Đề tài: Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế dùng trong việc phát triển sản phẩm thân thiện môi trường tại Việt Nam
lượt xem 71
download
Công cụ kinh tế là các biện pháp, chính sách được sử dụng dựa trên các quy luật kinh tế mà chủ yếu hiện nay là quy luật kinh tế thị trường nhằm đạt được mục đích quản lí nhất định thông qua việc tác động trực tiếp hay gián tiếp vào các chủ thể trong nền kinh tế đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế dùng trong việc phát triển sản phẩm thân thiện môi trường tại Việt Nam
- Đề tài: Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế dùng trong việc phát triển sản phẩm thân thiện môi trường tại Việt Nam
- Table of Contents 1 Các công cụ kinh tế dùng trong việc phát triển các sản phẩm TTMT ................................................ 3 1.1 Khái niệm ................................................................................................................................. 3 1.2 Phân loại .................................................................................................................................. 5 1.2.1 Công cụ thuế .................................................................................................................... 5 1.2.2 Công cụ phí, lệ phí ............................................................................................................ 6 1.2.3 Công cụ hỗ trợ .................................................................................................................. 6 1.2.4 Công cụ ký quỹ, đặt cọc – hoàn trả................................................................................... 8 1.2.5 Quỹ môi trường................................................................................................................ 8 1.2.6 Các chương trình thương mại ........................................................................................... 9 1.2.7 Các công cụ khác ............................................................................................................ 10 2 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm thân thiện với môi trường......................................... 11 2.1 Khái niệm ............................................................................................................................... 11 2.2 Các tiêu chí đánh giá sản phẩm TTMT ..................................................................................... 11 3 Thực trạng phát triển sản phẩm TTMT ........................................................................................... 13 3.1 Khó khăn về công cụ phát triển sản phẩm TTMT ..................................................................... 16 3.2 Việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. ............................................................................................................................ 16 4 Phân tích một số sản phẩm TTMT tiêu biểu tại Việt Nam ............................................................... 18 4.1 Sản phẩm 1: Rau hữu cơ ........................................................................................................ 18 4.1.1 Sản phẩm rau hữu cơ của Trung tâm Hành Động vì Sự phát triển Đô Thị (ACCD) ............. 18 4.1.2 Sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS: ........................................................................... 23 4.1.3 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm rau hữu cơ: ....................................................... 25 4.2 Sản phẩm 2: Đồ đựng và bao bì tự hủy ................................................................................... 26 4.2.1 Sản phẩm: ...................................................................................................................... 26 4.2.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: ..................................................................... 27 4.2.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả ................................................... 28 4.2.4 Đề xuất: .......................................................................................................................... 29 4.2.5 Kết luận chung................................................................................................................ 29 4.2.6 Nguồn tham khảo: .......................................................................................................... 30 4.3 Sản phẩm 3: Than sạch Hoàng Thương ................................................................................... 30
- 4.3.1 Mô tả sản phẩm ............................................................................................................. 30 4.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: ..................................................................... 31 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả: .................................................. 34 4.3.3 Đề xuất........................................................................................................................... 34 4.3.4 Đánhgiá đề xuất:............................................................................................................. 35 4.3.5 Nguồn tham khảo ........................................................................................................... 36 4.3.6 Sản phẩm ứng dụng năng lượng mặt trời ................................................................................ 36 4.4 Mô tả sản phẩm .............................................................................................................. 36 4.4.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................................... 38 4.4.2 Các công cụ kinh tế đã được áp dụng và hiệu quả ........................................................... 39 4.4.3 Đánh giá ......................................................................................................................... 40 4.4.4 Đề xuất .................................................................................................................................. 40 4.5 Nguồn tham khảo ........................................................................................................... 41 4.5.1 Sản phẩm khẩu trang hoạt tính................................................................................................ 41 4.6 Mô tả sản phẩm .............................................................................................................. 41 4.6.1 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất ........................................................................ 42 4.6.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................................................................ 43 4.6.3 Các công cụ kinh tế và mức độ hiệu quả ......................................................................... 44 4.6.4 Đề xuất từ doanh nghiệp ................................................................................................. 45 4.6.5 Tổng kết ......................................................................................................................... 45 4.6.6 Nguồn tham khảo ........................................................................................................... 45 4.6.7 Sản phẩm6: xử lý rác thải ....................................................................................................... 46 4.7 Mô tả sản phẩm .............................................................................................................. 46 4.7.1 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất ........................................................................ 47 4.7.2 Công ty .......................................................................................................................... 48 4.7.3 Các công cụ kinh tế đang được áp dụng và hiệu quả........................................................ 49 4.7.4 Đề xuất của doanh nghiệp ............................................................................................... 49 4.7.5 Tổng kết ......................................................................................................................... 50 4.7.6 Sản phẩm7 : Lò hơi tầng sôi tuần hoàn. .................................................................................. 51 4.8 Mô tả sản phẩm .............................................................................................................. 51 4.8.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: ...................................................................... 52 4.8.2 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả ................................................... 54 4.8.3
- Tổng quan về thực trạng của sản phẩm lò hơi.................................................................. 55 4.8.4 Đề xuất........................................................................................................................... 55 4.8.5 Nguồn tham khảo ........................................................................................................... 56 4.8.6 Đe tà i : Thưc trạ ng sư dụ ng cá c cô ng cụ ̣ ̉ kinh te phá t trien sả n pham thâ n thiệ n vơi mô i trương ơ Việ t Nam ́ ̀ ̉ 1 Các công cụ kinh tế dùng trong việc phát triển các sản phẩm TTMT 1.1 Khái niệm Công cụ kinh tế là các biện pháp, chính sách được sử dụng dựa trên các quy luật kinh tế mà chủ yếu hiện nay là quy luật kinh tế thị trường nhằm đạt được mục đích quản lí nhất định thông qua việc tác động trực tiếp hay gián tiếp vào các chủ thể trong nền kinh tế đó. Như vậy chúng ta có thể hiểu rộng ra cho công cụ kinh tế trong quản lí môi trường là những công cụ dựa vào thị trường được áp dụng nhằm tạo ra các hiệu ứng có lợi cho môi
- trường, nâng cao chất lượng quản lí môi trường của nhà nước hay tổ chức thông qua việc xây dựng chính sách, cơ chế tác động đến chi phí, lợi ích của các chủ thể kinh tế. Để quản lý môi trường tốt hơn, ngoài các công cụ kinh tế người ta sử dụng song song, bổ trợ nhiều công cụ quản lý khác nhau như công cụ pháp lý, hành chính; công cụ giáo dục, truyền thông... Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và tự do hoá thương mại, công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước, đặc biệt là các nước phát triển. Mặt khác các nước đang phát triển đang đối mặt với nhiều thách thức về phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân nên chưa có sự chú trọng thực sự với công tác quản lí và bảo vệ môi trường nhưng lại chịu hậu quả to lớn về những tác động môi trường tiêu cực cũng đã bước đầu tiếp cận với các biện pháp công cụ kinh tế môi trường song hiệu quả chưa cao nên chưa được phổ biến rộng rãi. Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa và cách hiểu về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, chúng tôi xin trích dẫn một số định nghĩa thu thập được từ các nguồn nghiên cứu trước đó ví dụ như: Công cụ kinh tế là những phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự huỷ hoại môi trường. Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đề ra các quyết định nhằm đạt tới mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có ứng xử hiệu quả chi phí bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế đơn giản là việc Chính phủ có thể thay đổi hành vi ứng xử của mọi người thông qua việc lựa chọn những phương thức kinh tế khác nhau hoặc giảm thiểu chi phí trên thị trường nhằm mục tiêu môi trường. Công cụ kinh tế là biện pháp “cung cấp những tín hiệu thị trường để giúp cho những người ra quyết định ghi nhận hậu quả môi trường trong việc lựa chọn của họ”
- Từ những định nghĩa trên đây về công cụ kinh tế, có thể rút ra hai đặc trưng cơ bản của CCKT trong quản lý môi trường là: Thứ nhất: Công cụ kinh tế hoạt động thông qua cơ chế giá cả trên thị trường, chúng có chức năng nâng giá cả các hành động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá các hành động bảo vệ môi trường xuống. Thứ hai: Công cụ kinh tế sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức cá nhân hành động vừa đạt được mục tiêu kinh tế vừa đáp ứng yêu cầu BVMT, phù hợp với năng lực của mình. 1.2 Phân loại Các loại CCKT sử dụng trong quản lý môi trường, gồm có: (1) Công cụ thuế; (2) Công cụ phí; (3) Công cụ hỗ trợ, ưu đãi; (4) Công cụ ký quỹ môi trường, hoàn trả đặt cọc; (5) Quỹ môi trường; (6) Các chương trình thương mại - môi trường; (7) và một số công cụ khác như bảo hiểm môi trường, bồi thường thiệt hại môi trường… 1.2.1 Công cụ thuế Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước, người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Trong chu trình sản xuất xã hội gồm 4 khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng, thì thuế nằm ở khâu phân phối. Các loại thuế gắn với BVMT đã được nhiều nước áp dụng gồm có: Thuế đánh vào việc sử dụng các thành phần môi trường như thuế tài nguyên, thuế sử dụng nguồn nước Thuế đánh vào người sử dụng ô tô, xe máy xả khí độc ra môi trường (thường đánh thuế qua nhiên liệu); Thuế đánh vào thuốc lá gây tác hại đến không khí môi trường; thuế đánh vào việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu;
- Thuế đánh vào các đối tượng thải hoặc nước thải ra môi trường… 1.2.2 Công cụ phí, lệ phí Phí là số tiền thu về việc thực hiện một công việc, cung cấp một lao vụ hoặc một dịch vụ cho tổ chức, cá nhân theo yêu cầu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí được bỏ ra đầu tư và quản lý các loại tài sản để thực hiện công việc, lao vụ hoặc dịch vụ đó. Phí là khoản thu do Nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí của ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủ quyền quốc gia để phục vụ các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng hoặc lợi ích công cộng theo yêu cầu, không mang tính kinh doanh.Phí là công cụ kinh tế rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho kiểm soát ô nhiễm, tuy nhiên có 3 loại phí chính đã được áp dụng cho kiểm soát ô nhiễm đó là: phí phát thải, phí sử dụng và phí sản xuất. Lệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định thu đối với tổ chức, cá nhân để phục vụ công việc quản lý hành chính Nhà nước theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật. 1.2.3 Công cụ hỗ trợ Những chính sách về tài chính do Nhà nước đề ra nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia vào các chương trình môi trường, giảm bớt chi tiêu của ngân sách Nhà nước trong việc BVMT. Các chính sách hỗ trợ tài chính bao gồm việc trợ cấp, cho vay ưu đãi, trợ cấp tỷ lệ lãi suất thấp cho các hoạt động đầu tư BVMT, đổi mới kỹ thuật, công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm, việc bãi bỏ hoặc giảm thuế cho một mặt hàng nào đó mà việc sản xuất, sử dụng chúng có lợi cho môi trường, hoặc thành lập các quỹ hợp tác về môi trường, quỹ BVMT… Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp BVMT thông qua các biện pháp như ưu đãi về thuế, lãi suất tín dụng. Các chính này thường tập
- trung vào: (i) Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường (ii) Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào thay thế cho nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, các nguồn nguyên liệu tái chế (iii) Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường như ISO 14000, 9000, HACCP… (iv) Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp tái chế, sản xuất sạch; (v) Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, tái tạo. Hỗ trợ thông qua các chương trình hỗ trợ: Chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp định hướng cho doanh nghiệp đáp ứng các mục tiêu BVMT như giảm khí phát thải, chất thải rắn, sản xuất sạch, có được các chứng nhận môi trường như ISO 14000, nhãn sinh thái… Hỗ trợ thông qua các chính sách tài chính: Hỗ trợ tài chính là loại hình hỗ trợ thông qua quỹ môi trường và các chính sách ưu đãi tài chính khác và thường tập trung vào: Xử lý chất thải; phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường; nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học…, hỗ trợ tài chính còn có các nội dung ưu tiên hỗ trợ như hỗ trợ các dự án nằm trong danh mục xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm; xử lý chất thải khu đô thị, làng nghề, bệnh viện, khắc phục sự cố môi trường; Nghiên cứu và triển khai các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường, Nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện với môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm… Hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãi tập trung vào các lĩnh vực đầu tư cải thiện môi trường và sinh thái; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị; phát triển các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu triển khai, cơ sở thử nghiệm và các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học. Các hình thức khác: Bên cạnh các chính sách hỗ trợ nói trên, Chính phủ còn có các biện pháp giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả môi trường do sản xuất kinh doanh như hỗ trợ đánh giá tác động môi trường, di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm, xử lý ô nhiễm ở những doanh nghiệp gây ô nhiễm
- nặng. Nhà nước cũng dành ngân sách của mình cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, đầu tư cho công tác thông tin, trợ giúp kỹ thuật, tư vấn chính sách thông qua các cơ quan chính phủ. Chính phủ làm đầu mối trong việc hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật. Nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật dưới sự tài trợ tài chính, chuyên môn của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ các nước được thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 1.2.4 Công cụ ký quỹ, đặt cọc – hoàn trả Hoàn trả đặt cọc: là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị như kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện, thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc còn phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương hoặc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc theo cam kết. Ký quỹ môi trường: là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. 1.2.5 Quỹ môi trường Quỹ môi trường là loại công cụ kinh tế được sử dụng khá phổ biến hiện nay cho mục đích bảo vệ môi trường. Quỹ môi trường có thể chia thành 4 loại, đó là: (1) Quỹ môi
- trường toàn cầu; (2) Quỹ môi trường quốc gia; (3) Quỹ môi trường địa phương và (4) Quỹ môi trường ngành. 1.2.6 Các chương trình thương mại Lĩnh vực này gồm nhiều vấn đề rộng lớn. Đây là lĩnh vực đang được khai thác như một thị trường dành riêng cho các vấn đề liên quan đến thương mại các loại hàng hoá và dịch vụ môi trường. Cùng với xu hướng phát triển, ngày càng có nhiều loại chương trình thương mại – môi trường phù hợp với nền kinh tế toàn cầu hoá. Hiện nay, có nhiều hơn 5 loại chương trình thương mại – môi trường đang được các nước, đặc biệt là các quốc gia phát triển áp dụng, bao gồm: Giấy phép phát thải: Giấy phép phát thải (hay còn gọi là quota phát thải) sử dụng theo nguyên tắc là bất cứ một sự gia tăng chất thải nào cũng phải được cân bằng với việc giảm chất thải tương ứng. Để việc sử dụng giấy phép phát thải một cách linh hoạt, có hiệu quả cao nhất, người ta đã đưa ra hình thức giấy phép phát thải có thể mua bán được hay còn gọi là giao dịch chất thải. Lúc đầu, có một mức độ phân phối nhất định, sau đó người gây ô nhiễm được tự do mua bán quyền gây ô nhiễm trên thị trường. Tín phiếu giảm phát thải: về bản chất, hình thức và cơ chế hoạt động của tín phiếu giảm phát thải cũng giống như các loại tín phiếu khác nhưng mục tiêu của chúng là nhằm giảm mức độ ô nhiễm môi trường theo một ý đồ nào đó của các nhà hoạch định chính sách. Cũng tương tự như giấy phép phát thải, biện pháp này được sử dụng nhằm tạo lập một thị trường “ô nhiễm”. Qua thị trường này, người ta có thể mua bán hoặc chuyển nhượng các quyền được gây ô nhiễm của mình cho người khác. Biện pháp này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước và thực tế đã thu được kết quả tốt, nhất là trong lĩnh vực khống chế ô nhiễm môi trường không khí. Tiền trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất: Trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất là nhóm xếp hạng thứ 3 được xét đến trong chương trình thương mại. Thực chất, đó là
- tất cả các dạng hỗ trợ về tài chính nhằm hỗ trợ những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi hay để trợ giúp cho các đối tượng đang gặp khó khăn để tuân thủ tốt hơn các tiêu chuẩn về BVMT. Trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất thường được thể hiện dưới những hình thức là trợ cấp không hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp, hoặc trợ cấp qua thuế (giảm hoặc miễn thuế). Đăng ký ISO 14000: ISO 14000 là chứng chỉ công nhận là hoàn thành tốt các kế hoạch môi trường. Đây là phương thức chỉ cho khách hàng biết rằng công ty từ trước đến nay vẫn được công nhận là hoàn thành tốt các kế hoạch môi trường. Trong một phạm vi nhất định, khách hàng thường mong muốn hợp tác kinh doanh – kiểu hợp tác “xanh” với công ty vốn có truyền thống hoàn toàn tốt các kế hoạch môi trường Nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là những dấu hiệu chứng nhận tính bảo vệ môi trường của sản phẩm. Đó là sự công bố bằng lời, hoặc ký hiệu, hoặc sơ đồ nhằm chỉ rõ các thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ. 1.2.7 Các công cụ khác Bảo hiểm môi trường: Là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản tiền trong một thời hạn nhất định gọi là phí bảo hiểm. Trong lĩnh vực BVMT, Nhà nước thường quy định các đối tượng gây ô nhiễm phải mua bảo hiểm cho sản phẩm, hoạt động của họ theo hình thức bảo hiểm bắt buộc. Bảo lãnh môi trường: Là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ. Các bên có thể thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng việc thực hiện công việc. Trách nhiệm quản lý đối với môi trường: Nhà nước quy định trách nhiệm pháp lý đối với những người gây ô nhiễm môi trường phải chi trả một số tiền do đã làm tổn hại đến môi trường. Số tiền này có thể bao gồm số tiền dùng để phục hồi môi trường do người đó gây ô nhiễm và tiền phạt.
- 2 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm thân thiện với môi trường 2.1 Khái niệm Sản phẩm TTMT là sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì cũng nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại). Xét trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường đôi khi còn có ảnh hưởng tích cực tới môi trường. Ví dụ, các nông sản hữu cơ tạo điều kiện khôi phục lại cân bằng sinh thái, hoặc khi phân hủy chúng giúp đảm bảo khả năng tái tạo độ mùn của đất, các sản phẩm và dịch vụ khắc phục sự cố môi trường, các công nghệ sạch. Cho đến nay chưa có sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường một cách tuyệt đối mà chỉ tồn tại những sản phẩm thân thiện với môi trường một cách tương đối. Một sản phẩm chỉ được coi là hoàn toàn thân thiện với môi trường khi và chỉ khi nó đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn về tính thân thiện với môi trường từ giai đoạn sản xuất (bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất) cho tới giai đoạn đưa vào tiêu dùng, sử dụng và cuối cùng là giai đoạn thải bỏ sau khi sử dụng (tính chất có thể tái chế được, không gây tổn hại cho môi trường tại bãi rác thải và quá trình vận chuyển lưu kho). Các tiêu chuẩn để đánh giá tính thân thiện rất khác nhau qua từng vùng lãnh thổ, từng khu vực trên thế giới, cho nên khái niệm “Sản phẩm thân thiện với môi trường” luôn luôn chỉ có thể mang tính chất tương đối. 2.2 Các tiêu chí đánh giá sản phẩm TTMT Việc chứng nhận một sản phẩm có xanh hay không tùy thuộc rất nhiều vào các điều kiện đặc biệt cụ thể, chẳng hạn: Phụ thuộc vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm xanh của các tổ chức công nhận Tùy thuộc vào chủng loại và nhóm sản phẩm Tùy thuộc vào các đặc điểm và tính chất của sản phẩm
- Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng quốc gia/ngành công nghiệp… Các tiêu chí cụ thể về sản phẩm xanh là những căn cứ để các tổ chức cấp nhãn hay chứng chỉ cho các loại sản phẩm đạt các tiêu chí đó. Chẳng hạn, nhãn Thiên Thần Xanh của Đức sử dụng 46 tiêu chí, nhãn Dấu sinh thái của Nhật sử dụng 35 tiêu chí, Nhãn sự lựa chọn vì môi trường của Canada sử dụng 40 tiêu chí... Cách đánh giá các sản phẩm xanh, do đó, khác nhau ở từng nước. Chẳng hạn, các nước phát triển có xu hướng sử dụng nhiều hơn các tiêu chí trong việc chứng nhận môi trường, các nước đang phát triển sử dụng ít hơn các tiêu chí. Các tiêu chí để một sản phẩm được cấp nhãn ngoài việc phải đáp ứng yêu cầu về môi trường còn có những tiêu chí có liên quan đến trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp sản xuất ra chúng. Tuy hệ thống các tiêu chí đánh giá hiện nay trên thế giới có khác nhau, song có 4 nhóm tiêu chí cơ bản để cấp nhãn hay chứng chỉ sản phẩm xanh là: (1) Tiêu chí về nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm Nguyên liệu hoặc một phần/thành phần nguyên liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm có đóng góp vào việc giảm thiểu tác động môi trường: nguyên liệu tái chế, nguyên liệu sinh khối, nguyên liệu có khả năng phục hồi… Nguyên liệu sử dụng là của địa phương (hạn chế chất thải do vận chuyển nếu mua từ nơi khác). (2) Tiêu chí về chức năng môi trường của sản phẩm Làm cho môi trường sạch hơn: hút khí thải, hút chất độc, xử lý ô nhiễm… Tiết kiệm năng lượng: nước, điện… Có thể tái chế hoặc tái sử dụng: Toàn bộ hoặc một phần sản phẩm sau khi sử dụng Sản phẩm sau sử dụng tự phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường. (3) Tiêu chí về tác động môi trường xung quanh của sản phẩm
- Giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm ra môi trường Tối thiểu hóa chất thải (4) Tiêu chí về quy trình sản xuất sản phẩm Về công nghệ áp dụng là công nghệ thân thiện môi trường Về quy trình sản xuất là quy trình đạt các chứng nhận về môi trường Các sản phẩm đáp ứng một hay một số các tiêu chí trong 04 nhóm tiêu chí nói trên thì được coi là sản phẩm xanh. 3 Thực trạng phát triển sản phẩm TTMT Trong xu thế chung của toàn xã hội, vấn đề môi trường đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được những cơ hội và thách thức trong việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Mặc dù vậy, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các lĩnh vực tập trung nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường (TTMT) tại Việt Nam hiện nay như nhóm các sản phẩm phát triển và khôi phục tài nguyên: các sản phẩm năng lượng tái sinh, các sản phẩm năng lượng sạch, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm tái chế,..; nhóm sản phẩm giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng do các đáp ứng môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng: các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, thực phẩm sạch,…; nhóm các sản phẩm khi thải bỏ không gây ô nhiễm: sản phẩm bao bì,…Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như các loại phương tiện giao thông: xe máy, ô tô của một số hãng hay các thiết bị công nghệ cao: điện thoại, laptop… Hiện nay, tại Việt Nam chưa có một thống kê chi tiết nào về hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm TTMT bởi thực tế là chưa hề có một thống kê chính thức về các sản phẩm TTMT chứ chưa nói đến doanh thu, lợi nhuận của những
- doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra và tìm hiểu, về tổng quan, có thể nhận định rằng, các “doanh nghiệp xanh” Việt Nam, mặc dù đã có những nỗ lực để phát triển doanh nghiệp về vốn, kĩ thuật, nhân lực, mở rộng thị phần ,.. tuy nhiên việc sản xuất vẫn còn rất manh mún và non trẻ, còn thiếu tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp thường. Việc phát triển các sản phẩm năng lượng sạch không còn mới đối với các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, … nhằm làm giảm nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lương trong nước. Việt Nam cũng đang rất quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên hầu hết mới chỉ trên các dự án nghiên cứu mà chưa được áp dụng chính thức. Các hoạt động nghiên cứu, đầu tư về năng lượng sạch ở nước ta còn chưa tiến triển do chưa có cơ chế, chính sách năng lượng rõ ràng để các doanh nghiệp an tâm đầu tư đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, đầu tư các vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến… Các sản phẩm năng lượng tái sinh hiện phát triển hơn ở Việt Nam. Ngoài các dự án của nhà nước về nghiên cứu và áp dụng các năng lượng tái sinh: cột gió Bạch Long Vĩ, nhà máy phong điện Côn Đảo, dự án nhà máy địa nhiệt Cát Hiệp, Quy Nhơn, Chương trình hành động mới và tái tạo,…hiện các doanh nghiệp cũng đã bất đầu đầu từ và sản xuất các thiết bị sử dụng năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng mặt trời: pin mặt trời, bình nước nóng năng lượng mặt trời Usolar- Công ty cổ phần năng lượng mặt trời Việt Nam, công ty cổ phẩn quốc tế Sơn Hà, Sunpo,…Các sản phẩm này hiện nay cũng khá phổ biến và dần được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên theo đánh giá, việc sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng và làm nguồn điện sinh hoạt hiện mới chì dừng ở quy mô nhỏ lẻ và ngành sản xuất này hoàn toàn có thể phát triển nhanh hơn nữa. Về các sản phẩm tiết kiệm năng lượng (TKNL): đây là một trong các nhóm sản phẩm xanh phát triển nhất tại Việt Nam hiện nay. Hiên có 9 Công ty tham gia dán nhãn sản phẩm TKNL đó là các sản phẩm bóng đèn huỳnh quang T8, balat điện từ và chóa đèn chiếu sáng đường phố TKNL.... Do giá điện ngày càng tăng, việc sử dụng các thiết bị tiết
- kiệm năng lượng ngày càng phổ biến. Theo báo cáo của ông Nguyễn Đoàn Thăng – Tổng giám đốc công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, năm 2009, doanh thu của Rạng Đông đạt mức 1.128,8 tỷ, tăng 26,83% so với năm 2008, mang về lợi nhuận 48,6 tỷ đồng, tăng 19,7% so với kế hoạch. Lợi nhuận quý I/2010 đạt 18,6 tỷ đồng, tăng 80% so (1) với cùng kỳ năm 2009 . Tuy nhiên việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng vẫn chưa thực sự đi tới từng hộ dân, từng địa phương.Hơn nữa, giá của một thiết bị tiết kiệm điện vẫn còn cao so với thiết bị thường trung bình khoảng 3-4 lần.(2) Về các sản phẩm giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng, hiện nay đã có một số bước phát triển, tập trung vào các sản phẩm rau sạch, thủy sản, chăn nuôi,…Tuy nhiên diện tích và quy mô của các khu vực sản xuất các sản phẩm này còn rất nhỏ so với tổng diện tích của toàn ngành, các cơ sở chế biến tư nhân, nhỏ lẻ, quy mô hộ; công nghệ chế biến lạc hậu, điều kiện cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Nhóm các sản phẩm khi tiêu hủy không gây ô nhiễm tới môi trường mà đặc biệt là nhóm sản phẩm bao bì hiện đang rất được quan tâm tại Việt Nam.Tuy nhiên hiện nay, dòng sản phẩm này ở Việt Nam mới chỉ có thành tựu trong sản xuất các loại bao bì tự phân hủy không gây ô nhiễm, bao bì được sản xuất từ các loại vật liệu sinh khối. Hiện ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ có các trung tâm thương mại ( Metro, BigC,..) áp dụng các chương trình áp dụng túi sử dụng nhiều lần, túi dễ phân hủy. Còn ngành sản xuất này vẫn chưa thực sự phát triển, chưa được tiếp nhận rộng rãi trong tiêu dùng hằng ngày của người dân do giá cả không cạnh tranh và do thói quen tiêu dùng của người dân. (1) http://rangdongvn.com Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả VNEEP- Bộ công thương :http://tietkiemnangluong.com.vn (2) Vietnam Energy Forum: http://www.vietnamep.com BSC website: http://www.bsc.com.vn
- 3.1 Khó khăn về công cụ phát triển sản phẩm TTMT Nhãn sinh thái, công cụ quan trọng đi liền về việc phát triển các sản phẩm TTMT còn rất hạn chế. Nhãn sinh thái cung cấp các thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ trong mối liên hệ với đặc tính môi trường, các khía cạnh môi trường chung và đặc thù của sản phẩm hoặc dịch vụ. Mục đích của nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Ðiều đó có nghĩa, nhãn sinh thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế - môi trường chủ yếu có thể được nhận ra qua việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng nhãn sinh thái tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế: thị trường cho sản phẩm có nhãn sinh thái còn mang tính tự phát (tức là chủ yếu là do doanh nghiệp tự công bố, chưa có sự chứng nhận từ cơ quan, tổ chức kiểm định và đặc biệt là chưa có các văn bản quy định về việc áp dụng nhãn sinh thái trên sản phẩm). Điều này đã gây ra những hạn chế đáng kể cho việc phát triển sản phẩm TTMT nói chung. 3.2 Việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, việc sản xuất các sản phẩm TTMT hiện nay đa số mới chỉ tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng vì thế quy mô còn nhỏ lẻ và không ổn định. Bởi nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về các sản phẩm TTMT nói riêng và việc bảo vệ môi trường nói chung còn rất hạn chế. Việc sản xuất các sản phẩm TTMT cần được phát triển dựa trên các tác động khác từ nhà nước và chính phủ. Thứ hai, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm TTMT chưa nhận được những hỗ trợ hiệu quả từ phía nhà nước. Các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế về tiềm lực tài chính, công nghệ, nhân lực, vì thế rất khó cạnh tranh với các hãng nước ngoài và các hãng sản xuất sản phẩm thường. o Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là còn rất thấp. Các lĩnh vưc kinh doanh chưa thu hút được vốn đầu từ từ các tập đoàn lớn trong nước.
- Doanh nghiệp cũng cho biết rất khó khăn để có thể huy động được các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và các quỹ hỗ trợ như quỹ môi trường, quỹ xuất khẩu... để thực hiện sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp có liên hệ với các tổ chức tài chính hoạt động về môi trường là rất thấp. Điều này phản ánh những bất cập trong công tác hỗ trợ, thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp khai thác các nguồn tài chính từ các tổ chức hỗ trợ phát triển sản phẩm xanh. o Công nghệ của Việt Nam còn rất lạc hậu và kém phát triển. Mặc dù trong những năm qua, doanh nghiệp cũng đã nhận được những hỗ trợ về phát triển kĩ thuật, công nghệ của nhà nước, chú ý hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước và đã mua công nghệ từ nguồn trong nước (24%), hay dưới các hình thức nhận góp vốn đầu tư, liên doanh bằng công nghệ (22%), tuy nhiên năng lực cạnh tranh và áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp này vẫn còn rất hạn chế. o Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xanh nói riêng chưa có chất lượng cao. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên có các kiến thức chuyên sâu về bảo vệ môi trường, quy trình sản xuất thân thiện môi trường, vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, thiết kế sinh thái đối với phần lớn các doanh nghiệp chưa đủ để đáp ứng yêu cầu. (Kết quả khảo sát trong khuôn khổ dự án “Năng lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp”) o Năng lực về phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường của các doanh nghiệp xanh thực sự là một vấn đề hết sức khó khăn. Đặc biệt là đối với thị trường Việt Nam, nơi mà cái nhìn của người tiêu dùng đối với môi trường và các sản phẩm TTMT còn rất hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, lĩnh vực sản xuất sản phẩm TTMT ở Việt Nam cũng có những thuận lợi và tiềm năng phát triển. Thứ nhất, thị trường cho sản phẩm TTMT đang ngày càng mở rộng do nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường đang ngày càng được cải thiện và nhu cầu cho
- các sản phẩm TTMT đang có xu hướng tăng lên. Một số lĩnh vực đáng chú ý là năng lượng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ mỹ nghệ,.. Thứ hai, vấn đề môi trường nói riêng và sản phẩm TTMT nói chung đang được sự quan tâm của rất nhiều các nhà khoa học và các cơ quan chính phủ. Nhờ đó mà trong tương lai gần, lĩnh vực này sẽ có tiềm năng đạt được những thành tựu và cơ hội lớn. Thứ ba, trong xu thế của không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, đó là hướng về môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững… thì lĩnh vực sản xuất sản phẩm TTMT thực sự là một lĩnh vực bền vững và có tương lai phát triển. Xét một cách tổng quan, hiện nay tại Việt Nam, việc phát triển các sản phẩm TTMT còn rất hạn chế mặc dù đã có nhiều tiến bộ so với trước kia. Và sản xuất các sản phẩm TTMT vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể lạc quan nhận định rằng, lĩnh vực này sẽ có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu phân tích 8 sản phẩm TTMT tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay, nhằm rút ra những nhận định đánh giá về thực trạng sử dụng công cụ kinh tế phát triển nhóm sản phẩm TTMT và từ đó có những đề xuất kiến nghị cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế, phát triển sản phẩm TTMT. 4 Phân tích một số sản phẩm TTMT tiêu biểu tại Việt Nam 4.1 Sản phẩm 1: Rau hữu cơ 4.1.1 Sản phẩm rau hữu cơ của Trung tâm Hành Động vì Sự phát triển Đô Thị (ACCD) 4.1.1.1 Mô tả sản phẩm 4.1.1.1.1 Sản phẩm Ý tưởng về sản phẩm Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp
- giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi. Ý tưởng về kinh doanh sản phẩm rau hữu cơ được bắt nguồn từ mong muốn được sử dụng rau sạch, không chứa các chất hóa học độc hại, an toàn cho sức khỏe người dùng. Đặc tính sản phẩm Sản phẩm rau hữu cơ là sản phẩm sử dụng phân hữu cơ (phân được ủ bằng rơm rạ, phân trâu bò, vỏ trai, vỏ hến…), không sử dụng phân bón hóa học và phân người; không sử dụng các chất kích thích và tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ; và hoàn toàn không sử dụng các chế phẩm biến đổi gien. Tất cả các biện pháp chống bệnh cho cây đều được thực hiện thủ công và không hề sử dụng thuốc, phân hóa học và máy móc. Sản phẩm rau hữu cơ hiện có giá cao hơn sản phẩm rau an toàn (sản phẩm rau an toàn: có sử dụng thuốc, phân hóa học, tuy nhiên phải được cách ly trong 1 khoảng thời gian an toàn mới được đem ra sử dụng). Trong khoảng thời gian đầu, giá rau hữu cơ cao gấp 2 lần giá rau an toàn, tuy nhiên, trong 1 năm trở lại đây, do giá của sản phẩm rau hữu cơ không hề tăng, trong khi giá rau an toàn tăng cao nên hiện nay khoảng cách không còn là bao. Thời gian trồng rau hữu cơ cũng dài hơn rau an toàn do phương pháp trồng rất thủ công (1 tháng cho rau ăn lá, 3 tháng cho củ quả). Sản phẩm đã được nhận các chứng nhận sau về tiêu chuẩn môi trường o Hệ thống cấp chứng nhận PGS được xây dựng từ hoạt động của Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ (ADDA). Chứng nhận PGS được công nhận bởi Tổ chức liên đoàn Quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), chứng nhận được nhiều nước trên thế giới áp dụng đồng thời với hệ thống cấp chứng nhận của chính phủ. Ở Việt Nam, đang xúc tiến thành lập Hiệp hội hữu cơ, hệ thống PGS sẽ dần được chuyển giao cho hiệp hội vận hành. o Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được các chứng nhận này là một quá trình rất khó khăn, nhất là về vị trí địa lý của Việt Nam khá xa so với Đan Mạch, nên các doanh nghiệp xã hội nông sản đang hướng tới các chứng nhận của Hàn Quốc, Thái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Na
33 p | 1590 | 328
-
Đề tài: Thực trạng về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
34 p | 1045 | 150
-
Bài thảo luận Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
16 p | 588 | 126
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
110 p | 498 | 101
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 623 | 87
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - Nguyễn Đức Huy
51 p | 329 | 55
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ phân hiệu tại Quảng Nam
36 p | 412 | 47
-
Báo cáo: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng nước sinh hoạt hiệu quả ở phường Linh Trung quận Thủ Đức
18 p | 214 | 29
-
Đề tài: Thực trạng sử dụng vốn tại công ty xây dựng công trình hàng không
72 p | 114 | 26
-
Luận văn thạc sĩ Y học: Xác định tỷ lệ mắc sốt rét và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ngủ rẫy tại xã Đak R Mang huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông năm 2010
82 p | 118 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng sử dụng, ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi và sức khỏe trong sinh viên trường Đại học Y dược – ĐHQGHN năm 2021
67 p | 62 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng sử dụng thuốc ở thai phụ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021
58 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
115 p | 124 | 14
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
59 p | 123 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện E
79 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
54 p | 87 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
100 p | 49 | 8
-
Nghiên cứu về thực trạng sử dụng và một số giải pháp cho việc sử dụng tranh ảnh trong các giờ dạy môn nói tiếng Anh ở một số trường THCS ở tỉnh Quảng Bình
5 p | 103 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn