTSP trong công tác đào tạo giáo viên Mầm non, luôn có tâm thế sẵn sàng cập nhật cái mới của ngành GD và của các cơ sở thực tập. Ở từng giai đoạn cụ thể, công tác chỉ đạo TTSP ở trường CĐSP Nam Định luôn được đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục nước nhà. Để hoạt động TTSP cho SVMN đạt hiệu quả thì việc nghiên cứu, đề ra những biện pháp để xây dựng nội dung, quy trình thực hiện là việc làm hết sức thiết thực nhằm rèn luyện khuynh hướng sư phạm và năng lực sư phạm cho mọi SV, từ đó nâng cao chất lượng TTSP cho SVMN ở trường CĐSP Nam Định. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 70 sinh viên năm thứ 3 hệ cao đẳng và 35 sinh viên năm thứ 2 hệ trung cấp ngành Giáo dục mầm non. Ngoài ra, còn khảo sát thêm 10 cán bộ quản lý và 70 135
  2. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA giáo viên hướng dẫn thực tập tại các trường Mầm non Trực Thanh, trường Mầm non Mỹ Tân, trường Mầm non Mỹ Phúc và trường CĐSP Nam Định. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi bao gồm: 01 bảng hỏi gồm 6 câu hỏi cho 3 đối tượng là SV, GV và CBQL để điều tra, đánh giá kế hoạch TTSP và công tác biên chế đoàn thực tập; 01 bảng hỏi gồm 7 câu hỏi cho đối tượng là SV để đánh giá các hoạt động TTSP ở khâu chuẩn bị trước khi đi thực tập và khâu kết thúc quá trình TTSP. Ngoài ra, còn sử dụng các câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn đối tượng là giáo viên, cán bộ quản lý (CBQL) ở trường CĐSP và trường phổ thông. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực tập sư phạm được hiểu là “hoạt động thực tiễn của giáo sinh tại các trường phổ thông sau phần học lý thuyết về nghề sư phạm nhằm mục đích củng cố và nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề dạy học, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng dạy học, công tác chủ nhiệm” (Hoàng Thị Hạnh, 2016). Như vậy, TTSP là quá trình phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị lý luận về nghề nghiệp và giai đoạn thực hành nghề tại trường phổ thông. Bắt đầu từ năm học 2010-2011, trường CĐSP Nam Định chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đây là quá trình chuyển đổi cơ bản phương thức quản lý đào tạo trong nhà trường. Một trong những nội dung cần chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ là công tác thực hành, TTSP. Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động TTSP của SV ngành Mầm non được trình bày và phân tích dưới đây 3.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm Bảng 1. Kết quả đánh giá kế hoạch TTSP Đối tượng Tốt Khá Đạt Chưa đạt Nội dung SL % SL % SL % SL % Mục tiêu thực SV 70 66.67 30 28,57 5 4,76 0 0 tập cụ thể, rõ GV 50 71,43 20 28,57 0 0 0 0 ràng CBQL 6 60 4 40 0 0 0 0 Nội dung thực SV 80 7619 25 23,8 0 0 0 0 tập phù hợp với GV 65 92,86 5 7,14 0 0 0 0 mục tiêu thực tập CBQL 7 70 3 30 0 0 0 0 Hình thức tổ SV 65 61,9 15 14,28 25 23,8 0 0 chức thực tập GV 55 78,57 15 21,43 0 0 0 0 phù hợp CBQL 5 50 5 50 0 0 0 0 Nhiệm vụ thực SV 50 47,62 45 42,86 10 9,52 0 0 tập phù hợp với GV 53 75,71 17 24,28 0 0 0 0 SV CBQL 4 40 6 60 0 0 0 0 SV 63 60 35 33,33 0 0 7 6.67 Quy định đánh GV 37 52,86 26 37,14 7 10 0 0 giá SV phù hợp CBQL 7 70 3 30 0 0 0 0 136
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Kết quả khảo sát đánh giá về kế hoạch TTSP được thể hiện trong bảng 1. Theo kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy, tất cả các nội dung của kế hoạch TTSP do Phòng Đào tạo xây dựng đều được các đối tượng đánh giá ở mức khá và tốt. Gặp gỡ và trao đổi với CBQL trường sư phạm, chúng tôi được biết hoạt động thực tập được bắt đầu vào cuối tháng 11 (hệ trung cấp chính quy và hệ vừa học vừa làm) và cuối tháng 2 (hệ Cao đẳng), song kế hoạch TTSP được phòng Đào tạo xây dựng trước đó cả tháng và được triển khai đến GV, HSSV trước 3 tuần khi SV đi TTSP. Kế hoạch được trình bày rõ ràng, khoa học, các nội dung, bảng biểu được cập nhật thường xuyên theo năm học. Khi được hỏi về quy định đánh giá đã phù hợp với SV hay chưa, một số ít SV (6,67%) lựa chọn ở mức độ chưa đạt. Các em cho rằng Ban chỉ đạo đã đặt ra cho các em quá nhiều nhiệm vụ với nhiều đầu điểm. Trong khi đó, ở trường thực tập, đa phần giáo sinh phải có mặt từ 6h30 -17h tất cả các ngày trong tuần, các em phải làm tất cả các công việc của một giáo viên mầm non thực thụ. Bên cạnh đó, còn một bộ phận GV hướng dẫn “nhờ” giáo sinh thiết kế, làm đồ chơi đồ dùng dạy học... Điều này làm mất quá nhiều thời gian, kinh phí của giáo sinh, khiến các em không có thời gian đầu tư cho tất cả các nhiệm vụ được đánh giá nên kết quả thực tập chưa được cao. 3.2. Phân chia biên chế đoàn thực tập sư phạm Kết quả khảo sát đánh giá về phân chia biên chế đoàn TTSP được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây. Bảng 2. Kết quả đánh giá công tác phân chia biên chế đoàn TTSP SV GV CBQL Căn cứ phân chia đoàn TTSP SL % SL % SL % Nguyện vọng SV 88 83,81 2 2,8 0 0 SL lớp ở trường TT 0 0 17 24,28 1 10 Nhu cầu trường TT 0 0 41 58,57 9 90 Ý kiến khác 17 16,19 0 0 0 0 Bên cạnh đó, tỷ lệ câu trả lời của các đối tượng về công tác biên chế các đoàn thực tập đã có sự phân hóa rõ rệt. Có tới 83,81% SV và 2,8% GV cho rằng đoàn TT được phân chia theo nguyện vọng của SV; 24,28% GV và 10% CBQL cho rằng sự biên chế này phụ thuộc vào số lượng lớp ở các trường TT; 58,57% GV và 90% CBQL lại cho rằng sự phân đoàn TT phụ thuộc nhu cầu trường TT. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi được biết việc liên hệ cơ sở thực tập là do phòng Đào tạo thực hiện, việc này dựa trên cơ sở cân đối số lượng SV và khả năng đáp ứng thực tế của các trường Mầm non (số lượng nhóm lớp, giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất…). Khi đã có danh sách các trường thực tập, phòng Đào tạo sẽ gửi danh sách đó xuống các lớp cho SV tự đăng ký đoàn (trong danh sách có phân rõ số lượng SV của mỗi lớp được đăng ký vào các trường thực tập), mỗi đoàn khoảng 25-35 SV, trong đoàn TTSP SV lại được chia thành nhiều nhóm nhỏ tương ứng với số SV được phân về các lớp nhà trẻ hay lớp mẫu giáo (mỗi nhóm khoảng 3-5 SV). Tuy nhiên, có một thực tế là các cơ sở thực tập không cố định theo năm nên công tác triển khai kế hoạch và quản lý TT còn một số hạn chế, SV bị xáo trộn sinh hoạt, khó khăn trong di chuyển (lần 1 giáo sinh thực tập tại các trường Mầm non trong thành phố, lần 2 giáo sinh xuống thực tập ở các trường Mầm non dưới huyện) dẫn đến một bộ phận không nhỏ là 16,19% SV có nguyện vọng được quyền lựa chọn trường thực tập ở gần trường CĐSP hoặc các trường TT ở gần nhà để các em chủ động trong các nhiệm vụ. 3.3. Các hoạt động thực tập sư phạm Kết quả khảo sát sinh viên về các hoạt động TTSP được trình bày trong bảng số liệu dưới đây. 137
  4. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 3. Đánh giá các hoạt động TTSP (đối tượng là SV) Có Không Nội dung SL % SL % Ban chủ nhiệm Khoa có tổ chức tọa đàm thực tập cho GV, SV trước khi 105 100 0 0 đi thực tập không? Giáo sinh có được cung cấp kế hoạch thực tập, bảng biểu trước không? 105 100 0 0 GV dẫn đoàn có thường xuyên kiểm tra các nhiệm vụ của đoàn thực tập 98 93.33 7 6.67 không? Trường Mầm non có xây dựng và phổ biến kế hoạch hướng dẫn SV thực 97 92.38 8 7.62 hiện các hoạt động thực tập không? GV hướng dẫn có tổ chức rút kinh nghiệm cho các giờ kiến tập của SV 105 100 0 0 không? Kết quả thực tập được công bố chính xác, kịp thời? 87 82.85 18 17.14 Trường và Khoa có tổ chức hội nghị tổng kết TTSP không? 105 100 0 0 Theo như chúng tôi tìm hiểu, trong khung chương trình đào tạo của ngành GDMN (hệ trung cấp và hệ cao đẳng), SVMN đã được trang bị các kiến thức lý luận nghề nghiệp qua các học phần: văn học thiếu nhi, đọc kể diễn cảm, sự phát triển thể chất lứa tuổi Mầm non, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phương pháp cho trẻ làm quen với Toán, phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học... (Trường cao đẳng sư phạm Nam Định, 2016). Sự cập nhật thường xuyên các kiến thức đổi mới trong giáo dục Mầm non ở các học phần đã hạn chế bớt những khó khăn SV gặp phải khi đi TTSP ở trường Mầm non. Hơn thế nữa, Nhà trường đã chỉ đạo các GV trong tổ Tâm lý giáo dục phối hợp với các GV dạy môn phương pháp dạy học ở các Khoa tập trung rèn luyện cho SV hệ thống kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục vào các buổi chiều trong tuần (kỹ năng soạn giáo án; kỹ năng lập Kế hoạch chủ nhiệm; kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học...); Nhà trường yêu cầu phòng Đào tạo kết hợp với Khoa giáo dục Tiểu học - Mầm non tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm TTSP giữa các khóa, tổ chức tập huấn cho HSSV học tập nội quy, quy chế TTSP,... nên phần đa SV đã xác định được tư tưởng và ý thức được các công việc cần làm dưới trường Mầm non. Những tìm hiểu này hoàn toàn phù hợp với kết quả mà chúng tôi khảo sát SV ở trên. Có tới 92,38% SV được hỏi cho biết khi đoàn TT xuống các trường Mầm non thì Ban chỉ đạo cơ sở thực tập đã quán triệt, phổ biến nội dung thực tập, cử GV hướng dẫn và yêu cầu GV hướng dẫn theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ giáo sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; Nhận xét, rút kinh nghiệm, cho điểm, xếp loại kết quả thực tập của giáo sinh do mình phụ trách; hoàn thành các phiếu đánh giá kết quả thực tập ... Bên cạnh đó, có một tỷ lệ không nhỏ chiếm 17,14% số SV được hỏi chưa hài lòng với việc công bố điểm TTSP. Hỏi thêm số SV này, chúng tôi được biết các em chủ yếu không hài lòng về thời gian công bố kết quả thực tập. Thông thường, các em phải đợi 3-4 tuần sau khi về trường sư phạm mới nhận được kết quả tổng hợp của cả đợt thực tập. Nguyên nhân của sự trễ nải là do việc phân công GV chấm báo cáo thu hoạch đôi khi còn chậm, số bài mỗi đợt lại nhiều, hơn nữa khi hoàn thành đợt thực tập còn một bộ phận nhỏ SV trì hoãn nộp bài so với thời gian quy định (nộp chậm 3-5 ngày). 3.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thực tập sư phạm Trên cơ sở những đánh giá về công tác TTSP, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng TTSP cho SVMN ở trường CĐSP Nam Định: 138
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Thứ nhất: Khi khảo sát các cơ sở thực tập, phòng Đào tạo nên để ý tới số lớp nhà trẻ và số lớp mẫu giáo của các trường Mầm non để có sự phân bố, điều chỉnh số lượng SV trong đoàn SV thực tập cho phù hợp; chọn lọc các trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, bề dày truyền thống dạy học tốt để giáo sinh có cơ hội trải nghiệm, rèn luyện NVSP thường xuyên; Làm việc với các trường Mầm non tạo điều kiện cho giáo sinh được mượn các thiết bị dạy học (có thể khuyến khích các em làm thêm một vài đồ dùng nếu cần thiết) để các em tập trung nhiều thời gian vào các nhiệm vụ chính; đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào trong phiếu đánh giá tiết dạy và các hoạt động của giáo sinh để tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới. Từ đó, các em có nhiều cơ hội được tìm hiểu thực tế và có kinh nghiệm quý báu trong việc rèn nghề trước khi ra trường. Thứ hai: Hiện nay, địa bàn TTSP của SV Mầm non trải rộng ra các huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định. Xuất phát từ một số lý do khách quan, trường phải luân phiên thay đổi địa điểm thực tập cho SV. Bên cạnh những trường được coi là điểm đến tin cậy còn có những trường lần đầu nhận nhiệm vụ, công tác triển khai khá mới lạ nên thiếu kinh nghiệm quản lý, phân công công việc cụ thể,... dẫn đến sự bị động, thiếu linh hoạt trước những yếu tố xảy ra bất ngờ. Do đó, trường CĐSP Nam Định phải triển khai xây dựng kế hoạch lâu dài là xây dựng hệ thống trường thực hành, thực tập ngay trong khuôn viên của nhà trường. Đây là một giải pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác TTSP của SV cũng như nâng cao chất lượng đầu ra của SV. Thứ ba: Theo kết quả khảo sát có 16,19% số lượng SV được hỏi có nguyện vọng được tự mình tìm trường thực tập. Do đó, nhà trường nên xem xét, nghiên cứu và triển khai phương thức “gửi thẳng” để tăng cường vai trò tự chủ, tự giác, tinh thần kỷ luật và độc lập của SV. Khi đó, mỗi SV sẽ được coi là một thành viên của trường cơ sở thì tinh thần trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn cũng như GV hướng dẫn được nâng cao, đảm bảo được tính công bằng và khách quan trong đánh giá. Thứ tư: Tăng cường cập nhật các kiến thức mới, phương pháp mới đang được áp dụng ở các trường Mầm non. Đặc biệt khi dạy các học phần phương pháp GV cần xem xét, điều chỉnh nội dung theo tiêu chí giảm bớt lý thuyết, tăng cường thực hành theo hướng ứng dụng gắn kết với thực tiễn Mầm non giúp các em có những hiểu biết chung về trường mầm non, các loại sổ sách kế hoạch, cách tổ chức và quản lý nhóm lớp,... đặc biệt chú trọng đến đối tượng là SV năm nhất và các giáo sinh mới đi thực tập lần đầu (khả năng thích ứng với môi trường làm việc ở trường cơ sở chưa cao). Điều này sẽ giúp HSSV không còn gặp khó khăn, bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp cận với chương trình GD phổ thông mới ở cơ sở thực tập. 4. KẾT LUẬN Như vậy, công tác TTSP ở trường CĐSP Nam Định được các trường Mầm non cơ sở đánh giá khá cao. Đa phần SV đều nhận thấy TTSP là hoạt động rất hữu ích cho họ trong việc hình thành và rèn luyện những kỹ năng, phẩm chất cần thiết trong dạy học và giáo dục, khá nhiều SV có thái độ tích cực hơn đối với nghề giáo sau đợt thực tập. Hơn thế nữa, Nhà trường đã đề ra được một hệ thống các biện pháp làm đổi mới các khâu của hoạt động TTSP như tập huấn NVSP cho GV và SV, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá TTSP cả về nội dung và hình thức, tăng kinh phí cho tiết dạy mẫu... Đây là bước đột phá góp phần nâng cao hiệu quả của công tác TTSP và chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai. Tuy nhiên, các biện pháp đưa ra cần tiếp tục được thực hiện, điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu đào tạo nghề, yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 139
  6. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/0/2007. [2] Hoàng Thị Hạnh (2016). Kỹ năng cơ bản của SV trong thực tập sư phạm, NXB Giáo dục. [3] Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định (2018). Kế hoạch số 33 ngày 26/01/2018 về thực tập sư phạm cuối khóa Cao đẳng Mầm non. [4] Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định (2016). Chương trình đào tạo Cao đẳng Mầm non. Ban hành theo Quyết định số 442/QĐ-CĐSP ngày 01/9/2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. [5] Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định (2015). Chương trình đào tạo Trung cấp Mầm non. Ban hành theo Quyết định số 403/QĐ-CĐSP ngày 22/8/2015 của Hiệu trưởng trường CĐSP Nam Định. Title: THE REALITY OF PEDAGOGICAL PRACTICE OF PRESCHOOL EDUCATION STUDENTS AT NAM DINH TEACHERS’ TRAINING COLLEGE Pham Thi Nhan Nam Dinh Teacher Training College nhannhi86@gmail.com Abstract: The pedagogical practice is an activity to help students gain knowledge, educational skills, and experience dealing with pedagogical situations. At the same time, it is an opportunity for students to cultivate love with their work, with their students, from which enhance the quality of the teaching in the future. In this article, we present the research result on the reality of the pedagogical practice of preschool students in Nam Dinh teachers training college. From there, we propose some solutions to improve the quality of this activity Keywords: Pedagogical practice, Nam Dinh teachers training college, preschool education students. 140
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0