intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

267
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính cấp thiết của đề tài Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, đã đƣợc xuất khẩu từ khá sớm so với các mặt hàng khác, và có những đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của nƣớc ta đã đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2009. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng đã có mặt ở gần 200 quốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009

  1. Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
  2. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, đã đƣợc xuất khẩu từ khá sớm so với các mặt hàng khác, và có những đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớ c. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của nƣớc ta đã đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2009. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng đã có mặt ở gần 200 quốc gia trên thế giới, và đƣợc đánh giá là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Hà Nội là một trong những địa phƣơng có nhiều làng nghề và doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nhất trên cả nƣớc. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động ở khu vực làng nghề. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của cả nƣớc nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn còn có nhiều hạn chế. Doanh nghi ệp xuất khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn và thị trƣờng xuất khẩu. Hệ thống hỗ trợ ngành chƣa hiệu quả, không có nhiều tiến bộ trong đổi mới sản phẩm hay quy mô sản phẩm còn hạn hẹp. Điều này đã làm hạn chế phần nào tiềm năng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở nƣớc ta. Để có thể tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, nhất thiết phải có những đánh giá toàn diện và khoa học về những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, xác định mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố. Chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới có những định hƣớng đúng đắn và những điều chỉnh kịp thời
  3. 2 nhằm phát huy tối đa tiềm năng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trƣ ớc yêu cầu đó, giới hạn nghiên cứu tại Hà Nội, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Mô hình định lƣợng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009” làm đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại thƣơng năm 2011. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lƣợng, cụ thể là mô hình trọng lƣợng nhằm phân tích các yếu tố tác động tới tổng kim ngạch xuất khẩu hoặc kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của một quốc gia. Tuy nhiên, đối với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu nhóm hàng này, nhƣng chƣa có nghiên cứu nào sử dụng mô hình trọng lƣợng nhằm phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, của cả ngành nói chung, và của từng tiểu ngành nói riêng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học “Mô hình định lƣợng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009” là đề tài đầu tiên chỉ ra và phân tích một cách định lƣợng các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009 và các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu này.
  4. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu và các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Về không gian: Mặc dù đề tài có khái quát hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của cả nƣớc, nhƣng phạm vi nghiên cứu chính để xây dựng mô hình định lƣợng là các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội1. Về thời gian: Từ năm 2005 – 2009. Đây là quãng thời gian đủ dài để đánh giá tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Hơn nữa, do nghiên cứu có sử dụng các phân tích định lƣợng nên thời gian nghiên cứu trên cũng phụ thuộc vào sự sẵn có của số liệu. 4. Mục tiêu nghiên cứu  Xác định đƣợc những yếu tố có ảnh hƣởng và xây dựng mô hình định lƣợng đánh giá tác động của những yếu tố ấy tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội;  Nghiên cứu sâu kinh nghiệm về hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ - một nƣớc có nhiều điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam để rút ra những bài học cho xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nƣớc ta;  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nói riêng, cả nƣớc nói chung trong thời gian sắp tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1 Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008 thì tính cả trên địa bàn Thành phố Hà Nội mở rộng
  5. 4 Để hoàn thành nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng với những thông tin và số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, luôn đặt đối tƣợng nghiên cứu trong những mối tƣơng quan tác động nhiều chiều và xem xét đầy đủ các khía cạnh trong những hoàn cảnh khác nhau. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Cơ sở lý thuyết của mô hình định lƣợng. Chƣơng 2: Phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009. Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới.
  6. 5 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH ĐỊNH LƢỢNG 1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 1.1. Khái niệm Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về xuất khẩu. Theo Bùi Xuân Lƣu (2002) trong Giáo trình Kinh tế Ngoại thƣơng2, xuất khẩu (bán) và nhập khẩu (mua) là hai nhánh của hoạt động ngoại thƣơng. Trong đó, hoạt động ngoại thƣơng đƣợc định nghĩa là việc mua, bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia. Do vậy có thể hiểu xuất khẩu là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho nƣớc ngoài, còn nhập khẩu là việc mua hàng hoá, dịch vụ của nƣớc ngoài. Theo Rakesh Mohan Joshi3 (2005), thuật ngữ xuất khẩu xuất phát từ khái niệm vận chuyển hàng hoá và dịch vụ ra ngoài cửa khẩu quốc gia. Ngƣời bán các hàng hoá và dịch vụ đó đƣợc gọi là ngƣời xuất khẩu (có trụ sở tại nƣớc xuất) còn ngƣời mua có trụ sở ở nƣớc ngoài đƣợc gọi là ngƣời nhập khẩu. Do vậy trong thƣơng mại quốc tế, xuất khẩu chỉ việc bán hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất ở nƣớc sở tại sang các nƣớc khác. Theo Arthur Sullivan4 và Steven M. Sheffrin5 (2003), hàng hoá dịch vụ xuất khẩu do các nhà sản xuất trong nƣớc cung cấp cho ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài có thể là bất cứ mặt hàng nào đƣợc vận chuyển từ nƣớc này sang nƣớc khác một cách hợp pháp, đặc biệt là vì mục đích thƣơng mại. 2 Bùi Xuân Lƣu (2002), Giáo trình Kinh tế Ngoại thƣơng, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3 Giáo sƣ Học viện Ngoại thƣơng Ấn Độ 4 Giáo sƣ kinh tế tại trƣờng Cao đẳng Lewis and Clark, Porland, Oregon, Hoa Kỳ 5 Giáo sƣ kinh tế tại Đại học California, Hoa Kỳ
  7. 6 Nhƣ vậy, nhìn chung lại, hoạt động xu ất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho cá nhân hoặc tổ chức nƣớc ngoài nhằm thu ngoại tệ, có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thƣơng. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử p hát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhƣng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức. 1.2. Vai trò Có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của hoạt động xuất khẩu. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ ra và phân tích những vai trò sau của hoạt động xuất khẩu, đứng từ góc độ lợi ích của một quốc gia khi tham gia thƣơng mại quốc tế. Một số vai trò đƣợc chúng tôi chứng minh qua số liệu cụ thể của Việt Nam. 1.2.1. Đóng góp cho tổng thu nhập quốc dân Đây là một trong những vai trò rất quan trọng của xuất khẩu. Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, nguồn thu ngoại tệ đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay thì vai trò này của xuất khẩu càng trở nên rõ nét. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm của nƣớc ta trong giai đoạn 2001 – 2010 luôn ở mức cao, đạt 19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 72,19 tỷ năm 2010, tức là hơn 4,7 lần. Cũng theo đó mà tỷ trọng đóng góp của kim ngạch xuất khẩu trong GDP của Việt Nam đã tăng từ 46% năm 2001 lên tới 70% năm 2010. Những con số đó đã chứng minh cho đóng góp quan trọng của xuất khẩu trong tổng thu nhập quốc dân.
  8. 7 1.2.2. Góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhờ xuất khẩu mà sản xuất một mặt hàng nào đó có thể phát triển và tạo tiền đề cho các ngành liên quan cùng có cơ hội phát triển. Mặt khác, khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải tiếp cận với những thị trƣờng mới, nghĩa là phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mới, đáp ứng những tiêu chuẩn mới. Do vậy, sản xuất trong nƣớc càng phải tích cực cải tiến nhằm cạnh tranh với sản xuất của các quốc gia khác. Nhƣ vậy có thể nói xuất khẩu đã góp phần thúc đẩy sản xuất chung của cả nền kinh tế. Các nƣớc khi tham gia xuất khẩu thì thông thƣờng không thể xuất khẩu tất cả các mặt hàng mà chỉ xuất khẩu những mặt hàng nƣớc đó có khả năng và thực sự đem lại lại lợi ích kinh tế, do đó sẽ dẫn tới sự chuyên môn hóa và phân công lao động trên thế giới. Chính sự chuyên môn hóa sẽ dẫn tới việc tập trung sản xuất những mặt hàng mà quốc gia có lợi thế cạnh tranh , khiến cơ cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng phù hợp với trao đổi quốc tế, tức là cơ cấu kinh tế sẽ dịch chuyển theo chiều hƣớng ngoại, quốc gia sẽ sản xuất những thứ mà các nƣớc khác cần, chứ không phải sản xuất tất cả mọi loại hàng hóa nhƣ trƣớc. Đồng thời, đi đôi với xuất khẩu có thể là chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, bí quyết. Điều này cũng sẽ giúp các nƣớc đi sau về công nghệ có thể đổi mới nền kinh tế trong nƣớc một cách nhanh chóng. Thực tế đã cho thấy rất nhiều quốc gia đã có sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ và trở thành các nƣớc công nghiệp mới nhờ vào xuất khẩu, tiêu biểu phải kể đến là những nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đông Á nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore… 1.2.3. Góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân Khi một quốc gia tiến hành xuất khẩu thì quốc gia đó không chỉ phải đảm bảo lƣợng hàng hóa tiêu dùng trong nƣớc mà còn phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng ở các nƣớc khác. Mà tổng dung lƣợng thị trƣờng của toàn
  9. 8 thế giới lớn hơn rất nhiều so với thị trƣờng trong nƣớc, do đó cần phải mở rộng sản xuất. Khi sản xuất đƣợc mở rộng thì cũng cần sử dụng nhiều nhân công hơn, nhờ đó giải quyết đƣợc công ăn việc làm. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp và đáp ứng phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhƣ vậy nhờ có xuất khẩu mà có thể ổn định và nâng cao đời sống cho toàn xã hội. 1.2.4. Tăng cường lợi thế cạnh tranh, nâng cao vị thế của đất nước Xuất khẩu giúp phân công lao động hiệu quả giữa các quốc gia cũng nhƣ phân bổ hợp lý nguồn lực trong và ngoài nƣớ c, từ đó giúp một đất nƣớc có thể tập trung vào những ngành mình có lợi thế. Xuất khẩu còn có thể kết nối nền sản xuất của quốc gia cùng với sự phát triển quốc tế, giúp nền kinh tế trong nƣớc có thể chuyển biến linh hoạt để thích nghi với nền kinh tế toàn cầu. Bản chất của xuất khẩu chính là mở rộng thị trƣờng, chiếm lĩnh thị phần, cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm với các quốc g ia khác. Sản phẩm có thể đƣợc xuất khẩu nghĩa là sản phẩm đó đã đƣợc sự công nhận của khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, một quốc gia xuất khẩu lớn không chỉ có tiềm năng về kinh tế mà còn có vị thế lớn trên trƣờng chính trị. Ƣu thế về xuất khẩu dẫn đến những ƣu thế về kinh tế, và ƣu thế về kinh tế lại dẫn tới những ƣu thế về chính trị. 1.2.5. Góp phần thúc đẩy và mở rộng quan hệ quốc tế Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại. Hoạt động xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác luô n có quan hệ mật thiết gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau. Đây là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các
  10. 9 mối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển nhƣ du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… Ngƣợc lại, sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩ u, tạo ra cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Hoạt động xuất khẩu cũng ảnh hƣởng tới quan hệ của các quốc gia trên thế giới. Khi muốn có xuất khẩu, các nƣớc thƣờng phải đặt quan hệ cũng nhƣ nghiên cứu kỹ càng về nƣớc đối tác về tất cả các vấn đề chính trị, pháp luật, văn hóa…Các nƣớc có kim ngạch thƣơng mại hai chiều lớn thƣờng phải là những nƣớc có mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, ... tốt đẹp. Nhƣ vậy, có thể khẳng định xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi quốc gia cũng nhƣ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi nền kinh tế, là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới. 2. Thủ công mỹ nghệ và hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 2.1. Khái niệm và đặc điểm nhóm hàng thủ công mỹ nghệ 2.1.1. Khái niệm Hiện nay các học giả còn có nhiều quan niệm khác nhau về thủ công mỹ nghệ. Tại Hội thảo chuyên ngành quốc tế do UNESCO tổ chức về “Thủ công mỹ nghệ và thị trƣờng thế giới: Thƣơng mại và ngôn ngữ v ăn hóa” tại Manila, Philipin tháng 10 năm 1997, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đƣợc hiểu là “những sản phẩm đƣợc làm bởi các nghệ nhân, hoặc hoàn toàn bằng tay, hoặc có sự trợ giúp của các dụng cụ cầm tay, thậm chí là những phƣơng tiện máy móc, nhƣng đóng góp từ lao động trực tiếp của ngƣời thợ thủ công phải là nhân tố chính và quan trọng nhất”. Cũng theo Hội thảo này, sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chịu một sự hạn chế nào về các quy định chất lƣợng, và đƣợc chế tạo từ nguồn nguyên liệu thô, có sẵn từ thiên nhiên. Sự độc đáo đặc biệt của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất phát từ các đặc điểm khác biệt
  11. 10 của chúng nhƣ: tính hữu dụng, thẩm mỹ, nghệ thuật, sáng tạo, tính văn hóa, trang trí, tính chức năng, bản sắc dân tộc, sự hàm chứa ý nghĩa, hay các biểu tƣợng mang tính tôn giáo và xã hội. Alaa Qattan (2009) trong báo cáo cho Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ có tựa đề “Handicrafts market demand analysis” (Phân tích nhu cầu thị trƣờng thủ công mỹ nghệ) đƣa ra khái niệm: “Thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm đòi hỏi kỹ năng và tay nghề cao, có thể dùng để trang trí hay cho các mục đích khác nhƣng phải đƣợc chế tác hoàn toàn bằng tay hoặc chỉ sử dụng các công cụ giản đơn. Kinh nghiệm và kỹ năng của ngƣời thợ thủ công là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá một sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những sản phẩm nhƣ vậy cũng thƣờng mang ý nghĩa về mặt văn hóa và (hoặc) tôn giáo. Những sản phẩm đƣợc sản xuất với số lƣợng lớn hoặc bằng máy không đƣợc coi là thủ công mỹ nghệ.” Trên thực tế, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ không đƣợc phân chia một cách rạch ròi theo mã HS6. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về nhóm hàng này. Tại Việt Nam, luận án Tiến sỹ kinh tế của Bạch Thị Lan Anh7 (2010) đã tổng hợp một vài quan điểm về thủ công mỹ nghệ ở nƣớc ta: Theo Dƣơng Bá Phƣợng8 (2001), thủ công mỹ nghệ là một trong năm nhóm nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam (gồm: [i] thủ công mỹ nghệ, [ii] công cụ sản xuất, [iii] mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thƣờng, [iv] mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, [v] mặt hàng đƣợc chế b iến từ lƣơng thực thực phẩm). 6 Hệ thống hài hòa phân loại và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới (The Harmonized Commodity Description and Coding Systems, World Customs Organisation) 7 http://www.gsneu.edu.vn/?page=xem-tin-tuc&name_id=ncs-bach-thi-lan-anh-bao-ve- luan-an-tien-si-cap-truong&portal=gsneu, truy cập ngày 11/5/2011 8 Viện Khoa học xã hội Việt Nam
  12. 11 Còn Bùi Văn Vƣợng9 (2002) đã liệt kê ra danh mục 34 nghề đƣợc xếp vào nhóm nghề thủ công mỹ nghệ: Bảng 1.1: Danh mục nhóm nghề thủ công mỹ nghệ 1. Nghề gốm 18. Nghề làm tranh dân gian 2. Nghề chạm khắc đá 19. Nghề sơn, sơn mài 3. Nghề đúc đồng 20. Nghề thủy tinh 4. Nghề rèn 21. Nghề ngọc (trai, đá quý) 5. Nghề dệt (vải, lụa) 22. Nghề làm quạt giấy 6. Nghề đóng thuyền 23. Nghề làm trống 7. Nghề kim hoàn 24. Nghề làm đồ chơi 8. Nghề dệt chiếu 25. Nghề làm con rối, múa rối 9. Nghề may mặc 26. Nghề làm ô, dù, lọng 10. Nghề thêu – ren – đăng ten 27. Nghề mây tre đan 11. Nghề chạm khắc gỗ 28. Nghề làm đàn, sáo, nhị 12. Nghề làm nón 29. Nghề làm trang phục sân khấu 13. Nghề làm giày dép 30. Nghề mộc 14. Nghề dệt thảm 31. Nghề kiến trúc 15. Nghề làm giấy (giấy dó) 32. Nghề tiện (gỗ) 16. Nghề in (mộc bản) 33. Nghề làm lƣợc 17. Nghề khảm trai 34. Nghề làm hƣơng nến Nguồn: Bùi Văn Vượng (2002) 9 Giám đốc Trung tâm tạo mẫu làng nghề Việt Nam
  13. 12 Nhƣ vậy có thể thấy định nghĩa về thủ công mỹ nghệ của UNESCO và Alaa Qattan mang tính khái quát hóa cao nhƣng cũng vì vậy lại gây ra một số khó khăn khi xác định sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong thực tế. Còn cách phân chia của Bùi Văn Vƣợng tuy mang tính diễn giải cụ thể nhƣng có thể sẽ vấp phải tình trạng liệt kê không đầy đủ. Hơn nữa, cách liệt kê quá chi tiết nhƣ vậy không thực sự thuận tiện cho việc nghiên cứ u. Vì thế, nhóm tác giả đã dựa trên cách phân loại nhóm ngành thủ công mỹ nghệ trong Chiến lƣợc xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam10 để xếp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào 8 nhóm chính và đƣa ra cách hiểu sau: Thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm đƣợc chế tác dựa trên toàn bộ (hoặc phần lớn) là lao động trực tiếp của ngƣời thợ thủ công, bên cạnh giá trị sử dụng của một hàng hóa thông thƣờng còn mang những giá trị văn hóa, ng hệ thuật, lịch sử, ... đặc trƣng cho mỗi vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ bao gồm: [i] Nhóm sản phẩm mây tre cói thả m; [ii] Nhóm sản phẩm gốm sứ; [iii] Nhóm sản phẩm gỗ mỹ nghệ; [iv] Nhóm sản phẩm sơn mài, [v] Nhóm sản phẩm đá quý, kim loại quý; [vi] Nhóm sản phẩm từ giấy, [vii] Nhóm sản phẩm thêu ren, dệt thủ công; [viii] Nhóm sản phẩm khác. Cách hiểu trên sẽ đƣợc sử dụng thống nhất trong toàn bộ đề tài này. 2.1.2. Đặc điểm J Sai Deepak11 (2008) đã phân biệt giữa thủ công mỹ nghệ truyền thống (traditional handicrafts) với thủ công mỹ nghệ công nghiệp (industrial handicrafts) và đƣa ra hai đặc điểm nổi bật nhất của thủ công mỹ nghệ truyền thống là: [i] tính thẩm mỹ và tính biểu tƣợng văn hóa (sản phẩm mang đặc trƣng văn hóa của vùng lãnh thổ sản xuất ra chúng); [ii] tính sáng tạo cá nhân. Trong đó, tính biểu tƣợng văn hóa thể hiện mối quan hệ giữa sản phẩm thủ 10 Cục xúc tiến thƣơng mại và Trung tâm thƣơng mại quốc tế thực hiện năm 2006 11 Giáo sƣ trƣờng Luật Sở hữu trí tuệ bang Tây Bengal, Ấn Độ
  14. 13 công mỹ nghệ với mỗi nền văn hóa riêng biệt là đặc trƣng rõ rệt nhất để phân biệt giữa thủ công mỹ nghệ truyền thống và thủ công mỹ nghệ công nghiệp. Còn trên Thƣ viện học liệu mở Việt Nam12, năm đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ đã đƣợc nhắc tới, đó là: [i] Tính văn hóa; [ii] Tính mỹ thuật; [iii] Tính đơn chiếc; [iv] Tính đa dạng; [v] Tính thủ công. Trong phạm vi của nghiên cứu này, khi xây dựng mô hình định lƣợng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ ở chƣơng 2, nhóm tác giả đã sử dụng bộ số liệu xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đặc thù của một số doanh nghiệp nên đặc điểm về tính đơn chiếc (tính cá biệt và sắc thái riêng của mỗi sản phẩm) không đƣợc thể hiện thật sự rõ nét. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng không đặt ra vấn đề phân biệt giữa thủ công mỹ nghệ truyền thống và thủ công mỹ nghệ công nghiệp mà chỉ xét tới những đặc điểm nổi bật nhất sau của sản phẩm thủ công mỹ nghệ: 2.1.2.1. Tính thủ công Đặc điểm về tính thủ công đƣợc thể hiện ngay trong tên gọi của nhóm sản phẩm này: thủ công mỹ nghệ. Mặc dù ngày nay sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể đƣợc sản xuất trong các doanh nghiệp với sự trợ giúp của hệ thống máy móc thiết bị hiện đại hơn, nhƣng đóng góp từ lao động trực tiếp của ngƣời thợ thủ công vẫn chiếm một phần không nhỏ. Chính vì đặc điểm này mà thủ công mỹ nghệ đƣợc coi là nhóm sản phẩm có độ thâm dụng lao động trên mỗi sản phẩm rất cao. 2.1.2.2. Tính mỹ thuật Giống nhƣ tính thủ công, đặc điểm về tính mỹ thuật cũng đƣợc thể hiện ngay trong tên gọi của nhóm sản phẩm này: thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh giá 12 http://voer.edu.vn/content/m19651/latest/, truy cập ngày 11/5/2011
  15. 14 trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ luôn là điều đƣợc đánh giá cao ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm luôn là sự kết hợp giữa phƣ ơng pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của mỗi nghệ nhân. Chính đặc điểm này đã làm gia tăng giá trị của dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ và gây đƣợc sự chú ý của khách hàng ở nƣớc ngoài, nhất là những quốc gia phát triển và có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao. 2.1.2.3. Tính văn hóa Với đặc thù là dòng sản phẩm đƣợc tạo nên dựa trên phần lớn là lao động trực tiếp của ngƣời nghệ nhân nên mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều mang những đặc điểm đặc trƣng cho văn hóa của vùng lãnh thổ mà ngƣời nghệ nhân đó sinh sống. Nhiều sản phẩm thủ công còn là những biểu tƣợng cho nền văn hóa và tôn giáo của các vùng đất. Đây cũng là một đặc tính làm cho hàng thủ công mỹ nghệ có sức hấp dẫn cao với khách hàng nhất là khách quốc tế. Đặc điểm này cũng hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về thủ công mỹ nghệ mà nhóm nghiên cứu đã đƣa ra ở trên, đó là những sản phẩm không chỉ mang những giá trị sử dụng của một hàng hóa thông thƣờng, mà còn mang nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, ... đặc sắc. 2.2. Hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 2.2.1. Các hình thức xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể đƣợc xuất khẩu dƣới hai hình thức chính: xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu ra nƣớc ngoài 2.2.1.1. Xuất khẩu tại chỗ Trong hình thức này, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đƣợc du khách quốc tế mua ngay tại quốc gia sản xuất sản phẩm giống nhƣ một hình thức hàng lƣu niệm. Theo Alaa Qattan (2009), khi đƣợc bán dƣới hình thức hàng lƣu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ có xu hƣớng đƣợc đơn giản hóa, nhằm hƣớng
  16. 15 vào phân khúc thị trƣờng có thu nhập trung bình và thấp, thích hợp với việc làm đồ lƣu niệm tại các khu du lịch. 2.2.1.2. Xuất khẩu ra nước ngoài Trong hình thức này, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đƣợc bán cho đối tác nƣớc ngoài bằng cách mang hàng sang tận nƣớc nhập khẩu bằng các phƣơng tiện vận tải khác nhau và chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất nhập khẩu nhất định. Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hình thức xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Quy trình của một sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ ngƣời thợ thủ công tới tay ngƣời tiêu dùng ở nƣớc ngoài đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau đây: Nhà bán lẻ lớn, chiết khấu Đại lý mua Cửa hàng bách hóa Cửa hàng Thợ thủ công Ngƣời tiêu hợp đồng Nhà Nhà nhập mỹ nghệ xuất khẩu khẩu bán dùng buôn Ngƣời bán lẻ theo danh mục ATO , Tổ Ngƣời bán lẻ chức từ qua mạng thiện Ngƣời bán lẻ độc lập Sơ đồ 1.1: Các kênh phân phối hàng thủ công mỹ nghệ Nguồn: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (2006)
  17. 16 Trong phạm vi của nghiên cứu này, hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ chỉ đƣợc hiểu theo hình thức thứ hai (xuất khẩu ra nƣớc ngoài). 2.2.2. Đặc điểm của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 2.2.2.1. Đặc điểm về nước xuất khẩu Những nƣớc xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu là những quốc gia có truyền thống trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, có đội ngũ lao động thủ công đông đảo, tay nghề cao . Minh chứng rõ rệt nhất cho luận điểm này là theo báo cáo của Alaa Qattan (2009), Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những nhà xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ chính của thế giới. Đây đều là những quốc gia có nguồn lao động thủ công dồi dào, có nhiều làng nghề thủ công truyền thống với đội ngũ nghệ nhân giỏ i, có tay nghề. Ngoài ra với nƣớc xuất khẩu, do hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nƣớc nên giá trị ngoại tệ thực thu về cho quốc gia khá cao13. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ có thể không lớn nhƣ một số nhóm hàng kh ác nhƣng do không phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nên thực tế giá trị gia tăng của dòng sản phẩm này lại khá lớn. 2.2.2.2. Đặc điểm về nước nhập khẩu Nhƣ đã trình bày trong phần đặc điểm của nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, đây là dòng sản phẩm mang nhiều giá trị thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử , ... đặc sắc. Giá trị lao động trực tiếp của ngƣời thợ thủ công tích lũy trong mỗi sản phẩm là rất lớn. Vì vậy có thể nói nhóm sản phẩm này phù hợp với những thị trƣờng có mức thu nhập cao hơn là những thị trƣờng có mức thu nhập trung bình và thấp. 13 Một số trƣờng hợp lên đến 80 – 100%
  18. 17 Mặt khác, cũng chỉ ở những nƣớc phát triển, ngƣời tiêu dùng mới xuất hiện nhu cầu quan tâm đến truyền thống văn hóa, nghệ thuật của nƣớc ngoài. Và cũng chỉ ngƣời tiêu dùng ở các quốc gia phát triển mới có nhu cầu trang trí nhà cửa sao cho tiện nghi và sinh động hơn bằng những sản phẩm không chỉ hữu dụng mà còn giàu tính thẩm mỹ và văn hóa. Minh chứng cho những luận điểm trên, vẫn theo báo cáo của Alaa Qattan (2009), Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông là những nhà nhập khẩu chủ yếu của sản phẩm thủ công mỹ nghệ. 3. Mô hình trọng lƣợng trong thƣơng mại quốc tế Mô hình trọng lƣợng14 (gravity model) đƣợc sử dụng rất phổ biến trong phân tích các hiện tƣợng kinh tế liên quan tới dòng chảy của các luồng hà ng hóa và dịch vụ. Mô hình này đƣợc đƣa ra lần đầu tiên bởi Jan Tinbergen15 vào năm 1962, sử dụng ý tƣởng định luật vạn vật hấp dẫn của Isacc Newton. Theo đó, trao đổi thƣơng mại giữa hai quốc gia A và B đƣợc biểu diễn theo công thức sau: Trong đó: : kim ngạch thƣơng mại hai chiều giữa nƣớc A và nƣớc B : lần lƣợt là quy mô của hai nền kinh tế A và B : Khoảng cách giữa hai quốc gia A và B : hằng số hấp dẫn 14 Mô hình này còn đƣợc dịch dƣới tên mô hình hấp dẫn. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng thống nhất tên gọi mô hình trọng lƣợng. 15 Nhà kinh tế học ngƣời Hà Lan, giải thƣởng Nobel kinh tế năm 1969.
  19. 18 Nhƣ thế có thể thấy theo mô hình trọng lƣợng cơ bản, kim ngạch thƣơng mại giữa hai quốc gia sẽ tỷ lệ thuận với quy mô của hai nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai nƣớc. Khi sử dụng cho các phân tích kinh tế lƣợng, mô hình này còn có thể viết ở các dạng sau: Lấy logarit tự nhiên hai vế của phƣơng trình, mô hình đƣợc viết ở dạng: Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu của nƣớc i sang nƣớc j trong thời kỳ t : Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nƣớc i và nƣớc j trong thời kỳ t : Dân số của nƣớc i và nƣớc j trong thời kỳ t : Khoảng cách giữa nƣớc i và nƣớc j : nhiễu tự nhiên Nhƣ vậy, trong mô hình trọng lƣợng, có ba nhóm yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu của hai quốc gia là: nhóm yếu tố cung ( ), nhóm yếu tố cầu ( ) và nhóm yếu tố hấp dẫn, cản trở ( ) Những tác động của ba nhóm yếu tố đó tới thƣơng mại giữa hai nƣớc đƣợc thể hiện trong sơ đồ dƣới đây:
  20. 19 Biên giới nƣớc Biên giới nƣớc nhập khẩu xuất khẩu Đẩy Hút Nƣớc nhập Nƣớc xuất khẩu khẩu Năng lực “Khoảng Sức mua của Chính sách Chính sách sản xuất khuyến khích/ cách” khuyến khích, thị trƣờng của nƣớc quản lý xuất giữa hai quản lý nhập nƣớc nhập xuất khẩu khẩu nƣớc khẩu khẩu Các yếu tố ảnh Các yếu tố cản trở, Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung hấp dẫn hƣởng đến cầu Các yếu tố ảnh hƣởng đến luồng thƣơng mại quốc tế Sơ đồ 1.2: Mô hình trọng lƣợng trong thƣơng mại quốc tế. Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2008) Dƣới đây nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu khái quát về từng nhóm yếu tố và tác động của chúng tới kim ngạch thƣơng mại giữa hai quốc gia. 3.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung Có hai yếu tố thƣờng đƣợc xét đến trong mô hình trọng lƣợng với tƣ cách là yếu tố ảnh hƣởng đến cung hàng hóa xuất khẩu, đó là: Yếu tố thu nhập (đƣợc biểu hiện bằng GDP hoặc GNP của nƣớc xuất khẩu), Yếu tố dân số (đƣợc biểu hiện bằng số dân (population) hoặc số ngƣời trong độ tuổi lao động (labor force) của nƣớc xuất khẩu).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0