Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX
lượt xem 22
download
Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương maị quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian những luồng dịch chuyển hàng hoá và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX
- LUẬN VĂN: Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX
- Lời mở đầu ******** Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương maị quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian những luồng dịch chuyển hàng hoá và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mặt xích cuối cùng của quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, hội nhập không chỉ còn là vấn đề lý thuyết mà là vấn đề được mọi quốc gia quan tâm. Tiến trình quốc tế hoá mở ra cho các quốc gia những cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nhưng ngược lại chính nó lại tạo ra không ít những thách thức lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội nếu họ không biết tận dụng những cơ hội trong tiến trình này. Sau những biến động trong và ngoài nước vừa qua đã có không ít các doanh nghiệp bị “văng” ra khỏi “vòng xoáy” của “cơn lốc” thị trường, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải tự nguyện rút lui nhưng cũng có rất nhiều DN đã khẳng định được vị thế và khả năng phát triển tiềm tàng của mình. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với xu hướng toàn cầu hoá, mà cụ thể là đến năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của AFTA, và hiện nay đang trong quá trình xin ra nhập WTO, đã mở ra những cơ hội cùng những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Do đó để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường rộng lớn, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro mạo hiểm này, các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt được những biến động trên thị trường và có kế sách ứng phó kịp thời. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà một doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề trên, trong khi đó phải tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Nhờ có phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn chung nhất về thực trạng tài chính của doanh nghiệp đó, giúp các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xác định được trong điểm trong công tác quản lý tài chính, tìm ra những giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng
- cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa có rất nhiều chủ thể kinh tế khác cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ tuỳ theo mục đích của mỗi chủ thể. Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Là một sinh viên tài chính với những kiến thức đã tiếp thu được ở trường, em cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty VIRASIMEX em đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX” làm đề tài chính thức cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty VIRASIMEX. Chương 3: Các giải pháp tài chính và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
- Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin khác nhau trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và triển vọng của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp. 1.1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý phải đưa ra rất nhiều các quyết định khác nhau như: quyết định đầu tư, quyết định về mặt hàng, về trang thiết bị, về nhân sự, về chi phí, về giá bán, về tổ chức huy động và sử dụng vốn... Các quyết định của các nhà quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của cả toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đặc biệt là các quyết định quản trị tài chính doanh nghiệp, hầu hết các quyết định khác đều dựa trên kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nói một cách khác, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, và ngược lại tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có được cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốt hay xấu, xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhờ có những thông tin thu thập được, các đối tượng sử dụng thông tin sẽ có căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu của mình. Cùng với sự đa dạng của các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp, mỗi một chủ thể sẽ có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau, cụ thể:
- Phân tích tài chính cung cấp cho chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp, các cổ đông, người lao động những thông tin giúp cho việc đánh giá chính xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo tài chính và các quyết định tài chính thích hợp, cũng như việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác thông qua phân tích tình hình tài chính giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được kịp thời các mặt hoạt động của doanh nghiệp và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc, đồng thời khai thác các tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư (các chủ nợ): Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư muốn biết rằng đồng vốn của mình bỏ ra có sinh lời được hay không, doanh nghiệp sử dụng số vốn đó như thế nào và khả rủi ro của đồng vốn của mình đã bỏ ra có cao hay không, để từ đó các nhà đầu tư có những quyết định thích hợp về vấn đề cho vay vốn, thu hồi nợ và đầu tư vào doanh nghiệp. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xem có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước hay không. Đồng thời thông qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp còn giúp cho các cơ quan này hoạch định chính sách, cơ chế tài chính phù hợp, tạo hành lang pháp lý lành mạnh cho các doanh nghiệp, hướng dẫn và trợ giúp các doanh nghiệp phát huy những lợi thế, hạn chế những điểm yếu, tăng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết các vấn đề xã hội... Như vậy, xuất phát từ mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng trên cùng với vai trò quan trọng của các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với việc ra quyết định tài chính, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu và cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sắp tới Việt Nam chính thức gia nhập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA) và chuẩn bị tham gia vào WTO (năm 2005), cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ và những biến động của nền kinh tế thị trường, sẽ là
- những tác nhân thúc đẩy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. 1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin có tác dụng hữu ích trong việc tạo ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy, phân tích hoạt động tài chính phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp được đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp cho họ có quyết định đúng đắn khi có các quyết định đầu tư, quyết định cho vay, quyết định thu hồi nợ... Ngoài ra còn giúp họ có những thông tin để đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ và tình hình biến động của chúng. Hơn nữa, phân tích tình hình tài chính cung cấp thông tin về việc thực hiện chức năng quản lý của người quản lý đối với doanh nghiệp. Người quản lý không chỉ có trách nhiệm về việc quản lý và bảo toàn vốn của doanh nghiệp, mà còn có trách nhiệm về việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả. 1.2. Quy trình phân tích, khái quát nội dung phân tích, cơ sở số liệu và phương pháp phân tích: 1.2.1. Quy trình phân tích: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường được tiến hành qua các giai đoạn sau: Lập kế hoạch phân tích: Đây là khâu đầu tiên trong quá trình phân tích. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu.
- Tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch. Tiến hành phân tích bao gồm các công việc sau: - Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu. - Tính toán các chỉ tiêu phân tích. - Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích. - Xác định và dự toán những nhân tố kinh tế- xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết thúc phân tích: Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc cụ thể sau: - Viết báo cáo phân tích. - Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. 1.2.2. Khái quát nội dung phân tích: Để có thể đánh giá xác thực, sâu sắc tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi tiến hành phân tích ta phải đảm bảo các nội dung phân tích cơ bản sau: - Phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng. - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. 1.2.3. Cơ sở số liệu: Để thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng các tài liệu sau: - Báo cáo 01 doanh nghiệp (B01- DN): Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo 02 doanh nghiệp (B02- DN): Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo 03 doanh nghiệp (B03- DN): Báo cáo ngân quỹ. - Báo cáo 09 doanh nghiệp (B09- DN): Thuyết minh báo cáo tài chính.
- - Báo cáo tình hình công nợ, các khoản vay và các tài liệu liên quan. Tuy chỉ có một số chỉ tiêu phân tích ta không thể sử dụng được ngay các số liệu trong các báo cáo mà cần thiết có sự điều chỉnh và xử lý số liệu. Căn cứ vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu, có thể phải xử lý các số liệu để có được ý nghĩa của từng chỉ tiêu đó. 1.2.4. Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông thường người ta sử dụng 2 phương pháp sau: 1.2.4.1. Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riên, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân tích: từ khi sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuật so sánh: Về điều kiện so sánh: - Thứ nhất: Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu - Thứ hai: Các đại lượng, các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toánh, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Về tiêu thức so sánh: Tuỳ thuộc vào mục đích của cuộc phân tích, người ta có thể lựa chọn một trong số các tiêu thức sau đây: - Để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra: Tiến hành so sánh tài liệu thực tế đạt được với các tài liệu kế hoạch, dự toán hoặc định mức. - Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển: Tiến hành so sánh giữa số liệu kỳ thực tế này với số liệu thực tế kỳ trước.
- - Để xác định vị trí cũng như sức mạnh của công ty: Tiến hành so sánh giữa số liệu của công ty với các doanh nghiệp khác cùng loại hình kinh doanh hoặc giá trị trung bình của ngành kinh doanh. Số liệu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là gốc so sánh. Về kỹ thuật so sánh: - So sánh về số liệu tuyệt đối: Là việc xác định chênh lệch giữa trị số chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng kinh tế đang nghiên cứu. - So sánh về số tương đối: Là việc xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Khi phân tích các báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang. + Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên các báo cáo tài chình. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu. + Phân tích theo chiều dọc: Là việc xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể, quy mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể. 1.2.4.2. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được dựa trên ý nghĩa, chuẩn mực của các tỷ lệ đại lượng tài chính trong các mối quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng (định mức) để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị lỷ lệ tham chiếu. Như vậy, để đưa ra nhận xét, đánh giá một cách chính xác về tình hình tài chính thì phải phân tích với việc kết hợp hài hoà hai phương pháp trên. Sự kết hợp hai phương pháp này cho phép người phân tích đi sâu xem xét các kía cạnh khác nhau, thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động của từng chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau, đồng thời vẫn đảm bảo tính đồng nhất trong khi tính toán.
- 1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nội dung của phân tích tình hình tài chính bao gồm: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: - Qua bảng cân đối kế toán (Bảng CĐKT) để phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. - Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Báo cáo KQHĐSXKD) để phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuố cùng của doanh nghiệp. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp: - Hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Hệ số về rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp - Hệ số về tình hình hoạt động của doanh nghiệp - Hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp 1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: 1.3.1.1. Phân tích cơ cấu của nguồn vốn và sử dụng vốn: Để phân tích kết cấu nguồn vốn, sử dụng vốn cũng như diễn biến của nó chúng ta phải dựa vào Bảng CĐKT. Khái quát Bảng CĐKT: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu của bảng CĐKT được phản ánh dưới hình thức giá trị và tuân theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn. Mẫu bảng CĐKT:
- *Phần tài sản: Phản ánh giá trị hiện có tính tới thời điểm lập báo cáo. - Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dưới hình thái giá trị quy mô, kết cấu các loại tài sản như: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định.. mà doanh nghiệp hiện có. - Xét về mặt pháp lý: Số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp. *Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có. - xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh. - Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: *Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối của từng chỉ tiêu trên bảng CĐKT. Phép so sánh ngang này cho phép đánh giá được quy mô vốn và khả năng huy động vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ. Tuy nhiên, sự so sánh này chưa thể hiện được đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp bởi vì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. *So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số. Qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại, các mục, các khoản mục. * Ngoài ra có thể so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước, từ đó thấy được xu hướng biến động về tài chính doanh nghiệp là tốt hay xấu, đề ra các biện pháp khắc phục trong kỳ tới. Hoặc có thể so sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. Kết luận đánh giá: Chỉ ra sự biến động về tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản một cách khách quan tại thời điểm phân tích, từ đó đưa ra những nhận định về khả năng thay đổi trong tương lai.
- Tuy nhiên, thông qua bảng CĐKT chúng ta mới chỉ biết được một cách khái quát về cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp. để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn chúng ta đi phân tích, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua Báo cáo KQKD. 1.3.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: Để lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta phải thực hiện theo các quy trình sau: Tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trên Bảng CĐKT giữa hai thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ. Dựa vào kết quả vừa tìm được sẽ sắp xếp kết quả của từng khoản mục vào hai cột diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc: - Việc tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, giảm tài sản của doanh nghiệp được xếp vào cột diễn biến nguồn vốn. - Tăng tài sản, giảm các khoản nợ phải trả và VCSH được xếp chung vào cột sử dụng vốn. Từ kết quả vừa tìm được, chúng ta tính toán tỷ trọng của từng khoản mục để đánh giá sự thay đổi theo xu hướng nào của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong một kỳ vừa qua. 1.3.1.3. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng: Mục tiêu của phương pháp này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số trung bình ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Khái niệm BCKQKD: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.
- * Phần 1: Lãi lỗ- phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ là lãi hoặc lỗ. Các chỉ tiêu trong phần này được theo dõi chi tiết theo số quý trước, số quý này và số luỹ kế từ đầu năm. * Phần2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế phải nộp và được theo dõi chi tiêt thành số còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, số đã nộp trong kỳ và số còn phải nộp đến cuối kỳ này. * Phần 3: Thuế GTGT (VAT) được khấu trừ, VAT được hoàn lại, VAT được giảm, VAT hàng bán nội địa. Như vậy, thông qua việc phân tích Báo cáo KQHĐKD để: * Kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. * Kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. * Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Nội dung của báo cáo KQHKD có thể thay đổi theo từng thời kỳ, tuỳ theo yêu cầu quản lý, nhưng phải đảm bảo được 5 nội dung cơ bản là: - Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Giữa các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, thể hiện: Lợi Doanh Chi nhuận thu Giá Chi phí thuần thuần vốn phí quản từ hoạt từ hàng bán lý động hoạt bán hàng doanh
- Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng. Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến lợi nhuận, ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất giá vốn Giá vốn hàng bán hàng bán trên = x 100% doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ suất này cho ta biết để có được một doanh thu thuần, doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán, tỷ suất này càng thấp thì càng tốt vì nó chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Tỷ suất chi phí Chi phí bán hàng bán hàng trên = x 100% doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ suất chi phí Chi phí quản lý DN quản lý DN trên = x 100% doanh thu thuần Doanh thu thuần Hai chỉ tiêu này phản ánh để có 1đ doanh thu thuần, doanh nghiệp đã phản chi ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các tỷ suất này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm chi phí bán hàngv và chi phí quản lý doanh nghiệp và ngược lại. Phương pháp phân tích: Thông qua phương pháp so sánh, ta so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, đưa ra những nhận định ban đầu về sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua 2 bảng trên mới chỉ là bước phân tích khái quát, giúp chúng ta có được cái nhìn tổng
- quan về doanh nghiệp. Để có những đánh giá chi tiết và cụ thể hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đi vào phân tích, đánh giá các hệ số tài chính đặc trưng sau: 1.3.1.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh: Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn. Để hình thành 2 lại này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động SXKD bao gồm các nợ ngắn hạn, nợ quá hạn nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn VCSH, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn… Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là VLĐ thường xuyên. VLĐ Nguồn Nguồn thường vốn dài TSLĐ TSCĐ vốn ngắn xuyên hạn hạn Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ thường xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản. * Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn. Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng 1 phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vạy giải pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời các 2 giải pháp đó.
- * Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn Tức là VLĐ thường xuyên > 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Vốn thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh. VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt yếu: Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng vốn dài hạn hay không? Ngoài khái niệm VLĐ thường xuyên được phân tích trên đây; nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên để phân tích. Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không phải là tiền). Nhu cầu VLĐ Tồn kho và các Nợ ngắn thường xuyên khoản phải thu hạn Thực tế có thể xảy ra những trường hợp sau đây: * Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
- * Nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Mối liên hệ giữa VLĐ thường xuyên với nhu cầu VLĐ thường xuyên: Vốn bằng tiền = VLĐ thường xuyên - Nhu cầu VLĐ thường xuyên Nguồn vốn dài hạn > TSCĐ => VLĐ thường xuyên > 0 và ngược lại TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn => Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 và ngược lại. Dựa vào các chỉ tiêu trong BCĐKT ta thấy các mối liên hệ trên được biểu hiểu nhu sau: - Nếu hàng tồn kho và khoản phải thu > nợ ngắn hạn, nghĩa là sử dụng ngắn hạn > nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được => nhu cầu VLĐ thường xuyên dương. Để tài trợ phần chênh lệch này doanh nghiệp cần tới VLĐ thường xuyên. Nếu VLĐ thường xuyên > nhu cầu VLĐ thường xuyên => vốn bằng tiền dương và ngược lại. - Nếu tồn kho và các khoản phải thu < nợ ngắn hạn, có nghĩa là VLĐ từ bên ngoài thừa trang trải các sử dụng ngắn hạn; nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0; nếu VLĐ thường xuyên dương => vốn bằng tiền dương lớn hơn; nếu VLĐ thường xuyên < 0 và nhỏ hơn cả nhu cầu VLĐ thường xuyên => vốn bằng tiền âm. Xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn (Vốn ngắn hạn nhiều, vốn dài hạn ít) hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn (đầu tư dài quá nhiều). - Giải pháp là: Tăng cường vay vốn dài hạn Giải phóng hàng tồn kho: tăng thu từ khách hàng để tài trợ ngắn hạn Giảm đầu tư dài hạn.
- Như vậy, để đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo sự lành mạnh về tài chính doanh nghiệp, trước tiên phải có VLĐ thường xuyên 0 nghĩa là đảm bảo tài trợ TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 => phải tìm cách giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản phải thu ở khách hàng; nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 => hạn chế vay ngắn hạn từ bên ngoài. 1.3.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng: Phương pháp phân tích: Thường so sánh giữa số kỳ này với kỳ trước, giữa doanh nghiệp với các chuẩn mực của ngành để đi đến kết luận đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu: Chủ yếu sử dụng Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số loại số liệu cần có sự điều chỉnh để tính toán xác thực hơn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong các yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Nó là yếu tố được các đối tượng sử dụng thông tin quan tâm. Do vậy, chúng ta sẽ đi vào phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp đầu tiên. 1.3.2.1. Các hệ số về khả năng thanh toán: Đối với các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư, thì vấn đề được họ quan tâm nhiều nhất là khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đem lại và khả năng rủi ro của các khoản đầu tư đó là cao hay thấp. Họ luôn đặt ra câu hỏi liệu doanh nghiệp mà họ đầu tư có đủ khả năng trả các khoản nợ tới hạn hay không? Việc phân tích một số chỉ tiêu dưới đây sẽ giúp họ trả lời được câu hỏi này: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn). Hệ số khả năng Tổng tài sản thanh toán tổng =
- quát Nợ ngắn hạn và dài hạn *ý nghĩa: Hệ số này đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.Nhìn chung hệ số này càng lớn hơn 1 thì càng tốt. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: *Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh mức độ đảm bảo cảu tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH) với nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng TSLĐ & ĐTNH thanh toán hiện = thời Tổng nợ ngắn hạn *ý nghĩa: Nếu hệ số này có xu hướng giảm đi thì điều đó đồng nghĩa với sự rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp là tăng lên và ngược lại. Nhưng nếu hệ số này quá cao nó có thể biểu hiện năng lực quản trị VLĐ của doanh nghiệp chưa tốt bởi vì đây thường là hiện tượng mà doanh nghiệp để tiền mặt tồn trữ quá nhiều, hàng tồn kho l ớn, các khoản phải thu cũng cao. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: *Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tại một thời điểm của TSLĐ và các khoản tương đương tiền, mà không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá. Hệ số khả năng TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn - Vốn vật tư hàng hoá thanh toán = nhanh Tổng nợ ngắn hạn *ý nghĩa: - Nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công việc thanh toán công nợ vì vào lúc cần phải thanh toán gấp, doanh
- nghiệp có thể phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. - Nhìn chung, hệ số này càng cao thì càng tốt, nhưng nếu quá cao thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại vì có thể trong TSLĐ thì bộ phận tài sản không có khả năng sinh lợi thấp đang chiếm một tỷ trọng khá lớn. Như vậy, thông qua việc phân tích các hệ số trên, các đối tượng có liên quan sẽ phần nào đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và xu hướng biến động của nó trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích của mình. Các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn nhằm tiến tới kết cấu vốn tối ưu để đạt được mục tiêu chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Tuy nhiên, do những thay đổi trong kỳ kinh doanh, trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp làm cho kết cấu này luôn bị phá vỡ. Phân tích cơ cấu nguồn vốn là tình hình tự tài trợ dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tình hình tự tài trợ của công ty có hợp lý hay không? Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ: Cơ cấu nguồn vốn: *Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ hoặc mấy đồng từ vốn chủ sở hữu. *Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (VCSH) là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ phải trả Hệ số nợ = = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số này phản ánh trong 1đ vốn kinh doanh có bao nhiêu được hình thành từ vay nợ bên ngoài, và có xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Hệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: "Phân tích,đánh giá thực trạng quảng cáo Việt Nam hiện nay"
14 p | 3069 | 319
-
Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An
89 p | 1446 | 247
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số trang trại tại các huyện phía Nam tỉnh Thái Nguyên
105 p | 960 | 227
-
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại công ty CP thủy sản Vinh Quang
42 p | 481 | 99
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng nhiễm HPV (human papilloma virus) ở cổ tử cung phụ nữ người kinh tại tỉnh KonTum năm 2014 bằng kỹ thuật real-time PCR
31 p | 451 | 93
-
Đề tài: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi mạn tính nặng
55 p | 261 | 76
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
57 p | 342 | 73
-
Tiểu luận: Đánh giá thực trạng đô la hóa ở Việt Nam trong thời gian vừa qua và đưa ra các biện pháp khắc phục
19 p | 287 | 53
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến quý 3/2012
44 p | 189 | 52
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ-huyện Chi Lăng–tỉnh Lạng Sơn
57 p | 181 | 43
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng triển khai Đánh giá thự trạ triể BHYT HS - SV tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
62 p | 168 | 35
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2006
29 p | 206 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm: Đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 2020
108 p | 65 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam
94 p | 142 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá thực trạng khai thác container lạnh tại depot Mỹ Thủy thuộc Công ty CP Tân cảng logistics năm 2019
87 p | 46 | 21
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện qua 3 đợt giám sát tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2021
45 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện An Phú, tỉnh An Giang
105 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn