intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị" nghiên cứu cơ sở khoa học, thực trạng phát huy vai trò của Phật giáo đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất một số giải pháp và lộ trình để tiếp tục phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN BÁ ĐỊNH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN BÁ ĐỊNH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ THỊ VÂN ANH Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án “Phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Nội dung của Đề án là kết quả của quá trình thu thập thông tin, số liệu, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, báo cáo từ Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia Khu vực Miền Trung, cùng các văn bản quy định liên quan đến nội dung của Đề án. Đảm bảo tính chính xác và khoa học của dữ liệu. Tôi xin cam đoan về tính trung thực của kết quả nghiên cứu và sẽ chịu trách nhiệm nếu có những vi phạm trong quy tắc nghiên cứu khoa học. Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024 Học viên Phan Bá Định
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án “Phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Vân Anh đã hướng dẫn thực hiện Đề án này một cách nhiệt tình và tận tâm. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của Đề án. Học viên mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của quý Thầy, Cô và các nhà khoa học để học viên có được hoàn thiện Đề án của mình trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn!
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa ASXH An sinh xã hội GĐPT Gia đình Phật tử GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nxb Nhà xuất bản
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Một số hình ảnh hoạt động Phật giáo tại huyện Triệu Phong ........ 22 Hình 2.2: Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VII nhiệm kỳ 2021 – 2026....... 23 tại huyện Triệu Phong .................................................................................. 23 Hình 2.3: Một số hoạt động của Gia đình Phật tử huyện Triệu Phong .......... 24 Hình 2.4: Hội nghị thường niên Gia đình Phật tử huyện Triệu Phong........... 24 Hình 2.5: Phật giáo Triệu Phong tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng văn minh đô thị ............................................................ 26
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án............................................................................................... 1 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 6 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn ........................................................... 6 7. Bố cục đề án ............................................................................................................ 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI .................................. 8 1.1. Những khái niệm liên quan đến Đề án .................................................................. 8 1.1.1. Phật giáo ............................................................................................................ 8 1.1.2. An sinh xã hội .................................................................................................. 10 1.1.3. Phật giáo với an sinh xã hội ............................................................................. 12 1.2. Sự cần thiết và vai trò của phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội .......................... 13 1.2.1. Sự cần thiết của phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội................................... 13 1.2.2. Vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội .......................................... 14 1.3. Các chủ thể thực hiện và phát huy vai trò Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội ... 18 1.3.1. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo .......................................................................... 18 1.3.2. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể liên quan ............................. 18 1.3.3. Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp ........................................................... 19 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................................ 21 2.1. Khái quát về hoạt động Phật giáo huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và những tác động của vai trò của phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ............................................................................................... 21 2.1.1. Khái quát về hoạt động Phật giáo huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ............. 21 2.1.2. Những tác động của vai trò của phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .................................................................... 28 2.2. Thực tiễn vai trò Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu
  8. Phong, tỉnh Quảng Trị ............................................................................................... 29 2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật trong đảm bảo an sinh xã hội hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ..................... 29 2.2.2. Tổ chức bộ máy tôn giáo, hoạt động của Phật giáo nhằm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ........................................................ 30 2.2.3. Thực hiện phân công, phối hợp về hoạt động của Phật giáo nhằm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị . .................................... 32 2.2.4. Thực tiễn vai trò của Phật giáo huyện Triệu Phong trong hoạt động Từ thiện - xã hội. ................................................................................................... 33 2.3. Đánh giá kết quả đạt được................................................................................... 36 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được ...................................................... 36 2.3.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra ....................................................................... 40 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CỦA HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ .................................................................... 42 3.1. Quan điểm, định hướng phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .................................................. 42 3.1.1. Quan điểm ....................................................................................................... 42 3.1.2. Định hướng ...................................................................................................... 43 3.2. Giải pháp phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị............................................................................ 44 3.2.1. Xây dựng các mô hình từ thiện điển hình nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội ... 44 3.2.2. Phật giáo tiếp tục được củng cố, trau dồi nghiệp vụ nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội ................................................................................................................. 46 3.2.3. Tập trung huy động nguồn lực nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội ............. 46 3.2.4. Đẩy mạnh công tác phối hợp nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội ........... 47 3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách công tác tôn giáo ở các địa phương nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội .................... 48 3.3. Lộ trình, nguồn lực và phân công thực hiện Đề án .............................................. 49 KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................................... 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 59
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Qua các biến cố của lịch sử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng đứng về bên cạnh dân tộc và cùng nhân dân cả nước trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, tinh thần và truyền thống này của Giáo hội Phật giáo vẫn được tiếp tục phát triển và thể hiện rõ trong công cuộc đổi mới, từng bước phát triển trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Chương trình an sinh xã hội là một sáng kiến được triển khai bởi Nhà nước cùng các tổ chức và lực lượng xã hội, nhằm đảm bảo rằng mọi người dân đều có ít nhất mức thu nhập tối thiểu và có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và thiết yếu như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin. Tại tỉnh Quảng Trị, Phật giáo đã tích cực hưởng ứng và tham gia vào việc đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm sóc cho sự phát triển giáo dục, nguồn nhân lực và sức khỏe của cộng đồng. Ngoài ra, Phật giáo cũng đã đóng góp vào việc xây dựng các gia đình văn hóa và thúc đẩy truyền thống "đền ơn đáp nghĩa", tương thân tương ái. Các cấp Mặt trận trong tỉnh tiếp tục phối hợp nhằm triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên diện rộng trong cộng đồng. Thông qua phong trào này, nhận thức của cán bộ, nhân dân và tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, bao gồm cả các tôn giáo khác, đã có những sự thay đổi đáng kể, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Kết quả là một môi trường văn hóa lành mạnh đã được tạo ra trong cộng đồng, đồng thời giúp duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân. Tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã
  10. 2 hội, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Lãnh đạo huyện mong muốn rằng các chức sắc và đạo tràng Phật giáo, trong vai trò của họ, sẽ tiếp tục định hướng và hướng dẫn các tín đồ thực hiện chặt chẽ các chính sách và quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong các hoạt động tôn giáo. Ngoài ra, họ cũng hy vọng rằng Phật giáo sẽ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời tham gia vào việc xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phong trào "tốt đời đẹp đạo", góp phần quan trọng vào sự phát triển của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày càng giàu có và xinh đẹp. Mặc dù Phật giáo đã đóng góp và phát huy vai trò quan trọng của mình trong công tác an sinh xã hội, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế. Các hoạt động xã hội của Phật giáo được thực hiện đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu vào khía cạnh nhân đạo và từ thiện, nhưng chưa đầy đủ chú trọng đến các chính sách an sinh xã hội khác. Sự kết nối giữa các hoạt động từ thiện của Phật giáo vẫn chưa cao, với các cơ sở Phật giáo địa phương thường thực hiện các hoạt động nhỏ lẻ và tự phát. Trình độ tổ chức của đội ngũ làm công tác bảo trợ xã hội vẫn còn hạn chế và chưa đạt đến mức độ chuyên nghiệp mong muốn. Kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên, nhân viên tại một số cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo nghề của Phật giáo vẫn còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo nghề thường phân tán, quy mô nhỏ, thiếu vốn vật chất và trang thiết bị, dẫn đến việc chỉ tập trung vào việc đào tạo các nghề đơn giản. Trong hoạt động bảo trợ, tiềm năng và các nguồn lực xã hội chưa được huy động cao độ. Đặc biệt, một số cơ sở Phật giáo địa phương còn lúng túng và gặp vướng mắc trong các hoạt động bảo trợ có yếu tố nước ngoài. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do đời sống của tăng ni Phật
  11. 3 giáo còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, thiếu hiểu biết và sự phối hợp không chặt chẽ với chính quyền và các đoàn thể địa phương đã dẫn đến việc một số cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi và khuyết tật bị lợi dụng, gây ra các hoạt động vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo. Chính sách pháp luật về an sinh xã hội cần tiếp tục cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức xã hội, bao gồm Phật giáo, để họ có thể phát huy hết vai trò của mình. Đồng thời, cần tập trung vào các quy định về tiếp nhận và sử dụng nguồn tài trợ từ nước ngoài trong các hoạt động từ thiện, tránh tình trạng các cơ sở Phật giáo gặp khó khăn khi tiếp nhận tài trợ từ nước ngoài. Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Phát huy vai trò của phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu làm đề án tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu Các luận án, luận văn - Nghiên cứu tiến sĩ của Lê Văn Đính (2004) tập trung vào gia đình của Phật tử và vấn đề về việc tập hợp và đoàn kết thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay, dựa trên việc tiến hành khảo sát tại một số tỉnh trong miền Trung. - Luận án tiến sĩ của Hà Ngọc Anh (2018), được thực hiện tại Học viện Hành chính Quốc gia, tập trung vào nghiên cứu về quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý của nhà nước về các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.
  12. 4 - Luận án tiến sĩ của Trần Văn Tình (2019) tại Học viện Hành chính Quốc gia tập trung vào nghiên cứu về quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này đã xây dựng một số cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong khu vực này. Tác giả đã chỉ ra rằng quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bao gồm năm nội dung chính: (1) xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; (2) xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; (3) tuyên truyền, vận động chức sắc và tín đồ; (4) hợp tác quốc tế trong quản lý của nhà nước về tôn giáo; và (5) thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo. - Trong luận văn thạc sĩ "Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong lối sống người Huế hiện nay" (2016), Phạm Thị Xê từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phân tích và đề cập đến những đặc trưng của Phật giáo ở Huế và tác động của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Huế từ quá khứ đến hiện đại. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những vấn đề tiêu cực của Phật giáo Huế trong đời sống tinh thần của cộng đồng người dân Huế. Sách tham khảo - Sách tham khảo: Lịch sử Phật giáo xứ Huế, của tác giả Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm (2006). - Nguyễn Thanh Xuân (2007), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội - Sách chuyên khảo: Nhận thức Phật giáo của tác giả Tịnh Không (2017). - Cuốn sách "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới", biên soạn bởi Andrew Skilton, hay còn được biết đến với tên gọi Đại đức Dharmacari
  13. 5 Sthiramati, được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bởi Tu sĩ Nguyễn Văn Sáu. Xuất bản năm 2012, cuốn sách này mang đến một cái nhìn toàn diện về sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ và các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia châu Á. - Lịch sử Phật giáo thế giới của tác giả Thánh Nghiêm và Tịnh Không (2008). Các bài viết trên tạp chí - Trong bài báo được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 10/2017, Chu Văn Tuấn đã thực hiện một phần đầu tiên của quá trình nhận diện sự biến đổi của Phật giáo ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. - Trong Tạp chí Công tác Tôn giáo số 10/2018, Nguyễn Thị Hồng Vân đã tiến hành phân tích về kết quả triển khai và thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tại tỉnh Quảng Trị theo Nghị định số 59/2012 của Chính phủ ngày 23/7/2012. - Trong bài viết xuất bản trên Tạp chí Lý luận chính trị, Vũ Hoàng Công (2016) đã đề cập và thảo luận về chính sách tôn giáo trong bối cảnh của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. - Trong Tạp chí Quản lý nhà nước, Ngô Văn Trân (2021) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 3.3. Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập xử lý, phân tích giai đoạn 2020 đến 2024 và đưa ra giải pháp đến 2030
  14. 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1.Mục tiêu nghiên cứu Đề án nghiên cứu cơ sở khoa học, thực trạng phát huy vai trò của Phật giáo đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất một số giải pháp và lộ trình để tiếp tục phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội. - Phân tích thực trạng phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất các giải pháp và lộ trình hoàn thiện phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dự án này thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật và lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Tôn giáo trong giai đoạn đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu cùng với việc điều tra và khảo sát địa bàn nghiên cứu. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn - Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
  15. 7 - Nghiên cứu thực trạng phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Nêu quan điểm và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Kết quả của Đề án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo và kinh nghiệm cho các địa phương lân cận trong việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Tôn giáo. 7. Bố cục đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề án gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội Chương 2: Thực trạng phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Chương 3: Quan điểm, giải pháp và lộ trình phát huy vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh xã hội của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
  16. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI 1.1. Những khái niệm liên quan đến Đề án 1.1.1. Phật giáo Phật giáo, một phong trào triết học tôn giáo, bắt đầu nổi lên vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên, tại vùng miền Bắc Ấn Độ, nằm ở phía nam của dãy Himalaya và khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Nepal ngày nay. Nó ra đời trong bối cảnh của sự phản đối chế độ và tư tưởng của đạo Bà La Môn cùng với hệ thống phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt. Triết lý đạo đức nhân sinh sâu sắc của Phật giáo đã trở thành một trong những biểu tượng của phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội trong thời đại Ấn Độ. Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và triết lý tư tưởng của Thích Ca Mâu Ni. Trong tiếng Phạn, Phật được gọi là "Buddha", trong tiếng Hán phiên âm là "Phật đà" và trong tiếng Hán độc âm là "Phật". "Phật" có nghĩa là đấng giác ngộ và giác ngộ cho người khác (giác giả tha). Theo quan điểm của các tín đồ Phật giáo, Phật là bậc thánh nhân thấu suốt mọi lẽ của tạo hóa và có khả năng giải thoát chúng ta khỏi luật luân hồi sinh tử. Theo kinh điển của Phật giáo, Thích Ca Mâu Ni không phải là đức Phật duy nhất, nhưng lại là người đầu tiên giác ngộ và được coi là giáo chủ của Đạo Phật. Mặc dù đã xuất hiện nhiều Đức Phật khác nhau trước và sau này, nhưng chỉ có một người như Đức Phật mới xuất hiện hàng triệu năm một lần. Tương tự như nhiều nhân vật khác trong lịch sử, Thích Ca Mâu Ni đã mang tư tưởng và tinh thần cải cách tích cực, phê phán giáo lý của Bà La Môn, thể
  17. 9 hiện tiếng nói khát vọng tự do và bình đẳng của quần chúng lao động ở Ấn Độ đương thời. Do đó, ngay từ khi ra đời, Phật giáo đã trở nên phổ biến và các tín đồ đã tôn kính và tô điểm thêm cho cuộc đời Đức Phật bằng những truyền thuyết bao phủ lên cái lõi có thật trong lịch sử. Tương tự như các hệ tư tưởng khác, Phật giáo không phải là một hệ tư tưởng chính thống. Sau khi ra đời, Phật giáo đã phát triển hệ thống giáo lý riêng, giống như "nhân" và "lễ" trong Nho giáo, hay "ngũ thường" trong Đạo giáo. Những triết lý riêng của Phật giáo và những giá trị mà nó mang lại đã có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của Phương Đông. Có thể định nghĩa và giải thích Phật giáo từ các góc nhìn khác nhau như sau: - Tôn giáo Phật giáo, được xây dựng bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhằm mục đích mang lại phúc lợi cho chúng sanh và sự tiến bộ của thế giới con người. Mọi người từ mọi nơi có thể áp dụng giáo lý và hướng dẫn của đạo Phật vào cuộc sống của họ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện và ý chí tự do của mỗi người. Phật giáo nhằm hướng dẫn và phát triển con người bằng cách làm cho tâm hồn trở nên trong sạch (qua đạo đức), bình lặng (qua thiền tập) và khai sáng (qua trí tuệ). - Phật giáo là một tôn giáo chủ trương sự thực hành của từng người. Chỉ bản thân chúng ta mới có thể giải quyết các vấn đề tâm linh và đau khổ của mình. Sau khi tự giải thoát, chúng ta có thể giúp người khác theo đuổi con đường đạo bằng lòng từ bi và sự tu dưỡng lòng từ bi đối với họ. - Phật giáo là một triết lý kết hợp lý thuyết và thực hành. Dù chấp nhận sự tồn tại của chúng sanh là chư thiên, nhưng Phật giáo không coi chúng sanh siêu phàm là trọng tâm của tôn giáo. Thay vào đó, đạo Phật khuyến khích con người tu tập những phẩm chất như sỉ nhục và lo âu về lương tâm, để tránh bỏ
  18. 10 hành động bất thiện. Người tránh bỏ hành động ác thì sẽ có phẩm chất của thiên thần và được lòng tin, đạo đức, lòng học hỏi, lòng rộng lượng và trí tuệ. - Phật giáo là một tôn giáo phổ biến trên thế giới, không chủ trương hữu thần và không công nhận sự tồn tại của đấng sáng tạo hay thượng đế quyết định số phận con người. Phật giáo chủ trương về triết lý nhân quả, tuyên bố rằng mọi sự việc của một người đều do chính họ tự tạo ra và phải chịu trách nhiệm. - Phật giáo là một tôn giáo đã gia nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 1 trước Công nguyên. Hiện nay, hệ thống tổ chức Phật giáo ở Việt Nam là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Lịch sử của Việt Nam cho thấy Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đoàn kết của các dân tộc trong ngôi nhà chung là Tổ quốc Việt Nam. Các ngôi chùa là biểu hiện của Phật giáo và tâm linh văn hóa dân tộc. Phật giáo cũng là một tôn giáo hoà bình, không gây ra xung đột, không ủng hộ hành động cực đoan hoặc chia rẽ chủng tộc, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, xây dựng và củng cố quan điểm nhân sinh bình dị và khoan dung của dân tộc. 1.1.2. An sinh xã hội An sinh xã hội (ASXH) là một khái niệm phát triển từ cuối thế kỷ XIX và hiện nay đã lan rộng trên toàn cầu. ASXH là một khái niệm có nội dung đa dạng và ngày càng được hoàn thiện về phạm vi, đối tượng và chức năng. Quan điểm về ASXH của các tổ chức quốc tế cũng đa dạng, với mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới khác nhau. Hiện nay, Xã hội có trách nhiệm toàn diện (ASXH) đã trở thành một khái niệm phức tạp, bao gồm không chỉ các chính sách xã hội của chính phủ mà còn các hoạt động từ thiện của các tổ chức xã hội. Nguyên tắc cơ bản của ASXH là chia sẻ trách nhiệm và thúc đẩy công bằng xã hội, được thể hiện
  19. 11 thông qua nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Có nhiều quan niệm về ASXH, nhưng tổng thể, nó có thể được hiểu như sau: Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), An sinh xã hội (ASXH) đề cập đến việc bảo vệ xã hội cho các thành viên thông qua một loạt các biện pháp công cộng. Mục tiêu là chống lại những khó khăn kinh tế và xã hội gây ra bởi mất thu nhập hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và tử vong. Đồng thời, ASXH đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và trợ cấp cho các gia đình có nhiều con. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh phân phối phúc lợi, bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm cho mọi đối tượng. Theo nghĩa rộng, An sinh xã hội (Social Security) đề cập đến việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của con người. Điều này bao gồm quyền sống trong hoà bình và đáp ứng các nhu cầu sống thiết yếu khi gặp tai nạn, rủi ro, già yếu, bệnh tật, và những tình huống tương tự. Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền rõ ràng khẳng định: "Mọi người, trong vai trò thành viên của xã hội, có quyền được An sinh xã hội và được quyền thực hiện các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế, vì sự phát triển tự do và nhân phẩm của bản thân." Theo nghĩa hẹp, An sinh xã hội nhấn mạnh vào việc đảm bảo thu nhập kinh tế và các điều kiện sống cần thiết cho cá nhân hoặc gia đình trong các tình huống khó khăn về thu nhập, việc làm, thất nghiệp; cũng như cho người già yếu, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người nghèo, người bị thiên tai, địch hoạ và những hoàn cảnh tương tự. Công ước số 102 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thể hiện sự bảo vệ xã hội đối với các thành viên thông qua các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói, bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ y tế và trợ cấp cho các gia đình có trẻ em...
  20. 12 1.1.3. Phật giáo với an sinh xã hội Đạo Phật là một tôn giáo nhập thế “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Toàn bộ triết lý nhân sinh của Phật giáo mang bản chất nhân văn cao cả. Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, bác ái; thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo. Kinh nhà Phật luôn nhắc đến tinh thần vô ngã, vị tha, trách nhiệm cộng đồng. Các giáo lý căn bản của Phật giáo như: Tâm, vô thường, nhân duyên, nhân quả, luân hồi... đều hướng con người đến chí thiện, hòa hợp cá nhân với xã hội, tạo dựng một cuộc sống hài hòa giữa các giai tầng xã hội. Ở Việt Nam, an sinh xã hội được coi là trách nhiệm thường xuyên của cả nhà nước và xã hội toàn bộ. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền an sinh xã hội của người dân. Hệ thống an sinh xã hội toàn dân tại Việt Nam đã phát triển, với các yêu cầu bao gồm bảo đảm việc làm và thu nhập tối thiểu, tham gia bảo hiểm xã hội, và đảm bảo cung cấp hỗ trợ kịp thời cho những người đặc biệt khó khăn như trẻ em khuyết tật, người già có thu nhập thấp, người tàn tật, người nghèo...Đồng thời, việc nâng cao thu nhập và đảm bảo cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân cũng là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính: (1) Chính sách việc làm và giảm nghèo; (2) Chính sách bảo hiểm xã hội; (3) Chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm cả trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất; (4) Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông. Trước đây, Phật giáo chủ yếu tham gia vào các hoạt động nhân đạo và từ thiện, thường là việc quyên góp tiền bạc để hỗ trợ cho những người chịu thiên tai, lũ lụt và những hoàn cảnh khó khăn khác. Tuy nhiên, ngày nay, Phật giáo đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong lĩnh vực an sinh xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1