Đề tài: Tình hình tiêu thụ cao su tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
lượt xem 14
download
Đề tài: Tình hình tiêu thụ cao su tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum nhằm mục tiêu phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm cao su của công ty TNHH cao su Vạn Lợi, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum; phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cao su của công ty; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm cao su tại công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Tình hình tiêu thụ cao su tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Cao su không chỉ là loài cây có giá trị kinh tế cao mà còn đưa lại lợi ích xã hội rất lớn. Những năm qua, ngành cao su đã mang lại cho Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ từ hoạt động xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, đóng góp vào Ngân sách nhà nước, cũng như có ý nghĩa lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan môi trường. Với những lợi ích mà cây cao su mang lại, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đây là loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội bên cạnh một số loài cây công nghiệp khác nh ư cà phê, tiêu, điều… Trong những năm qua, xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam liên tục đạt được những kỷ lục mới về cả diện tích trồng, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, vượt cả mục tiêu của Chính phủ đến năm 2015. Cao su Việt Nam được xuất khẩu với các chủng loại khác nhau tới rất nhiều các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Đức, Hàn Quốc… Theo dự báo trong những năm tới, lượng cầu cao su vẫn tiếp tục tăng, đây là động lực để ngành cao su phấn đấu hơn nữa, giành thị phần trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành cao su của nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Trong t ình hình chung của cả nước, ngành cao su tỉnh Kon Tum cũng không tránh khỏi những khó khăn. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, quy mô trồng của các hộ gia đình nhỏ, phân tán trong toàn tỉnh nên rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Cùng với sự gia tăng về diện tích vườn cây, sản lượng cao su hàng năm cũng tăng lên đáng kể, nhưng năng lực thu mua của các công ty chế biến cao su
- ở trong tỉnh lại hạn chế nên hầu hết sản phẩm của nông dân đều phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các nhà thu gom nhỏ ở địa phương nên hiện t ượng ép giá, gian lận vẫn xảy ra; quan hệ giữa người nông dân với nhà thu gom và giữa nhà thu gom với công ty chế biến xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết; hiện tượng tranh mua tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thu gom; việc tiếp cận thông tin thị tr ường của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế. Công ty TNHH Vạn Lợi trong những năm qua đã có những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời đóng góp nhiều lợi ích về mặt kinh tế xã hội môi trường, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương... Tuy nhiên, công ty cần nh ìn nhận, đánh giá, phân tích lại tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su nhằm thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó đưa ra những giải pháp kinh doanh thích hợp giúp công ty đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất tại công ty tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình tiêu thụ cao su tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm cao su của công ty TNHH cao su Vạn Lợi, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cao su của Công ty Kon Tum. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm cao su tại công ty TNHH cao su Vạn Lợi, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.
- 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện trên địa bàn Công ty TNHH cao su Vạn Lợi, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. 1.3.1 Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng số liệu của công ty năm 2010 – 2014 Thời gian thực hiện đề tài: Từ 1603 đến 1605/2015. 1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu Thực trạng hoạt động tiêu thụ. Đánh giá chung. Một số vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu hoạt động tiêu thụ Ưu điểm, hạn chế. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
- PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm Theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm” là kết quả của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biến đổi đầu vào (input) thành đầu ra (output). Như vậy, các đầu vào của một quá trình thường là đầu ra của các quá trình khác. Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình đã sản xuất ra. Tiêu thụ sản phẩm còn là một trong sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ, hậu cần, kinh doanh, tài chính, kế toán, và quản trị doanh nghiệp. Vậy tiêu thụ là gì? Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Theo quan điểm hiện đại thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ lôgíc và chặt chẽ bởi một tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị tr ường thì quan niệm về tiêu thụ sản phẩm cũng có những thay đổi để phù hợp với các nhân tố mới xuất hiện. Trong cơ chế cũ thì các doanh nghiệp chỉ quan niệm rằng mình “bán những cái gì mà mình có” tức là hoạt động tiêu thụ chỉ được thực hiện sau khi
- đã sản xuất hoàn thành sản phẩm. Ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường thì doanh nghiệp không thể bán được “cái mình có” mà nó phải bán ra những sản phẩm mà thị trường cần, điều này có nghĩa là hoạt động tiêu thụ không chỉ đơn thuần là hoạt động đi sau sản xuất nữa mà một số nội dung của tiêu thụ còn đi trước hoạt động sản xuất. Trước khi sản xuất mặt hàng nào đó thì doanh nghiệp phải tiến hành công tác điều tra, nghiên cứu khả năng tiêu thụ của thị trường với sản phẩm đó, đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh. Kế hoạch, chiến lược s ản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, khả thi hay không đều phụ thuộc vào tính đúng đắn, chính xác của việc điều tra nghiên cứu thị trường. Đây là điều kiện quan trọng để doanh nghiêp có thể thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất có hiệu quả. Như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng và nó quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 2.1.1.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đó là điều kiện tiền đề để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả nội dung điều tra nghiên cứu thị tr ường, nó quyết định hoạt động sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp phải giải quyết ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái g ì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Vì vậy để trả lời chính xác các câu hỏi này thì các doanh nghiệp phải tiến hành, thực hiện công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Kết quả của việc điều tra nghiên cứu sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất. Nhịp độ của tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định nhịp độ sản xuất.
- 2.1.1.3 Nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Mục tiêu tiêu thụ là bán hết hàng với doanh thu tối đa và chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ là tối thiểu, để thực hiện mục tiêu này thì hoạt động tiêu thụ sẽ có các nhiệm vụ sau: Tiêu thụ sản phẩm phải có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thị trường xác định cầu của thị trường đối với sản phẩm, cho đến đánh giá khả năng sản xuất của doanh nghiệp để từ đó có các quyết định đầu tư tối ưu. Cần tiến hành các hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu và thu hút khách hàng: Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì vai trò của hoạt động quảng cáo là rất lớn, nó sẽ khuyếch trương sản phẩm của doanh nghiệp, khơi gợi khả năng tiềm ẩn của cầu. Tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng nhằm bán được nhiều hàng nhất với chi phí thấp nhất: Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, do đó trình độ sản xuất của các doanh nghiệp gần như là tương đương nhau, vì vậy nếu doanh nghiệp nào có dịch vụ sau bán hàng tốt h ơn thì doanh nghiệp đó sẽ bán được nhiều hàng hơn. 2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của mủ cao su 2.1.2.1 Khái niệm cao su Cao su là một loại vật liệu polyme vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn. Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa cây cao su, trải qua phản ứng trùng hợp tạo thành isopren với đôi chút tạp chấp. Điều này giới hạn các đặc tính của cao su. Thêm vào đó, những hạn chế còn ở tỷ lệ các liên kết đôi không mong muốn và tạp chất phụ từ phản ứng trùng hợp mủ cao su tự nhiên. Vì những lý
- do trên, các chỉ số đặc tính của cao su tự nhiên bị suy giảm ít nhiều mặc dù quá trình lưu hóa có giúp cải thiện trở lại. 2.1.2.2 Đặc điểm tự nhiên Có thể nói quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su có nhiều đặc điểm khác biệt so với cây công nghiệp khác. Những đặc điểm đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao su cũng như đề ra các phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm mủ cao su tăng hiệu quả tiêu thụ thể hiện ở một số điểm sau: Sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su tuân theo một chu kỳ đặc trưng cũng như quy luật riêng nhưng vẫn chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên. Năng suất chất lượng của cây chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên như khí hậu và đất phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi của các yêu tố đó. Cây chỉ phát triển tốt trong một số điều kiện nhất định về khí hậu và đất nếu không đủ các điều kiện thích hợp thì sẽ cho năng suất thấp. Sản xuất cao su mang tính thời vụ lớn. Trong quá trình sản xuất cây cao su, có thời kỳ nhu cầu tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất căng thẳng (như thời kỳ gieo trồng, thu hoạch mủ và chế biến). Ngược lại có thời kỳ rất nhàn rỗi (chăm sóc). Chu kỳ của cây cao su khá dài (30 năm) và phải đợi đến năm thứ 57 mới có thể tiến hành cạo mủ được, song sau thời gian đó thì có thể thu hoạch trong 2030 năm liền. Trong sản xuất cây cao su, thời gian lao động không khớp với thời gian tạo ra sản phẩm. Nghĩa là khi kết thúc một quá trình lao động cụ thể như làm đất, gieo trồng, chăm sóc,… chưa có sản phẩm ngay mà phải đợi đến khi thu hoạch. Cây cao su sinh trưởng rất tốt trên đất đỏ bazan hoặc đất xám, thật sâu không quá cao so với mặt nước biển, bằng phẳng và độ dốc dưới 100.
- Sản phẩm thu được từ cây cao su gồm: Gỗ cao su, mủ cao su, dầu cao su… nhìn chung là khá đa dạng, khó chuyên chở và bảo quản, h ơn thế còn dễ hư hỏng, dễ giảm phẩm chất, đòi hỏi cần chế biến kịp thời. 2.1.3 Các nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm với cách tiếp cận tiêu thụ sản phẩm là một khâu gồm những nội dung sau: Nghiên cứu thị trường. Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Chính sách sản phẩm. Chính sách giá. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ. 2.1.3.1 Nghiên cứu thị trường Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm việc nghiên cứu nhu cầu thị tr ường có ý nghĩa hết sức to lớn, đối với các doanh nghiệp sản xuất việc xác định đúng đắn nhu cầu là cơ sở của kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường bao gồm một số công việc sau: Nghiên cứu dung lượng thị trường: Đó là việc nghiên cứu quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường. Nghiên cứu quy mô thị trường sản phẩm phải nắm được số lượng người tiêu dùng tổng khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trên thị trường trong từng khoảng thời gian, doanh số bán hàng của doanh nghiệp kỳ trước và của đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu thị trường về mặt địa lý, thị trường tài chính, thị trường phụ, thị trường mới.
- Nghiên cứu cơ cấu thị trường sản phẩm: Xác định chủng loại sản phẩm cụ thể và khả năng tiêu thụ chủng loại sản phẩm cụ thể và khả năng tiêu thụ doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy nếu nghiên cứu nắm bắt được sự biến đổi giá cả thị trường có tác dụng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá cả thị trường biến động lên xuống thất thường nhưng có khi lại tương đối ổn định. Điều này còn phụ thuộc vào cung cầu lạm phát, cạnh tranh trên thị tr ường. Vì vậy các doanh nghiệp phải xác định chi phí đầu vào đầu ra và giá cả hàng hoá cùng loại trên thị trường khi quyết định sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường hầu hết các doanh nghiệp đều có đối thủ cạnh tranh do vậy không thể không nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về quy mô chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, các chính sách dịch vụ từ đó phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu để đề ra những biện pháp cạnh tranh cho phù hợp. Nghiên cứu các nhân tố của môi trường sản phẩm: Đó là môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá x ã hội. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ trong từng thời gian, nắm vững được nhân tố này để doanh nghiệp có kế hoạch và đề ra các chính sách bán hàng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ. 2.1.3.2 Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong tiêu thụ. Mục tiêu của chiến lược tiêu thụ bao gồm: Sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của thị trường
- giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hóa về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và đối tượng khách hàng. Về nội dung của chiến lược tiêu thụ sản phẩm thực chất là một chương trình hoạt động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được xây dựng trên những căn cứ khác nhau với những mục đích khác nhau đều phải có 2 phần: Chiến lược tổng quát: Có nhiệm vụ xác định bước đi và hướng đi cùng với những mục tiêu cần đạt tới. Nội dung của chiến lược tổng quát được thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể như: Phương hướng sản xuất, lựa chọn dịch vụ, thị trường tiêu thụ, nhịp độ tăng trưởng và mục tiêu tài chính. Chiến lược bộ phận của doanh nghiệp bao gồm: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả. Trong đó chiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược tiêu thụ. Chỉ khi hình thành chính sách sản phẩm, doanh nghiệp mới có phương án đảm bảo đối với những sản phẩm mà thị trường yêu cầu. Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo đối với những sản phẩm mà thị trường yêu cầu. Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu thụ chắc chắn hay không đảm bảo một thị trường chắc chắn thì hoạt động tiêu thụ sẽ rất mạo hiểm và dễ dẫn đến thất bại. Chính sách sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh như lợi nhuận, vị thế và an toàn. 2.1.3.3 Chính sách sản phẩm Đặc điểm của sản xuất sản phẩm là nó không phải là giá trị sử dụng của người bán nhưng phải là giá trị sử dụng của người mua. Sản phẩm muốn được người mua chấp nhận thì nó phải có chất lượng, giá cả, mẫu mã, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong việc xây dựng chính sách sản phẩm của doanh nghiệp mình các nhà doanh nghiệp cần phải giải đáp được các vấn đề sau:
- Khách hàng cần sản phẩm gì của doanh nghiệp? Tức là bán cái hàng cần chứ không phải bán cái doanh nghiệp có. Để xây dựng chính sách sản phẩm doanh nghiệp có thể tiến hành theo các nội dung sau: Xây dựng cơ cấu chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thì ít doanh nghiệp nào lại chỉ sản xuất một loại sản phẩm vì nếu kinh tế luôn biến động, điều này sẽ dẫn đến rủi ro trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Mà một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là độ an toàn cao, giảm độ thiểu rủi ro, vì vậy các doanh nghiệp phải đưa ra một cơ cấu chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng ra thị trường để đáp ứng nhu cầu cần cũng rất phong phú, đa dạng của khách hàng, đồng thời tạo thế cạnh tranh đảm bảo duy trì và phát triển vị thế sắn có của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có thể lựa chọn cơ cấu, chủng loại sản phẩm tiêu thụ theo các hướng sau: Lựa chọn và mở rộng sản phẩm tiêu thụ theo hướng cạnh tranh, để thực hiện tốt được chính sách này nhà quản trị tiêu thụ phải nắm vững t ình hình cạnh tranh trên thị trường xác định được thế lực và vị thế của doanh nghiệp mình để từ đó xây dựng mặt hàng kinh doanh là độc quyền, cạnh tranh hay vừa cạnh tranh vừa độc quyền cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình của thị trường tạo điều kiện nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Lựa chọn sản phẩm tiêu thụ theo nhu cầu trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, trên doanh nghiệp cần phải chia các nhu cầu thiết yếu, chủ yếu từ đó xét cơ cấu sản phẩm tiêu thụ phù hợp với từng loại nhu cầu tiêu thụ đảm bảo sản xuất bán ra không bị ứ đọng, muốn tổ chức thực hiện tốt các quy định
- về sản phẩm tiêu thụ nhà quản lý phải: Tổ chức đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường là những người có trình độ, có kinh nghiệm cao tiêu thụ các sản phẩm tiêu thụ để thấy được sự biến động trong tiêu dùng, phân tích nguyên nhân và đưa ra các quyết định sản phẩm thích hợp. 2.1.3.4 Chính sách giá Giá cả là yếu tố quan trọng trong hoạt động tiêu thụ và công cụ để doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong sản xuất kinh doanh, giá cả cao có thể sẽ bị mất khách hàng tiềm năng và giá cả quá thấp doanh nghiệp có thể không thu được lợi nhuận. Giá cả của sản phẩm phải được ổn định ở mức mà có thể trang trải được tất cả các chi phí phát sinh trong sản xuất và bán nó đồng thời tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nội dung của chính sách giá: Xác định mục tiêu của chính sách giá, chính sách giá của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng nhằm mục tiêu bán cho được lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, tuy vậy bản thân việc bán sản phẩm và dịch vụ này lại có những mục tiêu khác nhau do vậy mà chính sách giá cũng khác nhau. Lựa chọn căn cứ xây dựng chính sách giá như đã nói ở trên chính sách giá là vấn đề phức tạp, nó không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến quyền lợi của mình mà cần quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy xây dựng chính sách giá phải dựa trên những căn cứ chủ yếu sau: Phải căn cứ vào pháp luật và chủ trương chính sách, chế độ quản lý của nhà nước. Phải dựa vào căn cứ chi phí cho sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm.
- Phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm thị trường cạnh tranh và các điều kiện về thời gian và không gian cụ thể. 2.1.3.5 Xây dựng mạng lưới tiêu thụ Để có thể tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp cần phải có mạng lưới tiêu thụ của mình. Thực chất của việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ là doanh nghiệp thiết kế các kênh phân phối cho sản phẩm của m ình để từ đó có thể cung cấp hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả nhất. Việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà còn tuỳ thuộc rất lớn ở việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Chúng ta đều biết một điều rằng sản phẩm chất lượng tốt nhưng có thể chỉ tốt đối với khách hàng hay mét khu vực thị trường nào đó, còn đối với nhóm khách hàng khác, thị trường khác lại không phù hợp. Tương tự như vậy, giá cả của sản phẩm có thể được xem là “rẻ” là “phù hợp” đối với một nhóm khách hàng này nhưng lại là quá “đắt” là “không phù hợp” với khả năng chi tiêu của một nhóm khách hàng khác. Điều này cũng có thể xảy ra với một số biện pháp hoặc hình thức xúc tiến của doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng mạng lưới tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng và đòi hỏi phải có quyết định chính xác và khoa học để làm sao mà đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất mà giảm chi phí bán hàng của doanh nghiệp. 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ cao su nguyên liệu Cũng giống như những loại sản phẩm khác, sản phẩm ngành cao su là sản phẩm hàng hóa vì vậy tiêu thụ mủ cao su cũng tuân theo những quy luật chung của thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, do sản xuất cao su có những đặc điểm riêng chi phối tới quá trình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su nên quá trình tiêu thụ mủ cao su có những nét khác biệt đặc thù.
- 2.1.4.1 Giá cả biến động nhanh và phụ thuộc vào giá dầu thô trên Thế giới Giá cả mủ cao su có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng vài ngày, một tuần hoặc một tháng. Mức độ biến động giá cả do cung cầu thị trường điều phối kém hoặc do các công ty xuất khẩu không ký được hợp đồng với các nước nhập khẩu. Giá bán mủ cao su của người nông dân phụ thuộc vào giá mà các công ty xuất khẩu ký hợp đồng với các nhà nhập khẩu nước ngoài và giá hợp đồng đó lại phụ thuộc vào giá dầu thô trên Thế giới, bởi v ì cao su nhân tạo được làm từ nguyên liệu là dầu thô, khi giá dầu thô tăng làm giá cao su nhân tạo cũng tăng theo, nhu cầu cao su nhân tạo giảm dẫn đến nhu cầu cao su thiên nhiên tăng làm cho giá cao su thiên nhiên tăng. Sự ràng buộc đó khiến giá cao su thiên nhiên phụ thuộc rất lớn vào giá dầu thô. Trong những năm gần đây, giá dầu thô biến động bất thường và liên tục khiến giá cao su thiên nhiên kém ổn định. 2.1.4.2 Giao động mạnh về giá giữa các năm Giá mủ cao su có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự nhiên và thiên tai như bão lụt, hạn hán là nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tác động của nó tới cung. Ví dụ: nếu trong năm có bão xảy ra sẽ làm cho cây cao su bị gãy đỗ hàng loạt dẫn đến giá cả tăng lên do nguồn cung bị thu hẹp. Ngược lại, thời tiết thuận lợi, không có thiên tai sản lượng mủ cao su khai thác và cung ứng quá nhiều, giá mủ cao su có xu hướng giảm. Phản ứng của nông dân với hiện tượng trên càng làm cho giá cả biến động nhanh hơn. Nông dân có thể phản ứng quá tích cực khi thấy giá mủ cao su tăng lên bằng cách mở rộng diện tích trồng cây cao su và khai thác bừa bãi diện tích cao su đã vào thời kỳ kinh doanh làm cho lượng cung hiện tại và lượng cung trong tương lai vượt quá cầu dẫn tới giảm giá trong thời điểm thu hoạch. Trong tình huống ngược lại, nông dân lại phá bỏ diện tích cao su đã trồng khi giá mủ cao su giảm mạnh.
- 2.1.4.3 Tính rủi ro cao Rủi ro cao là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa nông sản nói chung và thị trường mủ cao su nói riêng. Tính dễ biến động của giá là nguyên nhân chính của rủi ro. Ngoài ra người nông dân còn gặp một yếu tố rủi ro khác là điều kiện thiên nhiên. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với hàng hóa nông sản và càng quan trọng hơn đối với những loại hàng hóa nông sản có sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian thu hồi chậm như cây cao su. Cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 7 năm, chi phí bỏ ra trong thời kỳ này là rất lớn nhưng thời gian thu hồi lại rất chậm. Nếu điều kiện thời tiết bất ổn xảy ra thì sản lượng mủ thu hoạch sẽ rất thấp, nhiều khi mất trắng cả vườn cây. Rủi ro này càng biểu hiện rỏ nét hơn với điều kiện khí hậu và thời tiết bất ổn của nước ta hiện nay. 2.1.4.4 Chu kỳ sản xuất dài Cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày, quá trình sản xuất trải qua 2 thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 7 – 8 năm tính từ khi trồng cây. Thời kỳ kinh doanh là khoảng thời gian khai thác mủ, cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 – 30 năm. Như vậy chu kỳ sản xuất của cây cao su được giới hạn từ 30 – 40 năm. 2.1.4.5 Thiếu thông tin Khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém là nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường tiêu thụ mủ cao su kém hiệu quả. Nhìn chung, kiến thức và sự hiểu biết của nông dân về phương thức hoạt động của thị trường là hạn chế và thiếu thông tin về cầu và giá cả. Thiếu kiến thức làm hạn chế khả năng tiếp cận tới các thị trường có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn, hạn chế khả năng
- đáp ứng yêu cầu của người mua và thương thuyết để đạt được một mức giá hợp lý. Thương nhân và nhà chế biến cũng có thể không có khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng về thị trường, vì vậy, không thể hoàn toàn điều chỉnh ngay được khi môi trường kinh doanh thay đổi. Nói một cách tổng quát, thiếu thông tin làm cho chi phí tiếp thị và rủi ro cao, dẫn tới điều phối cung cầu kém. 2.1.4.6 Cung kém co giãn theo giá Cao su là cây công nghiệp dài ngày vì vậy không thể đáp ứng nhanh với giá cả, đặc biệt trong ngắn hạn. Nói cách khác, nông dân trồng cao su cần nhiều thời gian để điều chỉnh sản xuất sao cho đáp ứng với sự thay đổi của giá. Khi giá mủ cao su tăng lên, với diện tích cao su vào thời kỳ kinh doanh hiện có, nông dân không thể tăng sản lượng mủ trong ngắn hạn được. Để tăng được sản lượng mủ tạm thời trong vài ngày, nông dân có thể khai thác cả vườn cây liên tục 6 ngày/tuần, nhưng nếu làm như vậy chất lượng mủ cũng sẽ giảm đi, vườn cây sẽ nhanh chóng bị lão hóa và không thể cho mủ. Để tăng được lượng mủ thu hoạch thì người nông dân phải đợi ít nhất 7 năm để mở rộng quy mô và đưa vườn cây vào thu hoạch. Trong trường hợp vườn cây mới đưa vào thu hoạch năm thứ nhất thì năm sau sản lượng mủ cũng sẽ tăng lên, trường hợp này nông dân cũng phải đợi vào vụ thu hoạch năm sau mới tăng sản lượng được. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Thị trường cao su trên thế giới Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su thế giới (IRSG), nhu cầu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp trên thế giới năm 2013 được dự đoán sẽ tăng 4% so với năm 2012, đạt mức 27,7 triệu tấn. Dự báo của IRSG dựa trên các con số dự đoán mới nhất của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) về mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 3,9% trong năm 2013.
- Theo thông tin từ Hiệp hội Cao su Ấn Độ (AIRIA) cho biết, do tốc độ tăng trưởng hàng năm của cao su tổng hợp ở mức 15 – 20% so với 5 – 7% của cao su thiên nhiên đã ảnh hưởng đến sự mất cân bằng cung cầu đối với mặt hàng cao su thiên nhiên. Trong tháng 2 năm 2012, sản lượng cao su đạt 64.000 tấn và tiêu thụ đạt 80.265 tấn. Nhập khẩu tháng 2/2013 giảm 61%, xuống c òn 9.497 tấn so với con số 24.519 tấn của tháng 2/2012, trong khi đó xuất khẩu cao su tháng 2/2013 đã tăng 7 lần đạt con số 6.650 tấn so với 951 tấn cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội cao su Indonesia, sản lượng cao su Indonesia năm 2013 sẽ tăng 7% lên 3,2 triệu tấn do năng suất tăng cao, xuất khẩu đạt khoảng 2,7 triệu tấn so với sản lượng cao su năm 2012 đạt 3 triệu tấn và xuất khẩu đạt 2,8 triệu tấn. Sự sụt giảm xuất khẩu sẽ thúc đẩy nhu cầu nội địa gia tăng từ ngành công nghiệp lốp xe. Theo Hiệp hội cao su Thái Lan, xuất khẩu cao su Thái Lan sẽ vẫn duy trì ở mức tăng trong năm 2013, với tăng trưởng ước tính khoảng 3 – 5% do nhu cầu tăng cao từ các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Hiện nay, Thái Lan có khoảng 2,8 triệu ha cây cao su, xếp thứ hai sau Indonesia về diện tích nhưng vượt hơn về sản lượng với mức 3,6 triệu tấn và xuất khẩu 3,09 triệu tấn năm 2012, chiếm 30,8% về lượng và 35% về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới. Thị trường cao su chính của Thái Lan là Trung Quốc (41%), Malaysia (18%, chủ yếu là latex), Nhật Bản (9%), Hàn Quốc (6%) và Hoa Kỳ (6%). Năm 2013, sản lượng cao su Thái Lan dự kiến sẽ đạt 3,6 triệu tấn tăng so với 3,5 – 3,55 triệu tấn năm 2012. Biến động giá cả: Những ngày đầu tiên của năm 2013, giá cao su đã có bước nhảy vọt hơn so với thời gian trước đó, ngành lốp xe của Trung Quốc tăng trưởng cao trong năm 2012 và dự báo nhu cầu lốp xe sẽ tiếp tục tăng đã hỗ trợ xuất khẩu cao su của Thái Lan. Mặt khác, chính phủ Nhật Bản đưa ra các
- biện pháp kích thích tiền tệ và tài chính cũng phần nào đẩy mạnh nhu cầu mặt hàng này. Điển hình là ngày 10/1, giá cao su kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), Nhật Bản giao dịch ở mức cao trong 8 tháng do dự đoán Trung Quốc, nhà tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới, sẽ đẩy nhanh tiến độ mua cao su để dự trữ trước ngày nghỉ lễ và giá dầu thô tăng. Cuối ngày, cao su hợp đồng cao gia kỳ hạn gần nhất đóng cửa ở mức 298,7 Yên/kg. Tuy nhiên, vào ngày 16/1, giá cao su quay đầu giảm khi số liệu cho thấy lạm phát tháng 12/2012 của Trung Quốc tăng mạnh hơn dự đoán. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/1, hợp đồng cao su giao giao tháng 1/2013 giảm xuống còn 289,4 Yên/kg và tiếp tục giảm xuống 289,1 Yên/kg trong ngày giao dịch tiếp sau (17/1). 2.2.2 Thị trường cao su trong nước Tính đến cuối năm 2013, tổng diện tích cây cao su cả nước đạt 910.500 ha, năng suất ước đạt 863.600 tấn, tăng 9,4%, diện tích thu hoạch cao su tăng 10% và đạt 505.800 ha, còn năng suất ước đạt 1.707 kg/ha. Năng suất cao su năm 2013 giảm 0,5% so với năm 2012 do diện tích vườn cây mới đưa vào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn, khoảng 45.800 ha (9%). Sản xuất cao su ở Việt Nam, tính đến nay sau 117 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và 107 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907) . Diện tích trồng cao su đã tăng rất nhanh. Sản lượng và năng suất mủ cao su của Việt Nam đứng hàng thứ 5 trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia). Năm 2013 Việt Nam xuất khẩu mủ cao su đạt xấp xỉ 2,85 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là thị trường chủ lực. Diện tích trồng cao su của Việt Nam hiện có hơn 0,9 triệu ha, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số địa phương thuộc khu vực Trung Bộ. Với phương thức liên doanh, Tổng công ty cao su Việt Nam c òn thực hiện dự án trồng cao su tại Lào và Campuchia với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha. Theo chỉ đạo của ngành chuyên trách, để vươn tới mục tiêu xuất khẩu đạt gần
- 3,5 tỷ USD trong những năm tới, thâm canh cao su của Việt Nam phải phát triển vững chắc đồng thời trên nhiều mặt; diện tích, sản l ượng, năng suất, chất lượng. Theo các chuyên gia ở Tập đoàn Cao su Việt Nam, vào năm 2013, diện tích cao su có thể đạt trên 1 triệu ha; trong đó diện tích khai thác từ 600.000 đến 700.000 ha và cho sản lượng gần 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được ở mức trên 2,8 tỷ USD. Đến năm 2015, diện tích khai thác đạt 750.000 đến 800.000 ha, và sản lượng ước đạt 1,1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 3,3 tỷ3,4 tỷ USD. Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên thế giới (sau các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc). 2.2.3 Thị trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum Cây cao su có mặt ở Kon Tum từ những năm 30 của Thế kỷ XX trong các đồn điền của người Pháp. Diện tích cao su trong khoảng thời gian này không nhiều, cho đến trước năm 1975 chỉ khoảng vài ngàn ha. Sau 1975 Nhà nước Việt nam tiếp quản các đồn điền này và thành lập các Công ty quốc doanh. Đồng thời, Nhà nước cũng quan tâm phát triển diện tích cao su bằng cách thành lập mới các Công ty quốc doanh tuy nhiên tốc độ tăng của diện tích cao su vẫn rất chậm. Tính tới thời điểm này thì tổng diện tích cao su của Tỉnh Kon Tum đạt 75.500 ha. Bảng 1: Diện Tích Cao Su Của Kon Tum( Đơn Vị Ha ) Năm 1990 1995 2000 2013 BQ (%)
- Diện tích 16.984 22.149 47.428 62.186 37,21 (ha) Nguồn:http://www.thitruongcaosu.net Nhìn chung diện tích cao su Kon Tum đều tăng qua các năm ( năm 1990 là 16.984ha, năm 2013 là 62.186ha ), tốc độ tăng trưởng bình quân là 37,21%. Riêng Công ty cao su Kon Tum có trên 15.000 ha cao su, trong đó hơn 4000 ha cao su liên kết, 10.800 ha cao su quốc doanh. Công ty TNHH cao su Vạn Lợi, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum hiện nay quản lý 2.619 ha cao su, gồm 2.080 ha cao su kinh doanh (chăm sóc theo quy trình), 539 ha cao su KTCB được trồng bằng giống mới thử nghiệm, đang sinh trưởng khá tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH ÚC ĐẠI LỢI
67 p | 313 | 98
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại xã Cư Huê, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk
70 p | 291 | 52
-
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
62 p | 239 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng, công ty cổ phần xây dựng - giao thông Thừa Thiên Huế
81 p | 163 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty trách nhiệm hữu hạn Bia Huế trên địa bàn thành phố Huế
109 p | 186 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng phân bón NPK tại Công Ty Cổ Phần Secpentin và Phân Bón Thanh Hóa
80 p | 224 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần thiết bị tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế
117 p | 54 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ lúa giống của Công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh qua ba năm 2008-2010
80 p | 113 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình qua 3 năm (2009-2011)
90 p | 123 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sơn của Công ty TNHH Hiệp Thành
86 p | 63 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Dược phẩm Thừa Thiên Huế
117 p | 58 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
116 p | 43 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ lúa giống của Công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh
80 p | 108 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình tiêu thụ tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
89 p | 117 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Con Heo Vàng tại Nghệ An
82 p | 94 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Con Heo Vàng tại Nghệ An1111
82 p | 40 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016-2018
125 p | 39 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn