Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát- tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
lượt xem 3
download
Đề án với nội dung trên cơ sở thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và những yêu cầu bức thiết đặt ra đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát giai đoạn 2016 – 2020, đề án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát. Nâng độ che phủ rừng từ 61,18% năm 2015 lên 63% vào năm 2020 nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh, quốc phòng miền tây Thanh Hóa..
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát- tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN Rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân và sự sống của con người. Thấy rõ vai trò, vị trí của rừng, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc bảo vệ (BV) và phát triển rừng (PTR). Nhờ có đường lối, chủ trương đúng đắn, kịp thời và những nỗ lực cố gắng của các Bộ, ngành địa phương … mà độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên đáng khích lệ, từ 28% năm 1990 tăng lên 40,84 % năm 2015 Mường Lát là huyện nằm ở vùng biên giới Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 250 km đường bộ. Có vị trí đặc thù là giáp danh chủ yếu với nước bạn Lào (102 km đường biên giới), giáp tỉnh tỉnh Sơn La và giáp huyện Quan Hoá; với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 81.461,44 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 70.497,18ha; đất nông nghiệp và các loại đất khác là 10.964,26 ha; diện tích có rừng 49.845,87 ha chiếm 61,18%, diện tích chưa có rừng là 20.651,31 ha chiếm 25,35% tổng diện tích tự nhiên; gồm 8 xã và 1 thị trấn, có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Nhân dân trên địa bàn chủ yếu làm nông nghiệp nhưng diện tích lúa nước ít, do đó chủ yếu canh tác trên nương rẫy là chính. Tình hình tài nguyên rừng trên địa bàn phần lớn là rừng tái sinh sau nương rẫy, rừng Le và Tre nứa; có một số ít rừng gỗ có trữ lượng được quy hoạch là rừng phòng hộ, đặc dụng đã giao cho các chủ rừng tập thể như Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng và các Đồn biên phòng. Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã có sự quan tâm của Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở, các chủ rừng và nhân dân, do đó ý thức về công tác bảo vệ và phát triển rừng đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên trong những năm qua rừng ở Mường Lát cũng đang đứng trước thực trạng bị tàn phá nặng nề, nhiều khu rừng đầu nguồn bị chặt phá để lấy gỗ, canh tác nương rẫy, nguy cơ diện tích rừng bị thu hẹp,cháy rừng trên địa bàn vẫn luôn tiềm ẩn và ở mức độ cao.
- 2 Nhằm bảo vệ tốt những khu rừng có nguy cơ bị tàn phá, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), các đơn vị chuyên môn, các chủ rừng Nhà nước trên địa bàn toàn huyện đã triển khai nhiều biện pháp, đưa nhiều các dự án lâm nghiệp vào triển khai thực hiện nhằm khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng Mường Lát cả về quy mô và chất lượng rừng. Là một cán bộ đang công tác trong nghành Lâm nghiệp, đã được đào tạo, bồi dưỡng và được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý rừng trên đị bàn huyện Mường Lát. Với chức năng, nhiệm vụ Quản lý, bảo vệ rừng và tham mưu cho Huyện trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Sau khi được học tập chương trình lý luận chính trị tôi tự thấy có trách nhiệm phải có đề án tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Mường Lát, chính vì vậy tôi chọn thực hiện đề án “ Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020” để làm đề án tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và những yêu cầu bức thiết đặt ra đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát giai đoạn 2016 – 2020, đề án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát. Nâng độ che phủ rừng từ 61,18% năm 2015 lên 63% vào năm 2020 nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh, quốc phòng miền tây Thanh Hóa. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu sau: + Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có 49.845,47 ha, nâng cao chất lượng rừng thông qua các biện pháp quản lý, bảo vệ và biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
- 3 + Trồng mới trên đất trống 17.189 ha/ tổng diện tích đất không có rừng là 20.651,31 ha. + Trồng rừng trên diện tích khai thác trắng 5.900 ha + Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 7.375 ha + Hạn chế thấp nhất nạn cháy rừng đến năm 2020 giảm thiểu tối đa số vụ cháy do nguyên nhân chủ quan gây ra. + Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 1.493 ha + Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, đặc biệt là nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đối với các cơ quan đơn vị và cán bộ làm công tác lâm nghiệp trên phạm vi toàn huyện. 1.3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Phân tích rõ thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Mường Lát, làm rõ những vấn đề đặt ra về hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng hiện nay trên địa bàn toàn huyện. Xác định các yêu cầu của công tác bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2016 – 2020 của huyện. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng của huyện trong giai đoạn 2016 – 2020. 1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN 1.4.1. Phạm vi đối tượng Đề án nghiên cứu về công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn huyện Mường Lát, tập trung vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện với trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Năm 2016 – 2020
- 4 Phần 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 2.1.1. Cơ sở lý luận Đề án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Bảo vệ và phát triển rừng. 2.1.2. Cơ sở pháp lý Đề án được xây dựng trên những căn cứ pháp lý sau: Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Mường Lát lần thứ V. Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐTTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định 147/2007/QĐTTg ngày 10/09/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015; sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 66/2011/QĐTTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- 5 Nghị quyết số 30a/2008/NQCP ngày 27/12/2008 của Chính Phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định số 57/QĐTTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 20112020; Quyết định số 07/2012/QĐTTg, ngày 08/02/2012 Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng Quyết định số 24/2012/QĐTTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 2020 Quyết định số 17/2015/QĐTTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính ủ về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng phòng hộ . ph Quyết định số 2755/2007/QĐUBND ngày 12/9/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 đến 2015; Quyết định số 1467/QĐUBND ngày 11/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt mức hỗ trợ đầu tư lâm sinh Dự án 661, thuộc Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết số 20/2011/NQHĐND ngày 17/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 20112020; Quyết định số 4364/QĐUBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112020; Kế hoạch số 26/KHUBND ngày 16/4/2012 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Thanh Hoá theo Quyết định số 07/2012/QĐTTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- 6 Quyết định số 4359/QĐ UBND ngày 9/12/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát đến năm 2020. 2.1.3. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ và phát triển rừng 2.1.3.1. Khái niệm về rừng Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. 2.1.3.2.Vai trò của rừng đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Chúng ta biết rằng, rừng là quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia làm 3 loại: Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái; Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích bảo tồn thiên tai, bảo tồn nguồn gen động thực vật, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh…; Rừng sản xuất với mục đích sản xuất kinh doanh gỗ, làm đặc sản rừng … ; Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu, cảnh quan. Rừng có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong phát triển kinh tế xã hội, rừng cung cấp gỗ tre, nứa và nhiều loại lâm sản. Từ gỗ làm nhà, củi để đun, đũa ăn cơm và tăm dùng sau bữa ăn…. đều là sản phẩm từ rừng. Ngoài ra rừng còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, gỗ tạp, nứa làm bột giấy, gỗ ép, nhựa thông, nhựa bồ đề để chế biến thành hương, tinh dầu đều lấy từ rừng.
- 7 Bên cạnh đó, đất rừng còn là đối tượng sản xuất, nhân dân miền núi đều dựa vào đất rừng để sản xuất lương thực đảm bảo đời sống, rừng vừa là đối tượng sản xuất, vừa là nơi bảo vệ môi trường sống. Người ta ví rừng như một trái tim điều hòa máu, như một lá phổi, một nhà máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ. Không có rừng con người không thể sống bình thường được. Trải qua các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập Đảng và từ cách mạng tháng 8 – 1945 với sự ra đời Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng và Bác Hồ kính yêu luôn khẳng định vị trí tầm quan trọng của rừng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nhấn mạnh: “Rừng là tồn vong của đất nước”. Đối với huyện Mường Lát diện tích rừng và đồi núi chiếm trên 86,5% diện tích tự nhiên của huyện. Rừng Mường Lát là rừng đầu nguồn sông Mã, có chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, điều hòa nguồn nước, phòng chống lũ lụt, nơi cung cấp gỗ, cũi cho nhu cầu dân dụng trên địa bàn huyện, các loại lâm sản khác như tre, nứa làm nan thanh cho các khu vực khác trong tỉnh. Rừng Mường Lát vừa có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, vừa là điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, chăn nuôi với nhiều loại sản phẩm như : Lát hoa, Xoan ta, Luồng, chăn nuôi trâu, bò, Dê, ….và kết hợp trồng cây nông nghiệp đảm bảo đời sống cho đồng bào. Điều này khẳng định, Mường Lát không thể ổn định và phát triển được nếu không quan tâm và làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Bài học thực tế cho thấy, một số nông, lâm trường trước đây chỉ vì nghĩ tới lợi ích trước mắt đã phá đi nhiều cánh rừng làm mất cân bằng sinh
- 8 thái dẫn tới sản xuất kém phát triển, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn… Thấy rõ tầm quan trọng của rừng, Đảng bộ huyện Mường Lát đã có riêng một Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ và phát triển rừng, coi đó là tiền đề ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mới đây công trình thủy điện Trung Sơn đã được khởi công xây dựng trên lưu vực đầu nguồn sông Mã. Điều này đã và đang mở ra cho huyện Mường Lát một khả năng mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi lên. Để nhà máy phát huy hết công suất góp phần ổn định nguồn điện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc bảo vệ và phát triển rừng càng trở nên quan trọng, vì không còn rừng sẽ không giữ được nguồn nước, nhà máy thủy điện sẽ không phát huy được tác dụng. Hơn nữa không có rừng sẽ dẫn đến tình trạng xói mòn, rửa trôi tăng lên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuổi thọ của các công trình thủy lợi, thủy điện. Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Mường Lát là một nhiệm vụ quan trọng mà Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và nhân dân đặt niềm tin vào Mường Lát trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đặc biệt là trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng – một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và lâu dài của huyện Mường Lát. Từ chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về về công tác bảo vệ và phát triển rừng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát đã và đang ra sức phấn đấu xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng trên địa bàn toàn huyện, tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mường Lát lần thứ V đã nêu rõ: “ Về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng vào năm 2020 đạt trên 63%.” 2.1.3.3. Công tác bảo vệ và phát triển rừng Bảo vệ và phát triển rừng là một vấn đề toàn, cầu cấp bách không chỉ riêng với nước ta mà cả thế giới phải quan tâm. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành, trong
- 9 đó Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt. Hoạt động bảo vệ rừng phải kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài và đặc biệt phải gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng; Chủ rừng phải chịu trách nhiệm chính trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao; nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở, huy động cả hệ thống chính trị tham gia quản lý bảo vệ rừng; Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát và tuyên truyền cho các tổ chức và cá nhân thực thi theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách vẫn đang phát huy có hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách phù hợp với chủ trương đổi mới quản lý hiện nay và thông lệ quốc tế, đặc biệt là chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, hướng tới cấp xã và cộng đồng thôn bản; Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế, để bảo đảm mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN MƯỜNG LÁT. 2.2.1. Hệ thống tổ chức Lâm nghiệp huyện Mường Lát Ở cấp huyện có: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 06 người Hạt Kiểm Lâm Mường Lát có 18 người 05 Đồn Biên phòng Ở các xã và thị trấn: Mỗi xã và thị trấn có 01 cán bộ Địa chính Lâm nghiệp Các chủ rừng Nhà nước có: Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát biên chế 14 người. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
- 10 + Ban quản lý rừng phòng hộ Mường Lát, trước đây là Lâm trường Mường Lát. Từ năm 2007 trở về trước chủ yếu chỉ tập trung khai thác theo kế hoạch được giao và bảo vệ rừng là chính, chưa chú trọng khâu trồng rừng, nay đã chuyển sang quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là chính, kết hợp kinh doanh khác như dịch vụ vật tư, tìm vốn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất lâm nghệp, sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng… Do sắp xếp, đổi mới từ Lâm trường thành Ban quản lý rừng phòng hộ nên hiện nay lực lượng của Ban quản lý rừng phòng hộ ít, chỉ biên chế có 14 cán bộ, công nhân viên nhưng diện tích quản lý 3.907ha rừng, địa bàn hoạt động lại rất phức tạp, đường xá đi lại khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. + Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, quản lý trên 20 ngàn ha trên địa bàn 2 huyện là Quan Hóa và Mường Lát, riêng quản lý rừng ở Mường Lát là 4.410,7 ha rừng đặc dụng. 2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng và năng suất lao động còn thấp, lao động phổ thông đơn thuần còn chiếm đại bộ phận. Lực lượng lao động có chuyên môn và trình độ quản lý còn thiếu nhiều. Lao động qua đào tạo có chuyên môn kỹ thuật còn thấp so với vùng và tỉnh chỉ chiếm 9% lao động, trong đó có trình độ từ cao đẳng trở lên dưới 2%. Trình độ văn hoá của lao động trong độ tuổi: đã tốt nghiệp tiểu học 39%, tốt nghiệp trung học cơ sở 37%, trung học phổ thông 15%. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 75 – 80%. 2.2.3. Thực trạng về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn 5 năm qua. 2.2.3.1. Những kết quả đạt được: Trong 5 năm qua công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR ở địa phương đã có nhiều chuyển biến, song vẫn còn chưa thực sự triệt để. Cụ thể như chính quyền các địa phương cơ sở đã phần nào nâng cao được vai trò, trách nhiệm về quản lý, điều hành trong công tác
- 11 BVR PCCCR. Thành lập được 09 Ban chỉ đạo (BCĐ) của 8 xã, 1 thị trấn và 6 chủ rừng nhà nước (nay là BCĐ về kế hoạch BV và PTR), duy trì hoạt động của 89 tổ đội BVR PCCCR ở các thôn bản, thành lập được 09 tổ đội xung kích BVR PCCCR. Hàng năm các BCĐ, tổ đội BVR được kiện toàn lại, có quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ, địa bàn, chỉ đạo đến từng thành viên. Tổ chức xây dựng, thực hiện được quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Biên phòng. Tổ chức phối hợp tốt công tác tuyên truyền công tác bảo vệ rừng, PCCCR giữa Kiểm lâm, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên Cộng sản Mồ Chí Minh, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo. Nhìn chung công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVR PCCCR đã có nhiều chuyển biến cả về phương pháp và cách thức tổ chức tuyên truyền, nội dung phong phú có trọng tâm. Qua đó nhận thức về công tác bảo vệ rừng, PCCCR của nhân dân từng bước được nâng lên. Về đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, PCCCR trong 5 năm qua đã được quan tâm hơn như đã xây dựng được quỹ BVR của huyện và 9 xã, thị trấn. Tổ chức xây dựng một số hình thức đầu tư có hiệu quả như cấp phát tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền, tổ chức diễn tập PCCCR, xây dựng đường băng trắng, xây dựng bảng tin, biển báo cấm lửa, mua sắm máy móc, công dụng cụ chữa cháy rừng … 2.2.3.2. Những việc chưa làm được: Việc đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, PCCCR đã có nhưng còn thấp nên chưa phát huy hết được tác dụng và hiệu quả. Nguồn đầu tư chủ yếu là của tỉnh (Chi cục Kiểm lâm), điều kiện địa phương còn khó khăn nên chưa đầu tư được nhiều vào công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã được triển khai rộng rãi, nội dung, phương pháp đa dạng, phong phú, tuy nhiên nhận thức của một bộ phận dân cư còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau; trình độ dân trí thấp, công tác bảo vệ rừng, PCCCR chưa gắn liền với quyền lợi của nhân dân.
- 12 Công tác lãnh chỉ đạo của chính quyền một số cơ sở có lúc chưa đồng bộ và chủ động. Sự phối hợp của các ngành các cấp, tổ chức chính trị xã hội và các chủ rừng chưa chằt chẽ, ý thức trách nhiệm chưa cao. Trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, như làm nương rẫy trái phép, vi phạm khi đốt nương rẫy, đốt nương rẫy gây cháy rừng, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chưa có các phương tiện kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng. 2.2.3.3. Tình hình cháy rừng trong những năm qua: Mặc dù công tác b ảo v ệ r ừng, PCCCR đã đượ c quan tâm, chú trọng, song trên địa bàn huyện hàng năm vẫn xảy ra cháy rừng, cháy thực bì, đặc biệt đầu năm 2010 đã xảy ra tới 6 vụ (Trong đó có 3 vụ cháy từ nước bạn Lào sang); năm 2013 xảy ra 03 vụ cháy thực bì tại xã Mường Chanh, Tam Chung, Mường Lý. Địa bàn huyện Mường Lát được BCĐ tỉnh xác định là vùng trọng điểm, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Khi xảy ra cháy có khả năng phát triển nhanh và lan tràn ra diện rộng. Cháy rừng xảy ra không những thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tình hình an ninh rừng. 2.2.3.4. Nguyên nhân: * Về khách quan: Trên địa bàn toàn huyện, tài nguyên rừng chủ yếu là rừng tre nứa, Le và thảm thực vật lau, cây bụi nên rất dễ cháy. Về địa hình đồi núi dốc, đường đi lại khó khăn, xa dân cư nên việc kiểm tra, phát hiện và huy động lực lượng chữa cháy khó khăn. Tập quán canh tác nương rẫy của nhân dân là chủ yếu, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, còn nhiều người không biết chữ, thậm chí chưa nói được tiếng phổ thông nên công tác tuyên truyền có nơi kết quả chưa cao.
- 13 Huyện Mường Lát là 1 trong 62 huyện nghèo trong cả nước nên việc đầu tư kinh phí cho công tác PCCCR gặp nhiều khó khăn. * Về chủ quan: Ý thức của một bộ phận nhân dân sử dụng lửa trong rừng và ven rừng để sản xuất nương rẫy còn chủ quan, canh tác nương rẫy không theo vùng quy hoạch, trong khi đốt nương rẫy chưa chấp hành các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR, không tổ chức canh gác trong khi đốt, đốt vào thời điểm nắng nóng, gió to. Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác quản lý bảo vệ rừng và cơ sở chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là ở cấp xã. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền cơ sở, đặc biệt là một số BCĐ xã còn chưa kiên quyết và kịp thời, việc kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên, công tác đấu tranh phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm về bảo vệ rừng, PCCCR có lúc chưa kịp thời, triệt để. 2.2.3.5. Tình hình vi phạm pháp luật về rừng Trong 5 năm qua các vụ vi phạm lâm luật ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng phá rừng phòng hộ trái pháp luật để canh tác nươ ng rẫy vẫn thườ ng xuyên xảy ra trên diện tích rừng của các chủ rừng Nhà nướ c, gây khó khăn cho việc thực thi nhi ệm v ụ c ủa các đơ n vị chủ rừng; hàng năm Hạt kiểm lâm Mườ ng Lát đã tiếp nhận và phối hợp với chính quyền địa phươ ng các xã, thị trấn xử lý hàng chục vụ phá rừng để canh tác nươ ng rẫy, cụ thể: Năm 2011 xử lý 15 vụ, với diện tích 1,89 ha; năm 2012 xử lý 8 vụ, với diện tích 1,32 ha; năm 2013 xử lý 14 vụ, với di ện tích thiệt hại 2,5 ha; năm 2014 xử lý 15 vụ, với diện tích thiệt hại 2,4 ha; năm 2015 xử lý 13 vụ, với diện tích thiệt hại là 2,2 ha. Do tài nguyên rừng trên địa bàn cạn kiệt, chủ yếu là rừng tre nứa, le, nên ít xảy ra các vụ khai thác lâm sản trái phép với khối lượ ng lớn, nhưng hàng năm vẫn xảy ra các vụ khai thác gỗ trái phép nhỏ, lẻ.
- 14 2.2.3.6. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ vi phạm lâm luật. Do tập quán canh tác của ngườ i dân địa phươ ng chủ yếu là phát nươ ng làm rẫy, du canh, trình độ canh tác còn lạc hậu, ý thức chấp hành pháp luật về rừng của một số hộ dân còn kém, đặ c biệt có hộ còn cố tình chống đối lực lượ ng chức năng khi thi hành nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng và xử lý vi phạm về r ừng. Việc xử lý vi phạm của chính quyền địa phươ ng các xã, thị trấn chưa thực sự tri ệt để, xử phạt vi phạm hành chính đố i vớ i các trườ ng hợp vi phạm ở m ức quá thấp so với quy đị nh của pháp luật nên chưa đủ sức răn đe. Lực lượ ng bảo vệ rừng của ch ủ rừng Nhà nướ c như Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng ít trong khi di ện tích rừng lại lớn, đị a hình đồ i núi cao, đườ ng xá đi lại khó khăn, hiểm trở nên có phần hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ r ừng. 2.2.4. Th ực tr ạng v ề công tác phát triển rừng trên địa bàn 5 năm qua. Bảng 2.1: Hiện trạng rừng và Đất lâm nghiệp huyện Mường Lát Đvt: ha Loại đất loại rừng Cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Diện tích tự nhiên 81.461,44 Diện tích đất quy hoạch lâm 70.497,18 4.410,70 31.408,24 34.678,24 nghiệp A. Đất có rừng 49.845,87 3.785,22 21.985,29 24.075,36 I. Rừng tự nhiên 41.757,49 3.785,22 20.993,06 16.979,20 1. Rừng gỗ 18.836,37 2.018,20 9.871,92 6.946,25 Giàu 1.510,73 373,28 1.124,12 13,33 Trung bình 3.465,14 466,65 2.321,95 676,54 Nghèo 7.269,10 573,20 2.652,80 4.043,10 Phục hồi 6.591,40 605,07 3.773,05 2.213,28 2. Rừng tre nứa 19.350,11 1.280,66 9.129,99 8.939,45 Tre luồng Nứa 3.299,15 970,10 1.411,43 917,62 Vầu
- 15 Lồ ô Tre nứa khác 16.050,96 310,56 7.718,57 8.021,83 3. Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa 3.571,01 486,36 1.991,15 1.093,50 Gỗ là chính 3.571,01 486,36 1.991,15 1.093,50 Tre nứa là chính II. Rừng trồng 8.088,38 992,23 7.096,15 1. RT có trữ lượng 1.242,44 51,90 1.190,54 2. RT chưa có trữ lượng 5.977,09 860,40 5.116,69 ( chưa thành từng) 3. RT là tre luồng 634,25 35,42 598,82 4. RT là cây đặc sản 234,60 44,51 190,10 B. Đất chưa có rừng 20.651,31 625,48 9.422,95 10.602,88 1. Nương rẫy (LN) 9.381,10 2.821,58 6.559,52 2. Không có gỗ tái sinh (Ia,Ib) 8.740,16 620,55 5.433,61 2.686,00 3. Có gỗ tái sinh (Ic) 1.996,98 4,93 923,28 1.068,77 4. Núi đá không có rừng 533,08 244,48 288,60 Đất khác(nông nghiệp, thổ 10.964,26 cư,..) ̉ ́ ̣ ́ ơ câu diên tich 3 loai r Qua bang sô liêu trên cho thây, c ́ ̣ ́ ̣ ưng c ̀ ủa huyện: Đặc dụng 4.410,70 ha (chiếm 6,3%), phong hô 31.408,24 ha (chi ̀ ̣ ếm 44,5%) ̉ va 34.678,24 ha san xuât (chi ̀ ́ ếm 49,2%) la t ̀ ương đôi h ́ ợp ly, v ́ ưa phat huy ̀ ́ ̉ ̣ phat triên kinh tê lâm nghiêp, đông th ́ ́ ̀ ơi phát huy có hi ̀ ệu quả phòng hộ đầu nguồn sông Mã, bảo tồn nguồn gen, đa dang sinh hoc. ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ực thi kêt qua công tac quan ly s Bên canh măt tich c ̀ ́ ̉ ́ ̉ ́ ử dung đât lâm ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ̣ ử dung đât lâm nghiêp nghiêp cua huyên vân con nhiêu bât câp, nhât la viêc s ̃ ̀ ̣ ́ ̣ để canh tác nương rẫy còn phổ biến, chiếm 45% diện tích đất trống quy hoạch lâm nghiệp. 2.2.4.1. Kết quả đạt được trong công tác phát triển rừng. Tổng diện tích trồng mới rừng từ 2011 đến 2015 là 8.088,38 ha, trong đó: Trồng mới rừng sản xuất 7.096,15 ha, trồng mới rừng phòng hộ 992,23 ha
- 16 Đầu tư bảo vệ rừng phòng hộ bằng nguồn vốn ngân sách trung ương với diện tích 14.534,5 ha. Trong đó: Ban quản lý rừng phòng hộ Mường Lát là 2.172,5 ha Đồn Biên phòng Tam Chung là 1.097 ha Đồn Biên phòng Tén Tằn là 1.748 ha Đồn Biên phòng Quang chiểu là 2.456 ha Đồn Biên phòng Pù Nhi là 711 ha Đồn Biên phòng Trung Lý là 436 ha Ủy ban Nhân dân huyện Mường Lát 5.914 ha Chính phủ hỗ trợ cho các hộ dân tham gia trồng rừng từ năm 2012 đến 2015 là 12.000 tấn gạo để trồng rừng thay thế nương rẫy. 2.2.4.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong công tác phát triển rừng. * Về hạn chế Việc giao đất giao rừng phục vụ cho công tác phát triển rừng đã cơ bản hoàn thành song còn chậm nên chưa phát huy được hiệu quả, mặt khác kết quả giao đất, giao rừng còn nhiều sai sót về ranh giới, diện tích, thậm chí sai vị trí giữa bản đồ và thực địa, điều này gây khó khăn cho việc triển khai trồng rừng đối với các Ban quản lý dự án trồng rừng trên địa bàn huyện. Nhiều hộ dân nhận rừng, đất rừng để bảo vệ, trồng rừng song chưa phát huy được tinh thần làm chủ, lơ là trong công tác bảo vệ, không muốn trồng rừng mà muốn dành quỹ đất cho sản xuất lương thực. Trong toàn huyện, sản lượng lương thực trong những năm vừa qua tăng có một phần do lấn chiếm đất rừng mở rộng diện tích phát triển theo chiều rộng, không vững chắc. Kết quả trồng rừng tập trung còn manh mún về diện tích, cơ cấu cây trồng chưa được xác định hợp lý, chất lượng cây giống của một số Ban quản lý chưa đảm bảo.
- 17 Việc chăm sóc, bảo vệ rừng sau trồng của nhiều hộ gia đình không được quan tâm đúng mức nên chất lượng rừng không đạt yêu cầu, rừng bị gia súc phá hoại nhiều, thực bì lấn át cây trồng chính vì vậy rừng phát triển chậm. Trong quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở cấp xã chưa đủ mạnh để tham mưu cho huyện trong việc quy hoạch, nắm tình hình rừng, mỗi xã chỉ có 01 cán bộ địa chính lâm nghiệp, chức năng tham mưu cho chủ tịch xã về bảo vệ và phát triển rừng của lực lượng này còn thiếu và yếu. Cơ sở vật chất đầu tư cho phát triển rừng còn thiếu và yếu, diện tích trồng rừng hàng năm lớn nhưng trên địa bàn chỉ có 02 vườn ươm giống cây lâm nghiệp với quy mô nhỏ nên hàng năm cây giống phục vụ trồng rừng chủ yếu vẫn phải nhập từ các huyện khác; chưa được đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển cây giống, vật tư phục vụ trồng rừng. Vốn của Nhà nước đầu tư cho nghề rừng nói chung, phát triển rừng nói riêng còn nhiều bất cập so với yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng còn dàn trải, phân tán, suất đầu tư thấp chưa thực sự thu hút, khuyến khích người dân làm nghề rừng. * Nguyên nhân của sự tồn tại trên là: Về chủ quan: Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng phải bảo vệ và phát triển rừng chưa được sâu rộng, chưa liên tục, còn mang tính thời vụ. Đời sống nhân dân trên địa bàn hết sức khó khăn, đời sống chủ yếu dựa vào rừng, khai thác lâm sản để bán, phát nương làm rẫy để sản xuất lương thực do diện tích ruông nước ít. Nhiều người biết phá rừng làm nương rẫy, khai thác trái phép là vi phạm pháp luật, song vì nhu cầu cuộc sống, vì mức đầu tư cho trồng rừng thấp, không đảm bảo đời sống nên họ không có cách lựa chọn khác.
- 18 Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành tuy đã có sự đổi mới nhưng vẫn còn tình trạng phát động chiến dịch, nặng về chiều rộng, bề nổi, chưa đảm bảo các hình thức chỉ đạo chiều sâu, liên tục, bền vững, đồng bộ, tiêu chí phù hợp với tính chất của nghề rừng. Vai trò nòng cốt của các dự án chưa rõ, các chủ dự án mới chỉ chú ý hoàn thành kế hoạch sản xuất, tài chính mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng. Người nhận bảo vệ, trồng rừng vẫn nhận thức trồng và bảo vệ rừng thuê cho Nhà nước, chưa quan tâm đến kết quả cuối cùng là sản phẩm trồng rừng, bảo vệ rừng. Công tác chỉ đạo các dự án trồng rừng hàng năm chất lượng chưa cao, đầu tư chưa thỏa đáng, còn quan tâm về số lượng hơn chất lượng, quản lý chương trình, dự án còn lõng lẽo, hiệu quả thấp. Về khách quan: Mường Lát là huyện cực tây của tỉnh Thanh Hóa, chịu ảnh hưởng nhiều do điều kiện tự nhiên như: hạn hán, sương muối, gió lào, lũ ống, lũ quét, tình hình giao thông khó khăn, cách trở, mặt bằng dân trí thấp, tập quán du canh, du cư, phát rừng làm nương rẫy, đời sống người dân nơi đây còn hết sức khó khăn, là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên gới, nơi chưa có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bản thân nghề rừng đạt hiệu quả chưa cao. 2.2.5. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát đên năm 2020 ́ 2.2.5.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ̣ Quy hoach sử dung đât lâm nghiêp huy ̣ ́ ̣ ện Mường Lát đên năm 2020 ́ cơ bản ôn đinh theo k ̉ ̣ ết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng ban hành kèm theo Quyết định số 2755/2007/QĐUBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, cụ thể: Bang 2.2: Quy hoach s ̉ ̣ ử dung đât lâm nghiêp theo đ ̣ ́ ̣ ơn vi hanh ̣ ̀ chinh ́ Công ̣ Đăc dung ̣ ̣ Phong hô ̀ ̣ San xuât ̉ ́ TT Tên xa, thi trân ̃ ̣ ́ (ha) (ha) (ha) (ha)
- 19 1 Mường Chanh 5.419,34 4.433,66 985,68 2 Mường Lý 6.709,21 0,00 6.709,21 3 Nhi Sơn 2.530,42 807,21 1.723,21 4 Pù Nhi 6.766,38 3.811,39 2.954,99 5 Quang Chiểu 9.213,74 6.232,26 2.981,48 6 Tam Chung 11.225,78 5.872,85 5.352,93 7 Tén Tần 10.272,83 4.725,37 5.547,46 8 Thị Trấn 857,69 0,00 857,69 9 Trung Lý 17.501,79 4.410,70 5.525,50 7.565,59 Tổng cộng 70.497,18 4.410,70 31.408,24 34.678,24 2.2.5.2. Các chỉ tiêu nhiêm vu ch ̣ ̣ ủ yếu Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát đên năm 2020 ́ * Chỉ tiêu nhiệm vụ lâm sinh Bảng 2.3: Chỉ tiêu nhiêm vu lâm sinh b ̣ ̣ ảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát đên năm 2020 ́ Phân theo 3 loại rừng T Đơn vị Tổng Đặc Hạng mục Phòng Sản T tính Cộng dụn hộ xuất g (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Bảo vệ rừng Ha 52.052 3.790 25.519 22.742 Rừng tự nhiên Ha 41.596 3.790 22.717 15.089 Rừng trồng Ha 13.401 2.803 10.598 2 Phát triển rừng 2. Trông r ̀ ưng̀ Ha 30.464 300 8.255 21.909 1 Trồng rừng mới trên đất trống Ha 17.189 300 8.255 8.634 Trong đó: + Trồng rừng gỗ lớn Ha 6.183 300 8.255 6.183 Trồng rừng trên diện tích khai Ha 5.900 5.900 thác trắng rừng trồng Trong đó: Trồng rừng gỗ lớn Ha 5.900 5.900 Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt Ha 7.375 7.375
- 20 + Trồng rừng gỗ lớn Ha 5.614 5.614 Trồng Cao su trên đất lâm + Ha 1.761 1.761 nghiệp 2. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên Ha 1.493 325 1.168 2 2. Phat triên lâm san ngoai gô ́ ̉ ̉ ̀ ̃ Ha 595 595 3 3 Quy hoạch nương rẫy (LN) Ha 1.680 1.680 4 Khai thác rừng Gỗ rừng trồng m3 412.952 412.952 Gỗ rừng tự nhiên m3 16.940 16.940 1.000 Luồng 3.125 3.125 cây Lâm sản khác Tấn 904 904 5 Rừng giống, vườn giống Ha 30 30 1.000 6 Trồng cây phân tán 147 147 cây Phát triển cơ sở hạ tầng lâm 7 sinh Cắm mốc ranh giới 3 loại rừng Mốc 283 38 245 Bảng tin tuyên truyền Cái 36 5 31 Đường lâm nghiệp Km 50 50 Đường băng cản lửa Km 77 77 Quy hoạch trồng rừng của huyện đến năm 2020 chủ yếu trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc 17.189 ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 7.375 ha (chủ yếu rừng Le ) để thay thế bằng rừng trồng cây gỗ mang lại giá trị kinh tế cao, bảo vệ tốt môi trường sinh thái; quy hoạch phát triển cao su 1.761 ha trên cơ sở kết quả Quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp huyện Mường Lát, giai đoạn 2015 – 2020. * Độ che phủ rừng Trên cơ sở cac chi tiêu nhiêm vu chu yêu quy ho ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ạch bảo vệ và phát triển rừng đên năm 2020, d ́ ự kiên đ ́ ộ che phủ rừng tương ứng cua huyên ̉ ̣ Mường Lát đến năm 2020 là 63%: 2.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp "Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay"
35 p | 1105 | 512
-
Báo cáo tốt nghiệp "Nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước"
24 p | 937 | 402
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ''Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu công nghiệp Bắc Hà Nội.''
91 p | 957 | 282
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Web game Benthuonghai.com
83 p | 550 | 236
-
LUẬN VĂN: "Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex"
102 p | 253 | 67
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: "Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây"
62 p | 267 | 63
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: "Nâng cao công tác QTNS tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội"
56 p | 185 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty thiết bị - Machinco
64 p | 245 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
90 p | 183 | 54
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020
52 p | 104 | 23
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của viễn thông Thanh Hóa
61 p | 199 | 22
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
49 p | 133 | 20
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
39 p | 129 | 20
-
Đề án tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
44 p | 82 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Đại Thành
136 p | 12 | 8
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu năng mạng chuyển tiếp đa chặng bảo mật dạng cụm với các thuật toán chọn đường
75 p | 12 | 3
-
Đề án tốt nghiệp: Hệ thống và hệ thống quản lý sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp
24 p | 84 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn