Đề tài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN – BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011
lượt xem 123
download
Như chúng ta đã biết, ngày 26 tháng 03 là ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bởi vậy, hằng năm, để kỷ niệm ngày này, Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật thường tổ chức hội trại tại một số địa điểm khác nhau. Khi đó đòi hỏi phải có một người lãnh đạo có đủ năng lực để tổ chức tốt hội trại này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN – BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011
- Môn học: Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo Đề tài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN – BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 Giáo viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Thanh Tú Lớp: K09405B Nhóm: 06
- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2011 Môn học: Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Họ và tên sinh viên MSSV 1. Nguyễn Thị Thanh Chi K094050950 2. Nguyễn Thị Ngọc Diệu K094050953 3. Bạch Thị Thu Hằng K094050978 4. Phạm Thị Hiền K094050980 5. Lê Thị Mỹ K094051018 6. Trần Thị Thu Nga K094051021 7. Lê Đức Ngọc K094051025 8. Trần Thị Cẩm Nhung K094051034 9. Lê Thị Phương Thuý K094051070 10. Nguyễn Trần Minh Thư K094051073 11. Nguyễn Thị Mỹ Trinh K094051084 12. Lý Quang Vinh K094051094 13. Đặng Thị Vọng K094051095 2
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO.............................................................. 5 1.1 Các khái niệm................................................................................................................... 5 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo.........................................................10 Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011................................................................................................................. 12 2.1 Giới thiệu về Nguyễn Thị Kim Ngân............................................................................12 2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011............................................ 13 2.3 Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011.........................15 2.4 Đánh giá......................................................................................................................... 17 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011.................................................................................................................................21 3.1 Mục tiêu của giải pháp................................................................................................. 21 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011..........................22 KẾT LUẬN............................................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................29 3
- LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, ngày 26 tháng 03 là ngày thành lập Đoàn thanh niên c ộng sản Hồ Chí Minh. Bởi vậy, hằng năm, để kỷ niệm ngày này, Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật thường tổ chức hội trại tại một số địa điểm khác nhau. Khi đó đòi hỏi phải có một người lãnh đạo có đủ năng lực để tổ chức tốt hội trại này. Với chức vụ là Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán c ủa trường Đại học Kinh tế - Luật, chị Nguyễn Thị Kim Ngân đã đóng vai trò là người lãnh đạo, quản lý các sinh viên trong hội trại này. Từ hội trại, chị Ngân cần nhận thấy được phong cách lãnh đạo của mình trong quá trình tổ chức, quản lý hội trại, từ đó tìm ra giải pháp phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm, tạo kinh nghiệm cho việc tổ chức các chương trình khác tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành th ực hiện đề tài “Phong cách lãnh đạo của chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011’’. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phong cách lãnh đạo của chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật trong hội trại truyền thống 26/03/2011. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán, một số đoàn viên trong ban tổ chức hội trại và một vài đoàn viên tham gia hội trại 26/03/2011. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phỏng vấn trực tiếp chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán. Thu thập ý kiến đóng góp của một số đoàn viên trong ban tổ chức hội trại và một vài đoàn viên tham gia hội trại 26/03/2011. Phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là phương pháp tư duy. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm chung về phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức mà nhà lãnh đ ạo thường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo. 1.1.2 Các mô hình phong cách lãnh đạo Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, bao gồm: quyết đoán, độc đoán chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác, điều khiển, trực tiếp, ủy thác, tự do, ủng hộ, định hướng, nhóm… Song trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu chỉ có ba phong cách lãnh đ ạo cơ b ản là: lãnh đạo độc đoán (chuyên quyền), lãnh đạo dân chủ (dựa trên nền tảng của sự trao đổi, thảo luận) và lãnh đạo tự do (ủy thác, giao phó). Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh, cách thiết lập mục tiêu, ra quyết định, quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả. 1.1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền Những nhà lãnh đạo theo phong cách này thường nói với nhân viên rằng từng người phải làm gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công vai trò và gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn đạt được. − Cách truyền đạt mệnh lệnh: Nhà lãnh đạo nói, nhân viên lắng nghe và sau đó phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà lãnh đạo có phong cách này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ ph ải làm gì. 5
- − Cách giao tiếp của nhà lãnh đạo là rõ ràng, ngắn gọn và súc tích, những gì màu mè và kiểu cách không hợp với họ. Khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, họ thường chỉ đặt một câu hỏi: anh đã hiểu cần phải làm gì chưa? − Cách thiết lập mục tiêu: Nhà lãnh đạo sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn với nhân viên. Khi mục tiêu đã được xác định rõ ràng và thời gian cũng được ấn định, thì người nhân viên biết rõ nhà lãnh đạo mong chờ ở anh ta điều gì. Các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy nhân viên. − Ra quyết định: Nhà lãnh đạo thường quyết định phần lớn nếu không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện. − Quá trình kiểm soát: Những nhà lãnh đạo thường thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc. Các nhà lãnh đạo này thường xuyên cung cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải tiến công việc tốt hơn. − Sự ghi nhận kết quả: Điều gì khiến cho nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán cảm thấy hạnh phúc? Đó là khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo s ự hướng dẫn của họ. Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà lãnh đạo là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách lãnh đạo này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà lãnh đ ạo theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Ưu điêm: ̉ 6
- Giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, nó đặc biệt cần thiết khi tập thể mới được thành lập lúc có nhiều mâu thuẫn và sự không thống nhất trong hệ thống. Phong cách này cũng đặc biệt cần thiết khi phải giải quyết các vấn đề riêng, các vấn đề phải giữ bí mật thuộc thẩm quyền trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Nhược điêm : ̉ Triệt tiêu tính sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp. ́ ́ ̃ ̣ Nhân viên it thich lanh đao. Hiêu quả thâp khi không có măt lanh đao. ̣ ́ ̣̃ ̣ Không khí trong tổ chức: gây hân, phụ thuôc vao đinh tinh cá nhân. ́ ̣ ̣̀ ́ 1.1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ (dựa trên nền tảng sự trao đổi, thảo luận) Những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường tận dụng thời gian đ ể thảo luận các vấn đề về kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc thảo luận sôi nổi? Nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà lãnh đạo là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và bi ến thành một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đ ảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội góp ý kiến. − Cách truyền đạt mệnh lệnh: Giao tiếp hai chiều là quy tắc của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách này. Họ đi xung quanh bàn và tạo cho mọi người có cơ hội được những người khác thảo luận về ý kiến của mình. Nhà lãnh đạo sẽ dành rất nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe. Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ các ý kiến của mình. Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề thảo luận và vẽ ra ý tưởng của mọi nhân viên là cách thức giao tiếp phổ biến nhất của họ. − Cách thiết lập mục tiêu: Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ đ ược thiết l ập. 7
- Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức của từng nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của nhà lãnh đạo này. − Ra quyết định: Đặt câu hỏi trước khi ra quyết định là phong cách của các nhà lãnh đạo dân chủ. Quyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp của nhân viên. Cả nhà lãnh đạo và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định. − Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc sẽ đ ạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh khi thấy cần thiết. − Sự ghi nhận kết quả: Các nhà lãnh đạo ghi nhận những thành quả đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và gợi mở ra những ý tưởng mới. Phong cách lãnh đạo dựa trên trao đổi và thảo luận đặc biệt thích hợp khi cần câu trả lời cho các vấn đề. Phong cách thảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên là những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. Nhà lãnh đạo sẽ xác định những gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng sự ràng buộc của nhân viên với những gì sẽ xảy ra. Ưu điêm: ̉ Nhân viên thich lanh đao hơn. ́ ̃ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̉ Phat huy tinh sang tao cua nhân viên. Không khí thân thiên, đinh hướng nhom, đinh hướng nhiêm vu. ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ Năng suât cao, kể cả không có măt cua lanh đao. ́ ̣̉̃ ̣ Nhược điêm: ̉ 8
- Nếu người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng phong cách này mà là người nhu nhược sẽ dẫn đến tình trạng theo đuôi quần chúng, các quyết đ ịnh đ ưa ra chậm chạp để lỡ mọi cơ hội thuận tiện. 1.1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do Những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công vi ệc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định. − Cách truyền đạt mệnh lệnh: Đối với những công việc cần thực hiện, các giao tiếp có thể chỉ là một chiều. Trong nhiều trường hợp khác lại là hai chiều. Giao tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trở trong quá trình thực hiện. − Cách thiết lập mục tiêu: Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà lãnh đạo thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên. Thất bại trong sự giao phó, ủy thác công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà lãnh đạo mong gì ở mình hoặc không tự tin vào chính sự giao phó đó. − Ra quyết định: Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên. Người nhân viên có quyền chọn lựa những phương cách thích hợp để đ ạt đ ược kết quả mong đợi. Nhà lãnh đạo phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quy ết định cho nhà lãnh đạo. − Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo thuộc phong cách này thường quyết định cách thức kiểm soát công việc. Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên của nhiệm vụ và người thực hiện nó. Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên. Việc giữ để nhà lãnh đạo không nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng, là điều rất quan trọng. − Sự ghi nhận kết quả: Nhà lãnh đạo thường khen thưởng và ghi nhận những ai 9
- chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập. Phong cách lãnh đạo này rất thích hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ năng và động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghi ệm sẽ không cần một nhà lãnh đạo nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa chọn cách thức thực hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà lãnh đạo có nhiều thời gian để dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suy nghĩ chiến lược và lên kế hoạch. Ưu điêm: ̉ Môi thanh viên trong nhom đêu có khuynh hướng trở thanh chủ thể cung câp những ̃ ̀ ́ ̀ ̀ ́ tư tưởng, ý kiên để giai quyêt những vân đề côt loi do thực tiên đăt ra. ́ ̉ ́ ́ ́̃ ̃ ̣ Cac thanh viên có quyên tham gia vao quyêt đinh cac viêc lớn cua tổ chức nên khai ́ ̀ ̀ ̀ ̣́ ́ ̣ ̉ thac được tinh sang tao cua nhân viên và vì vây có nhiêu phương an giai quyêt môt vân ́ ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̣́ ̀ đê. Tao cho nhân viên thoai mai trong công viêc, không bị gò bo, dân đên hiêu quả công ̣ ̉ ́ ̣ ́̃ ́ ̣ viêc có thể cao hơn. ̣ Phong cach nay phù hợp với cac nhà lãnh đạo không có khả năng quyêt đoan cao và ́ ̀ ́ ́ ́ chinh xac, moi viêc được đưa ra ban bac và giam được cac sai lâm do quyêt đinh cua ́ ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ̀ ̣́ ̉ nhà lãnh đạo. Nhược điêm: ̉ Đôi khi tự do quá, người lãnh đạo không kiểm soát được công việc, và có thể dẫn đến mục tiêu không hoàn thành. Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tình cảm cô đơn, tùy tiện, lơ là công việc cho dù bản thân rất phù hợp với công việc đó. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và được biểu diễn bằng công thức phong cách lãnh đạo bằng công thức: cá tính x môi trường. Trong đó, cá tính là yếu tố khó có thể thay đổi vì đó là tính cách c ủa con ng ười. Bên 10
- cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo. Trước tiên, ta nói tới hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác, nó có tác đ ộng r ất lớn tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn các nhà lãnh đạo thường áp dụng phong cách làm việc của môi trường trước đó để làm việc trong môi trường hiện tại. Bởi vì môi trường trước đã tạo cho họ một thói quen nghề nghiệp, khó mà thay đổi được. Tiếp theo là môi trường đào tạo, nếu được học tập trong một môi tr ường tốt, có kỉ luật cao, nhưng mọi việc đều mang tính dân chủ, tự do hay độc đoán, thì người lãnh đạo sau này cũng sẽ làm việc theo phong cách đó, do họ đã có một thời gian khá dài tiếp xúc với môi trường như thế nên nó góp phần làm nên phong cách lãnh đạo của họ Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là tâm lý của nhà lãnh đ ạo. Với b ất kì ai cũng vậy, lúc mới bắt đầu công việc họ đều có phần nào đó e ngại, kiêng nể những người khác, không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình. Sau một thời gian, mọi việc tiến triển tốt đẹp thì họ sẽ thể hiện hết phong cách của mình. Yếu tố cuối cùng là trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo. Một người có trình độ chuyên môn cao, năng lực tốt thường sẽ chọn cho mình phong cách độc đoán để mọi việc được giải quyết một cách hiệu quả nhanh chóng. Ngược lại, một nhà lãnh đ ạo không nắm vững kỹ năng chuyên môn sẽ không dám một mình quyết định mọi việc, họ thường tham khảo ý kiến của cấp dưới. Do đó, họ thường có phong cách lãnh đạo tự do hay dân chủ. 11
- Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 2.1 Giới thiệu về Nguyễn Thị Kim Ngân Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngân Ngày sinh: 18/03/1990 Nơi sinh: Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Quê quán: Nghệ An Về gia đình: Hiện nay, chị đang sống cùng gia đình tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (từ 0 tuổi đến 6 tuổi chị sống ở quận 1). Gia đình chị gồm bốn thành viên: cha, mẹ, em gái và chị. Cha là một công an tuy nghiêm túc nhưng tính tình rất hiền lành. Mẹ thì buôn bán và nội trợ. Bà rất đảm đang và tháo vác. Em chị hiện là học sinh. Về bản thân: Chị là một người năng động, thân thiện, dễ gần, vui vẻ và hòa đồng, được gia đình, thầy cô, bạn bè yêu mến. Suốt mười hai năm học (từ lớp 1 đến lớp 12) chị đều đạt học sinh giỏi với hạnh kiểm tốt. Hiện chị là sinh viên trường Đại Học Kinh Tế- Luật với điểm trung bình tích lũy 7.78, điểm rèn luyện 1.0 . Vào đại học, năm nhất chị giữ chức vụ là ủy viên thường trực, năm hai chị là Phó phí thư Đoàn Khoa và bây giờ chị là Bí thư Đoàn Khoa của Khoa Kế toán - Ki ểm toán. Công việc chính hằng ngày của chị là check mail và một ngày của chị luôn bận rộn. Tuy nhiên, chị làm tốt cả hai vai trò vừa là một sinh viên giỏi vừa là một cán bộ Đoàn Khoa gương mẫu. 12
- 2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội tr ại truyền th ống 26/03/2011 2.2.1 Công tác chuẩn bị Hội trại 26/03 là ngày truyền thống của Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, mà đặc biệt là của Đoàn Khoa Kế toán – Kiểm toán. Vì vậy, cũng như mọi năm, từ đầu năm 2011, Ban chấp hành Đoàn Khoa Kế toán – Kiểm toán đã họp bàn và lên kế hoạch tổ chức hội trại truyền thống này. Với tư cách là Bí thư Đoàn Khoa, chị Nguyễn Thị Kim Ngân đão giao cho bạn Lưu Khánh Trường - Phó Bí thư Đoàn Khoa - nhiệm vụ khảo sát và tìm hiểu thông tin về các địa điểm có thể làm nơi tổ chức hội trại. Địa điểm được chọn là khu sinh thái Cao Minh - Đồng Nai. Giữa tháng hai, chị Ngân triệu tập cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị cho kế hoạch chính thức. Cuộc họp gồm các nội dung: − Xác định địa điểm, thời gian, kinh phí, đi tiền trạm, và các hoạt động trong hội trại. − Đưa ra một số lựa chọn khác về địa điểm cắm trại và thuyết phục mọi người chọn Cao Minh vì đây là lựa chọn tối ưu nhất cho kế hoạch đặt ra. − Phân chia nhiệm vụ và cơ cấu của ban tổ chức hội trại dựa vào năng l ực và tính cách của mỗi người, cụ thể là: 13
- Nắm tình hình chung Nguyễn Thị Kim Ngân Lưu Khánh Trường Phụ trách trò chơi Phụ trách chương Trần Chí Cường Phụ trách hậu cần trình buổi tối Nguyễn Tạo Hiếu Nguyễn Trung Dũng Phạm Nhật Khánh Trần Thị Thanh Hải Trần Hoài Nam Dựa vào cơ cấu trên, mỗi người trong ban tổ chức sẽ được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về phần mình phụ trách. Mỗi ban (trò chơi, hậu cần, chương trình buổi tối) sẽ tự họp bàn với nhau và quyết định nội dung chi tiết cho phần ph ụ trách của mình. Để bảo đảm cho kế hoạch, Đoàn Khoa họp lần cuối để các ban trình bày nội dung cụ thể và chi tiết cho hội trại truyền thống 26/03. Từ đó với tư cách là người chịu trách nhiệm chính, chị Ngân sẽ đóng góp, nêu ý kiến và xét tính khả thi của kế hoạch. Trong cuộc họp, với quyền hạn của mình, chị Ngân đã đưa ra những ý kiến chỉnh sửa như sau: − Tôn trọng ý kiến của tập thể, chị Ngân vẫn lấy “Chinh phục vương quốc Avarta” là chương trình xuyên suốt trong hội trại theo ý tưởng của bạn Tr ường. Tuy nhiên, một số điểm trong chương trình quá phức tạp nên chị đã chỉ đạo mọi người chỉnh sửa và cắt bỏ những phần không hợp lý. − Chương trình của Đoàn buộc phải có phần liên hệ đến ngày thành lập Đoàn nên chị yêu cầu lồng ghép thêm các hoạt động thể hiện ý nghĩa của ngày kỉ niệm thành lập Đoàn vào chương trình. − Giải quyết các vấn đề phát sinh và thống nhất nội dung đã chuẩn bị. Cuộc họp phải kéo dài hơn bốn giờ đồng hồ. 14
- 2.2.2 Những vấn đề phát sinh trong hội trại Tuy công tác chuẩn bị rất kỹ lưỡng và mất nhiếu thời gian nhưng khi chương trình hội trại vừa bắt đầu tại Khu sinh thái Cao Minh vào ngày 26/03/2011 thì đã có vấn đề xảy ra. Theo kế hoạch, các đội chơi sẽ được chia ngẫu nhiên theo danh sách đăng ký nhưng đến lúc tham gia các trò chơi, các bạn chơi đã rất lộn xộn và rối loạn, thiếu tinh thần tập thể. Trong tình hình này, chị Ngân đã tự quyết định chia lại đội chơi theo chi đoàn giống với nguyện vọng của đa số trại viên. Theo chị, như vậy s ẽ giúp các bạn chơi có tinh thần tập thể và “màu cờ sắc áo”. Nhưng cũng vì quyết định này của chị mà kế hoạch đã phải thay đổi: theo kế hoạch lúc đầu sẽ có tám đội chơi nhưng lúc này chỉ còn sáu đội nên chương trình hơi loạn, nhưng sau khi hiều rõ quyết định của chị thì mọi chuyện đã diễn ra suôn sẻ. Trong suốt chương trình, chị Ngân lúc nào cũng có mặt nhưng chủ yếu là quan sát mà không can thiệp gì vì chị đã hoàn toàn giao tất cả trách nhiệm cho bạn Trường. Đến chương trình buổi tối không phải do bạn Trường chịu trách nhiệm nhưng do người chịu trách nhiệm trực tiếp vắng mặt nên Trường đã phải thay thế và chạy chương trình này khá tốt, trong khi chị Ngân đã không có bất cứ sự chỉ đạo nào cho vấn đề này. Hội trại truyền thống 26/03 của Đoàn Khoa Kế toán – Kiểm toán với sự chỉ đạo cao nhất của Bí thư Đoàn Khoa – Nguyễn Thị Kim Ngân - tuy có xảy ra vài vấn đ ề nhưng cuối cùng cũng đã hoàn thành tốt. 2.3 Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Th ị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong h ội tr ại truy ền thống 26/03/2011 2.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán Bất kỳ một chương trình nào cũng đều có sai sót buộc người lãnh đạo phải đưa ra quyết định dứt khoát để kế hoạch đi đúng hướng và hạn chế rủi ro. Trong những trường hợp này, người lãnh đạo thường sử dụng phong cách độc đoán. Trong kế 15
- hoạch hội trại lần này, chị Ngân cũng đã sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán trong hai nội dung. Đó là quyết định lồng ghép thêm các hoạt động có liên quan đ ến Đoàn vào chương trình và chia lại đội chơi theo chi đoàn để các trại viên cảm thấy thoải mái khi tham gia và cũng là để các chi đoàn thể hiện bản lĩnh của mình. 2.3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ Trong hai cuộc họp ban tổ chức trước hội trại, chị Ngân đều thể hiện rất rõ tính dân chủ trong phong cách lãnh đạo của mình. Cụ thể là: Trong cuộc họp vào giữa tháng hai, mặc dù trước đó chị Ngân và bạn Tr ường đã quyết định chọn Cao Minh là địa điểm tổ chức nhưng hai người vẫn đưa ra thêm các địa điểm khác để mọi người có sự lựa chọn, chị cũng phổ biến kinh phí dự tính để mọi người góp ý. Ở đây, chị Ngân đã sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ khi đ ưa ra các lý lẽ của mình thuyết phục để hướng mọi người đến việc chọn Cao Minh - ý định ban đầu của chị - và quyết định cuối cùng chị đưa ra đã được sự đ ồng ý của đa số tập thể. Trong cuộc họp trước ngày tổ chức một tuần, chị đã quyết định không bác bỏ ý tưởng chương trình “Chinh phục vương quốc Avarta” theo ý kiến của tập thể có mặt trong cuộc họp và chị thuyết phục mọi người chỉnh sửa hoặc cắt bỏ những phần không hợp lý. Tương tự như vậy, các phần khác cũng phát sinh vài vấn đ ề và tất c ả đều phải lấy ý kiến tập thể để chỉnh sửa. Đây cũng là phong cách lãnh đ ạo dân chủ của chị. 2.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do Việc chị Ngân giao công việc khảo sát và tìm hiểu thông tin về các địa điểm tổ chức hội trại là chị đã sử dụng phong cách lãnh đạo tự do. Ở đây, chị Ngân đã ủy thác công việc cho bạn Trường , cho phép bạn Trường được quyền ra quyết định ban đầu và sau đó chị đã họp bàn với bạn Trường để xét duyệt lại vì chị vẫn là người chịu trách nhiệm cho quyết định này trước khi phổ biến cho mọi người. 16
- Một biểu hiện của phong cách lãnh đạo tự do của chị là chị giao toàn quyền quyết định cho các trưởng ban bộ phận và tự chịu trách nhiệm về phần việc mình phụ trách. Việc này thể hiện rõ rệt phong cách lãnh đạo tự do của chị - ủy quyền hầu hết cho cấp dưới của chị là các trưởng ban. Trong suốt quá trình diễn ra hội trại hầu hết chị sử dụng phong cách lãnh đạo tự do. Một ví dụ điển hình là: trong quá trình diễn ra hội trại, chị không can thiệp gì vào công việc mà hoàn toàn giao tất cả trách nhiệm cho bạn Trường - người lên kế hoạch chính cho hội trại 26/03, đồng thời để Trường đứng ra giải quyết bằng cách trực tiếp điều hành trong tình huống người chịu trách nhiệm chương trình Lửa Trại vắng mặt. 2.3.4 Kết luận từ phân tích thực trạng Chị Nguyễn Thị Kim Ngân sử dụng kết hợp cả ba phong cách độc đoán, tự do và dân chủ trong quá trình lãnh đạo hội trại truyền thống 26/03/2011. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình, chị thiên về phong cách lãnh đạo tự do hơn. 2.4 Đánh giá 2.4.1 Ưu điểm 2.4.1.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán Hội trại truyền thống 26/03 là một chương trình nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn nên chương trình bắt buộc phải có một số hoạt động liên quan đến Đoàn ngoài các hoạt động vui chơi giải trí. Vì thế, chị Ngân tự mình quyết định thêm vào các hoạt động liên quan đến Đoàn là hoàn toàn đúng đắn, giúp chương trình không đi lệch mục tiêu ban đầu – điều không thể thay đổi – và tiết kiệm thời gian cho cuộc họp. 17
- Việc quyết định chia lại đội chơi giúp ổn định nhanh chóng tổ chức để bắt đầu các hoạt động, tránh chậm trễ ảnh hưởng đến kế hoạch. Đồng thời, quyết đ ịnh này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần các bạn chơi, làm các bạn trong mỗi đội hăng hái và hợp tác hơn rất nhiều để hoàn thành các trò chơi. 2.4.1.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ Các quyết định đưa ra dựa trên ý kiến tập thể nên tạo được không khí thân thiện, vui vẻ trong cuộc họp, mọi người nhiệt huyết hơn với nhiệm vụ chung và tích cực đóng góp ý kiến để có được chương trình hoàn chỉnh. Do các quyết định về nội dung chi tiết các hoạt động được sự đồng tình, ủng hộ của tập thể nên trong suốt hội trại, những người phụ trách luôn hết tâm, hết sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 2.4.1.3 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do Với phong cách lãnh đạo tự do, chị giao quyền lên kế hoạch và tổ chức chương trình khá nhiều cho bạn Trường và các trưởng ban. Điều này giúp các bạn có thể phát huy hết mức năng lực chuyên môn cũng như khả năng sáng tạo của mình. Kết quả là cho ra đời ý tưởng rất hay, đó là tổ chức các trò chơi xuyên suốt hội trại như một câu chuyện huyền thoại về các chiến binh, các chương trình Lửa Trại và cuộc thi “K ế tài, Kiểm sắc” cũng hấp dẫn không kém. Ngoài ra, các bạn cũng đã rút được không ít kinh nghiệm sau chương trình này. Đó là điều rất cần thiết, nhằm nâng cao năng lực của các thành viên trong Ban chấp hành Đoàn Khoa. Đặc biệt, theo quy chế, năm sau chúng ta cần phải có một Bí thư Đoàn Khoa mới được đưa lên từ một trong những thành viên này nên việc hỗ trợ đ ể các bạn có nhiều kinh nghiệm tổ chức các chương trình là rất cần thiết và quan trọng. 2.4.2 Nhược điểm 2.4.2.1 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán 18
- Với các ưu điểm đã phân tích ở trên thì việc độc đoán trong quyết đ ịnh thêm vào các hoạt động có ý nghĩa hướng về Đoàn là hoàn toàn hợp lý mà không có nhược điểm nào cần khắc phục, chỉnh sửa. Tuy nhiên, khi chị thay đổi hoàn toàn danh sách các đội chơi thì gây ra hai hậu quả. Thứ nhất, số lượng đội chơi và số lượng thành viên trong mỗi đội đ ều thay đ ổi gây khó khăn cho khâu tổ chức, ảnh hưởng mang tính dây chuyền. Thứ hai, xuất phát từ lý do thứ nhất, sự thay đổi đột ngột này làm những bạn chịu trách nhiệm tr ực ti ếp trong tổ chức không đồng tình nhưng phải chấp nhận, gây tâm lý không thoải mái cho các bạn vào đầu hội trại. 2.4.2.2 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ Dân chủ trong một cuộc họp là điều cần thiết, tuy nhiên, điều này làm kéo dài thời gian hai cuộc họp khá nhiều. Trong đó, có những lúc mất thời gian không thật sự cần thiết, đặc biệt trong cuộc họp thứ hai, nội dung chi tiết các hoạt động đều lấy ý kiến bổ sung của tất cả các thành viên trong ban tổ chức. Thời gian cuộc họp lâu quá sẽ khiến mọi người mệt mỏi, hiệu suất làm việc giảm sút. 2.4.2.3 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do Sai lầm lớn nhất mà chị Ngân mắc phải đó là giao việc, giao quyền quá nhiều cho cấp dưới mà không nắm rõ công việc. Từ nắm rõ chương trình nhất, đưa ra ý tưởng chương trình, chịu trách nhiệm bàn bạc thảo luận cụ thể với các trưởng ban về các hoạt động sẽ diễn ra, đến đưa ra quyết định giải quyết nhanh chóng và hiệu quả mọi việc khi xảy ra sự cố ngoài kế hoạch sẽ là bạn Trường chứ không phải chị Ngân. Điều đó là hoàn toàn không nên, vì có thể gây quá tải cho bạn Trường sau khi đã chịu trách nhiệm theo dõi, điều hành xuyên suốt các hoạt động. Thực tế chương trình Lửa Trại do gặp sự cố nên bạn Trường đã trực tiếp đứng ra điều hành, may mắn là hoạt động này vẫn thành công. 19
- Cùng với đó, chị tham gia quá ít vào việc trực tiếp điều hành chương trình hội trại nên sẽ không tạo được hình ảnh ấn tượng của một người quản lý, lãnh đ ạo trong mắt các bạn chơi cũng như một số thành viên trong ban tổ chức. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến ý thức gắn kết của nhân viên đối với tổ chức
122 p | 773 | 182
-
Tiểu luận: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Tập đoàn Apple
26 p | 1810 | 151
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến ý thức gắn kết của nhân viên đối với tổ chức
38 p | 472 | 115
-
Tiểu luận: Xây dựng phong cách lãnh đạo quản lý mới ở Việt Nam
28 p | 243 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết với tổ chức của cán bộ, giảng viên và nhân viên tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh
0 p | 175 | 44
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Phong cách lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở nước ta hiện nay
26 p | 193 | 43
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của phong cách lãnh đạo đến ý định nghỉ việc của người lao động ngành bán lẻ Việt Nam
204 p | 82 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các phong cách lãnh đạo đến sự hài lòng của nhân viên - Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tây Ninh
99 p | 70 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của phong cách lãnh đạo đến hiệu quả công việc của cán bộ, công chức cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy Cà Mau
98 p | 49 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phong cách lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng đến động lực làm việc bên trong – Nghiên cứu tình huống tại Xổ số Kiến thiết tỉnh Long An
101 p | 61 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức - Nghiên cứu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
91 p | 46 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo mới về chất ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức
95 p | 41 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên văn phòng tại thành phố Đà Nẵng
111 p | 27 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức - Nghiên cứu tại ngân hàng thương mại Việt Nam ở Bình Dương
111 p | 42 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên văn phòng tại thành phố Đà Nẵng
26 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của phong cách lãnh đạo đạo đức đến hành vi lệch chuẩn của nhân viên thông qua niềm tin vào lãnh đạo - Trường hợp các công ty công nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh
124 p | 56 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của phong cách lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên tại Toyota Đông Sài Gòn
138 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và sự hài lòng của nhân viên tại Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam Bình Thuận - Vai trò trung gian của động lực làm việc
122 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn