intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam" nhằm xác định chiều tác động và mức độ tác động của các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM đến TTKT tại Việt Nam; đưa ra kết luận và nêu lên một số hàm ý chính sách nhằm phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng, và góp phần vào TTKT tại Việt Nam nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIỆT DŨNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIỆT DŨNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯ THỊ LAN QUỲNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề án “Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Dư Thị Lan Quỳnh. Dữ liệu được sử dụng nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy./. Tác giả Nguyễn Việt Dũng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, quý Thầy/Cô trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tác giả dành riêng lòng biết ơn sâu sắc vì sự tận tâm, giúp đỡ và hướng dẫn của tiến sĩ Dư Thị Lan Quỳnh trong suốt quá trình tác giả thực hiện đề án. Sau cùng, xin dành lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp và hơn hết là gia đình đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong khoảng thời gian vừa qua. Trân trọng!
  5. iii TÓM TẮT Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Các NHTM đã trở thành trụ cột quan trọng trong cơ sở hạ tầng tài chính của đất nước, đồng thời đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tài chính có mối liên hệ chặt chẽ đến quá trình tăng trưởng GDP (King và Levine, 1993a). Trong bối cảnh này, nhu cầu về việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về cách mà các hoạt động của NHTM có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam là rất cấp thiết. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thách thức của việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững trong tương lai của quốc gia. Tác giả nhận thấy rằng vẫn còn một số khoảng trống trong nghiên cứu về tác động hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế. Đầu tiên, các nghiên cứu thường tập trung vào việc đo lường các yếu tố hiệu quả hoạt động như ROA, ROE, và NIM mà chưa chú ý đến các yếu tố nội tại quan trọng khác của ngân hàng. Thứ hai, tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế chưa được phân tích một cách rõ ràng thông qua các kênh như huy động vốn, phân phối và truyền dẫn vốn của ngân hàng, cũng như yếu tố điều hành chính sách tiền tệ. Cuối cùng, một số biến đo lường được sử dụng trong các nghiên cứu đã bị đánh giá là không mang lại ý nghĩa thống kê. Từ khoảng trống nghiên cứu đã được tác giả nêu ra, đề tài “Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” là cần thiết để bổ sung cơ sở lý luận cũng như bằng chứng thực nghiệm về tác động hiệu quả hoạt động của NHTM đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi 30 NHTM tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022, với các phương pháp định tính và định lượng (hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM, FGLS). Trong nghiên cứu này, tác giả đã nêu các cơ sở lý thuyết về hoạt động của NHTM, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, tăng trưởng kinh tế. Trình bày lý thuyết, nghiên cứu của các tác giả trước về mối quan hệ giữa tài chính – tăng trưởng kinh tế; giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng – tăng trưởng kinh tế. Tác giả đã tìm ra các kênh tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua đo lường các yếu tố hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các nhóm biến có liên quan. Kết quả nghiên cứu
  6. iv bằng phương pháp hồi quy FGLS cho thấy NIM của ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, ROA có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, một số nhóm biến độc lập khác cũng chỉ ra các tác động có ý nghĩa về mặt thống kê đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Kết quả này đồng nhất với các nghiên cứu thực nghiệm khác đã được thực hiện trước đó. Đây là kết luận trọng yếu nhất của nghiên cứu, rằng các ngân hàng hoạt động hiệu quả cũng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Kết quả này của nghiên cứu đã có đóng góp cả về lý luận, thực tiễn. Chính vì vậy, nghiên cứu cho rằng việc cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM theo hướng tích cực giúp góp phần vào phát triển kinh tế, để từ đó nâng cao tính ổn định của hệ thống ngân hàng nói riêng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam nói chung. Tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách dành cho cơ quan quản lý nhà nước, ban điều hành các NTHM, với sự nhấn mạnh vào các khía cạnh: (1) điều hành chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất linh hoạt, thích ứng với các biến động của nền kinh tế; (2) cải thiện chất lượng tài sản có để đóng góp vào tăng trưởng NIM cho vay; (3) Sử dụng hiệu quả nguồn lực nội tại của ngân hàng, giảm thiểu chi phí trong quá trình hoạt động, đóng góp vào công tác giảm mặt bằng lãi suất cho vay giúp kích cầu nền kinh tế. Ngoài ra việc duy trì một nền kinh tế tăng trưởng và bền vững cũng rất quan trọng giúp cho hệ thống ngân hàng được hoạt động ổn định, hiệu quả.
  7. v ABSTRACT 1. Title: Impact of commercial banking performance on economic growth in Vietnam 2. Abstract Over the past decade, Vietnam has witnessed a strong development in the financial and banking sectors. Commercial banks have become important pillars in the country's financial infrastructure, and play a key role in supporting the business and financial activities of businesses and individuals. In addition, the development of financial markets is closely related to the GDP growth process (King and Levine, 1993a). In this context, the need to research and better understand how commercial banks' activities can affect Vietnam's economic development is urgent. This is especially important in the context of the challenge of maintaining stable and sustainable economic growth in the future of the country. In this study, the author has stated the theoretical bases of commercial banks' operations, business performance of commercial banks, and economic growth. Presenting the theories and research of the previous authors on the relationship between finance and economic growth; between the efficiency of banking business activities – economic growth. The author has identified channels of impact on economic growth in Vietnam by measuring the bank's performance factors and related variable groups. The results of the study using the FGLS regression method show that the bank's NIM has a positive impact on economic growth, ROA has the opposite impact on economic growth. In addition, a number of other independent variable groups also pointed to statistically significant impacts on economic growth in Vietnam. This result is consistent with other experimental studies that have been conducted before. This is the most important conclusion of the study, that banks that operate efficiently will also contribute to promoting economic development. This result of the study has contributed both theoretically and practically. Therefore, the study believes that improving the business performance of commercial banks in a positive direction helps to contribute to economic development, thereby improving the stability of the banking system in particular and promoting economic growth in Vietnam in general. The author has proposed a number of policy
  8. vi implications for state management agencies and the executive boards of commercial banks, with an emphasis on the following aspects: (1) managing monetary policy, managing interest rates flexibly, adapting to fluctuations in the economy; (2) improving the quality of assets available to contribute to the NIM ratio; (3) Effectively use the bank's internal resources, minimize costs in the process of operation, contribute to the reduction of lending interest rates to help stimulate the economy. In addition, maintaining a healthy economy and stable growth is also very important to help the banking system operate stably and effectively. 3. Keyword: banking, economic growth, operational efficiency, Vietnam
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt NHTM Ngân hàng thương mại TTKT Tăng trưởng kinh tế CTCP Công ty cổ phần NH Ngân hàng HĐKD Hoạt động kinh doanh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Anh Cụm từ Tiếng Việt GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội ARDL Autoregressive distributed lag Mô hình phân phối trễ tự hồi quy VECM Vector error correction model Mô hình hiệu chỉnh sai số Phương pháp hồi quy tổng quát GMM Generalized method of moments khoảnh khắc Bình phương nhỏ nhất thông OLS Ordinary least squares thường FEM Fixed effects model Mô hình tác động cố định REM Random effects model Mô hình tác động ngẫu nhiên Bình phương tối thiểu tổng quát FGLS Feasible Generalized Least Square khả thi Phương pháp phân tích bao số DEA Data Envelopment Analysis liệu
  10. viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... vii MỤC LỤC .................................................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ................................................................. 3 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 1.4.2 Dữ liệu ....................................................................................................... 3 1.5 Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 4 1.5.1 Đóng góp về mặt lý luận ........................................................................... 4 1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ........................................................................ 4 1.6 Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU.................................................. 7 2.1 Cơ sở lý thuyết hoạt động kinh doanh của NHTM........................................... 7 2.1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM ............................................................ 7 2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ............................................. 8 2.1.3 Các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .......... 11 2.2 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ........................................................... 14 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................. 14 2.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế .................................................................. 16 2.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động NHTM và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................ 17 2.3.1 Mối quan hệ giữa hoạt động của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế ................................................................................................................. 17 2.3.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................ 19 2.4 Lược khảo nghiên cứu .................................................................................... 21 2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước ........................................................................... 21
  11. ix 2.4.2 Nghiên cứu trong nước ............................................................................ 24 2.5 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 26 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 27 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 28 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 28 3.2 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 29 3.3 Mô hình, các biến và dữ liệu .......................................................................... 30 3.3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 30 3.3.2 Biến nghiên cứu....................................................................................... 31 3.3.3 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 35 3.4 Phương pháp ước lượng.................................................................................. 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 39 4.1 Thống kê mô tả các biến ................................................................................. 39 4.2 Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình và đa cộng tuyến ............. 40 4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson .............. 41 4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình ................................................. 42 4.3 Kết quả hồi quy ............................................................................................... 43 4.3.1 Hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM ............................................ 43 4.3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình ................................................................... 44 4.3.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ............................................. 46 4.3.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi ............................................ 46 4.3.5 Hồi quy mô hình FGLS ........................................................................... 47 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 48 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 52 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 52 5.2 Hàm ý chính sách ............................................................................................ 52 5.2.1 Hàm ý chính sách đối với Cơ quan quản lý nhà nước ............................ 52 5.2.2 Hàm ý chính sách đối với ngân hàng thương mại ................................... 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .............................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................i PHỤ LỤC ....................................................................................................................xvi
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng tổng hợp một số lược khảo nghiên cứu có liên quan ............................ 25 Bảng 3.1 Công thức tính toán và kỳ vọng xu hướng tác động của các biến ................. 35 Bảng 3.2 Tổng hợp các biến độc lập, nguồn nghiên cứu liên quan, nguồn thu thập dữ liệu ................................................................................................................................. 36 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến ................................................................................ 39 Bảng 4.2 Ma trận tự tương quan .................................................................................... 41 Bảng 4.3 Bảng chỉ số VIF ............................................................................................. 42 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM ...................................... 43 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định lựa chọn mô hình ..................................... 45 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ....................................... 46 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình FGLS ..................................................................... 47
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngân hàng được xem như huyết mạch của nền kinh tế, với các hoạt động trải rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và đóng vai trò trung gian thiết yếu trong sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế (Ahmed Chowdhury Professor, 2006; Sumon và cộng sự, 2018; Traore và Bourama, 2021). Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, ngành ngân hàng vẫn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nhờ vào đặc thù hoạt động riêng của mình. Đầu tiên, ngành ngân hàng đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển của một nền kinh tế. Theo Mulyadi và Suryanto (2022), Osoro và Osano (2014), Wright (1995) thì ngân hàng không chỉ là nơi huy động và phân phối vốn mà còn là cầu nối quan trọng giữa các nhóm đối tác kinh doanh và cá nhân với thị trường tài chính. Sự hiệu quả trong HĐKD của các ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của chính các ngân hàng này mà còn có tác động sâu rộng đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế cả nước. Thứ hai, việc nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế giúp nhận diện và quản lý các rủi ro tài chính, tăng cường sự ổn định và tin cậy của hệ thống tài chính. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu và những thách thức nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Thông qua nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng những chính sách tài chính hợp lý nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định. Thứ ba, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, việc nghiên cứu này càng trở nên cần thiết. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ và hiệu quả sẽ giúp huy động và phân bổ vốn hiệu quả hơn, giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển. Cuối cùng, đề tài này mang lại không chỉ sự ứng dụng cao trong thực tiễn mà còn là một lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng và hứa hẹn. Nắm vững tác động của hiệu quả kinh doanh ngân hàng đến TTKT sẽ cung cấp thông tin quý giá cho các nhà quản lý, nhà
  14. 2 lãnh đạo chính sách và nhà nghiên cứu trong việc định hình chiến lược và quyết định của mình. Qua nghiên cứu “Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” tác giả sẽ đánh giá tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đến sự TTKT tại Việt Nam thông qua các yếu tố và được đo lường bằng các mô hình định lượng, từ đó cung cấp các bằng chứng thuyết phục so với các nghiên cứu phân tích định tính khác. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022 tại Việt Nam để cập nhật và đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp cho giai đoạn hiện tại. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nhằm nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM đến TTKT tại Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xác định các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và TTKT tại Việt Nam. Thứ hai, xác định chiều tác động và mức độ tác động của các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM đến TTKT tại Việt Nam. Thứ ba, đưa ra kết luận và nêu lên một số hàm ý chính sách nhằm phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng, và góp phần vào TTKT tại Việt Nam nói chung. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để hiện thực được mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đã đề ra trong nghiên cứu này, bài viết cần giải đáp được các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Những yếu tố nào đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và TTKT tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Mức độ tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM đến tăng tưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua các yếu tố đo lường? Câu hỏi 3: Những hàm ý chính sách nào liên quan đến hiệu quả hoạt động của NHTM được gợi ý nhằm góp phần vào TTKT tại Việt Nam.
  15. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM đến TTKT tại Việt Nam. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Dữ liệu về tình hình HĐKD của 30 NHTM tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022; Dữ liệu thứ cấp là các chỉ tiêu đo lường liên quan đến kinh tế, chính sách tiền tệ của Việt Nam, số liệu TTKT (tác giả đo lường bằng tăng trường GDP) của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2022; kỳ quan sát theo năm. 1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả đã thực hiện việc kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể, để giải quyết câu hỏi đầu tiên, tìm ra mô hình thích hợp, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan. Để giải quyết câu hỏi thứ hai, tức là đánh giá tác động của HĐKD ngân hàng đối với TTKT, các phương pháp chủ yếu mà tác giả sử dụng bao gồm thống kê mô tả và mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu từ các bảng số liệu. Để trả lời câu hỏi thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để thảo luận kết quả của các nghiên cứu định lượng, từ đó đề xuất các chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy TTKT thông qua vai trò của ngân hàng. 1.4.2 Dữ liệu Dữ liệu được tác giả thu thập từ các nguồn có nguồn gốc rõ ràng và có độ tin cậy cao. Trong đó, dữ liệu liên quan đến HĐKD của NHTM được tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, từ nền tảng phân tích dữ liệu FiinPro-X (của CTCP FIINGROUP Việt Nam), cũng như dữ liệu về TTKT và các dữ liệu tham khảo khác được tác giả thu thập từ World Bank.
  16. 4 1.5 Đóng góp của đề tài 1.5.1 Đóng góp về mặt lý luận Nghiên cứu này giúp xác định mối quan hệ nhân quả giữa hiệu quả HĐKD của ngân hàng thương mại và TTKT. Bằng cách phân tích các biến số và mối liên kết giữa chúng, nghiên cứu đưa ra những phản hồi chính xác về cách hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, cung cấp thêm về mặt lý luận rằng có tồn tại sự tác động của hiệu quả HĐKD ngân hàng, các yếu tố độc lập khác đến TTKT. Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tỷ lệ tác động của HĐKD ngân hàng đến TTKT. Việc xác định được mức độ ảnh hưởng của ngân hàng thương mại có thể giúp chính phủ và các bên liên quan hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì HĐKD hiệu quả trong hệ thống tài chính. 1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Các kết quả từ nghiên cứu này có thể được sử dụng để cải thiện quản lý và điều hành của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Bằng cách hiểu rõ hơn về cách hoạt động của họ ảnh hưởng đến TTKT, các ngân hàng có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để tối ưu hóa hiệu suất và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Bằng cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu, nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của HĐKD ngân hàng đối với TTKT. Điều này làm cho nghiên cứu trở thành một cơ sở lý luận chặt chẽ và có thể được sử dụng để đề xuất chính sách. Hàm ý chính sách: Nghiên cứu cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định chính sách tài chính và kinh tế của chính phủ. Bằng việc đánh giá tác động của hiệu quả HĐKD của ngân hàng thương mại đến TTKT, nghiên cứu này cung cấp hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo chính trị và chính sách trong việc phát triển và quản lý hệ thống ngân hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc nghiên cứu này áp dụng vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam, một quốc gia có một hệ thống tài chính phát triển và đang trong quá trình TTKT. Việc tìm hiểu cách mà hoạt động của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến TTKT trong ngữ cảnh của Việt Nam cung cấp thông tin quan trọng và có giá trị cho cả lý thuyết và thực tiễn.
  17. 5 1.6 Kết cấu của đề tài Đề tài được triển khai bao gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương này trình bày tổng quan nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Bên cạnh đó, đóng góp của đề tài cũng được trình bày trong chương này. Thông qua đó xác định cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan để tìm hiểu tại Chương 2. Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động ngân hàng, hiệu quả hoạt động ngân hàng, TTKT. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tài chính, ngân hàng với TTKT. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và Việt Nam, tổng hợp các ý kiến rút ra và nêu lên khoảng trốn của các nghiên cứu, làm tiền đề cho phương pháp nghiên cứu đề xuất ở Chương 3. Chương 3: Quy trình và phương pháp nghiên cứu Qua việc xây dựng quy trình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu, dựa trên tính kế thừa các nghiên cứu trước và điều kiện thực tiễn tại nơi chọn mẫu, dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả đề xuất phương pháp ước lượng, lựa chọn các biến và nêu lên giả thuyết đối với từng biến nghiên cứu, làm cơ sở để tính toán, thu thập kết quả và phân tích ở Chương 4. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Dựa trên kết quả thu được, trình bày chi tiết thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa các biến và phân tích kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, các kiểm định liên quan cũng được trình bày để xem xét, lựa chọn biến, mô hình phù hợp, khắc phục các khuyết tật trong mô hình định lượng, làm nền tảng để tác giả đưa ra kết luận và các hàm ý chính sách ở Chương 5. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Tại chương cuối cùng của đề tài, tác giả trình bày kết luận trong quá trình nghiên cứu, cách mà hoạt động của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến TTKT có thể gợi mở một số hàm ý chính sách cho chính phủ, các NHTM với mong muốn góp phần giúp ngành ngân hàng tạo ra các biện pháp hiệu quả hơn để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
  18. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 NTHM không chỉ là nơi lưu trữ tiền mặt mà còn là một cầu nối quan trọng giữa người gửi tiền và người vay tiền. Sự hiệu quả trong hoạt động của NHTM có thể có ảnh hưởng lớn đến TTKT của một quốc gia, bằng cách tác động đến lãi suất, việc đầu tư, tiêu dùng và sản xuất. Nắm bắt được tầm quan trọng của việc hiểu rõ về mối liên kết giữa HĐKD ngân hàng thương mại và TTKT, nghiên cứu này cũng có thể đặt ra những thách thức và cơ hội mới, giúp doanh nghiệp và chính phủ tìm ra các cách tiếp cận mới để tối ưu hóa hiệu quả của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Tác giả hy vọng nghiên cứu không chỉ là một vấn đề lý thuyết mà còn là một vấn đề thực tiễn, có thể được áp dụng để cải thiện HĐKD và chính sách tài chính trong thực tế. Do đó đề tài nghiên cứu “Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” là cần thiết để bổ sung cơ sở lý luận cũng như bằng chứng thực nghiệm về tác động của hiệu quả HĐKD ngân hàng đến TTKT. Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi 30 NHTM tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022, với các phương pháp định tính và định lượng (mô hình hồi quy bình phương bé nhất với dữ liệu bảng). Những đóng góp của nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận, thực nghiệm và thực tiễn.
  19. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết hoạt động kinh doanh của NHTM 2.1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM Sự ra đời và phát triển của NHTM đồng thời phản ánh sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trên nền tảng của sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, NHTM đã trải qua quá trình biến đổi đáng kể. Từ những tổ chức kinh doanh đơn giản và mang tính chất sơ khai ban đầu, NHTM đã phát triển thành những tổ chức hiện đại, những cơ quan tài chính lớn mạnh và đa quốc gia. Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012) thì hoạt động của NHTM được xem như HĐKD. Để tiến hành HĐKD này, các NHTM cần phải có vốn và duy trì sự tự chủ về tài chính. Đặc biệt, mục tiêu tài chính cuối cùng của HĐKD này là đạt được lợi nhuận. Điều này phản ánh xu hướng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực này. Theo quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế của một quá trình, HĐKD của NHTM là biểu hiện của mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, từ đó phản ánh chất lượng của HĐKD đó. Lý thuyết trung gian tài chính của Merton (1985) tập trung vào vai trò của các tổ chức tài chính trung gian, nhấn mạnh vai trò của họ như làm cầu nối giữa lĩnh vực tiết kiệm và lĩnh vực đầu tư trong hệ thống kinh tế. Trong ngữ cảnh cụ thể này, NHTM được xem là một trong những tổ chức tài chính trung gian, thực hiện chức năng huy động vốn từ cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, sau đó chuyển giao vốn này vào việc cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác nhau. Đồng thời, NHTM cũng cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính, tín dụng và thanh toán cho cả tổ chức và cá nhân trong cùng hệ thống kinh tế. Vai trò của NHTM như một trung gian tài chính được biểu diễn qua chức năng chuyển đổi các nguồn tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho cá nhân và tổ chức tham gia vào các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Đồng thời, NHTM còn đóng vai trò quan trọng trong thị trường trái phiếu bởi họ tham gia mua và phát hành trái phiếu do chính phủ phát hành để huy động nguồn vốn cho các dự án công cộng. Vai trò trong lĩnh vực thanh toán của NHTM thể hiện qua việc thực hiện các giao dịch thanh toán tiền giữa các bên mua và bán hàng hóa và dịch vụ thông qua việc phát hành và thanh toán séc cũng như cung cấp hệ thống thanh toán điện tử.
  20. 8 Hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại cũng được nghiên cứu và phát triển dựa trên nhiều lý thuyết mới và cải tiến các lý thuyết cũ, như: - Lý thuyết về Chuyển đổi số trong Ngân hàng (Digital Transformation in Banking): Chuyển đổi số trong ngân hàng không chỉ liên quan đến việc áp dụng công nghệ mới mà còn là việc thay đổi mô hình kinh doanh, văn hóa tổ chức và cách tiếp cận khách hàng (Vial, 2019). - Lý thuyết về Ngân hàng Mở (Open Banking Theory): Ngân hàng mở cho phép các bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của khách hàng thông qua các API (Giao diện lập trình ứng dụng - Application Programming Interface), tạo ra sự cạnh tranh và đổi mới trong ngành ngân hàng (European Banking Authority, 2020). - Lý thuyết về Fintech và Hợp tác Ngân hàng - Công nghệ Tài chính (Fintech and Bank Collaboration Theory): Sự hợp tác giữa các ngân hàng truyền thống và các công ty Fintech nhằm tận dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ tài chính tiên tiến và cải thiện trải nghiệm khách hàng (Philippon, 2016). - Lý thuyết về Ngân hàng Xanh và Bền vững (Green and Sustainable Banking Theory): Các ngân hàng cam kết thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững, đầu tư vào các dự án xanh và giảm thiểu tác động đến môi trường (Weber, 2019). - Lý thuyết về Trí tuệ nhân tạo và Học máy trong Ngân hàng (AI and Machine Learning in Banking Theory): Trí tuệ nhân tạo và học máy được sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng, phát hiện gian lận và quản lý rủi ro tín dụng (Brynjolfsson, 2017). - Lý thuyết về Ngân hàng Không chi nhánh (Branchless Banking Theory): Ngân hàng không chi nhánh tập trung vào việc cung cấp dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số, giảm sự phụ thuộc vào các chi nhánh vật lý (Suri, 2017). 2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Hiệu quả là khả năng đạt được kết quả mong muốn từ các điều kiện ban đầu. Trong bối cảnh của các tổ chức kinh doanh, hiệu quả được đo lường dựa trên khả năng của tổ chức đó trong việc tối ưu hóa doanh số so với chi phí hoạt động (Farrell, 1957). Nói cách khác, tại các tổ chức kinh doanh, hiệu quả thể hiện qua việc kiểm soát tỷ suất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2