intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

69
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích pháp luật về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, đánh giá thực tiễn áp dụng BLHS về tội phạm này trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và nâng cao chất lượng xét xử loại tội phạm này trong thực tiễn xét xử. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ MỸ HẠNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Độ Hồ Chí Minh, T8/2020 1
  2. 2
  3. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ MỸ HẠNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Độ Hồ Chí Minh, T8/2020 3
  4. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ngày càng phát triển, đã đạt được những thành tựu tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó, còn phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực khác nhau. Trong đó, tình hình tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng ngày càng phức tạp, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông mà tăng trưởng mạnh nhất là các loại phương tiện giao thông đường bộ. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa đảm bảo về quy mô và chất lượng, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra đã khiến cho tai nạn giao thông đường bộ ngày càng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Hậu quả do tai nạn giao thông gây thiệt hại to lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong năm 2019 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết; 13.624 người bị thương và 8.528 người bị thương nhẹ. Trong tổng số 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên có 9.021 vụ (chiếm 97,7%) xảy ra trên đường bộ, làm 7.458 người chết và 5.054 người bị thương. Bình quân một ngày trong năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 48 vụ tai nạn giao thông, gồm 25 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 23 vụ va chạm giao thông, làm 21 người chết, 37 người bị thương và 23 người bị thương nhẹ. Như vậy, tai nạn giao thông đượng bộ chiếm đến 97,7%. Trong những năm vừa qua, đi cùng với sự phát triển của đất nước, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu về cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông, đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là thành phố trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Do đó, tình hình dân số và phương tiện giao thông ngày càng tăng, kéo theo thực trạng đáng báo 4
  5. động đó là tai nạn giao thông, mà chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ gây thiệt hại to lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Theo báo cáo số liệu thống kê của Công an thành phố Biên Hòa, trong năm 2019, Thành phố Biên Hòa đã xảy ra 128 vụ tai nạn giao thông, trong đó tai nạn giao thông đường bộ 125 vụ , đường sắt 02 vụ và đường thủy nội địa 01 vụ . Trong đó làm 79 người chết, 86 người bị thương. Như vậy, tai nạn giao thông đường bộ chiếm 97,65%. Tội phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là do chủ thể phương tiện điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng sử dụng rượu bia, chất ma túy hoặc dùng các chất kích thích mạnh khác, chạy quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, thiếu chú ý quan sát, đi không đúng làn đường, phần đường, chuyển hướng không đúng quy định, khi thực hiện các quy định khác về an toàn trong điều khiển phương tiện như không có giấy phép lái xe theo quy định, không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông. Còn đối với người đi bộ lại đi không đúng làn đường, phần đường, qua đường thiếu chú ý quan sát gây ra tai nạn. Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và các cơ quan tiến hành tố tụng khác đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, việc xác định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Biên Hòa trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm còn để xảy ra tình trạng thụ động. Việc áp dụng các quy định pháp luật về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp chưa đúng. Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung trong một số trường hợp thiếu căn cứ pháp luật, trong khi đó có trường hợp còn có mâu thuẫn trong các tài liệu, chứng cứ của hồ sơ vụ án, nhưng Toà án không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Nhằm giúp cho hoạt động phòng chống tội phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Biên Hòa đạt hiệu quả, các cơ quan bảo vệ pháp luật, 5
  6. đặc biệt Cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án phải có giải pháp đúng đắn trong việc định tội danh và xác định trách nhiệm hình sự đối với đối tượng vi phạm. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ với mong muốn làm rõ hơn những bất cập trong luật hiện hành, cũng như đóng góp một phần nhỏ để nâng cao hiệu quả trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Hơn nữa, là thẩm phán trực tiếp tham gia xét xử một số vụ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nên tôi muốn có nghiên cứu tổng quan hơn để phục vụ công tác của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt khoa học mà còn cả về mặt đấu tranh phòng chống tội phạm và thực tiễn áp dụng pháp luật, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như sau: Thứ nhất: Về các công trình nghiên nghiên cứu khoa học: - Ngô Hoàng Huy (2010), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. - Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Thứ hai: Các giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí: - Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm. - Ngô Ngọc Thủy (2005), “Chương XXV- Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, 6
  7. do Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. (cập nhật giáo trình 2017) - GS.TS Võ Khánh Vinh (2013), Chương x: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - TS. Phạm Minh Tuyên (2014), Các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Một số vấn đề lý luận thực tiễn và xét xử ở Việt Nam), Nxb Thanh Niên. - Cao Thị Oanh, Lê Đăng Doanh, Bình Luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb Lao động, Hà Nội, 2015; - Trần Văn Luyện, Phùng Thế Vắc, Lê Văn Thu, Nguyễn Mai Bộ, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Phạm Thị Thu, Bình Luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017- Phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2018 v.v... - TS. Lê Đăng Doanh (2018), Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 Bộ luật hình sự 2015) – Một số nội dung mới và những vấn đề đặt ra khi hướng dẫn áp dụng trong thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân số 18/2018, tr20-25;48. - ThS. Phạm Văn Báu, Bàn về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân số 13/2019, tr32-36. Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu với phạm vi rộng về các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam và một số công trình nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích sâu về thực tiễn xét xử và khảo cứu số liệu tại Thành phố Biên Hòa, để từ đó đề ra những phương hướng, kiến nghị lập pháp, hành pháp về vấn đề này trên phương diện tổng thể cho 7
  8. phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam và góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, nâng cao chất lượng xét xử về nhóm tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ tại Thành phố Biên Hòa. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích pháp luật về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, đánh giá thực tiễn áp dụng BLHS về tội phạm này trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và nâng cao chất lượng xét xử loại tội phạm này trong thực tiễn xét xử. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 1) Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ: Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với một số tội phạm khác; 2) Phân tích quy định của Bộ luật hình sự về tvi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ; 3) Đánh giá thực tiễn công tác giải quyết các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; 4) Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; các quy định của pháp luật 8
  9. hình sự và thực tiễn xét xử tội phạm này của Toà án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, tập trung vào quy định của BLHS 2015, thực tiễn xét xử các vụ án về tội phạm này của Toà án Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 -2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp, về phòng chống tội phạm… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong Luận văn, tác giả còn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn và tham khảo chuyên gia… để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển các quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. - Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống và khác nhau trong các quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo bộ luật hình sự năm 2015 với các giai đoạn trước đó. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: áp dụng để phân tích các nội dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các vấn đề được nghiên cứu. - Phương pháp thống kê dùng để tổng hợp các số liệu về tội vi phạm 9
  10. quy định về tham gia giao thông đường bộ cụ thể được áp dụng, cũng như số bị cáo được áp dụng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai góp phần bổ sung vào lý luận về quy định của Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xét xử vụ án đảm bảo tính khách quan đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Tòa án trong việc giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ đúng pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn có cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ các quyền và tự do dân chủ của công dân trong giải quyết vụ án hình sự. 7. Cấu trúc nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương. Chương 1: Các vấn đề lý luận và pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Chương 2: Thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Toà án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 10
  11. Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Các vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam. Khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.[23, Tr 11] Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự, thì tội phạm được phân thành 04 loại: 11
  12. Tôi phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khái niệm của các loại tội phạm cụ thể được quy định trong các điều luật phần các tội phạm cụ thể bằng cách mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm. Tuy nhiên, dù khái niềm chung về tội phạm hay khái niệm về các loại tội phạm cụ thể thì dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của cấu thành tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và tính có lỗi. Khái niệm nêu trên nó cũng bao hàm chứa dấu hiệu của tội: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Có quan điểm cho rằng: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”. Quan điểm này chỉ mới nêu định nghĩa, chưa làm rõ khái niệm tội vi phạm vi quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Quan điểm khác lại cho rằng: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ sau đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác”. Quan điểm này cụ thể hơn về hành vi phạm tội, bao quát được tính nguy hiểm của hành vi, nêu lên được khách thể bị xâm hại và chủ thể vi phạm. Tuy nhiên vẫn còn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Trên cơ sở tham khảo các quan điểm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đương bộ là những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. 12
  13. 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Từ khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, để xem xét và xác định hành vi nào là hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cần phải xử lý theo pháp luật hình sự thì cần phải xem xét các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này. Các dấu hiệu cụ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, bao gồm: 1.1.2.1. Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Hành vi của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trước hết phải là hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ. Hành vi đó xâm hại đến các khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ. Các thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây ra bao gồm: tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác. Vì vậy, trường hợp vi phạm các quy định về tham gia giao thông thông đường bộ gây thiệt hại cho chính bản thân người vi phạm mà không gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác, thì không bị coi là tội phạm. Hành vi phạm tội xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, bao gồm hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dưới dạng hành động. Các hành vi này được viện dẫn đến Luật giao thông đường bộ. Khi kết tội đối với một người về tội phạm này, người có thẩm quyền kết tội phải nêu rõ quy định nào của Luật giao thông đường bộ và các quy định về an toàn giao thông khác bị vi phạm. 1.1.2.2. Hành vi vi phạm phải được Bộ luật hình sự quy định. Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [23, tr6]. Do đó, chỉ người nào phạm tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Nếu hành vi chủ 13
  14. thể không cấu thành tội được quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị coi là tội phạm và không phải chịu hình phạt trong Bộ luật hình sự. 1.1.2.3. Do người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi do pháp luật hình sự quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này” [23, tr 13]. Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự: “Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” [23, tr 17]. Như vậy, người phạm tội do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì họ không phải là người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (không có bệnh). Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự” [23, tr 13]. Thậm chí, khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự còn quy định phạm tội “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy 14
  15. hoặc chất kích thích mạnh khác” là tình tiết định khung hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 1.1.2.4. Tính có lỗi của tội phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của người thực hiện tội phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình thực hiện và hậu quả cho xã hội do hành vi đó gây ra. Lỗi của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được thể hiện dưới hình thức vô ý: vô ý vì tự tin và vô ý vì cẩu thả. Vô ý vì tự tin: là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Vô ý vì cẩu thả: là người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. 1.1.2.5. Tính phải chịu hình phạt của tội phạm. Theo Điều 30 BLHS 2015 thì: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó” [23, tr 21], và “mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” [23, tr 21]. Theo quy định tại Điều 32 BLHS thì hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. “Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân và tử hình. Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài 15
  16. sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung” [23, tr22]. Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì hình phạt phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gồm: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn; ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tóm lại, các dấu hiệu này là cơ sở để phân biệt tội phạm và vi phạm chưa cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Chúng được thể hiện trong cấu thành tội phạm và là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm này được quy định trong BLHS. 1.1.3. Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với một số tội phạm khác. 1.1.3.1. Phân biệt với Tội đua xe trái phép. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thực tế xét xử hiện nay cho thấy có nhiều trường hợp nhầm lẫn trong việc đánh giá, xem xét các dấu hiệu giữa tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 với Tội đua xe trái phép được quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 vì hai tội này có chung một khách thể là an toàn công cộng, trật tự công cộng và đều đe dọa, xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Song giữa hai tội này vẫn có những điểm khác nhau, có thể phân biệt như sau: - Về khách thể trực tiếp: 16
  17. + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm tới sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. + Tội đua xe trái phép xâm phạm đến an toàn công cộng, đồng thời còn đe dọa an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng. - Về hành vi khách quan: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như: thiệt hại về người, tài sản tính thành tiền và làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. + Tội đua xe trái phép là hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công cộng. - Về mặt chủ quan của tội phạm: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý, tùy từng trường hợp cụ thể mà lỗi của người phạm tội có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả. Người phạm tội hoàn toàn không mong muốn cho hậu quả xảy ra. + Tội đua xe trái phép, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội này. - Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, điều kiện là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tài sản của người khác. 17
  18. + Tội đua xe trái phép điều kiện là gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội. 1.1.3.2. Phân biệt với Tội giết người Trong thực tiễn xét xử cho thấy, cũng có rất nhiều vụ án thực chất là vụ án giao thông mà cụ thể là vụ án về vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ song phía người bị hại cho rằng đây là vụ giết người. Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Tội giết người được hiểu là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện. Khách thể của tội phạm này là quyền được sống của con người. Ngoài ra, mặt chủ quan của tội phạm này được thực hiện dưới dạng lỗi cố ý. Đây là dấu hiệu bắt buộc để phân biệt Tội giết người với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Sự khác nhau giữa hai tội danh trên được thể hiện như sau: - Về khách thể trực tiếp: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm đến sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. + Tội giết người xâm phạm đến quyền được sống của con người. - Về hành vi khách quan: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như: thiệt hại về người, tài sản tính thành tiền và làm mất trật tự an toàn giao thông đường bộ. 18
  19. + Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật. Hành vi khách quan của Tội giết người có thể là hành động hoặc không hành động. - Về mặt chủ quan của tội phạm: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý, tùy từng trường hợp cụ thể mà lỗi của người phạm tội có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả. Người phạm tội hoàn toàn không mong muốn cho hậu quả xảy ra. + Tội giết người tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. - Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tài sản của người khác. + Tội giết người điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự là gây hậu quả chết người. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những vụ người phạm tội thực hiện tội giết người bằng hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, phổ biến là các trường hợp: cố ý lao xe thẳng vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ; ép người kiểm soát giao thông vào thành cầu, giải phân cách cứng của đường; sau khi gây tai nạn giao thông cố ý lái xe chèn nạn nhân cho đến chết… 1.1.3.3. Phân biệt với Tội vô ý làm chết người. Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Tội vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra cái chết nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra. Tội phạm 19
  20. được thực hiện bởi hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin và được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định. Khách thể của tội phạm này là quyền được sống của con người, đối tượng tác động của tội này là thân thể con người đang sống một cách bình thường. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với Tội vô ý làm chết người có những điểm giống nhau là: tội phạm được thực hiện bởi hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin; chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Bên cạnh đó, giữa hai tội phạm này có một số điểm khác nhau như: - Về khách thể trực tiếp: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm đến sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. + Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền được sống của con người. - Về hành vi khách quan: + Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như: thiệt hại về người, tài sản tính thành tiền và làm mất trật tự an toàn giao thông đường bộ. + Tội vô ý làm chết người là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy tắc an toàn gây nên cái chết cho con người. - Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2