intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh 5" nhằm phân tích Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp từ đó đánh giá mô hình quản trị rủi ro trong hệ thống Agribank nhằm giúp hoàn thiện Mô hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5, đồng thời đóng góp vào sự thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và kiềm chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh 5

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỖ MINH KHOA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 5 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỖ MINH KHOA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 5 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Trần Hải Vân Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN - Tôi tên là: Nguyễn Đỗ Minh Khoa - Hiện công tác tại: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh 5 (Agribank Chi nhánh 5) - trực thuộc Agribank địa chỉ: 1101-1103-1105 Trần Hưng Đạo, phường 5, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. - Là học viên cao học lớp: CH08QTKD của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. - Cam đoan đề tài: Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh 5 - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. - Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hải Vân. - Được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. - Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong đề tài được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. - Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan danh dự của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024 Tác giả (Ký tên, ghi rõ họ tên) NGUYỄN ĐỖ MINH KHOA
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh 5” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với giảng viên TS Trần Hải Vân đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, lãnh đạo phòng chuyên đề, lãnh đạo chi nhánh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Báo cáo thực tập. Tác giả (Ký tên, ghi rõ họ tên) NGUYỄN ĐỖ MINH KHOA
  5. iii TÓM TẮT ĐỀ ÁN Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp luôn là vấn đề nhức nhối trong nhiều lĩnh vực nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đặc biệt là các ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tác động trực tiếp đến doanh nghiệp tài chính, đặc biệt là các ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) tại Việt Nam. Vì vậy tác giả thực hiện đề tài này nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng đang ngày càng có nhiều chuyển biến về quy trình và mô hình mới, đề tài này nhằm nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh 5. Đề tài đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và phương pháp định tính… từ đó đưa ra các số liệu, mô hình để đánh giá thực trạng mô hình quản trị rủi ro phù hợp với thực trạng tại đơn vị. Đặc biệt tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích về mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp nhằm đề xuất, xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh 5. Từ đó nhận diện và phát hiện được những ưu điểm, nhược điểm cũng như các tồn tại của mô hình, và tìm ra những nguyên nhân làm phát sinh những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, đưa ra các đề xuất và khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh 5. Từ khóa: Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp, Quản trị rủi ro tín dụng, Mô hình quản trị rủi ro tín dụng, Agribank chi nhánh 5.
  6. iv ABSTRACT The corporate risk management model is always a burning issue in many fields in general and the banking industry in particular. In particular, the negative effects of credit-related risks impact financial enterprises, especially Joint Stock Commercial Banks (JSC) in Vietnam. Therefore, the author conducted this topic to provide recommendations and solutions to improve the risk management model at joint stock commercial banks in Vietnam. In the context of the risk management situation at enterprises in the financial industry, especially joint stock commercial banks in general and Agribank in particular, there are increasingly many changes in new processes and models. This project aims to research solutions to perfect the risk management model at Agribank branch 5. The project has used a combination of many research methods such as statistical, comparative, analytical and quantitative methods. Calculate... from there, provide data and models to evaluate the current situation of the risk management model in accordance with the current situation at the unit. In particular, the author focuses on researching and analyzing enterprise risk management models to propose and build a credit risk management model at Agribank branch 5. From there, identify and discover the advantages advantages, disadvantages as well as shortcomings of the model, and find out the causes that give rise to those limitations. On that basis, make suggestions and recommendations to contribute to improving the effectiveness of the credit risk management model at Agribank branch 5. Keywords: Enterprise risk management model, Credit risk management, Credit risk management model, Agribank branch 5.
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa COSO Ủy ban Chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ERM Quản lý rủi ro doanh nghiệp Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CN5 Chi nhánh 5 NH Ngân hàng HĐBT Hội đồng bộ trưởng TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại HĐTV Hội đồng thành viên RRTD Rủi ro tín dụng QLRR Quản lý rủi ro CBNH Cán bộ ngân hàng KH Khách hàng CSTD Chính sách tín dụng
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... II TÓM TẮT ĐỀ ÁN ............................................................................................................ III DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT .............................................................................. V DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... IX DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... X DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................... XI CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết ................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng......................................................................... 3 1.6. Bố cục đề án ................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP .............................................................................................................................. 4 2.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm quản trị doanh nghiệp .............................................................................. 4 2.1.2 Khái niệm chung về rủi ro ......................................................................................... 4 2.1.3 Khái niệm về rủi ro doanh nghiệp ............................................................................. 5 2.1.4 Khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp..................................................................... 5 2.1.5 Khái niệm mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp ...................................................... 6 2.1.1 Khái niệm quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp ..................................................... 6 2.2. Sự cần thiết của mô hình quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp ..................................... 8 2.2.1. Đối với nền kinh tế .................................................................................................... 8 2.2.2. Đối với lĩnh vực tài chính .......................................................................................... 8 2.2.3. Đối với hệ thống ngân hàng....................................................................................... 8 2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro .............................................................................................. 9 2.3.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO .................... 9
  9. vii 2.3.2. Khung quản trị rủi ro doanh nghiệp theo Ủy ban Chống gian lận thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ (COSO)..................................................................................................... 9 2.4. Nội dung Xây dựng mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp.......................................... 10 2.4.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro “3 vòng bảo vệ”............................................................. 10 2.4.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp ................................... 11 2.4.3. Các mô hình quản trị rủi ro phổ biến ....................................................................... 12 2.4.4. Các mô hình quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp tài chính trong nước .................. 13 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 5 ........................................................................................... 18 3.1. Giới thiệu sơ lược về Agribank và Agribank chi nhánh 5 ........................................... 18 3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh 5 .................................... 19 3.2.1. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh ... 20 3.3. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh 5 .................................................................. 20 3.3.1. Nhân sự .................................................................................................................... 21 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh 5 .......................................... 22 3.4.1. Nguồn vốn huy động ............................................................................................... 22 3.4.2. Doanh thu lợi nhuận ................................................................................................ 23 3.4.3. Tình hình nợ xấu tại Agribank Chi nhánh 5 ............................................................ 24 3.5. Tóm tắt quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank ............................................... 25 3.6. Mô hình tổ chức quản trị tập trung tại Agribank ......................................................... 26 3.6.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh 5 .................................... 27 3.7. Ưu và nhược điểm của mô hình quản trị hiện hành tại Agribank CN 5 ...................... 31 3.7.1. Ưu điểm ................................................................................................................... 31 3.7.2. Nhược điểm ............................................................................................................. 31 3.8. Đánh giá thành công và tồn tại khi áp dụng Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh 5 ........................................................................................................ 32 3.8.1. Thành công .............................................................................................................. 32 3.8.2. Những tồn tại và thách thức..................................................................................... 33 3.8.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế .................................................................................. 35
  10. viii CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 5 ...................................................................... 37 4.1. Dự đoán tình hình kinh tế và tình hình hoạt động của ngân hàng ............................... 37 4.2. Định hướng hoạt động của Agribank Chi nhánh 5 giai đoạn 2024-2026, tầm nhìn 2030 .................................................................................................................................... 37 4.2.1. Mục tiêu chung của Agribank chi nhánh 5 .............................................................. 37 4.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 38 4.3. Giải pháp hoàn thiện .................................................................................................... 39 4.3.1. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................ 39 4.3.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng .............................................................................. 40 4.3.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đề xuất, ưu điểm và nhược điểm ......................... 41 CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................. 46 5.1. Cơ sở triển khai kế hoạch............................................................................................. 46 5.2. Mục tiêu của kế hoạch ................................................................................................. 47 5.3. Chỉ tiêu kế hoạch và nguồn lực triển khai ................................................................... 47 5.3.1. Chỉ tiêu kế hoạch ..................................................................................................... 47 5.3.2. Nguồn lực triển khai ................................................................................................ 48 5.4. Một số kiến nghị .......................................................................................................... 49 5.4.1. Đối với Agribank Chi nhánh 5 ................................................................................ 49 5.4.2. Đối với hệ thống Agribank ...................................................................................... 49 5.4.3. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam ................................................................... 50 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... I PHỤ LỤC ............................................................................................................................ II
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình Nội dung Hình 2.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Hình 2.2 Mô hình quản trị rủi ro 3 vòng bảo vệ Hình 2.3 Mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ tốt Hình 2.4 Mô hình quản trị rủi ro tập trung của ngân hàng ACB Hình 2.5 Sơ đồ quản trị rủi ro tại ngân hàng ACB – CN Gò Vấp Hình 2.6 Mô hình quản trị rủi ro tập trung của VietcomBank Hình 2.7 Sơ đồ quản trị rủi ro tại Vietcombank – CN TP. HCM Hình 2.8 Mô hình khung quản trị rủi ro tại ngân hàng OCB Hình 3.1 Mô hình quản trị tập trung trong hệ thống Agribank Hình 3.2 Sơ đô quản trị rủi ro tín dụng Agribank – Chi nhánh 5 Hình 4.1 Sơ đồ quản trị rủi ro tín dụng đề xuất tại Agribank Chi nhánh 5
  12. x DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Bảng 2.1 Đánh giá xếp hạng khách hàng của Agribank Bảng 3.1 Lao động phân theo nghiệp vụ 3 năm 2021 – 2023 Bảng 3.2 Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn năm 2021 – 2023 Bảng 3.3 Kết quả Thu (-) Chi chưa lương năm 2021 – 2023 Bảng 3.4 Nợ xấu theo nhóm nợ năm 2021 – 2023 Bảng 3.5 Tình hình nhận dạng rủi ro tín dụng năm 2023 Bảng 3.6 Tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2021 – 2023 Bảng 3.7 Dư nợ phân loại theo xếp hạng tín dụng năm 2023
  13. xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Biểu đồ 3.1 Diễn biến nguồn vốn huy động năm 2021 - 2023 Biểu đồ 3.2 Dư nợ tập trung theo ngành nghề năm 2023 Biểu đồ 3.3 Tình hình xử lý nợ giai đoạn 2021 – 2023 Biểu đồ 3.4 Tình hình trích lập dự phòng nợ giai đoạn 2021 – 2023
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập như hiện nay, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong thương mại và là điểm sáng nền kinh tế toàn cầu. Tính đến thời điểm năm 2023, Việt Nam đã thành công ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương,… kéo theo đó là rất nhiều lợi ích đạt được cho nền kinh tế nước ta. Trong số đó, các doanh nghiệp thuộc khối ngành kinh tế, đặc biệt là ngành Tài chính - Ngân hàng cũng đang trên bước đường hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn thế giới. Tất cả các yếu tố trên đã đặt ra không ít cơ hội cũng như khó khăn thách thức cho các định chế tài chính của Việt Nam trên con đường hội nhập. Đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc khối ngành tài chính khi bước chân vào cuộc chơi quốc tế cần có những bước đi đúng đắn, có tầm nhìn và quản trị tốt về mọi mặt. Đặc biệt là ngành ngân hàng, các ngân hàng TMCP nhà nước, một trong những đầu tàu của ngành kinh tế tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng, phải có những phương án, mô hình quản trị đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quản trị theo thông lệ Quốc tế nhằm gia tăng sức cạnh tranh và ảnh hưởng trên trường thế giới. Cụ thể ở đây chính là quản trị tối ưu trong mô hình quản trị rủi ro, trong đó Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò tối quan trọng. Lĩnh vực ngân hàng là hoạt động kinh doanh về tiền, một sản phẩm kinh doanh với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Sản phẩm của ngân hàng cung cấp các dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu liên quan đến tiền tệ dưa trên nhu cầu của khách hàng. Từ lâu nay hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng là hai hoạt động chính của các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó hoạt động cấp tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn (chiếm khoảng 75% thu nhập của NH) tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hậu Covid, xung đột địa chính trị của các nước Châu Âu như Nga, Ukraina,.. Và tình hình suy thoái của nền kinh tế thế giới, đặc biệt tại Việt Nam giai đoạn 2022-2023 rất khó khăn. Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng Việt Nam nói chung cũng như Agribank nói riêng đã có thay đổi về mặt quy trinh, quy định. Không ít các ngân hàng bị đưa vào diện “theo dõi đặc biệt”
  15. 2 của NHNN cũng như buộc phải bán lại và sáp nhập với giá 0 đồng. Tất cả điều đó cho thấy rằng đây là hệ quả của Mô hình quản trị rủi ro chưa tốt. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn phải có một mô hình quản trị rủi ro tốt, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Vì thế, cần thiết phải có nghiên cứu về Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh 5 một cách thấu đáo. Xuất phát từ sự cần thiết đó, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh 5” làm đề án thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp từ đó đánh giá mô hình quản trị rủi ro trong hệ thống Agribank nhằm giúp hoàn thiện Mô hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5, đồng thời đóng góp vào sự thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và kiềm chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 1.3. Mục tiêu cụ thể Phân tích khái niệm về quản trị rủi ro doanh nghiệp, đánh giá các ưu và nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp, từ đó đánh giá mô hình quản trị rủi ro trong hệ Agribank và Agribank chi nhánh 5. Đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ, nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5. Phân tích thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng. So sánh, phân tích các Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các TCTD lớn. Phân tích Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5. Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank CN5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này: Về mặt thời gian, nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 giai đoạn 2021 – 2023. Về mặt không gian, Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5.
  16. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng Phương pháp thống kê, khái quát tổng quan các kết quả nghiên cứu của các công trình tương tự đã được công bố trước đó; phương pháp phân tích, so sánh các thông tin, dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp về mô hình quản trị rủi ro qua các Báo cáo hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các doanh nghiệp khác và trực tiếp từ nội bộ của Agribank chi nhánh 5. Phương pháp lịch sử, thể hiện lại các số liệu, bối cảnh trong quá khứ nhằm đưa ra đánh giá sự thay đổi trong mô hình quản trị rủi ro. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua các câu hỏi tham vấn 03 chuyên gia trong ngành ngân hàng về các vấn đề liên quan đến Quy trình, mô hình và hiệu quả của việc quản trị rủi ro tín dụng nhằm khám phá các nhân tố mới trong Mô hình quản trị rủi ro tín dụng (Câu hỏi đính kèm theo Phụ lục 1.5) 1.6. Bố cục đề án Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh 5. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh 5. Chương 5: Kế hoạch triển khai giải pháp và kiến nghị.
  17. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP 2.1. Khái niệm 2.1.1 Khái niệm quản trị doanh nghiệp Khái niệm về quản trị: Theo “James Stoner và Stephen Robins” quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng, khai thác tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đề ra. Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã được định trước. Khái niệm theo Luật doanh nghiệp 2020: Quản trị doanh nghiệp hay quản trị công ty là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động của một doanh nghiệp hoặc tổ chức với mục tiêu tạo ra giá trị và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau và các hoạt động liên quan đến tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Qua khái niệm về “quản trị doanh nghiệp” có thể thấy rằng để điều hành và kiểm soát doanh nghiệp, cần phải chú ý các khía cạnh quan trọng của quản trị như: Lập kế hoạch (Planning), tổ chức (Organizing), điều hành (Leading), kiểm tra và đánh giá (Controlling), quản trị tài chính (Financial Management), quản trị dự án (Project Management). Quản trị doanh nghiệp đòi hỏi sự phân tích, quyết đoán và sáng tạo để đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp và đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh mà tổ chức đề ra. 2.1.2 Khái niệm chung về rủi ro Rủi ro có mặt ở khắp mọi nơi, là một phần trong đời sống của mọi cá nhân cũng như tổ chức trong xã hội. Hoặc khái niệm thứ hai “Rủi ro là những điều không chắc chắn của những kết quả xảy ra trong tương lai hay là những khả năng của kết quả bất lợi”. Theo trường phái truyền thống: Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Sự tổn thất có thể về tài sản, hay sự sụt giảm về lợi nhuận thực tế và lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn có thể được hiểu là sự bất trắc trong ngoài ý muốn trong kinh doanh làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
  18. 5 Theo trường phái hiện đại: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới tổn thất, thiệt hại nhưng đồng thời có thể mang đến những cơ hội và lợi ích doanh nghiệp về mặt lợi nhuận và các vấn đề khác. 2.1.3 Khái niệm về rủi ro doanh nghiệp Theo Đinh Văn Đức 2021 “Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ”: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rủi ro là khả năng xảy ra các sự kiện không mong muốn làm ảnh hưởng xấu trực tiếp đến thu nhập và vốn đầu tư. Thông thường, rủi ro thường được nhận định là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính của doanh nghiệp. Các trường hợp rủi ro được khái quát hóa bằng sự hiện diện của những tình huống không chắc chắn, mà nguyên nhân chính đến từ tác động xấu của lạm phát, lãi suất,... Hoặc có thể do khả năng đánh giá, phán đoán tình huống của người quản trị doanh nghiệp không thích hợp và còn các yếu tố liên quan đến chính trị và xã hội. Theo một định nghĩa khác, rui ro doanh nghiệp có thể được hiểu là các sự kiện trong tương lai có khả năng làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại hoặc thực tế đã gây ra nhiều thiệt hại về mặt lợi ích của doanh nghiệp. Có nhiều loại rủi ro mà các doanh nghiệp thường gặp phải cụ thể: Rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro nguồn tín dụng và dòng tiền, rủi ro nhân sự,... 2.1.4 Khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp Theo Viện FMIT: Quản trị rủi ro là hệ thống các quy trình liên quan đến nhận diện, đánh giá, quản lý và kiểm soát những sự kiện hoặc những tình huống có thể xảy ra gây bất lợi cho doanh nghiệp về mặt lợi nhuận, con người và nguồn vốn,..để đảm bảo mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đề ra. Quản trị rủi ro tốt không chỉ hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn mà còn mang lại nhiều cơ hội để đạt được các mục tiêu lớn hơn. Quản trị rủi ro tín dụng theo định nghĩa của COSO: Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một hệ thống bị ảnh hưởng và chi phối bởi hội đồng quản trị, ban điều hành và các nhân sự khác, được vận dụng trong thiết lập chiến lược và trong toàn tổ chức, được thiết kế để diện các sự kiện bất trắc có thể xảy ra trong tương lai có ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý rủi ro theo khẩu vị, đưa ra sự đảm bảo hợp lý nhằm đảm bảo mục tiêu của tổ chức.
  19. 6 Mục tiêu của quản trị rủi ro doanh nghiệp là nhận diện toàn bộ rủi ro, xác lập mức rủi ro mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được và đồng thời phải ý thức được rủi ro với kiến thức đầy đủ để có thể đo lường và giúp giảm nhẹ tổn thất cho doanh nghiệp. Quản trị rủi ro doanh nghiệp có ý nghĩa là tất cả các chi tiết rủi ro phải vận hành trong phạm vi được chấp nhận, giới hạn và quản lý của doanh nghiệp. 2.1.5 Khái niệm mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp Theo Đinh Văn Đức 2021 “Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ” mô hình quản trị rủi ro là cấu phần từ chiến lược quản trị rủi ro, cấu trúc quản trị rủi ro, chính sách – thủ tục, công cụ quản trị rủi ro và hệ thống công nghệ thông tin. Nhằm đánh giá và đo lường rủi ro tại doanh nghiệp nhằm phòng ngừa, né tránh và chống lại các rủi ro tiềm ẩn hoặc đang hiện hữu theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Theo chuẩn mực COSO – ERM và “chuẩn mực hướng dẫn về quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp” , mô hình quản trị rủi ro là nền tảng của quản trị rủi ro doanh nghiệp. Công cụ quản trị rủi ro được áp dụng trong các mô hình quản trị để phát hiện, tổng hợp và đánh giá rủi ro. Hệ thống công nghệ thông tin và tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong mô hình quản trị rủi ro. Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp tích hợp, mục tiêu chính là cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc kết hợp hiệu quả các mục tiêu chiến lược, phòng ngừa, điều hành và quản trị rủi ro doanh nghiệp. 2.1.1 Khái niệm quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp Quy trình quản trị rủi ro là việc thiết lập các bước, mô hình nhằm đo lường, quản lý được các rủi ro trước mắt và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai của của các danh mục kinh doanh. Thông qua đó, phòng ngừa được các rủi ro, điều chỉnh các nhân tố tác động đến rủi ro và giúp gia tăng lợi nhuận. Quy trình quản trị rủi ro cơ bản bao gồm:
  20. 7 Hình 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Nguồn: Từ Minh Tâm (2022) “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh” (i) Nhận diện rủi ro: Việc nhận dạng rủi ro được thực hiện liên tục, ở mọi cấp độ kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp, trong đó hoạt động đánh giá mức độ rủi ro của danh mục đầu tư tác động đến doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Việc nhận diện rủi ro, phải được thực hiện hàng ngày, hàng giờ trong các bước rà soát, đánh giá hồ sơ; (ii) Đo lường rủi ro: Được thực hiện dựa trên đánh giá các tiêu chí của công cụ đo lường rủi ro khách hàng bao gồm các yếu tố liên quan đến ngành nghề, chi phí, lợi nhuận, khả năng tài chính của doanh nghiệp,.. Đo lường rủi ro giúp doanh nghiệp đánh giá tác động của rủi ro lên vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn, trung và dài hạn; (iii) Quản lý rủi ro: Đây là công việc rất phức tạp, vì không phải mỗi rủi ro là do một yếu tố đơn nhất gây ra, mà thường là nhiều yếu tố tác động. Do vậy cần thật cẩn trọng trong việc phải quản lý, phân tích, đánh giá xác định các nhân tố gây ra rủi ro, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro phát sinh. Vì vậy, trong quản lý, đánh giá rủi ro cần tiến hành phân tích về thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, phương hướng kiểm soát rủi ro của hội đồng quản trị,… Nhằm đề ra phương án quản lý rủi ro phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp; (iv) Kiểm soát và xử lý rủi ro: Từ các phân tích trong quá trình đo lường và quản lý rủi ro, doanh nghiệp đánh giá mức độ nghiêm trọng khi rủi ro xảy ra và tìm phương án kiểm soát phù hợp. Các mức độ kiểm soát khác nhau có thể được doanh nghiệp thiết lập như: Chuyển nhượng công nợ, trích lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2