intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý – Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý – Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu sẽ phân tích những thách thức mà trung tâm trợ giúp pháp lý đang đối diện trong việc phổ biến và giáo dục pháp luật cho cộng đồng. Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ xác định các cơ hội và giải pháp tiềm năng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý – Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ----- TRẦN THANH NGÂN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ – NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ----- TRẦN THANH NGÂN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ – NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Trương Cộng Hòa Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024
  3. i Lời cam đoan Tôi hiểu cam đoan rằng nghiên cứu đề án này là kết quả của công trình nghiên cứu cá nhân của tôi tại Học viện Hành chính Quốc gia với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Trương Cộng Hòa. Tôi xác nhận rằng tôi đã tuân thủ tất cả các quy tắc và quy định liên quan đến việc thực hiện nghiên cứu đề án, bao gồm quy tắc về trích dẫn và tham khảo tài liệu của người khác. Tôi không sao chép hoặc lập lại công trình nghiên cứu của người khác mà không trích dẫn nguồn gốc. Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong đề án của mình, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu đề án này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước. Tôi cam kết tuân thủ các điều khoản và điều kiện được đề ra trong bản cam kết này. Tôi hiểu rõ tầm quan trọng của tính chân thực và trách nhiệm trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề án của mình.
  4. ii Lời cảm ơn Trong việc hoàn thành đề án này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những cá nhân và tổ chức đã giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu của tôi. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn của tôi là Tiến sĩ Trương Cộng Hòa đã tận tình giúp đỡ, khích lệ, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có cơ hội phát triển và hoàn thiện đề án này. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến quý lãnh đạo và tập thể các cơ quan, đơn vị đã tạo cơ hội cho tôi tiếp xúc thực tiễn, học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế, từ đó có nhiều thông tin để hoàn thành đề án. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh, cung cấp sự động viên tinh thần trong suốt quá trình nghiên cứu. Sự ủng hộ và tin tưởng của họ đã giúp tôi vượt qua những khó khăn và thách thức. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn đến Học viện Hành chính Quốc gia và tất cả những cá nhân và tổ chức khác đã hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng để đảm bảo nghiên cứu này có thể diễn ra. Tôi tự hào về đề án này và hy vọng nó có thể góp phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu của chúng ta. Trân trọng./. Trần Thanh Ngân
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ, cụm từ Viết tắt 1 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM 2 Ủy ban nhân dân UBND
  6. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Biểu đồ 2.1.Thực trạng trợ giúp pháp lý tại TP. HCM giai đoạn 2018-2022 27 Biểu đồ 2.2. Thực trạng trợ giúp pháp lý tại TP. HCM giai đoạn 2018- 28 2022 theo lĩnh vực Biểu đồ 2.3.Quan điểm của người yêu cầu trợ giúp pháp lý về sự tác động 30 của phổ biến giáo dục pháp luật qua trung tâm pháp lý đối bới nhận thức pháp luật Biểu đồ 2.4.Quan điểm của người trợ giúp pháp lý về sự tác động của phổ 31 biến giáo dục pháp luật qua trung tâm pháp lý đối bới nhận thức pháp luật Biểu đồ 2.5. Quan điểm của người yêu cầu trợ giúp pháp lý về tác động 32 của phổ biến giáo dục pháp luật qua trung tâm hỗ trợ pháp lý đối với môi trường tuân thủ pháp luật Biểu đồ 2.6. Quan điểm của người trợ giúp pháp lý về tác động của phổ 33 biến giáo dục pháp luật qua trung tâm hỗ trợ pháp lý đối với môi trường tuân thủ pháp luật Biểu đồ 2.7. Quan điểm của người yêu cầu trợ giúp pháp lý về tác động 34 của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật qua trung tâm trợ giúp pháp lý đối với phòng ngừa và kiểm soát vi phạm pháp luật Bảng 2.8.Quan điểm của người trợ giúp pháp lý về tác động của công tác 35 tuyên truyền phổ biến pháp luật qua trung tâm trợ giúp pháp lý đối với phòng ngừa và kiểm soát vi phạm pháp luật Biểu đồ 2.9.Kết quả khảo sát quan điểm người yêu cầu trợ giúp pháp lý về 36 loại bỏ hiểu lầm và thông tin sai lệch của trung tâm trợ giúp pháp lý Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát quan điểm người trợ giúp pháp lý về loại 37 bỏ hiểu lầm và thông tin sai lệch của trung tâm trợ giúp pháp lý Biểu đồ 2.11.Kết quả khảo sát người yêu cầu trợ giúp pháp lý về vai trò 38
  7. v tăng cường tinh thần công dân và trách nhiệm xã hội của trung tâm trợ giúp pháp lý Biểu đồ 2.12.Kết quả khảo sát người trợ giúp pháp lý về vai trò tăng 39 cường tinh thần công dân và trách nhiệm xã hội của trung tâm trợ giúp pháp lý
  8. vi MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................... i Lời cảm ơn ..................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................iv MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án.............................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ................................................... 7 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án..................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn ............................................ 9 7. Kết cấu đề án .........................................................................................10 NỘI DUNG ...............................................................................................11 Chương 1 ..................................................................................................11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN .........................................11 1. Những vấn đề chung về trung tâm pháp lý ..............................................11 1.1. Trung tâm trợ giúp pháp lý ..................................................................11 1.2. Trợ giúp pháp lý..................................................................................11 1.3. Cán bộ trợ giúp pháp lý .......................................................................12 2. Cơ sở pháp lý để triển khai các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật .....13 3. Phổ biến, giáo dục pháp luật ...................................................................14 3.1. Khái niệm phổ biến pháp luật ..............................................................14 3.2. Khái niệm giáo dục pháp luật...............................................................15 3.3. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý ......................................................................................................15 3.4. Mối quan hệ giữa phổ biến và giáo dục pháp luật .................................15 3.5. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật ...........................................16 4. Nội dung và hình thức phổ biến giáo dục pháp luật..................................17 4.1. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật ..................................................17
  9. vii 4.2. Các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phổ biến ở Việt Nam ............18 5. Các mô hình và phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật của trung tâm trợ giúp pháp lý...............................................................................................20 5.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở..............................................................................................................20 5.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng .............................................................................................21 5.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ......................................................................................................22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.............................................................................22 Chương 2 ..................................................................................................23 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................................23 1. Thực trạng phổ biến và giáo dục pháp luật qua các trung tâm pháp lý tại thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................23 1.1. Khái quát về các trung tâm trợ giúp pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh....23 1.2. Thực trạng phổ biến và giáo dục pháp luật qua các trung tâm pháp lý tại thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................25 2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân .................................................29 2.1. Những kết quả đạt được.......................................................................29 2.2. Nguyên nhân của những kết quả ..........................................................40 2.3. Những hạn chế cơ bản .........................................................................43 2.4. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................46 Chương 3 ..................................................................................................47 GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN .....................................47 1. Giải pháp thực hiện đề án .......................................................................47 1.1. Các trung tâm trợ giúp pháp lý cần đa dạng hóa hoạt động truyền thông về phổ biến và tuyên truyền giáo dục pháp luật ...........................................47 1.2. Các trung tâm trợ giúp pháp lý cần phát triển chương trình giáo dục pháp luật chuyên sâu ..........................................................................................48
  10. viii 1.3. Các trung tâm cần chú trọng hơn nữa mở rộng phạm vi hỗ trợ pháp lý...49 1.4. Đào tạo và nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.......49 1.5. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong phổ biến giáo dục pháp luật ở các trung tâm trợ giúp pháp lý...........................................................50 1.6. Các trung tâm nên chủ động xây dựng cộng đồng hỗ trợ pháp lý ...........51 2. Lộ trình thực hiện đề án..........................................................................52 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................58 PHỤ LỤC .................................................................................................. 1 Phụ lục 1. Bảng hỏi khảo sát người yêu cầu trợ gúp pháp lý ......................... 1 Phụ lục 2. Bảng hỏi khảo sát người trợ giúp pháp lý ..................................... 1 Phụ lục 3. Kết quả khảo sát người yêu cầu trợ gúp pháp lý ........................... 1 Phụ lục 4. Kết quả khảo sát người trợ gúp pháp lý ........................................ 1
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và xã hội để nâng cao nhận thức và tôn trọng pháp luật của công dân. Việc cung cấp kiến thức pháp luật cho công dân không chỉ giúp họ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong xã hội mà còn tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia tích cực và chủ động trong quá trình xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Thông qua hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật, công dân có thể tiếp cận các khái niệm cơ bản về pháp luật, hệ thống pháp luật và cơ chế xử lý vi phạm. Họ sẽ được hướng dẫn về quyền và nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực như hôn nhân gia đình, lao động, tài chính, hình sự và dân sự. Công dân cũng sẽ được thông tin về quyền lợi và tiêu chuẩn xã hội được bảo vệ bởi pháp luật, và cách áp dụng pháp luật trong cuộc sống hàng ngày. Theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, phổ biến, giáo dục pháp luật là các hoạt động cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn và giúp đỡ người dân tìm hiểu, học tập và thực hiện pháp luật [28]. Có nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, nhưng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý là một hình thức hiệu quả để cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, trung tâm trợ giúp pháp lý là cơ quan, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người chưa có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình [28]. Dù phương pháp hay hình thức nào đi nữa cũng cần có sự đồng lòng và sự đồng thuận trong việc xác định mục tiêu, phương pháp và nguồn lực để đạt được sự thành công trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật [3]. Thực tế ở nước ta cho thấy, các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người được hưởng trợ giúp pháp lý và cộng đồng [28]. Các trung tâm
  12. 2 trợ giúp pháp lý đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, hội nghị để nâng cao nhận thức về các vấn đề pháp lý cho người dân. Phối hợp với các cơ quan báo chí để sản xuất và phát sóng các chương trình, chuyên mục về các vấn đề pháp lý. Xây dựng và duy trì các kênh thông tin điện tử như website, fanpage, youtube để cập nhật và chia sẻ các thông tin pháp lý cho người dân tham gia vào công tác hòa giải ở cơ sở, hỗ trợ người dân giải quyết các tranh chấp dân sự theo phương thức thương lượng, hòa giải. Biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật như tờ rơi, tờ rơi pháp luật, sách, băng đĩa... [2]. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế. Tại đây, các quan hệ pháp luật diễn ra phức tạp và đa dạng, đặt ra nhiều yêu cầu cao cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trung tâm trợ giúp pháp lý là một trong những cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các trung tâm trợ giúp pháp lý còn gặp nhiều hạn chế và bất cập [2]. Với lý do này, tác giả chọn đề tài “Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý – Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề án tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu về các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật Bài báo "Giáo dục pháp luật thực hành – một phương thức giảng dạy luật tiên tiến và triển vọng tại Việt Nam" của tác giả Hồ Nhân Ái nói về sự cần thiết của việc giảng dạy pháp luật thông qua phương pháp thực hành. Bài báo tập trung vào phân tích những lợi ích của giáo dục pháp luật thực hành đối với việc học tập và nghiên cứu pháp luật. Tác giả cũng trình bày về quá trình triển khai giáo dục pháp luật thực hành tại Việt Nam và đưa ra các đề xuất để cải thiện hoạt động giảng dạy pháp luật thông qua phương pháp thực hành. Bài báo cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà giáo, nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục về sự cần thiết của việc áp
  13. 3 dụng phương pháp giảng dạy pháp luật thực hành trong giáo dục pháp luật tại Việt Nam [5]. Trong bài báo của mình, tác giả Nguyễn Song Thư và Phạm Thị Bích Ngọc đề cập đến việc nghiên cứu các mô hình giảng dạy pháp luật cộng đồng của sinh viên tại một số cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về sự hiểu biết của sinh viên về pháp luật cộng đồng, các mô hình giảng dạy pháp luật cộng đồng và những thách thức trong việc triển khai mô hình giảng dạy này tại các trường đại học luật. Bài báo đưa ra các kiến nghị về việc cải thiện mô hình giảng dạy pháp luật cộng đồng tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế [5]. Các tác giả Nguyễn Văn Tròn và Nguyễn Chí Hiếu trong bài báo "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ" đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật như tăng cường hoạt động tuyên truyền và đào tạo, thúc đẩy sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động pháp luật, và tăng cường sự đồng thuận và cam kết của cán bộ quản lý trong việc phổ biến giáo dục pháp luật. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các giải pháp đề xuất đã mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của sinh viên tại Trường Đại học Cần Thơ [22]. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Ngân (2013) tập trung vào nghiên cứu về hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu và khảo sát để thu thập thông tin về công tác này. Kết quả cho thấy công tác phổ biến và giáo dục pháp luật đã đạt được một số kết quả tích cực như tăng cường nhận thức và kiến thức pháp luật cho người dân. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra một số khó khăn và hạn chế, bao gồm thiếu nguồn lực và sự chưa đồng đều trong việc tiếp cận hoạt động pháp luật. Luận văn đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện công tác này, bao gồm tăng cường đầu tư và hỗ trợ tài chính, nâng cao năng lực và đào tạo cán bộ, và tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội [18]. Trong bài báo của mình, tác giả Trần Phúc Lộc đã tập trung vào thực trạng và giải pháp của giáo dục pháp luật cho thanh niên tại thành phố Hà Nội. Bài báo đã phân tích sâu sắc về tình trạng hiện tại của giáo dục pháp luật ở Hà Nội, những vấn
  14. 4 đề đang đối mặt và các giải pháp để cải thiện tình trạng đó. Tác giả đã nghiên cứu các nguồn tài liệu và thực hiện các cuộc phỏng vấn để đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng giáo dục pháp luật cho thanh niên. Bài báo cũng đề xuất các giải pháp như tăng cường tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật đến thanh niên thông qua các phương tiện truyền thông, tăng cường hoạt động giáo dục pháp luật trên cơ sở và đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật trong các trường học [31]. 2.1.2. Nghiên cứu về trung tâm trợ giúp pháp lý và phổ biến giáo dục pháp luật qua trung tâm trợ giúp pháp lý Bài báo "Hiệu quả trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" của Hoàng Thị Tuyết Mai (2023) trên tạp chí Quản lý Nhà nước đã nghiên cứu hiệu quả của trợ giúp pháp lý tại tỉnh Tuyên Quang. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu và phỏng vấn tại các trung tâm trợ giúp pháp lý để đánh giá các biện pháp trợ giúp pháp lý. Kết quả cho thấy trợ giúp pháp lý qua trung tâm trợ giúp pháp lý đã nâng cao ý thức pháp lý và giải quyết tranh chấp pháp lý cho cộng đồng. Tuy nhiên, còn hạn chế về nguồn lực và sự đồng đều cung cấp dịch vụ pháp lý. Bài báo đề xuất tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực chuyên môn và đảm bảo sự công bằng trong cung cấp dịch vụ pháp lý cho cộng đồng[8]. Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thúy (2012) tập trung vào vai trò và hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý trong giảm nghèo của các trung tâm có chức năng trợ giúp pháp lý. Phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn được sử dụng để thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu và cá nhân có liên quan. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy hoạt động trợ giúp pháp lý của các trung tâm trợ giúp pháp lý đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của người nghèo. Nó bảo vệ pháp lý cho người nghèo, tạo cơ hội tiếp cận công lý và tận dụng quyền lợi pháp lý. Tuy nhiên, còn hạn chế về nguồn lực và sự đồng đều cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Luận văn đề xuất cải thiện nguồn lực và cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ pháp luật và thúc đẩy sự tham gia chủ động của cộng đồng và người nghèo trong hoạt động trợ giúp pháp lý[11]. Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Thanh (2015) tập trung vào tổ chức và hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu sử dụng
  15. 5 phân tích tài liệu và nghiên cứu các trung tâm trợ giúp pháp lý. Kết quả cho thấy hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đa dạng và phức tạp về cấu trúc tổ chức. Các tổ chức trợ giúp pháp lý bao gồm cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội và cá nhân. Hoạt động trợ giúp pháp lý bao gồm tư vấn, đại diện, bào chữa, giáo dục pháp lý và nghiên cứu. Tuy nhiên, hệ thống trợ giúp pháp lý còn đối mặt với thách thức về tài nguyên, đào tạo, nâng cao năng lực và tiếp cận dịch vụ không đồng đều. Luận văn đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, bao gồm tăng cường đầu tư và hỗ trợ tài chính, nâng cao năng lực nhân viên trợ giúp pháp lý, và xây dựng hệ thống tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý công bằng và hiệu quả[37]. Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thu Hà (2018) tập trung vào vai trò của xã hội hóa trong hoạt động trợ giúp pháp lý và đề xuất giải pháp để tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực này. Tác giả đã phân tích tài liệu và nghiên cứu các trung tâm trợ giúp pháp lý được sử dụng để thu thập thông tin từ nguồn tài liệu và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Kết quả cho thấy xã hội hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động trợ giúp pháp lý, tạo ra những đóng góp tích cực trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, nâng cao ý thức pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý. Tuy nhiên, còn hạn chế về sự không đồng nhất và đầy đủ trong quan hệ hợp tác giữa tổ chức và cộng đồng, cũng như sự thiếu hụt nguồn lực và năng lực trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Luận văn đưa ra giải pháp tăng cường xã hội hóa trong hoạt động trợ giúp pháp lý, bao gồm tăng cường tuyên truyền và giáo dục về pháp luật, xây dựng mô hình hợp tác và đối tác với tổ chức xã hội và cộng đồng, nâng cao nguồn lực và năng lực cho hoạt động trợ giúp pháp lý[10]. Luận văn thạc sĩ của Phạm Hoài Trọng (2021) tập trung vào hoạt động trợ giúp pháp lý và tình hình thực tiễn pháp luật tại tỉnh Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu sử dụng phân tích tài liệu và nghiên cứu các trung tâm trợ giúp pháp lý. Kết quả cho thấy tình hình pháp luật đã cải thiện trong việc đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn, bao gồm thiếu hụt nguồn lực và năng lực, không đồng nhất trong áp dụng pháp luật và chậm trễ trong xử lý vụ việc. Tuy nhiên, hoạt động trợ giúp pháp lý đã đóng góp quan trọng vào bảo vệ
  16. 6 quyền và lợi ích pháp lý của người dân. Các giải pháp mà tác giả đề xuất gồm tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên trợ giúp pháp lý, cải thiện quy trình và quyền lợi của người dân trong tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý. Luận văn đưa ra khuyến nghị bao gồm tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên trợ giúp pháp lý, cải thiện quy trình và quyền lợi của người dân, và tăng cường hợp tác giữa cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội trong cung cấp trợ giúp pháp lý[25]. 2.1.3. Khoảng trống của nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trước đó đã khám phá nhiều khía cạnh của phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số khoảng trống mà đề tài nghiên cứu cần tập trung làm rõ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu chưa nghiên cứu định lượng và đánh giá hiệu quả của trung tâm trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc phổ biến và giáo dục pháp luật cho công dân. Vẫn còn thiếu những xem xét tầm quan trọng và tác động của trung tâm này đối với việc nâng cao nhận thức pháp luật và thái độ tuân thủ pháp luật của người dân. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu chuyên sâu tập trung vào việc đánh giá độ phủ và tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý thông qua trung tâm. Thiếu các nghiên cứu xem xét mức độ tiếp cận dịch vụ này đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội, nhất là những người có thu nhập thấp và khó khăn, để đảm bảo tính công bằng và bao trùm của hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật. Từ những khoảng trống này, đề án sẽ làm rõ những nội dung sau: Thứ nhất, làm rõ hiệu quả của trung tâm trợ giúp pháp lý: Nghiên cứu có thể tập trung vào đánh giá hiệu quả của trung tâm trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cần xem xét cách mà trung tâm này đã đóng góp vào việc phổ biến và giáo dục pháp luật, những thành tựu đã đạt được và những thách thức còn tồn tại. Thứ hai, làm rõ mô hình hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý: Nghiên cứu có thể tập trung vào phân tích mô hình hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu có thể bao gồm tổ chức, cơ cấu
  17. 7 quản lý, chính sách và quy trình hoạt động của trung tâm, cũng như vai trò của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Thứ ba, làm rõ tầm quan trọng và cần thiết của phổ biến và giáo dục pháp luật: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc đánh giá tầm quan trọng và cần thiết của phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý. Cần nghiên cứu tác động của việc phổ biến và giáo dục pháp luật đến nhận thức, hiểu biết và thái độ của công dân về pháp luật, cũng như ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật và giải quyết tranh chấp trong xã hội. Thứ tư, làm rõ khả năng tiếp cận và sự hài lòng của người dân: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý thông qua trung tâm, đồng thời xem xét mức độ hài lòng và đánh giá của người dân về dịch vụ này. Cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sự hài lòng của người dân, cũng như đề xuất các biện pháp cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý. Cuối cùng, làm rõ các giải pháp và khuyến nghị: Nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp và khuyến nghị cụ thể để cải thiện công tác phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu xem xét các biện pháp để nâng cao hiệu quả, độ phủ và chất lượng của hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật, cũng như thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cơ quan và tổ chức có liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu đề án Đối tượng nghiên cứu của đề án là phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý 3.2. Phạm vi nghiên cứu đề án Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề án bao gồm các cá nhân, tổ chức và cộng đồng liên quan đến hoạt động pháp luật và các trung tâm trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, những người có nhu cầu, quan tâm và
  18. 8 đang tham gia vào các chương trình giáo dục pháp luật tại trung tâm trợ giúp pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu còn bao gồm các chuyên gia và chuyên gia pháp luật có kinh nghiệm trong lĩnh vực phổ biến và giáo dục pháp luật. Các chuyên gia này có thể đóng góp vào việc đánh giá hiệu quả của các chương trình giáo dục pháp luật và đề xuất những gợi ý và kiến nghị để nâng cao hoạt động của các trung tâm trợ giúp pháp lý. Phạm vi thời gian: Đề án nghiên cứu, khảo sát, phân tích hoạt động giáo dục pháp luật của trung tâm trợ giúp pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến 2022. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án 4.1. Mục tiêu đề án Nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí giúp xác định tầm quan trọng và đóng góp của trung tâm đối với việc phổ biến và giáo dục pháp luật trong cộng đồng. Nghiên cứu sẽ đo lường hiệu quả của các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật tại trung tâm trợ giúp pháp lý để xác định mức độ hiểu biết và nhận thức về pháp luật của người dân sau tác động của việc áp dụng các mô hình. Cụ thể, nghiên cứu sẽ xem xét tác động của việc giáo dục pháp luật đối với cộng đồng, bao gồm thay đổi nhận thức, hành vi và khả năng tự bảo vệ pháp lý của người dân. Nghiên cứu sẽ phân tích những thách thức mà trung tâm trợ giúp pháp lý đang đối diện trong việc phổ biến và giáo dục pháp luật cho cộng đồng. Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ xác định các cơ hội và giải pháp tiềm năng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đề xuất những gợi ý và kiến nghị để cải thiện hoạt động của trung tâm để tăng cường hiệu quả trong việc phổ biến và giáo dục pháp luật trong cộng đồng. 4.2. Nhiệm vụ của đề án Tìm hiểu, phân tích những quy định pháp luật phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý.
  19. 9 Phân tích và đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật trong phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lýtại Thành phố Hồ Chí Minh. Kiến nghị các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả quả phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập và phân tích các tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến trung tâm trợ giúp pháp lý. Bằng cách phân tích các văn bản này, để hiểu rõ hơn về mục tiêu, chức năng, và quy định của trung tâm. Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, nhân viên, người sử dụng dịch vụ tại trung tâm trợ giúp pháp lý để hiểu rõ hơn về cách mà trung tâm hoạt động, tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật, và các thách thức mà họ đối mặt. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tiến hành cuộc khảo sát, thu thập dữ liệu thống kê từ trung tâm trợ giúp pháp lý. Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu. Điều này có thể bao gồm việc tính toán các chỉ số thống kê như trung bình, phương sai, hệ số tương quan, và thực hiện các phân tích để xác định mối quan hệ. Dựa trên dữ liệu và phân tích, đề án có thể xây dựng các mô hình định lượng để dự đoán và giải thích sự ảnh hưởng của các cuộc khảo sát và thu thập dữ liệu. Cuối cùng, trình bày kết quả của nghiên cứu định lượng thông qua bảng biểu, đồ thị, và giải thích các kết quả thống kê để hiểu rõ hơn về mối quan hệ số lượng giữa phổ biến, giáo dục pháp luật và trung tâm trợ giúp pháp lý. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án sẽ đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho cộng đồng tại quan trung tâm hỗ trợ pháp lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Đề án có thể trở thành một mô hình lý tưởng cho việc phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý tại các địa phương khác.
  20. 10 Các kết quả tích cực và hiệu quả của đề án có thể khuyến khích các địa phương khác triển khai các hoạt động tương tự. 7. Kết cấu đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần nội dung chính của đề án bao gồm 03 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của đề án Chương 2: Đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp và lộ trình thực hiện đề án
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2