Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC CUỐI HỌC KII LỚP 11 I. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1.Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao myelin và tên sợi trục thần kinh có bao myelin? Giải thích. Trên sợi thần kinh không có bao mielin - Dẫn truyền liên tục trên sợi trục, tốc độ lan truyền chậm, tốn nhiều năng lượng cho bơm Na+/K+. - Vì sự khử cực diễn ra liên tục nên phải liên tục phục hồi điện thế nghỉ. (Khi phục hồi điện thế nghỉ cần phải bơm Na+/K+, do đó tốn ATP). Trên sợi thần kinh có bao mielin - Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này đến eo ranvie khác; tốc độ lan truyền nhanh, tốn ít năng lượng cho bơm Na+/K+. - Vì sự lan truyền theo lối nhảy cóc nên số điểm khử cực ít dẫn tới bơm Na+/K+ hoạt động ít. Câu 2. Điểm khác về sự lan truyền xung thần kinh trong cung ph ản xạ và lan truyền xung thần kinh qua xinap v ới lan truyền xung thần kinh trong s ợi th ần kinh. Gi ải thích. Lan truyền xung thần kinh trong cung ph ản xạ khác v ới sợi thần kinh, giải thích. - Hướng dẫn truyền theo một chiều nhất định từ cơquan thụ cảm đến trung ương thần kinh rồi đến cơ quan trả lời, tốc độ dẫn truyền chậm hơn trên sợi thần kinh, cường độ xung thần kinh tại các vị trí khác nhaucó thể khác nhau. - Vì trong một cung phản xạ có nhiều tế bào, và các tế bào liên hệ với nhau qua xinap. Xung thần kinh truyền qua xinap chỉ theo một chiều nên xung thần kinh truyền qua xinap chỉ theo một chiều. Lan truyền xung thần kinh qua xinap khác v ới sợi thần kinh, giải thích. - Luôn dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap. Vì chỉ màng trước xinap mới có chất trung gian hóa học và chỉ màng sau xi nap mới có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. -Tốc độ chậm hơn trên sợi thần kinh vì dẫn truyền theo cơ chế điện – hóa – điện, cường độ xung có thể bị thay đổi khi đi qua xinap. Khi bị kích thích liên tục có thể làm cho xung qua xinap bị trơ do không kịp tái tạo bóng chứa chất trung gian hóa học. Câu 3. Ở giai đoạn trẻ em, nếu thừa hay thiếu GH sẽ gây ra bệnh gì? Vì sao? Nếu muốn chữa bệnh đó bằng cách tiêm GH thì cần tiêm ở giai đoạn nào? Tại sao? - Ở giai đoạn trẻ em nếu thừa GH sẽ dẫn đến bệnh khổng lồ. Vì hoocmôn sinh trưởng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). - Thiếu GH thì gây ra bệnh người tí hon vì thiếu GH thì tốc độ sinh trưởng của tế bào, xương và cơ bị chậm lại - Để chữa bệnh lùn cần tiêm GH ở giai đoạn thiếu nhi, còn khi trưởng thành thì tốc độ sinh trưởng chậm lại và dừng hẳn, GH không có tác dụng. Câu 4: Tại sao thiếu iốt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?Cách khắc phục. - Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, nào ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. - Cần bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối iốt và các thực phẩm giàu iốt như cá biển, trứng, sữa,… Câu 5: Tại sao gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì sẽ phát triển không bình thường : mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục ? Tinh hoàn là nơi tiết ra testostêrôn – hoocmôn kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục sơ cấp và thứ cấp ở con đực. Ở gà trống, đó là các đặc điểm như mào, cựa, tiếng gáy, bản năng “đạp
- mái”,…. Do đó khi cắt bỏ tinh hoàn thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hoocmôn này, kết quả là gà trống xuất hiện những đặc điểm không bình thường như: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục… Câu6: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng? Lời giải - Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi để hình thành xương qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. - Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại gây sạm da, có thể gây ung thư da và có hại cho sự phát triển của của trẻ. được thu hái trong cùng một lứa được chín đồng đều, người ta thường xếp xen kẽ quả chín với quả xanh. Câu 7: Vì sao chúng ta không nên sử dụng thực vật đã được xử lý bằng auxin nhân tạo để làm thức ăn ? Trong cơ thể thực vật không có các enzim để phân giải auxin nhân tạo. Do đó khi xử lý rau, củ, quả bằng auxin nhân tạo, các chất này sẽ tích lũy trong mô thực vật, làm ô nhiễm nông phẩm và gây nguy hại cho người sử dụng. Đây chính là lý do giúp giải thích vì sao chúng ta không nên sử dụng các thực vật đã được xử lý bằng auxin nhân tạo để làm thức ăn. Câu 8. Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng nguyên tắc quan trọng nhất là gì? Giải thích. Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc quan trọng nhất là nồng độ sử dụng tối thích, vì chất điều hoà sinh trưởng chỉ có tác dụng ở nồng độ thích hợp, nếu quá cao hay quá thấp sẽ gây ức chế hoặc không có tác dụng. Ví dụ: 2,4D là hoocmôn thuộc nhóm auxin, ở nồng độ thích hợp có tác dụng tạo quả không hạt, ở nồng độ cao có tác dụng diệt cỏ. Câu9. Thế nào là sinh sản vô tính? Vì sao cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mẹ? Nêu các vai trò của sinh sản vô tính với ngành nông nghiệp. (1 điểm) Lời giải - Sinh sản vô tính là sự sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và cái (không có sự tái tổ hợp vật chất di truyền), con cái giống nhau và giống bố mẹ. - Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm. Do đó, cá thể mới trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mẹ. - Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp: có thể duy trì các tính trạng tốt cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắntạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cấy mô và tế bào thực vật, giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao. Câu 10. Thế nào là sinh sản hữu tính. Nêu những đặc trưng và ưu điểm của sinh sản hữu tính? (1 điểm) Lời giải - Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới. - Đặc trưng của sinh sản hữu tính: + luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử. + Luôncó quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử), luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen. - Ưu điểm của sinh sản hữu tính: tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền, có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi. II. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới? A. Thuỷ tức. B. Giun đốt. C. Cua. D. Cá. Câu 2. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống? A. Trùng đế giày. B. Giun đất.
- C. Thuỷ tức. D. Bò sát. Câu 3. Động vật nào sau đây không có hệ thần kinh dạng ống? A. Cá cóc. B. Gà. C. Ếch. D. Châu chấu. Câu 4. Ở người, phản xạ co ngón tay khi bị kim châm thuộc loại phản xạ nào sau đây? A. Không điều kiện. B. Có điều kiện. C. Phản xạ phức tạp. D. Phản xạ không điều kiện hoặc phối hợp với phản xạ có điều kiện. Câu5. Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào làm cho động vật bậc thấp có số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn phản xạ không điều kiện? A. Môi trường sống của động vật bậc thấp rất ít thay đổi. B. Động vật bậc thấp ít được con người luyện tập và hướng dẫn. C. Động vật bậc thấp có số lượng tế bào thần kinh ít và phân tán. D. Động vật bậc thấp ít chịu tác động của các kích thích đồng thời. Câu 6. Điện thế nghỉ là gì? A. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích. B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm, phía ngoài màng tích điện dương. C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm. D. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm trên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích. Câu 7. Điện thế hoạt động xuất hiện trải qua các giai đoạn theo thứ tự là: A. Phân cực, đảo cực, tái phân cực. B. Phân cực, mất phân cực, tái phân cực. C. Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. D. Phân cực, mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. Câu 8. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh có đặc điểm nào sau đây? A. Theo một chiều xác định. B. Trên sợi trục có miêlin nhanh hơn trên sợi trục không có miêlin. C. Theo cơ chế hoá học. D. Nhờ sự lan truyền của ion K+. Câu 9. Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc là vì A. điện thế hoạt động không dừng ỉại ở điểm phát sinh mà lan truyền theo dọc sợi thần kinh. B. mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvier này đến eo Ranvier khác. C. có một số chất ngăn không cho cổng Na+ mở ra. D. giữa các eo Ranvier sợi trục được bao miêlin có bản chất photpholipit, có tính chất cách điện ở vùng có bao miêlin. Câu 10. Trong cấu tạo của xinap hóa học, bộ phận có các thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm trên A. màng sau xinap. B. chùy xinap. C. màng trước xinap. D. khe xinap. Câu 11: Cấu trúc cơ bản của một xinap gồm có: A. Khe xinap; các thụ thể trên màng sau xinap B. Các ti thể, bóng xinap, các chất trung gian hóa học C. Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap D. Màng trước xinap, bóng xinap, màng sau xinap Câu 12. Ở xinap hóa học, xung thần kinh chi lan truyền theo 1 chiều từ màng trước sang màng sau xinap. Nguyên nhân là do A. phía màng sau không có bóng chứa chất trang gian hoá học; màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trang gỉan hóa học. B. khe xinap có kích thước rộng nhưng điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được theo một chiều. C. xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xinap sau đó mới truyền đến màng sau xinap chứ xung không bao giờ xuất hiện ở màng sau xinap. D. do chiều dẫn truyền của xung thần kinh cần được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap. Câu 13. Enzim acetylcholinesteraza ở màng sau xinap có tác dụng nào sau đây?
- A. Tổng hợp acetylcholin từ axetat và cholin để chuyển cho chùy xinap. B. Phân huỷ acetylcholin thành axetat và cholin. C. Thay đổi tính thấm màng trước xinap. D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholin. Câu 14. Tại sao khi sử dụng thuốc có chất atropin thì sẽ có khả năng làm giảm đau cho người bệnh? A. Vì atropin làm bóng chứa chất trang gian hóa học không bị vỡ nên xung thần kinh không truyền qua xinap. B. Vì atropin ngăn cản việc mở các kênh Ca2+ ở chùy xinap. C. Vì atropin không cho các chất hóa học tràn qua khe xinap. D. Vì atropin có khả năng phong bế màng sau của xinap làm mất khả năng tác động của acetylcholin. 15.Tại sao xung thần kinh trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều? A. Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xinap mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều. B. Xung thần kinh lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng. C. Xuất hiện điện thế hoạt động hoạt động lan truyền đi tiếp. D. Xinap là cầu nối giữa các dây thần kinh. Câu 16. Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau. Dựa theo cơ chế truyền xung thần kinh, giải thích nào sau đây đúng? A. Đá lạnh sẽ làm đông cứng các bóng chứa chất trung gian hóa học tại vết thương nên xung thần kinh không được truyền đi. B. Đá lạnh sẽ làm đóng tất cả các kênh ion trên sợi thần kinh nên xung thần kinh không được truyền đi. C. Đá lạnh sẽ biến tính các thụ thể ở màng sau nên không tiếp nhận được các chất trung gian hóa học làm xung thần kinh không được truyền đi. D. Đắp đá lạnh làm giảm nhiệt ở vị trí bị thương, nơron tại chỗ giảm chuyến hóa, giảm khả năng truyền xung thần kinh. 17. Tập tính động vật là gì? A. Là thói quen của động vật sống trong một môi trường nhất định. B. Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường để thích nghi với môi trường và tồn tại C. Là những hoạt động sống thích nghi với những môi trường nhất định để tồn tại. D. Là bản năng của động vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 18. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài Câu 19. Tập tính bẩm sinh là những tập tính A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài Câu 20. Loài nhện có bản năng chăng tơ. Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Hiện tượng đó thuộc tập tính nào sau đây? A. Bẩm. sinh. B. Học được. C. Quen nhờn. D. In vết. Câu 21.Tập tính bắt chuột ở mèo là thuộc dạng A. Bẩm sinh. B. Học được, C. Rút ra kinh nghiệm. D. Hỗn hợp. Câu 22. Hổ, báo thường bò sát mặt đất và tiến đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ mồi hoặc rượt, cắn vào con mồi. Đây là loại tập tính nào sau đây? A. Tập tính xã hội. B. Tập tính săn mồi. C. Tập tính lãnh thổ. D. Tập tính di cư.
- Câu 23. Ong thợ sẵn sàng chiến đấu hy sinh thân mình để bảo vệ tổ và ong chúa. Đó là biểu hiện của tập tính nào sau đây? A. thứ bậc. B. vị tha. C. bảo vệ lãnh thổ. D. kiếm ăn. Câu 24. Ví dụ nào sau đây là kết quả của hình thức học khôn? A. Ngỗng con con mới nở biết đi theo ngỗng mẹ. B. Bật đèn và cho chó ăn (tiến hành lặp lại nhiều lần) thì khi thấy bật đèn chó sẽ tiết nước bọt. C. Ngỗng con mới nở ra thấy đồ chơi thì đi theo đồ chơi. D. Vượn biết kê các đồ vật để đứng lấy thức ăn. Câu 25: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được tổ. Điều này chứng tỏ A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim. B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập. C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập. D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ. Câu 26. In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra A. bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau B. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau C. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau D. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau Câu 27. Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích A. đồng thời B. liên tiếp nhau C. trước và sau D. rời rạc Câu 28. Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết giữa A. các hành vi của động vật và các kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này B. một hành vi của động vật với một phần thưởng, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này C. một hành vi của động vật và một kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này D. hai hành vi của động vật với nhau, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này Câu 29. Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ Câu 30. Học khôn là A. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự B. phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới C. từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự D. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới Câu 31. Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào yếu tố nào sau đây? A. Dòng nước. B. Vị trí mặt trời, C. Thành phần hóa học của đất. D. Sự thay đổi của mùa. Câu 32. Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi? Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế. Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói? A. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng dỗ con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn B. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
- C. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng phong phú của loài D. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn Câu 33: Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. còn tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ A. Là những tập tính học được từ đồng loại B. Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng C. Chúng không phân biệt được trứng của mình D. Chúng không biết ấp trứng Câu 33: Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là: A. Bố mẹ chúng dạy B. Do trứng chim chủ làm chật tổ C. Do bản năng sinh tồn của chúng D. Chỉ có 1 số con chim non như vậy vì chúng hung hăng, ác độc Câu 34: Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là A.Ong có tính hung hăng B. Chúng không biết hậu quả của việc mình làm C. Hành động này được khởi xướng từ con đầu đàn, còn những con khác bắt chước D. Do tập tính vị tha 35. Một người đi trên đường, bất ngờ gặp chó dại, người đó bỏ chạy. Đây là phản xạ có điều kiện hay phản xạ không điều kiện? Tại sao? Chọn một câu trả lời A. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải nhìn thấy chó dại người đó mới bỏ chạy B. Đây là phản xạ có điều kiện vì có đủ thành phần của cung phản xạ: Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lý thông tin và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay C. Đây là phản xạ không điều kiện vì mọi người gặp chó dại và bỏ chạy là phản ứng tự nhiên. D. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm, mới biết được có có dấu hiệu như thế nào là chó dại. 36. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập Chọn một câu trả lời A. học khôn. B. học ngầm. C. điều kiện hoá hành động. D. điều kiện hoá đáp ứng. 37. Tập tính xã hội gồm: A. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính kiếm ăn. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính di cư. C. Tập tính thứ bậc - tập tính vị tha. D. Tập tính sinh sản - tập tính di cư. 38. Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? Chọn một câu trả lời A. Vì sống trong môi trường phức tạp. B. Vì có nhiều thời gian để học tập. C. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. D. Vì dễ hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. 39. Tại sao chim và cá di cư? A. Muốn lấy thức ăn khác cho phong phú. B. Chu kì sống trong năm của các loài chim - cá di cư có những giai đoạn khác nhau. C. Do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá) khan hiếm thức ăn. D. Do chế độ ánh sáng thay đổi (trời âm u thiếu ánh sáng). 40. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ vê hình thức học tập:
- A. Học khôn. B. Quen nhờn. C. Điều kiện hoá hành động. D. Điều kiện hoá đáp ứng. 41. Điều kiện hoá hành động là A. kiểu liên kết giữa một hành vi với một kích thích mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này. B. kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này. C. kiểu liên kết giữa các hành vi với các kích thích mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này. D. kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này. 42. Khi di cư, chim và cá định hướng bằng cách nào? A. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày... B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, mặt trăng, sao, địa hình. C. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu. D. Động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình; cá định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy. Câu 43. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm giúp xung thần kinhtruyền qua xinap hóa học được điều chỉnh và xinap hóa học giúp hệ thần, kinhxử lí rất linh hoạt? (1)Xinap có thể giải phóng chất trung gian hóa học khác nhau tùy theo cường độ xung không có ngưỡng kích thích giống trên sợi thần kinh. (2)Ở chùy xinap có 2 nhóm chất trang gian hóa học: ức chế và hưng phấn. (3)Cấu trúc xinap hóa học giúp xung thần kinh chỉ lan truyền 1 chiều qua xinap. (4)Ở chùy xinap tùy vào cường độ kích thích mà kênh Na+có thể mở nhiều hay ít để tạo điện thế hoạt động (xung thần kinh) mạnh hay yếu. (5)Bản chất của chất trung gian hóa học là hoocmon. A.5. B.4. C.3. D.2. Câu 44. Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện? (1) Khi thấy rắn độc thì mọi người đều bỏ chạy. (2) Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá. (3) Khiêng vật nặng thì cơ thể thoát nhiều mồ hôi. (4) Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể run rẫy. (5) Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn. A. 1,2,5. B. 1,2, 3,4. C. 2, 3,4,5. D.1,2, 3, 4, 5. Câu 45.Cho các bộ phận sau đây: (1) Cơ ngón tay; (2) Tủy sống; (3) Dây thần kinh vận động; (4) Dây thần kinh cảm giác; (5) Thụ quan ở tay; (6) Hành não. Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi bị kim đâm là: A. 5 3 6 2— 4 1. B. 5 3 2 4 1. C. 5 4 6 2 3 1. D. 5 4 2 3 1. Câu 46. Trong các tập tính sau đây, có bao nhiêu tập tính bẩm sinh? (1)Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản. (2)Khi tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng ỉại. (3)Mèo săn đuổi chuột để bắt mồi. (4)Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa trời râm. (5)Ve kêu vào mùa hè. (6)Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy. (7)Ếch kêu vào mùa sinh sản. A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 47. Cho các ví dụ và các hình thức học tập như sau: (1)Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đũa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. (2)Thầy giáo yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có bạn đã giải được bài tập đó. (3)Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con Rùa, con Rùa sẽ rụt đầu vào chân và mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì Rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. (4)Một con mèo đang đói nó chủ động lục nồi đế kiếm ăn. Các hình thức học tập: I - Quen nhờn; II - Học khôn;
- III - Điều kiện hoá đáp ứng; IV - Điều kiện hoá hành động. Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp nào sau đây là đúng? A. 1-I,2-II, 3-IV, 4-III. B. 1 -III,2-II,3-I,4-IV. C. 1 -IV, 2-II, 3-I,4-III. D. 1-II,2-III,3-I,4-IV. Câu 48.Một số hình thức học tập ở động vật là: 1- Quen nhờn 2- Học khôn 3- In vết 4- Học vẹt 5- Điều kiện hoá 6- Học gạo 7- Học ngầm A. 2 - 4 - 5 - 6 - 7 B. 1 - 2 - 3 - 5 - 7 C. 1 - 3 - 5 - 6 - 7 D. 1 - 2 - 3 - 4 - 5 Câu 49.Một số tập tính phổ biến ở động vật: 1- Tập tính kiếm ăn 5- Tập tính di cư. 2- Tập tính lãnh thổ. 6- Tập tính đe doạ 3- Tập tính cạnh tranh 7- Tập tính xã hội 4- Tập tính sinh sản. Đáp án đúng là A. 1 - 2- 3 - 4 - 5 B. 3 - 4 - 5 - 6 - 7 C. 1 - 3 - 4 - 5 - 6 D. 1 - 2 - 4 - 5 - 7 Câu 50. Trong y tế, người ta dùng morphin làm thuốc giảm đau, thuốc này đồng thời gây nghiện. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về morphin? (1) Morphin có cấu hình không gian tương tự endorphin (endorphin là một loại hoocmon do não tiết ra có tác dụng giảm đau và bảo vệ não). (2) Khi vào cơ thể, morphin kết hợp với thụ thể của endorphin nên có tác dụng giảm đau tương tự endorphin. (3) Morphin tác dụng lên não theo cơ chế ức chế ngược. (4) Khi sử dụng morphin trong một thời gian dài thì sẽ ỉàm cho cơ thể không có khả năng tự giảm đau nên khi bị đau lại cần morphin do đó có tác dụng gây nghiện. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Câu 1. Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật ra hoa. B. Cơ thể thực vật tạo hạt. C. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng. D. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa. Câu2. Những hoocmon nào sau đây kích thích sinh trưởng của cơ thể thực vật? A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin. C. Auxin, gibêrelin, etylen. D. Auxin, etylen, axit abxixic. Câu 3. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm? A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh thân, C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ. Câu 4. Loại hoocmon nào sau đây thúc đẩy quá trình chín của quả? A. Axit abxixic. B. Xitôkinin. C. Etylen. D. Auxin. Câu 5. Quang chu kì là gì? A. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng trong cả chu kỳ sống của cây. B. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây. C. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng. D. Quang chu kì là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kỳ sống của nó. Câu 6. Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây? A. Ra hoa trong điều kiện ngày dài. B. Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. C. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ ngày. D. Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài. Câu 7. Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật? A. Diệp lục b. B. Carôtenoit C. Phitocrom. D. Diệp lục a. Câu 8. Xuân hoá là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhântố nào sau đây? A. Nhiệt độ thấp. B. Nhiệt độ cao.
- C. Ánh sáng mạnh. D. Ánh sáng yếu. Câu 9. Hoocmon đóng vai trò gây đóng khí khổng là: A. Auxin. B. Gibêrelin. C. Axit abxixic. D. Etylen Câu 10. Hoocmon kích thích ra rễ phụ ở cành chiết là A. auxin. B. xitôkinin. C. etylen. Gibêrelin Câu 11. Người ta xác định tuổi cây cà chua theo số lá. Theo lí thuyết, khi đến lá thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa? A. Lá thứ 14. B. Lá thứ 15. C. Lá thứ12. D. Lá thứ 13. Câu 12. Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. B. Nồng độ thấp nhưng gây ra biến đổi lớn. C. Tính chuyên hoá rất cao. D. Không có tính đặc hiệu đối với loài thực vật. Câu 13. Hoocmon auxin không có đặc điểm nào sau đây? A. Kích thích quá trình nguyên phân và quá trình dãn dài của tế bào. B. Kích thích sự nảy mầm của hạt, của chồi C. Kích thích quá trình ra rễ phụ. D. Thúc đẩy sự ra hoa, kết quả của cây trưởng thành. Câu 14. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây? A. Cây ngày ngắn. B. Cây ngày dài. C. Cây trung tính. D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính. Câu 15. Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kỳ chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cho cây không ra hoa? A. 16 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối. B. 14 giờ chiếu sáng/10 giờ che tối. C. 15,5 giờ chiếu sáng/ 8,5 giờ che tối. D. 4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối/4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối. Câu 16. Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin nhân tạo để phun lên rau, cũ thì sẽ gây độc cho cơ thể con người. Nguyên nhân làvì: A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh. B. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải. C. Auxin nhân tạo giảm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể. D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào. Câu 17. Khi cây mướp có độ cao nhất định thì người ta tiến hành bấm ngọn cây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hiện tượng này? (1)Bấm ngọn cây mướp để hạn chế sự vươn dàỉ của ngọn, giúp bố trí mướp leo dàn một cách hợp lí. (2)Bấm ngọn cây mướp để kích thích sự phát triển của chồi bên. (3)Bấm ngọn cây mướp để giảm bớt hàm lượng auxin (là một hoocmon kích thích sinh trưởng) trong ngọn cây. (4)Bấm ngọn cây mướp nhằm mục đích tăng năng suất cho cây mướp. A.3. B.4. C.2. D. 1. Câu 18. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích: A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt. B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh, C. Làm đất thoáng khí. D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ. Câu 19. Củ khoai tây sau khi thu hoạch thì trải qua một giai đoạn ngủ rồi mới nảy mầm. Muốn trồng khoai tây trái vụ, người ta xử lý củ giống bằng loại hoocmon nào sau đây? A. Xitokinin. B. Auxin. C. Giberilin. D. Axit Abxịxic. Cân 20. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian cần tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Loại ánh sáng được sử dụng trong thí nghiệm này là loại ánh sáng nào sau đây? A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng đỏ xa.
- C. Ánh sáng trắng. D. Ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng. Câu 21. Vào mùa đông, người ta thường thắp đèn cho các ruộng thanh long vàobuổi tối nhằm mục đích: A. Bổ sung ánh sáng cho thanh long quang hợp để tăng năng suất. B. Bổ sung nhiệt để sưởi ấm cho cây thanh long C. Đuổi các sinh vật gây hại như sâu bọ, chuột. D. Kích thích thanh long ra hoa làm tăng năng suất. Câu 22. Khi nói về 2 biện pháp: Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biếu nào sau đây đúng? A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa. B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa. C. Biện pháp thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa. D. Biện pháp thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông có tác dụng kim hãm sự ra hoa. Câu 23.Ý nào không đúng khi nêu ứng dụng quang chu kỳ để thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp? A. Dùng 1 màn đen tạo các đêm nhân tạo giúp hoa cúc là cây ngắn ngày vẫn nở hoa vào mùa hè. B. Trong điều kiện ngày ngắn muốn tránh sự ra hoa chiếu thêm ánh sáng ''giả vờ" ngày dài. VD: bắn pháo hoa cho cây mía không ra hoa, lượng đường không bị giảm... C. Dùng ánh sáng nhân tạo (tia lazer) hoặc các loại đèn huỳnh quang, cao áp là nguồn sáng bổ sung để tạo ngày dài. D. Dùng lửa hun khói giúp dưa chuột ra nhiều hoa cái SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Câu 24.Nhóm động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển không qua biến thái? A. Côn trùng. B. Ếch nhái. C. Cá chép. D. Tôm. Câu25. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự tác động của nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong? A. Dinh dưỡng. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Hoocmon. Câu 26. Loại hoocmon nào sau đây có liên quan đến bệnh bướu cổ? A. Testosterone. B. Tiroxin. C. ơstrôgen. D. Insulin. Câu 27. Hoocmon nào sau đây là nhóm hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng? A. Tiroxin và glucagon. B.Juvenin và tiroxin. C. Eđixơn vàjuvenin D. Eđixơn và glucagon. Câu 28. Trong chăn nuôi, năng suất tối đa của vật nuôi phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây? A. Khẩu phần thức ăn. B. Khí hậu. C. Đặc điểm di truyền của giống. D. Chế độ phòng dịch. Câu 29. Ở trẻ em, nếu trong cơ thể dư thừa loại hoocmon nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ? A. Hoocmon sinh trưởng (GH). B. Hoocmon insulin. C. Hoocmon gỉucagon. D. Hoocmon tiroxin. Câu 30. Ở côn trùng, hoocmon eđixơn có tác dụng A. gây lột xác ở sâu bướm. B. kích thích quá trình rụng trứng và sinh sản. C. ức chế quá trình rụng trứng và ức chế phát triển phôi. D. gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Câu 31. Hoocmon nào sau đây gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thi đối với nữ? A. Testosterôn. B. ơstrôgen. C. Tiroxin. D.Glucagon. Câu 32. Những hoocmon nào sau đây điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống? A. Hoocmon sinh trưởng, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn, juvenin. B. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrôgen, testostêron. . C. Hoocmon tiroxin, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn, juvenin. D. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrôgen, testostêron, juvenin.
- Câu 33. Tác dụng của hoocmon sinh trưởng (GH) là: A. Tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. B. Tăng cường khả năng hấp thụ các chất prôtêin, lipit, gluxit. C. Tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin. D. Tăng cường quá trình chuyển hóa Ca vào xương. Câu 34. Ở giai đoạn dậy thì của nữ, hoocmon estrogen và progesteron kích thích cơ thể sinh trưởng và phát triển mạnh. Nguyên nhân là vì hoocmon này có tác dụng A. kích thích quá trinh hình thành trứng và gây rụng trứng để sinh sản. B. kích thích phát triển xương và kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. C. ức chế các hoocmon có hại, nhờ đó mà kích thích quá trình phát triển của cơ thể. D. kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Câu 35. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái xảy ra chủ yếu ở đối tượng động vật nào sau đây? A. Hầu hết động vật không xương sống. B. Hầu hết động vật có xương sống. C. Tất cả các loài thuộc giới động vật không xương sống và động vật có xương sống. D. Chân khớp, một khoang và giáp xác. Câu 36. Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ thể. B. Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ thể. C. Quá trình sinh sản, làm tăng số lượng cá thể trong quá trình ngày càng nhiều. D. Giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản. Câu 37. Khi nói về sự sinh trưởng của động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự phân hoá về chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể động vật. B. Quá trình phát triển cơ thể, từ giai đoạn trứng đến khi nở ra con. C. Sự lớn lên về kích thước, khối lượng của cơ thể nhờ sự phân bào và tích luỹ chất dinh dưỡng. D. Giai đoạn cơ thể bắt đầu tạo tinh trùng và trứng có thể tham gia vào sinh sản. Câu 38. Phương thức sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật có đặc điểm: A. Con non giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí. B. Con non phải trải qua nhiều lần lột xác, qua nhiều dạng trung gian để trở thành con trưởng thành. C. Con non rất khác với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí. D. Con non giống với con trưởng thành vềhìnhthái,cấu tạo;hoàn thiện dần về sinh lí để trở thành con trường thành. Câu 39. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Âu trùng rất khác với con trưởng thành. B. Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành. C. Con non phải trải qua nhiều lần lột xác, qua nhiều dạng trung gian để trở thành con trưởng thành. D. Con non giống với con trưởng thành vềhìnhthái,cấu tạo;hoàn thiện dần vềsinh lí để trở thành con trường Câu 40. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người? A. Thức ăn. B. Nhiệt độ môi trường. C. Độ ẩm. D. Ánh sáng. Câu 41.Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì: A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng. B.Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét. C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng. D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm. Câu 42. Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1)Là hai quá trình độc lập nhau.
- (2)Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. (3)Sinh trưởng là điều kiện của phát triển. (4)Phát triển làm thay đổi sinh trưởng. (5)Sinh trưởng là một phần của phát triển.. (6)Sinh trưởng thường diễn ra trước sau đó phát triển mới diễn ra. A.6. B.5. C.4. D.3. Câu 43. Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là: A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số. B. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số. C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình. D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số. Câu 44. Đối với gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì: A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm. B. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt. C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm ỉàm hạn chế tiêu thụ năng lượng. D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng. Câu 45. Ở giai đoạn trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmon tiroxin thì sẽ gây ra hậuquả nào sau đây? A. Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển. B. Các đặc điểm sinh dục phụ phát triển nhanh hơn bình thường. C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém phát triển. Câu 46. Tại sao việc tắm nắng vào lúc có ánh sáng yếu lại có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ? A. Vì tia tử ngoạilàm cho tiền vitaminDbiếnthànhvitaminDcóvaitròchuyển hoá natri để hình thành xương. B. Vì tia tử ngoạilàm cho tiền vitaminDbiếnthànhvitaminDcóvaitròchuyển hoá canxi để hình thành xương. C. Vì tia tử ngoạilàm cho tiền vitaminDbiếnthànhvitaminDcóvaitròn chuyển hoá kali để hình thành xương. D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ỉàm cho sụn hóa thành xương. Câu 47. Khi nói về vai trò của iot đối với cơ thể con người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1)Thiếu iôt sẽ gây ra bệnh bướu cổ. (2)Thiếu iôt thì khả năng chịu lạnh của cơ thể giảm. (3)Thiếu iôt làm số lượng nang tuyến giáp tăng lên. (4)Iot là chất hoạt hóa enzim tổng hợp hoocmon tiroxin. (5)Thiếu iôt làm trẻ có trí tuệ kém phát triển. A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 48. Khi nói về hiện tượng thừa hay thiếu GH ở người,có bao nhiêu phát biểusau đây đúng? (1)Nếu thiếu GH ở giai đoạn trẻ em thì gây ra bệnh lùn. (2)Nếu thiếu GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra hậu quả gì. (3)Nếu thừa GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra hậu quả gì. (4)Để chữa bệnh lùn do thiếu GH thì có thể tiêm GH vào giai đoạn sau tuổi dậy thì. (5)Một số người “khổng lồ” có thể là do thừa GH ở giai đoạn trẻ em. A. 4. B. 1 C.2. D. 3. SINH SẢN Ở THỰC VẬT Câu 1. Sinh sản bằng bào tử có ở những ngành thực vật nào sau đây? A. Rêu, hạt trần. B. Rêu, quyết. C. Quyết, hạt kín. D. Quyết, hạt trần. Câu 2. Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cây con có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau đây của cây mẹ? (1) Lá. (2) Hoa. (3) Hạt (4) Rễ, (5) Thân. (6) Củ. (7) Căn hành. (8) Thân củ. A. 1,2, 6, 8. B.3, 4, 5, 6, 7, 8.
- C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8. D. 1, 4, 5, 6, 7, 8. Câu 3. Thụ tinh ở thực vật có hoa là: A. sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. B. sự kết hợp nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử. C. sự kết hợp hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử. D. sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi. Câu 5. Người ta phân chia sinh sản của thực vật thành các hình thức là: A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. B. sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. C. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính. C. sinh sản hữu tính và sinh sản bằng bào tử. Câu 6. Quá trình thụ tinh của thực vật có hoa diễn ra ở bộ phận nào sau đây? A. Bao phấn. B. Đầu nhụy. C. ống phấn. D. Túi phôi. Câu 7.Ở thực vật có hoa, hạt được hình thành từ bộ phận nào sau đây? A. Noãn cầu. B. Túi phôi, C. Noãn sau thụ tinh. Đ. Bầu nhụy. Câu 8. Thụ phấn là quá trình A. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy. B. họp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng. C. vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhị. D. hợp nhất giữa nhị và nhụy. Câu 9. Nhóm thực vật nào sau đây có thụ tinh kép? A. Thực vật hạt kín. B. Dương xỉ. C. Rêu. D. Thực vật hạt trần. Câu 10. Quả được hình thành từ bộ phận nào sau đây? A. Bầu nhụy. B. Noãn đã được thụ tinh C. Đầu nhị. D. Noãn không được thụ tinh Câu 11. Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chủ yếu của việc cắt bỏ hết lá là để: A. tập trung nước nuôi các cành ghép. B. tránh gió mưa làm lay cành ghép. C. loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép. D. tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. Câu 12. Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nhân nhanh số lượng lớn cây giống.. B. Phục chế được các giống cây quý. C. Duy trì các tính trạng tốt của cây mẹ. D. Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn cây mẹ. Câu 13. Khi nói về thể giao tử ở thực vật có hoa, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1)Từ tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành hạt phấn. (2)Từ tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân để hình thành túi phôi. (3)Từ 1 tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua1lầngiảm phân,2 lần nguyênphân để hình thành 8 hạt phấn. (4)Từ 1 tế bào mẹ 2n trong noãn trảiqua 1lần giảmphân,3 lầnnguyên phânđể hình thành 3 túi phôi. (5)Mỗi thể giao tử đực có 2 tế bào đơn bội. A. 5. B.4. C.3. D.2. Câu 14.Trong các phương pháp sau, phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay? A. Gieo từ hạt. B. Chiết cành. C. Nuôi cấy mô. D. Giâm cành. Câu 15. Khi nói về hình thức tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhụy của cây khác. B. Sự thụ phấn giữa hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây. C. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với cây khác loài. D. Sự kết hợp giữa tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
- Câu 16. Khi nói về quả của cây hạt kín, phát biểu nào sau đây sai? A. Quả là do bầu nhụy phát triển thành. B. Quả không hạt chỉ được hình thành khi có hiện tượng thụ phấn và có hiện tượng thụ tinh. C. Quả có vai trò bảo vệ hạt. D. Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt. Câu 17.Khi nói về hạt của cây hạt kín, phát biểu nào sau đây sai? A. Hạt là do noãn đã được thụ tinh phát triển thành. B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ. D. Trong hạt của thực vật có hoa luôn có nội nhũ cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi. Câu18. Ví dụ nào sau đây thuộc loại sinh sản hữu tính ở thực vật? A. Từ một cành của cây mẹ sinh ra nhiều cây con. B. Từ một quả của cây mẹ sinh ra nhiều cây con. C. Từ một củ của cây mẹ sinh ra nhiều cây con. D. Từ một lá của cây mẹ sinh ra nhiều cây con. Câu 19. Những biến đổi sinh lí xảy ra khi quả chín (màu sắc, cấu trúc, thành phần hóa học) chủ yếu là do: Ạ. hàm lượng CO2 trong không khí. B. biến đổi nhiệt độ. C. tăng hàm lượng etylen trong quả. D. tăng hàm lượng auxin trong quả. Câu 20. Quá trình hình thành hạt phấn và hình thành túi phôi đều có chung đặc điểm nào sau đây? A. Đều trải qua quá trình giảm phân và quá trình nguyên phân. B. Đều có số lần nguyên phân bằng nhau. C. Các tế bào sau giảm phân tiến hành nguyên phân với số lần khác nhau. D. Đều luôn diễn ra ở cùng một hoa. Câu 21. Khi nói về quá trình hình thành giao tử đực ở cây có hoa, mô tả nào sauđây là đúng? A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực. B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn Tế bào sinh sản nguyên phânl lần tạo 2 giao tử đực. C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực. D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực. Câu 22. Từ một tế bào hoặc một mô thực vật có thể nuôi cấy để phái triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật? A. Toàn năng. B. Phân hoá.C. Chuyên hoá cao. D. Tự dưỡng. Câu 23. Khi nói về ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1)Thời gian nhân giống nhanh. (2)Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. (3)Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. (4)Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. A.4. B.3. C.2. D. 1. Câu 24. Trong phương pháp nhân giống bằng cành ghép, người ta buộc chặt cành ghép vào gốc ghép nhằm những mục đích nào sau đây? (1)Dòng mạch gỗ dễ dàng vận chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. (2)Cành ghép không bị rơi. (3)Cành ghép dễ ra rễ. (4)Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài; (5)Nhanh chóng hình thành cây mới. A. 1,2, 3, 4, 5. B. 1,3,4, 5. C. 1,2, 4. D. 2,3,5. Câu 25. Trong các đặc tính sau, có bao nhiêu đặc tính được sử dụng làm cơ sở sinh lý của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật? (1) Tính toàn năng. (2) Tính phân hoá.
- (3) Tính chuyên hoá. (4) Khả năng phản phân hóa. A.5. B.4. C. 3. D. 1. Câu 26.Ở thực vật, có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở sinh sản hữu tính mà không có ở sinh sản vô tính? (1)Có quá trình thụ tinh. (2)Có quá trình nguyên phân. (3)Các cơ thể con có thể có đặc điểm khác nhau. (4)Ở đời con có sự táitổhợp vật chất di truyền của bố và mẹ. A.4. B. 3. C.2. D. 1. Câu 27. Khi nói về lợi ích của cây mọc từ cành chiết so với cây mọc từ hạt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1)Đặc tính di truyền giống cây mẹ. (2)Cây con dễ chăm sóc. (3)Cùng lúc tạo được nhiều cây con từ một cây mẹ. (4)Có rễ ngay trên cây mẹ nên các cây mọc từ cành chiết dễ thích nghi với môi trường biến đổi. (5)Thời gian cho thu hoạch sớm. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28. Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa. Trong các hạt được tạo ra, kiểu gen của phôi và nội nhũ lần lượt là A. Aa và Aa. B. Aavà Aaa. C. AAaa và Aaa. D. Aa và AAa. Câu 29.Khi nói về sự thụ phấn ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1)Trong quá trình thụ phấn, nếu số lượng hạt phấn rơi trên đầu nhụy càng nhiều thì bầu càng dễ phát triển thành quả. (2)Hiện tượng thụ phấn chéo chỉ xảy ra ở những cây có hoa đơn tính. (3)Trong tự nhiên, dựa vào tác nhân thụ phấn mà người ta chia thành các hình thức thụ phấn là: thụ phấn nhờ gió, thụ phẩn nhờ sâu bọ côn trùng, thụ phấn nhờ nước. (4)Những cây thích nghi với hỉnh thức thụ phấn nhờ gió có đầu nhụy to và nhớt dính giúp đón và giữ hạt phấn tốt. (5)Dựa vào nguồn gốc của hạt phấn và nhụy tham gia thụ phấn mà người ta chia thành các hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và thụ phấn chéo. A. 1 B.2. C.3. D.4. 30. Cơ chế tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điễm di truyền trong sinh sản hữu tính là nhờ: A. Quá trình sinh sản trải qua ba giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi . B. Sự tổ hợp lại các đặc điễm của bố và mẹ. C. Sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cơ thể khác nhau. D. Quá trình phân ly tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo giao tử, trao đổi chéo và thụ tinh. 31. Chọn câu sai trong các câu sau A. Sinh sản là quá trình một cơ thể sinh ra những cá thể con để đảm bảo sự phát triển của loài. B. Phương pháp nhân giống vô tính đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. C. Trong các hình thức sinh sản vô tính, con sinh ra mang các đặc điểm giống mẹ. D. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. 32. Sự phân biệt cơ bản nhất giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính là A. Có hay không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. B. Có hay không có quá trình phát triển của phôi. C. Có hay không có sự tạo ra cá thể mới. D. Có hay không có sự có mặt của các yếu tố thụ phấn. 33. Cho các câu sau: 1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. 2. Tạo ra các cá thể giống nhau về tính di truyền vì vậy thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, quần thể phát triển nhanh. 3. Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền vì vậy động vật có thể thích nghi với các điều kiện môi trường sống thay đổi. 4. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. 5. Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh. 6. Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết. Số câu đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô tính của động vật là:
- A. 1 B.2. C.3. D. 4.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
24 p | 11 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
6 p | 8 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
8 p | 11 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 6
28 p | 21 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 15 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
6 p | 7 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
10 p | 13 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
16 p | 14 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
25 p | 9 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Thuận Thành số 1
22 p | 19 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Diệu
4 p | 21 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
25 p | 8 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
9 p | 8 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
6 p | 6 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
11 p | 11 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
17 p | 13 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
6 p | 9 | 2
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
9 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn