intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và Giải pháp về chiến lược chuyển đổi số tại Báo Lao Động

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Thực trạng và Giải pháp về chiến lược chuyển đổi số tại Báo Lao Động" nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi số, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Báo mang lại hiệu quả tốt hơn và bền vững. Đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Báo mang lại hiệu quả tốt hơn và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và Giải pháp về chiến lược chuyển đổi số tại Báo Lao Động

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN MỘNG THOA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHIẾN LƢỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI BÁO LAO ĐỘNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN MỘNG THOA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHIẾN LƢỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI BÁO LAO ĐỘNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG TRƢƠNG THANH NHÀN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Đề án tốt nghiệp “Thực trạng và Giải pháp về chiến lƣợc chuyển đổi số tại Báo Lao Động” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết đã học, khảo sát thực tiễn tại nơi thực tập và đề xuất các ứng dụng với sự hướng dẫn của TS Đặng Trương Thanh Nhàn. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong Đề án tốt nghiệp không sao chép từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Các tư liệu, tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu đã công bố đều được ghi chú trích dẫn nguồn đầy đủ theo quy định. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của Đề án tốt nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 2024 Tác giả Trần Mộng Thoa
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và kính gửi đến quý Thầy, Cô giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành vì đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức hữu ích cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu thời gian qua. Đặc biệt, xin gửi đến TS Đặng Trương Thanh Nhàn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành Đề án tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Do thời gian thực hiện và kiến thức có hạn, Đề án tốt nghiệp này có thể chưa truyền tải được hết các nội dung như kỳ vọng và còn thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để bản thân được học hỏi thêm kiến thức trong lĩnh vực này, giúp tác giả ngày một hoàn thiện mình hơn và có thể ứng dụng tốt, thành công vào công việc trong thời gian tới. Một lần nữa, tác giả tri ân và kính chúc quý Thầy, Cô Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe. Trân trọng. Tác giả Trần Mộng Thoa
  5. iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề Thực trạng và Giải pháp về chiến lược chuyển đổi số tại Báo Lao Động. 2. Tóm tắt Trong bối cảnh bùng nổ thông tin với sự ra đời của nhiều hình thức, nhiều kênh truyền thông, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc cần phải chuyển đổi số là một nhu cầu tất yếu của ngành báo chí nói chung và các tòa soạn báo nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud),... vào quy trình hoạt động sẽ thay đổi cách thức làm việc, tối ưu hóa hiệu suất tác nghiệp từ đó mang lại hiệu quả hơn cho Báo và giá trị cho bạn đọc, khách hàng. Từ việc đánh giá thực trạng tình hình hoạt động, các nguồn lực của Báo, với những điểm mạnh, điểm yếu cùng những cơ hội và thách thức trên nhiều mặt; kết hợp với điều tra chọn mẫu để kiểm định các câu hỏi, tiến tới chẩn đoán nguyên nhân thực trạng đang tồn tại trong hoạt động chuyển đổi số và kinh doanh số của Báo Lao Động, tác giả đi đến nhận định rằng Báo đã và đang có sự phát triển bền vững trong những năm qua mặc dù tình hình thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và luôn có sự thay đổi. Chiến lược kinh doanh theo hướng nhanh chóng chuyển đổi số báo chí và kinh doanh số đã mang lại hiệu quả đáng kể cho Báo trên nhiều mặt như tăng thêm lượng khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các mô hình kinh doanh mới tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành. Các giải pháp cũng được đề xuất bao gồm: Nhóm giải pháp khắc phục các điểm yếu về thị trường và nguồn lực; Nhóm giải pháp tận dụng cơ hội để phát triển, vượt qua thách thức; Nhóm giải pháp cải tiến phong cách lãnh đạo toàn diện; và Nhóm giải pháp về kế hoạch chuyển đổi số toàn diện. Bốn nhóm giải pháp này nên được triển khai thực hiện đồng thời để có hiệu quả tổng thể. Việc liên tục nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự bên cạnh việc đầu tư, ứng dụng công nghệ số là yếu tố cốt lõi. 3. Từ khóa Chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi số báo Lao Động
  6. iv ABSTRACT 1. Title: Current status and solutions of digital transformation strategy at Lao Dong newspaper. 2. Abstract In the midst of an information explosion facilitated by the emergence of numerous communication forms and channels, coupled with rapid technological advancements, digital transformation has become an inevitable necessity for the journalism industry at large, especially for newspaper editors. Incorporating new technologies such as Internet of Things (IoT), Big Data, and cloud computing into operational processes promises to revolutionize workflows, enhancing efficiency and, consequently, delivering greater value to both newspapers and their readership. Through a comprehensive assessment of the current operational state and available resources, including strengths, weaknesses, opportunities, and challenges across various fronts, combined with targeted surveys, the author concludes that Lao Dong Newspaper has achieved sustainable growth over the years despite intense competition and fluctuating market conditions. The swift adoption of digital strategies in both print and digital businesses has yielded significant outcomes, including increased customer base, enhanced product quality, and cost savings in printing and distribution. Proposed solutions include: addressing market and resource weaknesses; leveraging opportunities for development and overcoming challenges; enhancing leadership styles comprehensively; and implementing a cohesive digital transformation plan. These solution groups are recommended to be implemented concurrently for maximum effectiveness, aiming not only to optimize staff efficiency but also to foster continuous investment and application of digital technologies as core components of the strategy." 3. Keywords: Digital transformation strategy, digital transformation of Lao Dong newspaper.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ Viết Tắt Nguyên nghĩa 1 Báo Báo Lao Động 2 CB-CNV, PV Cán bộ-công nhân viên, phóng viên 3 CC-VC Công chức, viên chức 4 CMS Quản trị nội dung 5 GTTB Giá trị trung bình 6 KCX, KCN Khu chế xuất, Khu công nghiệp 7 PH-QC Phát hành – Quảng cáo 8 TLĐLĐ Tổng Liên đoàn Lao động 9 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 10 VN Việt Nam
  8. vi MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 1 1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................................1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.6.1. Phương pháp định tính ..................................................................................3 1.6.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp tại cơ quan công tác .......................... 4 1.6.3. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu ..................................................... 4 1.6.4. Thiết kế bảng khảo sát ...................................................................................5 1.7. Kết cấu của đề án ..................................................................................................9 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ....................................................................................................................................... 10 2.1. Giới thiệu ............................................................................................................10 2.2. Nền tảng lý thuyết về chiến lược kinh doanh và chuyển đổi số ......................... 10 2.2.1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh ....................................10 2.2.2. Các chiến lược kinh doanh cơ bản .............................................................. 12 2.2.3. Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả .........................................13 2.2.4. Chiến lược kinh doanh kỹ thuật số .............................................................. 15 2.2.5. Khái niệm chuyển đổi số .............................................................................15 2.2.6. Lợi ích của chuyển đổi số ............................................................................16 2.2.7. Các công nghệ phổ biến trong chuyển đổi số ..............................................17 2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..............18
  9. vii 2.4. Xác định mô hình nghiên cứu ứng dụng ............................................................ 19 2.4.1. Khảo cứu mô hình ....................................................................................... 19 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................21 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI BÁO LAO ĐỘNG ................................................. 22 3.1. Tổng quan về Báo Lao Động..............................................................................22 3.2. Phân tích thực trạng tại Báo Lao Động .............................................................. 23 3.2.1. Thực trạng nguồn lực con người .................................................................23 3.2.2. Thực trạng nguồn lực tài chính....................................................................24 3.2.3. Thực trạng nguồn lực vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ .............25 3.2.4. Thực trạng nguồn lực thông tin, khách hàng, thị trường ............................. 25 3.2.5. Thực trạng về quản trị và phong cách lãnh đạo ..........................................26 3.2.6. Quá trình chuyển đổi số, hoạt động kinh doanh số tại Báo Lao Động........27 3.2.7. Thực trạng quá trình chuyển đổi số của Báo Lao Động .............................. 28 3.2.8. Tổng hợp thực trạng qua phân tích SWOT .................................................30 3.3. Chẩn đoán nguyên nhân ..................................................................................... 33 3.3.1. Phân tích giá trị trung bình của thang đo Tư duy lãnh đạo ......................... 33 3.3.2. Phân tích GTTB thang đo Chiến lược kinh doanh chuyển đổi số ...............35 3.3.3. Phân tích GTTB thang đo nền tảng công nghệ ...........................................37 3.3.4. Phân tích GTTB thang đo năng lực nhân viên ............................................38 3.3.5. Phân tích GTTB thang đo nhu cầu đổi mới phát triển ................................ 39 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP....................................................... 41 4.1. Định hướng phát triển của Báo Lao Động đến năm 2030 ..................................41 4.2. Các giải pháp giải quyết vấn đề ..........................................................................42 4.2.1. Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu về thị trường và nguồn lực ..............42
  10. viii 4.2.2. Nhóm giải pháp tận dụng cơ hội phát triển, vượt qua thách thức ...............43 4.2.3. Nhóm giải pháp cải tiến phong cách lãnh đạo toàn diện ............................. 45 4.2.4. Nhóm giải pháp về kế hoạch chuyển đổi số toàn diện ................................ 48 CHƢƠNG 5: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP ................................ 50 5.1. Cơ sở của kế hoạch ............................................................................................. 50 5.1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 50 5.1.2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn .........................................................................50 5.2. Mục tiêu của kế hoạch ........................................................................................ 50 5.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 50 5.2.2. Mục tiêu trung - dài hạn ..............................................................................51 5.3. Kế hoạch chi tiết và nguồn lực triển khai ........................................................... 52 5.3.1. Xây dựng chiến lược về nội dung ............................................................... 52 5.3.2. Tập trung phát triển báo chí số ....................................................................53 5.3.3. Phát triển phạm vi khai thác các nền tảng số và mạng xã hội ..................... 53 5.3.4. Phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao ...........................................54 5.3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu độc giả để tối ưu hóa các dịch vụ gia tăng, tương tác........................................................................................................................... 54 5.3.6. Liên tục đầu tư, nâng cấp hệ thông hạ tầng công nghệ thông tin ................55 5.4. Đánh giá và kiểm soát triển khai kế hoạch ......................................................... 56 5.4.1. Đánh giá về kế hoạch .................................................................................. 56 5.4.2. Việc kiểm soát sự triển khai kế hoạch ......................................................... 56 5.5. Hạn chế của kế hoạch và kiến nghị ....................................................................57 5.5.1. Hạn chế của kế hoạch .................................................................................. 57 5.5.2. Kiến nghị .....................................................................................................57 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 59
  11. ix DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................i PHỤ LỤC ...................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 – Điểm mạnh, điểm yếu từ nhân tố bên trong ................................................30 Bảng 3.2 – Cơ hội và thách thức ................................................................................... 31 Bảng 3.3 – Giá trị trung bình trong thang đo tư duy lãnh đạo ......................................33 Bảng 3.4 – Giá trị trung bình trong thang đo chiến lược kinh doanh chuyển đổi số ....35 Bảng 3.5 – Giá trị trung bình trong thang đo nền tảng công nghệ ................................ 37 Bảng 3.6 – Giá trị trung bình trong thang đo năng lực nhân viên .................................38 Bảng 3.7 – Giá trị trung bình trong thang đo nhu cầu đổi mới, phát triển .................... 39 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 – Mô hình được tác giả đề xuất trong nghiên cứu ..........................................21
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật với cuộc cách mạng công nghệ thế hệ thứ 4 đã thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh bất chấp ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19. Thậm chí, trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, ở một số lĩnh vực còn thể hiện rõ nét hơn nữa tầm quan trọng, tính hữu ích của công nghệ 4.0, theo nghiên cứu của Trần Hải Anh (2022). Hội nhập kinh tế toàn cầu để tận dụng lợi ích và thế mạnh của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới không chỉ là điều sống còn của các doanh nghiệp mà kể cả các cơ quan, tổ chức nói chung ở Việt Nam. Ở lĩnh vực báo chí, các cơ quan báo chí cũng không nằm ngoài xu thế này, mà cùng với sự phát triển của internet và công nghệ, các tòa soạn báo đã và đang đổi mới thông qua việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động. Tiếp tục theo xu hướng này, các tòa soạn cần phải nhanh chóng có chiến lược chuyển đổi số, triển khai chuyển đổi số đồng bộ để bắt kịp yêu cầu hội nhập với thế giới, tiên phong trong các hoạt động của đơn vị và có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Để có chiến lược đúng hướng, mang đến hiệu quả thực tiễn khi triển khai thực hiện chuyển đổi số, các báo cần đánh giá đúng thực trạng của đơn vị, những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó có giải pháp chuyển đổi số phù hợp với nguồn lực của mình và có kế hoạch triển khai phù hợp ở từng giai đoạn. 1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Thực tế hiện nay ở các tòa soạn báo cho thấy, số lượng phát hành báo in giảm mạnh qua từng năm (bình quân giảm 10-20%/năm) khi bạn đọc có xu hướng giảm dần việc mua báo giấy mà chuyển sang đọc các thông tin trên nền tảng điện tử như báo điện tử, trang web thông tin,... Điều này khiến không ít cơ quan báo chí gặp phải tình trạng suy giảm lượng độc giả truyền thống, thậm chí hoạt động phát hành báo in của một số tòa soạn bị thua lỗ vài tỷ đồng/năm. Theo bài đăng có tên “Nhận diện công chúng báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin” đăng trên Tạp chí Người làm báo của Hội nhà Báo Việt Nam, trong bối cảnh bùng nổ thông tin với sự ra đời của nhiều hình thức, nhiều kênh truyền thông, cùng với sự phát triển nhanh
  13. 2 chóng của công nghệ, việc cần phải chuyển đổi số là một nhu cầu tất yếu của ngành báo chí nói chung và các tòa soạn báo nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud),... vào quy trình hoạt động sẽ thay đổi cách thức làm việc, tối ưu hóa hiệu suất tác nghiệp của tòa soạn, của đội ngũ nhân viên, phóng viên – biên tập viên, từ đó mang lại hiệu quả hơn cho Báo và giá trị cho bạn đọc, khách hàng, đối tác. Tuy nhiên, cách mạng công nghệ 4.0 với rất nhiều điểm mới và hiện đại cũng đồng thời đặt ra những thách thức lớn, buộc các đơn vị phải có chiến lược chuyển đổi phù hợp. Bởi hiện trạng phổ biến hiện nay là các đơn vị, tòa soạn báo đang gặp nhiều khó khăn về: nguồn nhân lực không ổn định, không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng công nghệ, kỹ thuật công nghệ và vốn đầu tư còn hạn chế trong khi thị trường thông tin, báo chí cạnh tranh gay gắt… Do vậy, các cơ quan báo chí ở nước ta và trường hợp nghiên cứu của đề án này tại Báo Lao Động nói riêng cần nhanh chóng có chiến lược về chuyển đổi số phù hợp ở từng giai đoạn và nguồn lực. Việc chuyển đổi số được đề ra, nói rất nhiều ở các cơ quan, đơn vị, các ngành nhưng cụ thể chiến lược chuyển đổi số cần triển khai thực hiện ra sao để đạt hiệu quả thì ít nhiều các đơn vị còn lúng túng. Việc nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nguồn lực của tòa soạn; xác định các cơ hội, thách thức trên thị trường;… để đề ra các giải pháp mang tính chiến lược trong giai đoạn chuyển đổi số nhằm giúp Báo nắm bắt sớm xu hướng của thế giới và tiên phong phát triển là việc làm cần thiết và cấp bách. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Đề án này tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng nguồn lực của Báo Lao Động hiện nay cũng như hiện trạng mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số của Báo. Trong quá trình giải quyết mục tiêu này, tác giả đồng thời cũng phân tích những cơ hội, thách thức trên thị trường đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động báo chí và kinh doanh của tòa soạn, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính chiến lược về chuyển đổi số, kinh doanh số trong giai đoạn hiện nay và những năm kế tiếp có thể ứng dụng nhằm giúp Báo Lao Động phát triển tốt hơn nữa trong thời gian tới. Từ mục tiêu trên, đề án tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, xác định cơ hội và thách thức trong chiến lược chuyển đổi số tại Báo.
  14. 3 - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi số, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Báo mang lại hiệu quả tốt hơn và bền vững. - Đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Báo mang lại hiệu quả tốt hơn và bền vững. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, đề án đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu sau: - Trong chiến lược chuyển đổi số tại Báo đang có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi số và các giải pháp nào để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Báo? 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được thực hiện với đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động và quá trình chuyển đổi số hiện nay tại Báo Lao Động và trang web Báo điện tử laodong.vn. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Báo Lao Động. Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ 11/2023 đến 4/2024. Đối tƣợng sẽ tham gia vào cuộc khảo sát: các CB-CNV, phóng viên, cộng tác viên thường xuyên làm việc tại Báo Lao Động. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.6.1. Phƣơng pháp định tính Thang đo được xây dựng trên sự kế thừa từ mô hình của tác giả đi trước và được tiến hành điều chỉnh để phù hợp hơn trong đề tài và trong phạm vi nghiên cứu với 5 nhân tố là: Tư duy lãnh đạo, Chiến lược kinh doanh kỹ thuật số, Nền tảng công nghệ, Năng lực nhân viên, Nhu cầu đổi mới.
  15. 4 Thang đo sơ bộ sẽ được điều chỉnh thông qua phương pháp thảo luận nhóm để điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Cụ thể thảo luận nhóm được tiến hành với 9 người, trong đó có 2 chuyên gia lĩnh vực công nghệ thông tin, 5 quản lý cấp phòng ban, văn phòng đại diện, 2 lãnh đạo đang có định hướng chuyển đổi số tại Báo để điều chỉnh thang đo trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động lên quá trình chuyển đổi số. Thang đo chính thức được tiến hành dựa trên những phiếu khảo sát được thu về qua link đã gửi đi đến CB-CNV-PV, cộng tác viên thường xuyên tại các Ban, đơn vị của Báo. Bảng khảo sát được thiết kế thông qua đường dẫn vào Google Form. Dữ liệu khi thu về được tiến hành phân tích bằng công cụ chuyên dụng SPSS 20.0 gồm các nội dung: thống kê và mô tả mẫu, phân tích T-Test và ANOVA để xem có sự khác nhau theo giới tính, độ tuổi, thời gian công tác, nhóm cấp bậc. Bên cạnh đó cũng tiến hành phân tích giá trị trung bình của thang đo làm căn cứ đánh giá. 1.6.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp tại cơ quan công tác Phân tích số liệu thu thập được từ các báo cáo của Văn phòng, các phòng ban, Nghị quyết Đại hội công nhân viên chức của Báo Lao Động từ năm 2020 đến nay, tư liệu ghi nhận từ sự tham dự Hội nghị cán bộ chủ chốt của Báo, Đại hội cán bộ công nhân viên chức của Báo năm 2023,2022,… Dựa trên những kiến thức được nghiên cứu, học tập trong quá trình học, kết hợp với quan sát, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn tại Báo, thảo luận trực tiếp với người làm công tác quản trị, cộng với đúc kết phần việc cụ thể tác giả được tham gia và xử lý những dữ liệu được thu về, từ đó phân tích đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp. 1.6.3. Phƣơng pháp chọn mẫu trong nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện. Ở phương pháp này cho phép tác giả chủ động hơn trong việc lấy mẫu với nghiên cứu của mình. * Theo Yamane Taro (1967), việc xác định kích thước mẫu khi biết kích thước tổng thể:
  16. 5 Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định. N: quy mô tổng thể. e: sai số cho phép. Ba tỉ lệ sai số thường được sử dụng là ±0.01(1%); ±0.05(5%); ±0.1(10%). Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định. e: chọn e = ±0.1(10%). Vậy số mẫu cần chọn phải có kích thước tối thiểu là 67 mẫu. 1.6.4. Thiết kế bảng khảo sát Bảng khảo sát được gửi đi phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu gồm 2 phần: Phần I: Thông tin chung. Phần II: Các câu hỏi khảo sát về việc trải nghiệm trong việc tham gia học trực tuyến của sinh viên. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá sự hài lòng theo thứ tự: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung dung/Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. STT Các phát biểu Mức độ đồng ý Hoàn Hoàn toàn Không Trung Đồng toàn không đồng dung/Bình ý đồng đồng ý thường ý ý (1) Tƣ duy lãnh đạo (TD) Lãnh đạo Báo rất quan tâm đến vấn TD1 đề chuyển đổi số Lãnh đạo Báo sử dụng các công nghệ TD2 mới trong tương tác với nhân viên Lãnh đạo Báo ủng hộ các đề xuất sử TD3 dụng công nghệ, số hóa trong quy
  17. 6 trình hoạt động, quản lý Lãnh đạo Báo không ngừng học hỏi TD4 để phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Lãnh đạo Báo sẵn sàng giải quyết TD5 những vấn đề phát sinh từ việc chuyển đổi số Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh (2022). “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp: mô hình nghiên cứu và thang đo” (2) Chiến lƣợc kinh doanh chuyển đổi số (CL) Các mục tiêu chuyển đổi số được đề CL1 cập trong chiến lược kinh doanh của Báo Báo đã có triển khai hệ thống cơ sở CL2 dữ liệu (database) Báo có kế hoạch thành lập văn phòng CL3 điện tử trong chiến lược phát triển Chiến lược của Báo hướng đến thay đổi toàn bộ mô hình hoạt động theo CL4 hướng số hóa để tạo ra giá trị/sản phẩm mới Báo hướng đến tăng trải nghiệm, sản CL5 phẩm cho bạn đọc trên nền tảng số Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh (2022). “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp: mô hình nghiên cứu và thang đo” (3) Nền tảng công nghệ (NT) Báo đang sử dụng trang web để đưa NT1 thông tin, quảng bá hình ảnh về mình và có trang báo điện tử Báo tạo điều kiện/trang bị cho nhân NT2 viên sử dụng thiết bị điện tử cá nhân
  18. 7 để làm việc Báo có phần mềm văn phòng/toà soạn điện tử; đang sử dụng các hệ thống NT3 tương tác nội bộ thay cho gặp mặt trực tiếp như email, công cụ OTT (zalo, viber, Facebook), Báo đã tạo được không gian làm việc NT4 số Báo có sử dụng công nghệ máy tính (kỹ thuật điện toán đám mây và phát NT5 triển dựa vào mạng internet) trong quản trị nội bộ Thông tin lưu trữ, dữ liệu trên website NT6 là tài sản của Báo Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh (2022). “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp: mô hình nghiên cứu và thang đo” (4) Năng lực nhân viên (NL) CBCNV-PV có kỹ năng sử dụng các NL1 ứng dụng công nghệ thông tin tốt Báo có các chương trình đào tạo, NL2 trang bị cho nhân viên sử dụng các ứng dụng/thiết bị số hóa quy trình CBCNV-PV tích cực sử dụng các ứng NL3 dụng/thiết bị công nghệ mới Báo có chuyên viên công nghệ thông tin, chủ động được trong việc quản lý, NL4 nâng cấp, sửa chữa hệ thống, an ninh mạng Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh (2022). “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp: mô hình nghiên cứu và thang đo”
  19. 8 (5) Nhu cầu đổi mới, phát triển của Báo (NC) Báo cần sử dụng các ứng dụng, công NC1 nghệ số để tương tác với khách hàng quảng cáo, đối tác Báo cần tối ưu hóa các quy trình NC2 nghiệp vụ và quản lý bằng việc chuyển đổi số Báo cần sự liên kết tốt hơn giữa các NC3 bộ phận Báo cần sử dụng hiệu quả hơn các NC4 nguồn lực Báo cần đổi mới, tạo ra sản phẩm, NC5 loại hình mới, thời sự phục vụ bạn đọc tốt hơn Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh (2022). “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp: mô hình nghiên cứu và thang đo” (6) Khả năng chuyển đổi số của Báo (KN) Báo hoàn toàn có khả năng số hóa các KN1 quy trình nghiệp vụ và quản lý Báo hoàn toàn có khả năng mang lại KN2 trải nghiệm mới cho bạn đọc, khách hàng trên nền tảng công nghệ số Báo hoàn toàn có thể tối ưu hóa trong KN3 phân phối và sử dụng nguồn lực trên nền tảng công nghệ số Báo hoàn toàn có khả năng chuyển KN4 đổi kỹ thuật số thành công Báo có khả năng đạt hiệu quả kinh KN5 doanh cao hơn sau khi chuyển đổi số Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh (2022). “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp: mô hình nghiên cứu và thang đo”
  20. 9 1.7. Kết cấu của đề án Chƣơng 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Chương này trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu và kết cấu nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ứng dụng. Chương này tác giả trình bày sơ lược về cơ sở lý thuyết, những khái niệm về chiến lược kinh doanh, chuyển đổi số và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu ứng dụng phù hợp nhất với đối tượng khảo cứu của Đề án. Chƣơng 3: Phân tích thực trạng và nguyên nhân vấn đề nghiên cứu Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về Báo Lao Động, sự hình thành và phát triển trong 95 năm qua, cơ cấu hoạt động tổ chức; sau đó, phân tích thực trạng tình hình kinh doanh, chuyển đổi số của Báo trong những năm gần đây, các kết quả đã đạt được. Từ đó, xác định các nguyên nhân của thực trạng trên để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ở những chương kế tiếp. Chƣơng 4: Đề xuất một số giải pháp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình hoạt động, các nguồn lực của Báo, với những điểm mạnh, điểm yếu cùng những cơ hội và thách thức… trong chương 3, trong chương 4 này tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hơn việc chuyển đổi số tại Báo. Chƣơng 5: Kế hoạch triển khai các giải pháp. Chương này thể hiện cơ sở của kế hoạch, mục tiêu của kế hoạch, kế hoạch chi tiết và nguồn lực triển khai, đánh giá và kiểm soát triển khai kế hoạch. TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về vấn đề đặt ra để nghiên cứu như: sự cần thiết – ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của Đề án.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2