Đề án tốt nghiệp: Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao" nhằm lý luận cơ bản về TDTT, vai trò của Hội LHTN Việt Nam và qua nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, học viên phân tích, đánh giá thực trạng phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TDTT. Từ đó, học viên đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THẾ DÂN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THẾ DÂN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ THỊ MỸ HẰNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thế Dân, là học viên lớp cao học HC27.N6, Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh. Qua 02 năm học tập và nghiên cứu, và để tổng kết lại chương trình đã học, đảm bảo đủ điều kiện xét tốt nghiệp, nay tôi thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Mỹ Hằng, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả đề án của mình. HỌC VIÊN Nguyễn Thế Dân
- LỜI CẢM ƠN Đề án tốt nghiệp là công trình đánh dấu kết quả học tập và nghiên cứu hơn 02 năm của học viên, áp dụng những kiến thức đã học để đưa vào đề án và thực tiễn. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Học viện, quý thầy, cô đã tạo điều kiện để tôi được học tập, rèn luyện và thực hiện đề án tốt nghiệp của mình. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến giảng viên TS. Vũ Thị Mỹ Hằng đã có những định hướng, giúp đỡ cho tôi trước và trong khi thực hiện đề án. Tôi xin kính chúc Ban lãnh đạo Học viện, các phòng ban chuyên môn, giảng viên TS. Vũ Thị Mỹ Hằng, cùng quý thầy, cô giảng viên Học viện luôn mạnh khoẻ, may mắn, hạnh phúc và thành công trong công việc. Và đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý lãnh đạo, anh chị tại cơ quan Hội LHTN Việt Nam Quận 10, Trung tâm Thể dục thể thao Quận 10, Ủy ban nhân dân Phường 14 Quận 10 đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề án, được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình từ các anh chị đã giúp tôi có góc nhìn bao quát hơn về công tác quản lý và phát triển thể dục, thể thao. Tôi xin gửi lời chúc quý cơ quan hoạt động ngày càng hiệu quả và đạt được thành tích cao trong công tác. Trong quá trình thực hiện đề án, bản thân tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy định về hướng dẫn thực hiện đề án và thời hạn nộp hồ sơ bảo vệ đề án tốt nghiệp, tuy nhiên khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ quý cơ quan và giảng viên hướng dẫn để tôi có thể hoàn thiện đề án của mình. Tôi xin chân thành cám ơn. Trân trọng./. Học viên thực hiện: Nguyễn Thế Dân
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 LHPN Liên hiệp Phụ nữ 2 LHTN Liên hiệp Thanh niên 3 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 4 TDTT Thể dục, thể thao 5 UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10 ........................................................................................................... 23 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượt người dân tham gia các điểm tập luyện thể dục, thể thao trong một ngày ................................................................................................ 28 Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh kiểm tra rèn luyện thân thể qua từng năm .............. 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ người dân tham gia các sự kiện thể dục, thể thao do Quận 10 tổ chức .............................................................................................. 31 Biểu đồ 2.2. Mức độ người dân theo dõi tin tức thể dục thể thao trên các trang báo đài, trang thông tin điện tử tại Quận 10.................................................... 32 Biểu đồ 2.3. Số lượng người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên theo từng năm .......................................................................................................... 33 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ người dân tham gia tập luyện các môn thể dục, thể thao ............................................................................................................ 33 Biểu đồ 2.5. Khảo sát những vấn đề người dân cảm thấy khó khăn khi tham gia tập luyện thể dục, thể thao ......................................................................... 34 Biểu đồ 2.6. Khảo sát mức độ tham gia giải thể thao điện tử ......................... 35
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Phần MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do xây dựng đề án .................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án ................................................ 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn ............................................... 7 7. Kết cấu của đề án .......................................................................................... 7 Phần NỘI DUNG .............................................................................................. 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO ................................................................................................................ 9 1.1. Khái quát về thể dục, thể thao .................................................................... 9 1.1.1. Một số khái niệm về thể dục, thể thao ................................................ 9 1.1.2. Lợi ích của thể dục, thể thao ............................................................. 10 1.1.3. Các quan điểm, chính sách về phát triển thể dục, thể thao ............... 10 1.2. Khái quát tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam .......................... 12 1.2.1. Giới thiệu chung ................................................................................ 12 1.2.2. Hệ thống tổ chức ............................................................................... 12 1.2.3. Tôn chỉ, mục đích của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ............ 14 1.2.4. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ................................................................................................................. 14
- 1.2.5. Chức năng của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ....................... 15 1.2.6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam... 15 1.2.7. Vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong phát triển thể dục, thể thao .................................................................................................... 16 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO .......................................... 20 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................... 20 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 20 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................. 20 2.2. Khái quát tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10 ........... 22 2.3. Thực trạng phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao ............ 24 2.3.1. Tham mưu, đề xuất, xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển phong trào thể dục, thể thao ............................................................................ 24 2.3.2. Tổ chức và triển khai các hoạt động thể dục, thể thao...................... 25 2.3.3. Công tác phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động thể dục, thể thao .................................................................................................................. 26 2.3.4. Công tác chỉ đạo, điều hành các cơ sở Hội phường trong việc phát triển phong trào thể dục, thể thao tại đơn vị ................................................... 30 2.3.5. Công tác nắm bắt tình hình dư luận xã hội về thể dục, thể thao trên địa bàn Quận 10............................................................................................... 30 2.4. Đánh giá thực trạng phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao ... 36 2.4.1. Thuận lợi ........................................................................................... 36 2.4.2. Hạn chế, tồn tại ................................................................................. 37
- 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .......................................... 39 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO .......................................... 43 3.1. Tăng cường công tác phối hợp trong việc tổ chức các phong trào thể dục, thể thao ............................................................................................................ 43 3.1.1. Nội dung thực hiện ............................................................................ 43 3.1.2. Lộ trình thực hiện .............................................................................. 46 3.1.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện ............................................................ 47 3.2. Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao tại cơ sở ..................................... 48 3.2.1. Nội dung thực hiện ............................................................................ 48 3.2.2. Lộ trình thực hiện .............................................................................. 49 3.2.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện ............................................................ 50 3.3. Thúc đẩy phong trào thể thao điện tử phát triển lành mạnh trong hội viên, thanh niên ........................................................................................................ 51 3.3.1. Nội dung thực hiện ............................................................................ 51 3.3.2. Lộ trình thực hiện .............................................................................. 51 3.3.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện ............................................................ 52 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 1 Phần MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc phát triển thể dục, thể thao (TDTT) không chỉ giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng mà còn góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần và xây dựng lối sống tích cực cho mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, đối với thanh niên, việc tham gia vào các hoạt động thể thao còn là cơ hội để họ rèn luyện bản thân, phát triển kỹ năng và nâng cao thể chất. Chính vì vậy, việc phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TDTT là một nhiệm vụ quan trọng. Hội LHTN Việt Nam Quận 10, với vai trò là tổ chức xã hội, luôn gắn bó mật thiết với công tác thanh niên và hoạt động phong trào, trong đó có công tác tổ chức, phát triển TDTT. Hội có chức năng tham mưu, phối hợp với các cơ quan, ban ngành và đoàn thể trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh niên, trong đó có công tác phát triển TDTT cho thanh niên. Hội không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào TDTT, mà còn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động và phối hợp triển khai các hoạt động TDTT trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác phát triển TDTT tại Quận 10 vẫn còn một số khó khăn, đặc biệt là việc tạo ra các chương trình thể thao phù hợp và thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, trong đó có tầng lớp thanh niên, đặc biệt là tại các đơn vị địa phương. Do đó, việc nghiên cứu phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10 trong việc phát triển TDTT là hết sức cần thiết. Đề án này được xây dựng nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò tham mưu của Hội trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên, đặc biệt trong lĩnh vực TDTT.
- 2 Với những kiến thức đã học trong chương trình thạc sĩ Quản lý công và kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương, học viên chọn đề án này nhằm đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát triển TDTT tại Quận 10. Đề án cũng đề xuất những giải pháp để phát huy sự tham gia của Hội LHTN Việt Nam Quận 10, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho phong trào TDTT phát triển mạnh mẽ, bền vững, giúp nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần cho cộng đồng thanh niên nói riêng và cho nhân dân Quận 10 nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thông qua việc phân tích các tài liệu nghiên cứu về phát triển TDTT nhằm phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam trong lĩnh vực này, học viên có tham khảo một số tài liệu để bổ sung và phát triển đề án “Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao”, một số tài liệu tiêu biểu có thể kể đến như: Lê Minh Lộc (2018), Thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, Học viện Khoa học Xã hội, Quảng Ngãi. Luận văn Thạc sĩ của tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng TDTT tại tỉnh Quảng Ngãi, đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế về chính sách phát triển, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển TDTT tỉnh Quảng Ngãi. Vương Bích Thắng (2014), “Phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản. Tạp chí nêu ra quá trình hình thành và phát triển của TDTT Việt Nam, đánh giá kết quả, những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách phát triển TDTT Việt Nam sau Nghị quyết 08- NQ/TW được ban hành và nêu ra những giải pháp để phát triển TDTT Việt Nam trong tình hình mới. Nguyễn Hữu Toán (2018), Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào thể thao quần chúng tại thành phố Hải Phòng theo định hướng xã hội hóa,
- 3 Hải Phòng. Đây là Luận án Tiến sĩ của tác giá đánh giá thực trạng phong trào thể thao quần chúng tại Hải Phòng và đề xuất các giải pháp theo hướng xã hội hóa. Nghiên cứu tập trung vào việc huy động nguồn lực từ cộng đồng và các tổ chức xã hội để phát triển TDTT . Huỳnh Ngọc Tuấn (2016), Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển phong trào TDTT Thành phố Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận. Đây là luận văn Thạc sĩ của tác giả nêu ra thực trạng phong trào TDTT quần chúng thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Luận văn đề xuất xây dựng và ứng dụng một số các giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển phong trào TDTT quần chúng thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận qua 01 năm, sau đó đánh giá hiệu quả việc ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn trong định hướng phát triển phong trào TDTT quần chúng sau 01 năm thực nghiệm. Bên cạnh các tài liệu trong nước, học viên cũng đã tìm hiểu thêm các tài liệu ở nước ngoài để có thêm nhiều cơ sở dữ liệu, những phương pháp hay từ đó đút kết được kinh nghiệm phát triển TDTT từ nước ngoài như: - Cambridge Scholars Publishing (2016), Current Issues in Contemporary Sport Development, United Kingdom. Cuốn sách này bao quát các vấn đề đương đại trong phát triển thể thao, cung cấp cái nhìn toàn diện về chính sách, chương trình và thực hành. Cuốn sách trình bày các nghiên cứu điển hình và phân tích về cách các quốc gia và tổ chức thực hiện phát triển thể thao. - USAID (2005), “The Role of Sports as a Development Tool”, Displaced Children and Orphans Fund. Đây là bài báo cáo thảo luận cách thể thao có thể được sử dụng như một công cụ hiệu quả cho phát triển và hòa bình. Bài báo cáo trình bày các ví dụ cụ thể về cách thể thao đã được sử dụng để thúc đẩy phát triển xã hội và kinh tế ở các quốc gia đang phát triển.
- 4 Các công trình nghiên cứu kể trên đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển TDTT, và sự tác động của TDTT đối với những khía cạnh của xã hội. Có thể nói, việc nghiên cứu về các khía cạnh của vấn đề TDTT và các phương pháp phát triển TDTT đã được thực hiện từ lâu và có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về việc phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TDTT. Trong đề án này, học viên tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng việc phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TDTT nhằm tìm ra những khó khăn, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển phong trào TDTT tại địa phương gắn với vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10 trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên và tham mưu, phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh niên và TDTT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TDTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề án được xác định như sau: - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: Tài liệu và số liệu được tổng hợp trong khoảng thời gian 4 năm tính đến thời điểm thực hiện đề án. Thời gian để áp dụng thực hiện đề án vào thực tiễn là khoảng 05 năm gắn với 01 nhiệm kỳ mới của Hội LHTN Việt Nam Quận 10 nhiệm kỳ 2024 - 2029, nghiên cứu gắn với việc thực hiện một trong các nội dung của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội LHTN
- 5 Việt Nam Quận 10, sau thời gian 05 năm là thời điểm đánh giá sự phát triển và hiệu quả của đề án. - Phạm vi nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu về thực trạng của TDTT Quận 10 và đề ra các giải pháp phát triển TDTT với vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 4.1. Mục tiêu của đề án Trên cơ sở những lý luận cơ bản về TDTT, vai trò của Hội LHTN Việt Nam và qua nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, học viên phân tích, đánh giá thực trạng phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TDTT. Từ đó, học viên đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể. 4.2. Nhiệm vụ của đề án Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TDTT và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội LHTN Việt Nam. Phân tích thực trạng phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TDTT, nêu ra những hạn chế, tồn tại và phân tích nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện nhằm phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TDTT. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10 trong phát triển TDTT. Học viên đã nghiên cứu các văn bản pháp luật, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh niên, TDTT, cũng như các tài liệu
- 6 chuyên môn liên quan. Các số liệu từ các báo cáo, kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội LHTN Việt Nam Quận 10 và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn cũng được thu thập và sử dụng. Những thông tin này là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển TDTT tại Quận 10, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi và phù hợp với tình hình thực tế. Phương pháp quan sát: Học viên thực hiện quan sát trực tiếp tại các sân vận động, nhà thi đấu, công viên, và các cơ sở thể thao cộng đồng để đánh giá điều kiện và hiệu quả sử dụng nhằm nắm bắt thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, và các hoạt động TDTT đang diễn ra. Phương pháp điều tra xã hội học: Học viên sử dụng phiếu khảo sát với người dân đang sinh sống tại Quận 10 nhằm thu thập thông tin về nhu cầu, thực trạng, và mức độ tham gia các hoạt động TDTT. Các dữ liệu này phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10 trong phát triển TDTT. Để xác định cỡ mẫu nghiên cứu, học viên sử dụng công thức: Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định. N: quy mô tổng thể (228873 là tổng dân số Quận 10). e: sai số cho phép (±0.05, tương ứng với 95% độ tin cậy). Áp dụng công thức: Kết quả tính toán cho thấy n ≈ 400 là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy và chính xác của khảo sát. Tuy nhiên, để tăng tính giá trị của nghiên cứu và tránh trường hợp không thu thập đủ phiếu hợp lệ, học viên đã tiến hành khảo sát trên 1056 người dân sinh sống tại Quận 10, sử dụng cả
- 7 hình thức bảng hỏi trực tuyến và phiếu khảo sát giấy cho những người không có điều kiện truy cập internet. Học viên sử dụng phương pháp thống kê toán học, công cụ Excel để xử lý dữ liệu sau khi thu thập được từ khảo sát. Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập và phân tích các tài liệu từ các nguồn như các văn bản quy phạm pháp luật từ cấp Trung ương đến cấp địa phương cụ thể tại Quận 10, các bài luận, bài báo cáo, nghiên cứu học thuật về vấn đề phát triển TDTT nhằm tổng hợp, đúc kết những điểm hay, mới, sáng tạo để phát triển TDTT tại địa phương. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10 trong phát triển TDTT giai đoạn hiện nay. Đề án cung cấp những tài liệu, số liệu thu thập được tại Quận 10. Qua đó làm phong phú thêm hệ thống lý luận khoa học về TDTT. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề án đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò của Hội LHTN Việt Nam Quận 10 trong phát triển TDTT, thực hiện tốt việc tham mưu, phối hợp thực hiện trong công tác quản lý nhà nước về TDTT, quản lý nhà nước về thanh niên, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, mang lại lợi ích cho địa phương. 7. Kết cấu của đề án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của đề án được bố cục thành ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong phát triển thể dục, thể thao
- 8 Chương 2: Thực trạng phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thể dục, thể thao
- 9 Phần NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO 1.1. Khái quát về thể dục, thể thao 1.1.1. Một số khái niệm về thể dục, thể thao Theo Từ điển Tiếng Việt, thể dục là “hệ thống các động tác tập luyện, thường được sắp xếp thành bải, nhằm giúp cho sự phát triển hài hoà của cơ thể, tăng cường và giữ gìn sức khoẻ” [5, tr.932]; thể thao là “những hoạt động nhằm nâng cao thể lực con người, thưởng được tổ chức thành các hình thức trò chơi, thí đấu theo những quy tắc nhất định” [19, tr.933]. Theo Giáo trình giảng dạy Lý luận và phương pháp thể dục, thể thao của Trường Đại học Cần Thơ, thể dục, thể thao là “một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua các cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển cân đối toàn diện” [30, tr.2]. Thuật ngữ TDTT được dùng ở nước ta vào những năm sau hòa bình lập lại, có thể giải thích thuật ngữ TDTT theo phương pháp cắt nghĩa từng chữ một, “thể” là thân thể, “dục” là giáo dục. Thể dục nghĩa là giáo dục cơ thể. Thể thao là thi đấu phô diễn tài năng thành tích khi đã được tập luyện. Thuật ngữ TDTT được dùng từ xưa đến nay ở Việt Nam chưa được xác định nội dung cụ thể. Thuật ngữ này được biên dịch theo đúng từ điển thì TDTT đồng nghĩa với từ văn hóa thể chất.
- 10 Văn hóa thể chất là một nhân tố xã hội, tác động điều khiển sự phát triển thể chất. Văn hóa thể chất là một hoạt động đặc biệt. Cho nên khi phân tích TDTT như một hoạt động xuất phát từ ba luận điểm: + TDTT là một hoạt động. + TDTT là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. + TDTT là kết quả của hoạt động. 1.1.2. Lợi ích của thể dục, thể thao Luyện tập TDTT sẽ giúp cơ thể bài tiết chất độc, cơ bắp mạnh khỏe hơn, trẻ hơn và thon thả hơn, yêu đời hơn. Đó không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, việc tập thường xuyên còn góp phần phòng tránh được một số bệnh về: sơ mỡ động mạch, cao huyết áp, giảm căng thẳng,…Đó chính là nguyên nhân giúp chúng ta nâng cao nhận thức ý nghĩa giá trị của việc tham gia tập luyện TDTT hàng ngày. Thường xuyên tập luyện TDTT không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng hoạt động các chức phận cơ thể giúp giảm căng thẳng sự lão hóa của các tế bào, giúp ngăn chặn các bệnh lý về béo phì, ung thư. Ngoài ra, tập TDTT rất có lợi cho tim mạch, giúp cho xương rắn chắc. 1.1.3. Các quan điểm, chính sách về phát triển thể dục, thể thao Theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 có nêu việc “phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên” [23].
- 11 Theo Luật Thể dục, Thể thao năm 2018 có nêu việc “phát triển thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21]. Theo Bài báo điện tử của Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương với tựa đề “Phát triển thể dục thể thao quần chúng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh” có nêu “phát triển thể dục thể thao (TDTT) nói chung, TDTT quần chúng nói riêng luôn là chủ trương lớn, là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần phát huy nhân tố con người, xây dựng nguồn lực xã hội. Cùng với mục tiêu tăng cường, bảo vệ sức khỏe cá nhân, cộng đồng và xã hội, TDTT còn là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm thu hút mọi người, tạo nên sự gắn kết và hỗ trợ xã hội hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh” [3]. Theo Quyết định số 1189/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nêu việc “phát triển thể dục, thể thao là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội, là một trong những nhiệm vụ kinh tế - xã hội quan trọng, cần huy động sự tham gia chủ động và tích cực của mọi nguồn lực xã hội” [24]. Theo Bài báo điện tử của Trang Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với tựa đề “Phát triển thể dục thể thao cải thiện tầm vóc con người Việt Nam” có nêu “phát triển thể dục thể thao chính là phát triển các thế hệ người Việt khỏe về thể chất, trong sáng về tâm hồn, góp phần cải thiện tầm vóc, thể lực con người Việt Nam; tạo ra sự gắn kết xã hội giữa các cá nhân với cộng đồng và xã hội; phát triển môi trường sống lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước” [18].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
36 p | 331 | 129
-
Đồ án tốt nghiệp “Hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội”.
87 p | 150 | 44
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam
102 p | 31 | 24
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của viễn thông Thanh Hóa
61 p | 201 | 22
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
39 p | 130 | 20
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phát huy dân ca hò, ví, dặm thu hút du lịch cộng cồng ở Nghệ An
8 p | 189 | 14
-
Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I Hà Nội
72 p | 65 | 7
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh – phòng giao dịch Trường Sơn
88 p | 7 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
70 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
74 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng tiếp công dân tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện CưM’gar tỉnh Đắk Lắk
78 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lăk, Tỉnh Đăk Lăk
74 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
70 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
91 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
81 p | 5 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Đổi mới quản trị văn phòng tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện
83 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn