Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, AFB(+)/ĐÀM VÀ X QUANG PHỔI<br />
CỦA LAO PHỔI TÁI PHÁT VỚI PHÁT ĐỒ 2SHRZ/6HE<br />
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
Ngô Thanh Bình*, Huỳnh Thị Nguyệt**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, AFB (+)/đàm và X quang phổi của bệnh nhân (BN) lao phổi (LP) tái<br />
phát với phát đồ 2SHRZ/6HE tại tỉnh Đồng Tháp.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích.<br />
Kết quả: Từ 8/2005 đến 5/2006, có 138 BN LP tái phát với phát đồ 2SHRZ/6HE và 138 LP mới đến<br />
khám tại 3 bệnh viện (BV) tỉnh Đồng Tháp. Có 82,6% trường hợp LP tái phát trong vòng 24 tháng sau khi<br />
ngưng điều trị lao trước đó. Thời gian lao phổi tái phát trung bình 22 21,67 tháng (2 – 120 tháng). Chủ<br />
yếu gặp ở nam giới (81,2%), tuổi trên 65 tuổi (25,4%), kinh tế thiếu ăn (87,7%), sống ở vùng sâu, vùng xa<br />
(69,6%), và đa số sống bằng nghề nông (73,3%). Có tiền căn chủng ngừa BCG thấp (3,6%), 57,3% BN có<br />
thói quen hút thuốc lá, 10,1% BN nghiện rượu, 21% BN tiếp xúc nguồn lây lao, và 17,4% BN có tiền căn<br />
bệnh lý nội khoa mạn tính phối hợp. Triệu chứng thường gặp là ho khạc đàm kéo dài (84,9%), đau ngực<br />
(65,2%), khó thở (37%), ho ra máu (31,9%), sốt nhẹ về chiều (68,8%), biếng ăn (81,9%), sụt cân (77,5%).<br />
Tổn thương lao trên X quang phổi ở mức độ nặng chiếm tỉ lệ cao nhất (69,6%), kế đến 20,3% mức độ trung<br />
bình, và 10,1% mức độ nhẹ. Thường gặp tổn thương lao lan tỏa hai bên phổi (68,8%) và tập trung ở 1/3<br />
trên phổi. 73,2% hình tạo hang. Đồng thời, có 66,4% trường hợp có di chứng lao trên X quang phổi của lần<br />
điều trị trước. Có 41,3% AFB/đàm dương tính từ 2+ trở lên. BN LP tái phát có biểu hiện triệu chứng nặng<br />
nề hơn so với BN LP mới một cách có ý nghĩa thống kê (p