Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
lượt xem 20
download
Đề án tốt nghiệp nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Khối dân vận cơ sở. Mỗi cán bộ, Đảng viên, thành viên khối nhận thức sâu sắc và không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện công tác dân vận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; gương mẫu, trọng dân, hiểu dân, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong từng năm và cả giai đoạn, đưa nhanh nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN Năm 2016 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của Đảng, Nhà nước và địa phương: Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 20162021; kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Ba Đình, 70 năm thành lập Đảng bộ huyện Nga Sơn và tỉnh Thanh Hoá đang tích cực chuẩn bị tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hoá (22/02/194722/02/2017). Để Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống, dưới sự lãnh đạo của đảng, hệ thống chính trị và nhân dân huyện Nga Sơn đang tích cực đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng nông thôn mới, để huyện sớm trở thành huyện kiểu mẫu, góp phần đưa Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu theo lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng của Đảng, công tác vận động nhân dân (công tác dân vận) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự thành công của mọi cuộc cách mạng. Trong những năm qua, hệ thống dân vận của huyện đã phát huy tốt vai trò, chức năng trong tham mưu ban hành nhiều chủ trương, cơ chế đúng đắn; chỉ đạo hệ thống chính trị làm tốt công tác dân vận và từng bước đổi mới cả về nội dung và phương thức tiến hành; từng bước phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội , xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, Đồng thời, tham mưu, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước , Pháp lệnh 34, các Nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ; thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên nắm chắc tình hình cơ sở, tình hình nhân dân; phối hợp tham mưu giải quyết kịp thời những vướng mắc, bức xúc trong nhân dân; tham mưu chỉ
- 2 đạo nâng cao chất lượng tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể, hội quần chúng. Phối hợp triển khai có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của tỉnh, của huyện đến cơ sở. Phối hợp tham mưu cho cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo nắm bắt tình hình và thực hiện tốt công tác tôn giáo, nhất là các ngày lễ lớn đảm bảo an toàn, đúng luật; giải quyết kịp thời, có hiệu quả các hoạt động phát sinh về tôn giáo. Đẩy mạnh thực hiện: Học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các phong trào thi đua yêu nước nhất là phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Khối Dân vận ở cơ sở trên địa bàn huyện còn gặp phải những khó khăn và bộc lộ những hạn chế về: Nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của một số phong trào, về trình độ, năng lực, tác phong công tác của cán bộ làm công tác dân vận…Việc Khối dân vận cơ sở cần phải khắc phục được những hạn chế, hoạt động ngày càng đạt hiệu quả cao hơn là nhiệm vụ quan trọng, vừa mang tính cấp bách và mang tính lâu dài, tạo tiền đề vững chắc, góp phần thúc đẩy phát triển về mọi mặt của huyện … đáp ứng yêu cầu công tác dân vận trong tình hình mới, thực hiện tốt Nghị quyết 25NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI), cùng với hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong huyện đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành vững chắc, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra, nhất là mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Với vai trò là một đảng viên và là cán bộ làm công tác dân vận của huyện Nga Sơn, là học viên đang theo học chương trình Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tôi chọn nghiên cứu đề án: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” để làm đề án tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 1.2.1. Mục tiêu chung
- 3 Các cấp uỷ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Khối dân vận cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên, thành viên Khối nhận thức sâu sắc và không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện công tác dân vận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; gương mẫu, trọng dân, hiểu dân, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong từng năm và cả giai đoạn, đưa nhanh nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phấn đấu 90% đoàn viên, hội viên trở lên và trên 80% quần chúng tham gia học tập, tiếp thu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; 100% Khối tổ chức các hoạt tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện. Mỗi năm tổ chức tổ chức ít nhất 2 cuộc kiểm tra tại cấp cơ sở và các thôn về thực hiện nhiệm vụ của Khối dân vận. Xây dựng tiêu chí thôn đạt chuẩn “Dân vận khéo” phù hợp với tình hình đơn vị; hằng năm đăng ký xây dựng và có từ 70% thôn trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn thôn "Dân vận khéo". Mỗi năm tổ chức 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận cho 100 thành viên của Khối và Tổ dân vận thôn, xóm, tiểu khu. Co 90% thành ́ viên Khối dân vận là Chu tich MTTQ va Tr ̉ ̣ ̀ ưởng cac tô ch ́ ̉ ức chinh tri xa ́ ̣ ̃ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ở lên. hôi co trinh đô chuyên môn Đai hoc va trung câp ly luân chinh tri tr ̀ ́ Tham mưu, chỉ đạo nâng tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên vào các tổ chức Hội ở từng xã, Thị trấn đến 2020: Đoàn thanh niên đạt 75% trở lên; Công đoàn đạt 90% trở lên; Hội nông dân đạt 95% trở lên; Hội Liên hiệp phụ nữ đạt 90% trở lên; Hội Cựu chiến binh đạt 98% trở lên. 100% khu
- 4 dân cư có chi đoàn, chi hội, tổ chức sinh hoạt thường kỳ theo quy chế và Điều lệ Hội, Đoàn, đạt hiệu quả cao. 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Phân tích rõ thực trạng hoạt động Khối dân vận cơ sở: Về đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy; chất lượng tham mưu thực hiện nhiệm vụ dân vận; hiệu quả, nội dung, phương thức hoạt động của Khối… Xác định rõ yêu cầu đặt ra để nâng cao chất lượng hoạt động của khối Dân vận cơ sở giai đoạn 20172020. Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Khôi Dân vận cơ sở của huyện Nga Sơn giai đoạn 20172020. 1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN 1.4.1. Phạm vi đối tượng Đề án nghiên cứu hoạt động của Khối dân vận cơ sở của huyện Nga Sơn, tập trung vào hoạt động công tác dân vận của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp cơ sở. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Năm 2017 đến năm 2020. PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 2.1.1. Cơ sở lý luận Đề án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận. 2.1.2. Cơ sở pháp lý Đề án được xây dựng trên những căn cứ pháp lý sau: Hướng dẫn liên ngành số 01/HDLBTCDV ngày 25/5/2000 của Ban Dân vận Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phương.
- 5 Quyết định số 290 QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Nghị quyết số 25NQ/TW ngày 03/6/2013 Ban chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Quyết định số 217QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội. Quyết định số 218QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt nam các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền. Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới. Kết luận số 114KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước các cấp. Pháp lệnh số 34/2007/PLUBTVQH11 ngày 06/04/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Nghị định 04/2015/NĐCP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định 60/2013/NĐCP ngày 19/6/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Quyết định 1890QĐ/TU ngày 01/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.
- 6 Nghị quyết số 02NQ/TU ngày 30/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 20152020. 2.1.3. Lý luận về công tác dân vận 2.1.3.1. Quan niệm công tác dân vận của Đảng Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản có tính chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, để đảm bảo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác, xây dựng xã hội mới công bằng, văn minh hơn, cần có hai yếu tố cơ bản: Một là, giai cấp công nhân phải tự tổ chức ra được một chính đảng độc lập; hai là, phải có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Nhưng muốn cho quần chúng hiểu rõ phải làm gì, làm như thế nào và tự giác làm thì “cần tiến hành một công tác lâu dài và kiên nhẫn” Trong bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm dân vận: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người nào, góp thành lưc lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc của Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”. Đồng thời Người cũng chỉ rõ: Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả các cán bộ đoàn thể và tất cả các hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận. Tiêu chuẩn của người cán bộ dân vận theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”. Người khẳng định: Tất cả lợi ích đều vì dân, tất cả quyền hành đều ở nơi dân; sự nghiệp kháng
- 7 chiến, kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân bầu ra; đoàn thể từ trung ương đến xã đều do dân tổ chức nên; công việc kháng chiến, kiến quốc, xây dựng đất nước, xây dựng chính quyền, đoàn thể các cấp là trách nhiệm của dân. Từ đó, Người kết luận: “Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Do vậy, Đảng phải luôn coi trọng và thường xuyên tiến hành công tác dân vận. Xuất phát từ nguyên lý của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể quan niệm: Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ những hoạt động của Đảng, nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và để chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Chủ thể tiến hành công tác dân vận là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đảng không những lãnh đạo hệ thống chính trị tiến hành công tác dân vận, mà còn trực tiếp làm công tác dân vận. Mọi tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở, cấp ủy đảng các cấp, mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải làm công tác dân vận theo chức trách của mình. Lực lượng tham gia công tác dân vận còn có lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các phương tiện truyền thông, những người tiêu biểu có uy tín trong nhân dân. Tóm tại công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đối tượng công tác dân vận của Đảng là các tầng lớp nhân dân. Mục tiêu công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- 8 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Khối dân vận cơ sở (Khối dân vận xã, phường, thị trấn) Hướng dẫn liên ngành số 01/HDLBTCDV ngày 25/5/2000 của Ban Dân vận Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương “Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phương” hướng dẫn như sau: * Về tổ chức bộ máy: Các xã, phường, thị trấn tổ chức Khối Dân vận do đồng chí Phó bí thư thường trực Đảng (hoặc đồng chí Ủy viên thường vụ thường trực Đảng) làm trưởng khối. Thành viên bao gồm các đồng chí: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, trưởng các đoàn thể và hội quần chúng, Thường trực Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. Ở các phường, thị trấn cử thêm đồng chí Trưởng công an tham gia. * Về chức năng và nhiệm vụ của Khối dân vận cơ sở. Phối hợp các thành viên trong Khối để tham mưu với cấp ủy tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận. Theo dõi, kiểm tra tình hình; phản ánh diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất và kiến nghị các vấn đề về công tác dân vận với cấp ủy và cấp trên. Phối hợp các hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân; hướng dẫn tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; giúp cấp ủy xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác dân vận. Thường xuyên giữ mối liên hệ các hoạt động trong Khối, theo dõi tình hình và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, qua đó đề xuất với cấp ủy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương mặt tốt, khắc
- 9 phục thiếu sót, có kế hoạch củng cố tổ chức, bồi dưỡng đào tạo, sử dụng và khen thưởng động viên cán bộ trong khối. Duy trì nền nếp chế độ giao ban khối hàng tháng, quý, năm để tổng hợp tình hình quần chúng; thống nhất kiến nghị với cấp ủy và chính quyền xử lý những vướng mắc trong công tác Mặt trận, đoàn thể. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo với cấp ủy và Ban Dân vận cấp trên theo quy định. 2.1.3.3. Vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận Chủ nghĩa MácLênin khẳng định vị trí, vai trò của nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Ở Việt Nam từ xa xưa các triều đại phong kiến cũng phải thừa nhận sức mạnh, vai trò to lớn của nhân dân. Các triều đại phong kiến Việt Nam ở thời điểm khi đất nước đứng trước sự đe dọa của giặc ngoại xâm, đều phải dựa vào lực lượng nhân dân. Dân là quý nhất: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Lật thuyền mới biết dân như nước” và “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” được coi là thượng sách để giữ nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, kế thừa và phát triển những tinh hoa của triết học phương Đông, phương Tây cũng như những tư tưởng tiến bộ của ông cha ta về nhân dân. Người luôn đánh giá cao vai trò và sức mạnh của nhân dân: Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là “tối thượng”; “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định dân là gốc của nước, của cách mạng: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ việc gì làm cũng không nên”. “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. “Nước lấy dân làm gốc… Gốc có vững
- 10 cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Đánh giá cao vai trò của nhân dân và tầm quan trọng của công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo việc gì cũng thành công”. Đảng cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân và tầm quan trọng của công tác dân vận được thể hiện trong mọi giai đoạn cách mạng. Bước vào sự nghiệp đổi mới tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Đảng ta rút ra bài học đầu tiên, xuyên suất, bao trùm là bài học “lấy dân làm gốc”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng khẳng định: “Sự tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân là cội nguồn của sức mạnh, là cái gốc của mọi thắng lợi, là tài sản quý báu của Đảng”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tổng kết 5 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học thứ hai tiếp tục khẳng định: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới. Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI nhấn mạnh: Tổng kết qúa trình cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chính trị (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã rút ra 5 bài học, trong đó có bài học: Các mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử; toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân; quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ và của Đảng. Công tác dân vận là nhiệm vụ chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng thì một trong những nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay là “tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết
- 11 giữa Đảng với nhân dân”. Theo đó, nghị quyết đưa ra nhiệm vụ cụ thể: “Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Đội ngũ cán bộ đảng viên phải thực sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân… Thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm chuyên trách công tác dân vận” 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI DÂN VẬN CƠ SỞ Ở HUYỆN NGA SƠN TỪ 2011 ĐẾN 2016 2.2.1. Đặc điểm tình hình và tổ chức bộ máy Khối dân vận cơ sở Nga Sơn là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa; phía Bắc giáp với huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, phía Tây giáp huyện Hà Trung và Thị xã Bỉm Sơn, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, phía Đông giáp biển Đông. Toàn huyện có 15.836 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có 9.405 ha đất nông nghiệp, dân số gần 150 nghìn người. Đảng bộ huyện Nga Sơn hiện nay có gần 8.000 đảng viên sinh hoạt tại 54 Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc, trong đó có 26 đơn vị xã và 01 Thị trấn (trong đó có 12 xã có đạo Công giáo) và 27 đảng bộ, chi bộ cơ quan, ngành đóng trên địa bàn. Tại Đảng bộ 27 xã, thị trấn đã chỉ đạo thành lập 27/27 Khối dân vận cơ sở; Trưởng khối Dân vận được cơ cấu là đồng chí Phó Bí thư trực Đảng uỷ; các thành viên bao gồm: Phó Chủ tịch HĐND xã, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Trưởng các Đoàn thể và các hội quần chúng. Tổng số thành viên Khối dân vận cơ sở hiện nay là 323 đồng chí. Trong đó: Nữ: 63 đồng chí. Cán bộ gốc giáo: 23 đồng chí.
- 12 Trình độ chuyên môn: Đại học: 86 đồng chí; Cao đẳng: 13 đồng chí; Trung cấp: 143 đồng chí; Sơ cấp: 5 đồng chí; không có trình độ chuyên môn: 76 đồng chí (chủ yếu là Trưởng các Hội quần chúng). . Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 9 đồng chí; Trung cấp: 247 đồng chí; Sơ cấp: 12 đồng chí; Không có trình độ lý luận chính trị: 55 đồng chí (chủ yếu là Trưởng các Hội quần chúng). Tổ chức giao ban Khối, sơ kết, tổng kết hoạt động định kỳ: 100% đơn vị đã xây dựng được quy chế hoạt động; đa số đơn vị đã tổ chức được sơ kết 6 tháng, tổng kết năm. 2.2.2. Kết quả hoạt động của Khối dân vận trên các lĩnh vực 2.2.2.1. Kết quả tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận Trong 5 năm qua, hệ thống dân vận nói chung và Khối dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn nói riêng đã tích cực tham mưu cho cấp ủy tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên về công tác dân vận, tiêu biểu: Nghị quyết số 25NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới"; Quyết định 290 QĐ/TW của Bộ Chính trị về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Chỉ thị số 16/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Kết luận 114KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước các cấp; Quyết định 217QĐ/TW, Quyết định số 218QĐ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 02NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trịxã hội tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 20162021”, Pháp lệnh 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Khoá XI), Nghị định 04 và Nghị định 60 của Chính phủ về thực hiện dân chủ... Tham mưu ban hành và chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chỉ thị, đề án, chương trình
- 13 hành động, kế hoạch ... của cấp huyện đến cơ sở về thực hiện các chủ trương, chỉ thị của tổ chức đảng cấp trên về công tác dân vận, tiêu biểu: Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ hằng năm; Nghị quyết số 03 NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về “Nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Nga Sơn, giai đoạn 20162020”; Đề án số 03ĐA/HU về “Xây dựng lực lượng cốt cán vùng đồng bào có đạo công giáo trên địa bàn huyện Nga Sơn”; Chỉ thị 29CT/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác xây dựng thôn, xóm đạt chuẩn Nông thôn mới".... Kết quả triển khai các đợt nghiên cứu, học tập, quán triệt các quyết, chỉ thị của Đảng đến cán bộ, đảng viên hằng năm đạt từ 85%90%, trong quần chúng nhân dân đạt từ 70%75%. Trong đó, các hoạt động tuyên truyền phần lớn được thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyên viên, hoạt động của thành viên Khối dân vận, Tổ dân vận; qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội thi và thông qua sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đảng, đoàn thể, họp thôn, xóm, tiểu khu, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Tham mưu nắm tình hình nhân dân, tình hình cơ sở, tình hình tôn giáo thường xuyên và đặc biệt là trong các dịp diễn ra các sự kiện lớn: Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 20152020; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 20162021; Đại hội nhiệm kỳ của MTTQ và các đoàn thể các cấp.... Tham mưu giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh tại cơ sở, không để xảy ra điểm nóng, nổi cộm diễn ra trên địa bàn. Tham mưu cho thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến công tác dân vận. Thông qua việc sơ kết, tổng kết đã kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, đồng thời nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là thực hiện Chỉ thi 03CT/TW của Bộ Chính trị, chủ yếu biểu dương các
- 14 tấm gương quần chúng nhân dân có nhiều thành tích trong phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng cộng đồng dân cư ở địa phương. 2.2.2.2. Kết quả tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chu trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực 2.2.2.2.1. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Thực hiện các chủ trương về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân do các cấp ủy Đảng phát động, Khối dân vận cơ sở đã vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng lớn; vùng thâm canh lúa năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng rau an toàn tập trung; tích cực ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất; cải tạo vùng cói hoang hóa, chuyển đổi vùng cói năng xuất thấp sang trồng lúa và trang trại tổng hợp và trang trại chăn nuôi công nghiệp; sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh doanh dịch vụ... Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển tăng cao; kết quả cụ thể: Tốc độ tăng gia tăng giá trị sản xuất giai đoạn 20112016 ước đạt 13,1%; riêng năm 2016 đạt 13,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,3 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất đạt 106,8 triệu đồng/ha; cơ cấu kinh tế: Nông, lâm thủy sản 36%; công nghiệp, xây dựng 30,7%; dịch vụ 33,3%. 2.2.2.2.2. Vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, hiến đất làm đường giao thông, xây dựng chỉnh trang nhà cửa, tường rào, công trình vệ sinh, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới Phong trào xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền, các ngành quan tâm, đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp và tổ chức chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện và được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao, xác định vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới. Do đó, đã huy động được mọi nguồn lực, tập trung chỉ đạo sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống vật chất và
- 15 tinh thần của nhân dân được nâng lên; bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Để tạo điều kiện có quỹ đất thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún trong quản lý, sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp, BTV Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết 06NQ/HU và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng thực hiện. Chỉ trong thời gian ngắn (gần 4 tháng), toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất. Kết quả, bình quân toàn huyện đã giảm từ 2,5 2,9 thửa/hộ xuống còn 1,53 thửa/hộ (giảm 0,97 1,37 thửa/hộ). Sau dồn đổi ruộng đất có 1.151 ha quỹ đất do UBND xã quản lý, trong đó có 690,35ha đất công ích; 95,5ha đất vắng chủ được quy hoạch thành vùng và giao cho hộ có nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, thông qua việc dồn đổi ruộng đất, nông dân đã hiến đất, góp được 366,77 ha đất để xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng, nhà văn hoá, nghĩa trang nhân dân và các công trình phúc lợi công cộng khác. v Thực hiện Kế hoạch 72KH/HU của BTV Huyện ủy, Khối dân vận cơ sở đã vận động nhân dân tích cực cải tạo vườn tạp có giá trị kinh tế thấp thành vườn có giá trị kinh tế, hàng hóa, để góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đến nay đã cải tạo 90,4 ha vườn tạp có giá trị thu nhập cao như mô hình cây Hồng xiêm, cây Bưởi Diễn, cây Thanh Long, cây dưa hấu … Bên cạnh đó đã vận động nhân dân tự nguyện phá rỡ hàng ngàn mét tường rào, chặt nhiều cây cối có giá trị hiến 7,2 ha đất thổ cư để mở rộng đường giao thông thôn, xóm. Hàng ngàn hộ dân trong huyện đã chủ động xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở, công trình vệ sinh, tường rào, cổng ngõ… với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó đã kêu gọi được dự án đầu tư nâng cấp đường hạ tầng ven biển (vốn ODA) với số vốn đầu tư 11 triệu USD. Đầu tư hơn 100 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 25 công trình thủy lợi, củng cố và nâng cấp 20,13 km đê biển, đê cửa sông; xây dựng Cầu Điền Hộ, Cầu Thắm, đắp đặp Sông Càn để ngăn nước mặn, giữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhựa hóa, bê
- 16 tông hóa 66,81 km đường trục xã; 358,5 km đường liên thôn và đường ngõ xóm; bê tông hóa và cứng hóa 136,87 km đường nội đồng, tỷ lệ đường giao thông được cứng hoá đạt 60,1%. Kiên cố hóa 75,69 km kênh mương nội đồng, tu sửa nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 8.000 ha đất canh tác. Cơ sở vật chất trường học, trạm y tế, công sở được đầu tư xây dựng kiên cố, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay. Xây mới và nâng cấp 241 phòng học, 11 trạm y tế; 12 công sở xã; 8 nhà văn hóa và khu thể thao; 94 nhà văn hóa thôn; 5.444 công trình vệ sinh; 6.846 nhà ở dân cư; xây dựng trung tâm hội nghị của huyện, đường đôi vào sân vận động, xây dựng đền thờ Mai An Tiêm; nhà máy nước sạch với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD, công suất 7.500m3/ngày. Tổng vốn đầu tư cho phát triển từ 20112016 đạt 5.644 tỷ đồng. Đến nay bình quân toàn huyện đạt 15 tiêu chí, 9/26 xã và 57/234 thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 2.2.2.2.3. Phát triển văn hóa xã hội Khối dân vận đã tích tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ban, ngành có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quản lý, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động lễ hội, đám cưới, ma chay… có 95,8% đám cưới và 100% đám tang được thực hiện nếp sống văn minh, theo tinh thần Chỉ thị 27CT/TW của Bộ Chính trị và quyết định 1323/QĐ UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Tổ chức phát động thường xuyên, liên tục các phong trào: “Đoàn kết năng động sáng tạo hiệu quả”; phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” v.v… Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng làng, cơ quan, trường học, công sở, gia đình văn hoá phát triển sâu rộng. Hiện nay có 217/234
- 17 làng, tiểu khu được công nhận làng, tiểu khu văn hoá đạt 92,73%; có 10 xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; có 66/141 cơ quan, trường học được công nhận đạt chuẩn văn hoá đạt tỷ lệ 46,8%. Tổng đầu tư cho cơ sở vật chất văn hoá trên 50 tỷ đồng. Toàn huyện có 213 điểm di tích, trong đó có 43 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Tỷ lệ gia đình văn hoá đến 2014 đạt 83%. Chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hằng năm đạt trên 99%; mỗi năm có gần 1.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp huyện trở lên. Quan tâm đẩy mạnh hoạt động các Trung tâm học tập công đồng có hiệu quả, phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ. Vận động, hướng dẫn nhân dân quan tâm chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; kiểm tra thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; thực hiện tốt kế hoạch tiêm chủng mở rộng. Số cháu trong độ tuổi được tiêm chủng và uống Vitamin A đạt kế hoạch đề ra. Phối hợp vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện xây dựng Trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Kết quả đến nay đã có 12 xã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2. Bệnh viện đa khoa huyện được tỉnh đánh giá là đơn vị trong tốp đầu của tỉnh đã trang bị được một số máy mọc công nghệ cao phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tham mưu thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, đã giải quyết kịp thời các chế độ cho gần 13.000 người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội. Huy động hỗ trợ trên 23 tỷ đồng để xây mới, cải tạo nhà ở cho 2.799 hộ nghèo, người có công khó khăn về nhà ở. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 15.219 lao động, xuất khẩu lao động mỗi năm có trên 200 người; tỷ lệ giảm nghèo hằng năm trên 3%. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 6,54%; hộ cận
- 18 nghèo giảm còn 8,79%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 67%; tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh ước đạt 90%. 2.2.2.2.4. Vận động nhân dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội: Tham mưu cho cấp ủy các cấp chỉ đạo các đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện tốt công tác kiểm tra, duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, xây dựng kế hoạch phòng thủ, kế hoạch chống bạo loạn, trực ngày cao điểm được tăng cường; đảm bảo an toàn tuyết đối cho các sự kiện trọng đại của Đảng, nhà nước và địa phương. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng an ninh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòngan ninh. Đồng thời vận động nhân dân tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vững mạnh an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu bằng việc thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền nâng cao ý thức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Hàng năm hoàn thành xuất sắc công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên, công tác diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, diễn tập phòng thủ, trực sẵn sàng chiến đấu và nhiệm vụ tuyển quân. Chủ động nắm chắc tình hình cơ sở, xử lý có hiệu quả các tình huống phát sinh tại cơ sở, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Tham mưu chỉ đạo xây dựng mô hình “Doanh nhân với an ninh trật tự”, phong trào “khu dân cư an toàn về an ninh trật tự”, “khu dân cư không có tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh. Công tác phòng chống, trấn áp các tội phạm được đề cao, góp phần thực hiện các mục tiêu và giải pháp trong chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, chương trình hành động phòng chống ma túy. Công tác tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông với khẩu hiệu: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” được nhân dân đồng tình hưởng ứng và hăng hái tham gia. Hằng năm tổ chức diền
- 19 đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” đảm bảo chất lượng, thông qua diễn đàn lực lượng công an và hệ thống dân vận đã tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho công tác nắm tinh hình và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Xây dựng mô hình điểm "Xứ đạo bình yên gia đình văn hoá"; giải quyết kịp thời các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không để xảy ra điểm nóng. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả mô hình "Quỹ doanh nhân với an ninh trật tự" gắn với phát triển kinh tế hộ. Tình hình an ninh chính trị ổn định trên tất cả các tuyến, không có vụ việc đột xuất, bất ngờ xảy ra. Lực lượng công an liên tục mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, không để xảy ra tội phạm có tổ chức, các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, số đề, ma tuý,....được kiềm chế. 100% xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Tham mưu, tham gia thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp, không có trường hợp nào oan sai hay bỏ lọt tội phạm; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết dứt điểm các ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền, không có đơn thư tồn đọng vượt cấp kéo dài. 2.2.2.3. Tham mưu, thực hiện xây dựng Đảng, Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh Tham mưu triển khai, quán triệt tuyên truyền đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của đảng các cấp cho cán bộ, đảng viên; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, nhất là đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03CT/TW của Bộ chính trị (khóa XI) và Chỉ thị 05 CT/TW của Bộ chính trị (Khóa XII) gắn với thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI và Khóa XII) về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cở sở Đảng; thực hiện công tác quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ. Thực hiện luân chuyển hàng chục cán bộ lãnh đạo quản lý từ huyện đi cơ
- 20 sở làm Bí thư hoặc Phó bí thư trực Đảng, Phó Bí thư Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Thị trấn; luân chuyển ngang đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ; điều động, luân chuyển một số cán bộ công chức chuyên môn cấp cơ sở ở các lĩnh vực như kế toán ngân sách, địa chính, tư pháp... tạo động lực rèn luyện, phấn đấu cho cán bộ trên các cương vị, lĩnh vực công tác mới để đào tạo nguồn cán bộ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Công tác quản lý đảng viên đảm bảo chất lượng và từng bước được nâng lên; bình quân mỗi năm kết nạp được trên 200 đảng viên; số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ngày càng tăng, không cóởtor chcứ cơ sở đảng yếu kém. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng ; hằng năm hoàn thành 100% chương trình công tác kiểm tra giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại tố cáo và ý kiến trong Đảng; quan tâm thực hiện tốt việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xử lý thi hành kỷ luật các tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định của Đảng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (Khóa XI và XII). Hệ thống dân vận được củng cố và đổi mới phương pháp công tác, luôn nắm bắt kịp thời tình hình cơ sở, tình hình tôn giáo, tâm tư nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; thực hiện tốt các chương trình phối hợp với các ngành và lực lượng vũ trang; tham mưu thực hiện đảm bảo chính sách hậu phương quân đội. Tích cực tham mưu thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh 34 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI, Nghị định 04/2015/NĐCP và Nghị định 60/2013/NĐCP của Chính phủ. Tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo chính quyền cơ sở tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác tiếp dân đã đi vào nề nếp; lề lối, phương pháp công tác của cán bộ có nhiều chuyển biến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp "Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay"
35 p | 1105 | 512
-
LUẬN VĂN: "Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex"
102 p | 254 | 67
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: "Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây"
62 p | 268 | 63
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: "Nâng cao công tác QTNS tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội"
56 p | 185 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
90 p | 184 | 54
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
49 p | 133 | 20
-
Đề án tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
44 p | 83 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ logistics tại Công ty TNHH SkyPac Aviation
122 p | 8 | 5
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát- tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
46 p | 63 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bình Chánh - Phòng giao dịch Quận 1
78 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên thế hệ Z tại Công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam
95 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha
116 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường trung học cơ sở tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
79 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng tiếp công dân tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện CưM’gar tỉnh Đắk Lắk
78 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều
69 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Chăm sóc người cao tuổi tại Công ty TNHH bTaskee
106 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn