Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
lượt xem 0
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Nâng cao chất lượng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030" nhằm phân tích thực trạng viên chức tại các TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. HCM, chỉ ra ƣu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân hạn chế; Đề xuất giải pháp, xác định các nguồn lực và lộ trình thực hiện nhằm nâng cao chất lƣợng viên chức tại các TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH CẨM MAU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2024 – 2030 ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH CẨM MAU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2024 – 2030 ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: Tiến sĩ Nguyễn Thị Phƣơng Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Nâng cao chất lƣợng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tôi xin cam đoan là không có sự sao chép từ ngƣời khác. Nếu có sự gian lận nào trong nội dung bài viết của tôi, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và độ trung thực về đề tài này.
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc đề án này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Ban Quản lý đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tâm và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để có thể hoàn thành chƣơng trình học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Phƣơng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Tôi xin gửi lời cám ơn đến lãnh đạo và công chức của Phòng Y tế huyện Bình Chánh, lãnh đạo và viên chức Trung tâm y tế huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết cũng nhƣ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế liên quan đến đề án. Tôi xin gửi lời cám ơn đến tập thể lớp cao học HC27.N4 - Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề án, nhƣng do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, những ngƣời quan tâm tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề án đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Huỳnh Cẩm Mau
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 01 TYT Trạm Y tế 02 TTYT Trung tâm Y tế 03 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lƣợng biên chế và số lƣợng viên chức có mặt tại các Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2019 - 2023 ......... 28 Bảng 2.2. Cơ cấu giới tính viên chức Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh ........................................................................................... 29 Bảng 2.3. Cơ cấu về độ tuổi viên chức Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh ........................................................................................... 30 Bảng 2.4. Cơ cấu viên chức Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh theo chức danh nghề nghiệp ....................................................... 31 Bảng 2.5. Cơ cấu viên chức Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh theo vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý .......................................... 32 Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ............................................ 33 Bảng 2.7. So sánh số lƣợng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh có trình độ chuyên môn vƣợt so với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp năm 2023 ........................................................................... 33 Bảng 2.8. Trình độ lý luận chính trị ........................................................ 34 Bảng 2.9. Kết quả xếp loại viên chức Trạm y tế xã, thị trấn hàng năm . 37
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 6 MỤC LỤC ......................................................................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề án .................................................... 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ....................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC TRẠM Y TẾ ............................................................................................ 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm viên chức ......................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm viên chức tại các Trạm y tế ............................................. 8 1.1.3. Khái niệm chất lượng viên chức ..................................................... 10 1.1.4. Khái niệm chất lượng viên chức tại các Trạm y tế ......................... 13 1.2. Vai trò của viên chức tại các Trạm y tế ................................................ 14 1.2.1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật ............................. 14 1.2.2. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản ............................................................................................. 15 1.2.3. Thực hiện vai trò Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn 16 1.2.4. Thực hiện các hoạt động phối hợp ................................................. 16 1.2.5. Thực hiện các hoạt động nội bộ ..................................................... 16
- 1.3. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng viên chức tại các Trạm y tế .................... 17 1.4. Các yếu tố tác động đến chất lƣợng viên chức tại các Trạm y tế ......... 21 1.4.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến viên chức tại các Trạm y tế .............. 21 1.4.2. Công tác tuyển dụng viên chức tại các Trạm y tế .......................... 22 1.4.3. Công tác sử dụng viên chức tại các Trạm y tế ............................... 22 1.4.4. Động cơ làm việc của viên chức ..................................................... 24 Tiểu kết Chƣơng 1 ....................................................................................... 25 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................... 26 2.1. Khái quát về hệ thống y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 26 2.2. Khái quát về viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................... 28 2.2.1. Về số lượng ..................................................................................... 28 2.2.2. Về cơ cấu......................................................................................... 29 2.3. Phân tích thực trạng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 32 2.3.1. Về trình độ, kỹ năng ........................................................................ 32 2.3.2. Về kỹ năng, nghiệp vụ ngành y ....................................................... 35 2.3.3. Về phẩm chất chính trị .................................................................... 36 2.3.4. Về đạo đức nghề nghiệp.................................................................. 36 2.3.5. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ ........................................................ 37 2.4. Đánh giá chất lƣợng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 39 2.4.1. Ưu điểm ........................................................................................... 39 2.4.2. Tồn tại hạn chế ............................................................................... 40
- 2.4.2. Nguyên nhân hạn chế...................................................................... 40 Tiểu kết Chƣơng 2 ....................................................................................... 43 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........... 44 GIAI ĐOẠN 2024 – 2030” ............................................................................. 44 3.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh .......................... 44 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng viên chức tại Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 45 3.2.1. Nâng cao chất lượng viên chức hiện có của Trạm y tế .................. 45 3.2.2. Thực hiện hiệu quả công tác tuyển dụng viên chức tại Trạm y tế .. 49 3.2.3. Cải thiện, nâng cao chế độ phúc lợi, cơ hội phát triển nghề nghiệp cho viên chức làm việc tại các Trạm y tế.................................................. 50 3.3. Tổ chức triển khai thực hiện đề án........................................................ 52 3.3.1. Phân công triển khai thực hiện ....................................................... 52 3.3.2. Nguồn kinh phí thực hiện ................................................................ 53 3.3.3. Lộ trình thực hiện đề án.................................................................. 53 Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 57 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 60
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Mạng lƣới y tế nƣớc ta gồm 03 tuyến là tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở. Trong đó tuyến tế cơ sở bao gồm y tế cấp huyện và y tế cấp xã. Y tế cấp xã cụ thể là TYT cấp xã luôn giữ vai trò, vị trí là tuyến y tế trực tiếp, gần dân nhất, là nền tảng, là xƣơng sống trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Song thực tế cho thấy nguồn nhân lực tập trung vào tuyến y tế này còn nhiều hạn chế, nhất là đối với nhân lực tại các TYT xã. Đánh giá đƣợc thực trạng trên, Chiến lƣợc quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ đã khẳng định mục tiêu “Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở” [7], hƣớng đến thực hiện định hƣớng “Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực y tế cơ sở với số lƣợng, cơ cấu phù hợp, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, có chính sách tiền lƣơng, phụ cấp, chế độ đãi ngộ tƣơng xứng… Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở… Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở…” [1] của Ban Bí thƣ tại Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25 tháng 10 năm 2023 về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. TYT cấp xã là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc TTYT cấp huyện, đƣợc xem là lá chắn đầu tiên, “ngƣời gác cổng” trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhân lực y tế làm việc tại TYT là viên chức. Chất lƣợng viên chức TYT là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TYT. Vì thế nâng cao chất lƣợng viên chức tại TYT nói riêng và toàn ngành y tế nói chung là nhiệm vụ cấp thiết của ngành y tế.
- 2 Bình Chánh là một trong năm huyện ngoại thành của TP.HCM, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 hecta, dân số tính đến tháng 01 năm 2024 là 804.476 ngƣời. Huyện Bình Chánh có tốc độ gia tăng dân số nhanh do nhập cƣ, tốc độ đô thị hóa nhanh nên các thiết chế xã hội đáp ứng cho nhu cầu đời sống của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, trong có các vấn đề về y tế. Là địa phƣơng có tình hình dịch bệnh phức tạp, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, các TYT đã phát huy rõ nét vai trò chăm sóc sức khỏe nhân dân từ ban đầu, thực hiện khá tốt công tác y tế dự phòng từ cơ sở. Song từ đó đã phát hiện những hạn chế lớn của hệ thống y tế xã, nhất là vấn đề về nhân lực. Hiện nay trên địa bàn huyện có 16 TYT xã, thị trấn với 123 viên chức phục vụ cho 804.476 ngƣời dân. Có thể thấy đội ngũ viên chức y tế trên xét về số lƣợng là rất hạn chế so với dân số. Đồng thời, trình độ năng lực của một bộ phận viên chức còn tồn tại một số hạn chế nhất định về kỹ năng nghề nghiệp; tính linh hoạt, chuyên nghiệp chƣa cao, không đáp ứng yêu cầu phục vụ ngƣời dân trong tình hình mới. Điều này đặt ra yêu cầu chính quyền địa phƣơng cần tập trung xây dựng đƣợc một đội ngũ viên chức TYT không những đủ về số lƣợng và còn phải không ngừng nâng cao chất lƣợng. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lƣợng viên chức tại TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030” để nghiên cứu làm đề án tốt nghiệp cao học chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề về quản lý viên chức, nâng cao chất lƣợng viên chức nói chung và viên chức y tế nói riêng giai đoạn hiện nay là nội dung đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thực hiện, hƣớng đến đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân, phục vụ nhân dân theo hƣớng chuyên nghiệp, hiệu quả. Thực tế đã có nhiều công trình nghiên
- 3 cứu của nhiều tác giả đƣợc công bố liên quan đến vấn đề này dƣới các góc độ khác nhau nhƣ sau: Các công trình nghiên cứu về quản lý viên chức: - Trần Anh Tuấn với bài viết “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc (2010), tác giả đã phân tích tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức, từ đó đề ra yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ viên chức hiện nay và phƣơng hƣớng đổi mới cơ chế quản lý viên chức phù hợp nhằm phục vụ ngƣời dân và cộng đồng ngày một tốt hơn. - Trần Huyền Li với bài viết “Xây dựng đội ngũ viên chức đáp ứng khung năng lực cho vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập” đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nƣớc (2022), tác giả tập trung làm rõ những yêu cầu và giải pháp nâng cao năng lực hoàn thiện đội ngũ viên chức trong đơn vị nghiệp công lập hiện nay. Các công trình nghiên cứu về quản lý viên chức ngành y tế: tác giả Lâm Đình Tuấn Hải với bài viết “Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực y tế dự phòng” đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nƣớc (2020), tác giả đã đƣa ra những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của nguồn nhân lực y tế dự phòng hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ này mà then chốt là công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Tình hình trên cho thấy, các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý, nâng cao chất lƣợng viên chức nói chung và viên chức ngành y tế nói riêng. Tuy nhiên đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề “Nâng cao chất lƣợng viên chức tại TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030”. Vì vậy, việc
- 4 chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với viên chức ngành y tế tại cơ sở. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề án - Đối tƣợng nghiên cứu của đề án là: Chất lƣợng viên chức làm việc tại các TYT xã, thị trấn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: các TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP.HCM. + Về thời gian: đánh giá thực trạng từ năm 2019 đến năm 2023; đề xuất phƣơng án đến năm 2030. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án - Mục tiêu của đề án: Đề ra giải pháp, lộ trình, tổ chức thực hiện giải pháp nâng cao chất lƣợng viên chức tại các TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh. - Nhiệm vụ của đề án bao gồm: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lƣợng viên chức tại TYT cấp xã. + Phân tích thực trạng viên chức tại các TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. HCM, chỉ ra ƣu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân hạn chế. + Đề xuất giải pháp, xác định các nguồn lực và lộ trình thực hiện nhằm nâng cao chất lƣợng viên chức tại các TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. HCM. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu: kết hợp nhiều phƣơng pháp, chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: thu thập, nghiên cứu, tổng hợp và phân loại các thông tin đƣợc thu thập từ sách báo, báo cáo khoa học, báo cáo
- 5 hoạt động, tổng kết thực tiễn và các tài liệu khoa học có liên quan đến viên chức TYT trên địa bàn huyện Bình Chánh. 6. Hiệu quả và lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn - Hiệu quả ứng dụng của đề án: đề án đề xuất các giải pháp đáp ứng tính khả thi và hợp pháp khi ứng dụng trên thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu của đề án khi đƣợc ứng dụng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng viên chức tại các TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. HCM. - Lợi ích trong thực tế của đề án: nếu nhận đƣợc sự đồng thuận từ chính quyền địa phƣơng trong thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng viên chức tại các TYT mà đề án đã đề xuất, sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng viên chức TYT, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân ngay từ bƣớc đầu tại các TYT xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. HCM.
- 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI TRẠM Y TẾ CẤP XÃ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm viên chức Viên chức là khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới dùng để chỉ những ngƣời làm việc trong khu vực công. Tuy nhiên, tùy theo đặc thù của mỗi quốc gia mà viên chức đƣợc hiểu theo các nội hàm khác nhau. Ở Việt Nam, khái niệm viên chức đã sớm xuất hiện và ngày càng đƣợc hoàn thiện. Hiến pháp năm 1992 đã xuất hiện thuật ngữ viên chức (Điều 8), tuy nhiên tại thời điểm này, “cán bộ, công chức, viên chức” chƣa có sự phân biệt rõ ràng, là từ cụm từ chỉ chung nhân lực làm việc trong khu vực nhà nƣớc. Các văn sau đó nhƣ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 cũng chƣa có một khái niệm cụ thể để chỉ “viên chức”. Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc đã nêu “Viên chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đƣợc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật” (Điều 2). Giai đoạn này, phạm vi và đối tƣợng của thuật ngữ “viên chức” đã đƣợc thu hẹp lại hơn so với trƣớc nhƣng vẫn gồm cả khu vực sự nghiệp và tổ
- 7 chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Vấn đề cán bộ, công chức, viên chức cũng chƣa xác định đƣợc. Luật Cán bộ, công chức năm 2008, đội ngũ “viên chức” đã đƣợc tách ra khỏi đội ngũ “cán bộ, công chức”, đây là một bƣớc cải cách mạnh mẽ đối với chế độ công vụ trong lịch sử hơn 60 năm của nền công vụ nƣớc ta, tạo điều kiện tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách của đội ngũ viên chức và các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, Quốc hội đã ban hành Luật Viên chức năm 2010 để điều chỉnh đối với đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là bƣớc tiến, mang tính cách mạng về cải cách chế độ công vụ, viên chức, thể chế hoá quan điểm, đƣờng lối của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 (đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Luật Cán bộ, công chức và viên chức năm 2019): “Viên chức là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” Từ khái niệm này có thể thấy, viên chức có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, viên chức phải là công dân Việt Nam. Thứ hai, viên chức phải là ngƣời đƣợc đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm. Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức 2010: “Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tƣơng ứng, là căn cứ xác định số lƣợng ngƣời làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Đồng thời, Điều 20 Luật Viên chức năm 2010 quy định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng nhƣ sau: “Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào
- 8 nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập”. Thứ ba, nơi làm việc của viên chức là việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Điều 9 Luật Viên chức 2010: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nƣớc.” Thứ tư, viên chức làm việc theo Hợp đồng làm việc. Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010 định nghĩa “Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc ngƣời đƣợc tuyển dụng làm viên chức với ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên”. Hợp đồng làm việc có hiệu lực cho đến khi chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc đủ tuổi nghỉ hƣu theo quy định của Bộ luật Lao động. Thứ năm, lƣơng của viên chức đƣợc nhận từ quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.2. Khái niệm viên chức tại các Trạm y tế TYT xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là TYT xã) là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TTYT huyện), đƣợc thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã [5]. TYT xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã. TYT xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ [3]. Hiện nay, Chính phủ quy định “ngƣời làm việc tại TYT xã là viên chức” [5], song khái niệm viên chức tại các TYT chƣa đƣợc quy định cụ thể. Trong phạm vi Đề án, tác giả định nghĩa nhƣ sau:
- 9 “Viên chức tại các TYT là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, nằm trong tổng số ngƣời làm việc của TTYT cấp huyện, làm theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của TTYT cấp huyện theo quy định của pháp luật”. Bên cạnh những đặc điểm chung của viên chức, viên chức TYT có những đặc điểm sau: Thứ nhất, vị trí việc làm tại TYT xã đa dạng, theo quy định hiện hành gồm: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý có 02 vị trí là Trƣởng TYT và Phó Trƣởng TYT; Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp y tế có 07 vị trí là Bác sĩ/ Bác sĩ y học dự phòng (hạng III), Y tế công cộng (hạng III), Y sĩ (Hạng IV), Dƣợc hạng IV, Điều dƣỡng hạng IV, Hộ sinh hạng IV, Dân số viên hạng IV. Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lƣợng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại TYT xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lƣợng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có TYT [4]. Thứ hai, định mức số lƣợng viên chức của TYT xã là 05 ngƣời làm việc/TYT xã. Tuy nhiên số lƣợng nhân sự tại TYT xã có thể điều chỉnh căn cứ vào các yếu tố sau [4]: - Điều chỉnh theo dân số: + Đối với TYT xã ở vùng I và vùng II trên 6.000 dân, nếu tăng từ 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 1 ngƣời làm việc; + Đối với TYT xã ở vùng III trên 5.000 dân, nếu tăng 1.000 dân thì tăng thêm 1 ngƣời làm việc. - Điều chỉnh theo vùng địa lý: + TYT vùng II đƣợc tăng thêm với hệ số 1,2. + TYT vùng III đƣợc tăng thêm với hệ số 1,3.
- 10 Thứ ba, viên chức TYT tham gia vào hoạt động nghề nghiệp đặc thù là chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân với phƣơng châm “Lƣơng y nhƣ từ mẫu”. Đây là công việc có tính trách nhiệm cao, chuyên môn sâu, và đòi hỏi sự tận tâm vì liên quan trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của ngƣời dân. Có những trƣờng hợp phức tạp cần đến sự phối hợp của cả đội ngũ trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khỏe lẫn đội ngũ viên chức làm công tác hậu cần để cùng thực hiện khám chữa và chăm sóc ngƣời bệnh nhƣ đối với dịch bệnh COVID- 19 vừa qua. Chính vì vậy, ngoài tính trách nhiệm cao thì khả năng giao tiếp, khả năng phối hợp cũng là một đòi hỏi lớn đối với đội ngũ viên chức tại các TYT. Khác với viên chức y tế tuyến trên, viên chức tại TYT hoạt động thƣờng xuyên ở những địa bàn có tính đặc thù nhƣ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn phải có những am hiểu nhất định về văn hóa, ngôn ngữ địa phƣơng để thuận lợi trong quá trình giao tiếp, làm việc với bệnh nhân và ngƣời dân tại đây. 1.1.3. Khái niệm chất lượng viên chức Chất lƣợng là một khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến, có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lƣợng. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất lƣợng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của một con ngƣời, một sự vật, sự việc”. Tiêu chuẩn ISO 9000:2015, định nghĩa “Chất lƣợng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tƣợng đáp ứng các yêu cầu”. Trong đó: Đặc tính có thể là đặc tính vật lý, đặc tính cảm quan, chức năng, hành vi hay thời gian; Đối tƣợng là hạng mục thực thể, bất cứ điều gì có thể cảm nhận hoặc nhận biết đƣợc, có thể là vật chất hoặc phi vật chất; Yêu cầu là nhu cầu hoặc mong đợi đƣợc tuyên bố, ngầm hiểu chung hoặc bắt buộc. Qua hai định nghĩa trên, có thể thấy chất lƣợng của sự vật, hiện tƣợng là tập hợp các đặc tính của sự vật, hiện tƣợng đó đáp ứng đƣợc các yêu cầu
- 11 của chủ thể thụ hƣởng sự vật, hiện tƣợng đó. Khi xác định chất lƣợng của một đối tƣợng, cần xác định yêu cầu và sự thỏa mãn yêu cầu của chủ thể thụ hƣởng của đối tƣợng đó. Các yêu cầu này rất đa dạng nhƣ các yêu cầu mang tính pháp lý, yêu cầu về hiệu quả, yêu cầu về cộng động, xã hội. Vì vậy, khi đánh giá chất lƣợng của một đối tƣợng, phải xét mọi khía cạnh của đối tƣợng có liên quan đến sự thỏa mãn những yêu cầu cụ thể. Yêu cầu có thể đƣợc quy định cụ thể dƣới dạng văn bản có thể định lƣợng đƣợc, nhƣng cũng có những yêu cầu không thể miêu tả rõ ràng, mang tính định tính. Khi nói đến chất lƣợng viên chức là nói đến những phẩm chất và năng lực của viên chức. Những phẩm chất và năng lực này thể hiện ở khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Chất lƣợng viên chức là tập hợp các yếu tố phản ánh chất lƣợng cá nhân mỗi viên chức đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu mà vị trí việc làm của họ đặt ra. Chất lƣợng viên chức là yếu tố chính quyết định chất lƣợng sản phẩm họ tạo ra. Chất lƣợng viên chức làm tăng uy tín, danh tiếng và hình ảnh của đơn vị sự nghiệp công lập, đóng vai trò đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị đó [10]. Hiện nay, yêu cầu đối với viên chức ngày càng cao hơn, ngoài những tố chất cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, học vấn và kỹ năng làm việc thì viên chức trong giai đoạn hiện nay phải là những ngƣời có phẩm chất đạo đức, chính trị, đồng thời cũng phải là ngƣời đi đầu, noi gƣơng, có tính kỷ luật, có trách nhiệm với đơn vị và cộng đồng. Khi xem xét chất lƣợng viên chức, có thể xem xét dƣới bốn khía cạnh: Một là, trình độ, năng lực và kỹ năng công tác của viên chức. Trình độ gồm có chuyên môn, nghiệp vụ; lý luận chính; tin học; ngoại ngữ. Năng lực bao gồm năng lực tƣ duy và năng lực thực thi công việc. Kỹ năng công tác bao gồm giao tiếp, phân tích công việc, lập kế hoạch, quản lý thời gian, phối
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp "Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay"
35 p | 1105 | 512
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: "Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây"
62 p | 268 | 63
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: "Nâng cao công tác QTNS tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội"
56 p | 185 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
90 p | 184 | 54
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
39 p | 129 | 20
-
Đề án tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
44 p | 83 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ logistics tại Công ty TNHH SkyPac Aviation
122 p | 8 | 5
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát- tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
46 p | 63 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều
69 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Chăm sóc người cao tuổi tại Công ty TNHH bTaskee
106 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
77 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng công chức văn hóa – xã hội làm việc tại các phường trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2024-2030
70 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số giai đoạn 2024 – 2030
77 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2024 - 2030
81 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh chuyển đổi số
62 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng giải quyết TTHC tại Trung tâm Hành chính công huyện Cần Đước, tỉnh Long An giai đoạn 2024 - 2030
79 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn