intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Hiệu quả chăm sóc điều dưỡng, vật lí trị liệu trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị nội khoa

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

213
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Đánh giá hiệu quả chăm sóc điều dưỡng và vật lí trị liệu trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị nội khoa, mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Hiệu quả chăm sóc điều dưỡng, vật lí trị liệu trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị nội khoa

ĐẶT VẤN ĐỀ.<br /> Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh ngày càng gặp phổ biến trên<br /> thế giới cũng như ở Việt Nam, bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi 20 đến 50. Theo thống<br /> kê, thoát vị đĩa đệm chiếm tỉ lệ khoảng 63% -73% tổng số đau cột sống thắt lưng<br /> và 72% trường hợp đau thần kinh hông là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng<br /> [5], [7].<br /> Theo Tổ chức y tế thế giới cứ 10 người có 8 người ít nhất một lần đau thắt<br /> lưng, còn ở Mỹ hàng năm có 15-20% người đi khám vì đau thắt lưng. Năm 1984,<br /> ước tính tổn thất do thoát vị đĩa đệm ở Mỹ khoảng 21-27 tỷ USD mỗi năm cho sự<br /> mất khả năng sản xuất và tiền bồi thường. Ở Pháp, theo nghiên cứu của gilbert<br /> dechambenoit năm 1996, tỉ lệ bệnh khoảng 50-100/100.000 dân hàng năm [5], [7],<br /> [11].<br /> Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nếu không được điều trị đúng, chăm sóc<br /> điều dưỡng và vật lý trị liệu kịp thời, có thể để lại những biến chứng nguy hiểm<br /> cho người bệnh như: đại tiểu tiện không tự chủ, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng<br /> hô hấp, loét do đè ép…làm cho việc điều trị kéo dài và chi phí tốn kém hơn, ảnh<br /> hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.<br /> Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt<br /> lưng, như Lê Xuân Trung (1965), Lê Văn Tiến (1981), Ngô Thanh Hồi (1995),<br /> Nguyễn Mai Hương (2001), Lê Thị Hoài Anh (2008)… Các nghiên cứu đều chỉ ra<br /> hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp nội khoa, hay các phương<br /> pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Chưa có nghiên cứu về hiệu<br /> quả điều trị phối hợp giữa các phương pháp nội khoa với công tác chăm sóc điều<br /> dưỡng và vật lý trị liệu.<br /> Mặt khác, do tính chất đặc thù nghề nghiệp nên những năm qua tỉ lệ bệnh<br /> nhân TVĐĐ đến khám và điều trị tại Bệnh viện YHCT Bộ Công An khá cao. Xuất<br /> phát từ nhu cầu thực tế đó, nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả điều trị, chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Hiệu quả chăm sóc điều dưỡng, vật lí trị liệu<br /> trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị nội khoa”<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:<br /> 1.<br /> <br /> Đánh giá hiệu quả chăm sóc điều dưỡng và vật lí trị liệu trên bệnh nhân<br /> thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị nội khoa.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc.<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1.<br /> <br /> GIẢI PHẪU SINH LÝ CỦA ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG<br /> <br /> 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng<br /> - Đặc điểm đĩa đệm<br /> + Đĩa đệm nằm trong khoang gian đốt bao gồm: mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy<br /> <br /> 1. Nhân nhày.<br /> 2. Vòng sợi.<br /> 3.Mảnh sụn trong.<br /> Hình<br /> 1.1. Câú trúc đĩa đệm.[10]<br /> + Bình thường cột sống có 23 đĩa đệm trong đó cột sống thắt lưng có 4 đĩa và 2<br /> đĩa chuyển tiếp.Chiều cao trung bình đoạn thắt lưng là 9mm và chiều cao của l4-l5<br /> là lớn nhất.<br /> <br /> <br /> Mâm sụn: là cấu trúc thụôc về thân đốt sống, nhưng nó liên quan tới<br /> <br /> chức năng dinh dưỡng trực tiếp với đĩa đệm, nó đảm bảo dinh dưỡng cho<br /> khoang gian đốt nhờ khuyếch tán.<br /> <br /> <br /> Vòng sợi: gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bằng những<br /> <br /> sợi sụn rất chắc và đàn hồi. Các bó sợi của vòng sợi tạo thành nhiều lớp,<br /> giữa có những vách ngăn được gọi là yếu tố đàn hồi [2], [3], [8], [9].<br /> <br /> <br /> Tuy vòng sợi có cấu trúc rất bền chắc, nhưng phía sau và sau bên, vòng<br /> <br /> sợi mỏng và chỉ gồm một số ít những bó sợi tương đối mảnh, nên đấy là<br /> <br /> “điểm yếu nhất của vòng sợi’’. Đó là yếu tố làm cho nhân nhầy lồi ra phía<br /> sau nhiều hơn.<br /> + Nhân nhầy: có hình cầu hoặc hình bầu dục, nằm khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 sau<br /> của đĩa đệm cách mép ngoài của vòng sợi 3-4mm. Khi vận động (nghiêng, cúi,<br /> ưỡn) thì nhân nhày sẽ di chuyển dồn lệch về phía bên đối diện và đồng thời vòng<br /> sợi cũng chun giãn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhân nhầy<br /> ở đoạn cột sống thắt lưng dễ lồi ra sau.<br /> + Phân bố thần kinh, mạch máu đĩa đệm: rất nghèo nàn các sợi thần kinh cảm giác<br /> phân bố cho đĩa đệm rất ít, mạch máu nuôi dưỡng cho đĩa đệm chủ yếu xung<br /> quanh vòng sợi, nhân nhày không có mạch máu. Do đó, đĩa đệm chỉ được đảm bảo<br /> cung cấp máu và nuôi dưỡng bằng hình thức khuyếch tán.<br /> + Áp lực trọng tải của đĩa đệm thắt lưng: do dáng đi thẳng, cột sống thắt lưng phải<br /> chịu áp lực của tất cả phần trên cơ thể dồn xuống một diện tích bề mặt nhỏ (vài<br /> cm). Sự thay đổi tư thế ở phần trên cơ thể ra khỏi trục sinh lí của cơ thể còn làm áp<br /> lực trọng tải đó tăng lên nhiều lần. Nếu áp lực trọng tải quá cao, tác động thường<br /> xuyên và kéo dài lên đĩa đệm sẽ gây thoái hóa ở đĩa đệm sớm. Đây chính là lý do<br /> cho thấy liên quan của nghề nghiệp và cường độ lao động với bệnh lý thoát vị đĩa<br /> đệm.<br /> - Chức năng cơ học của đĩa đệm:<br /> + Cột sống mang hai đặc tính quan trọng là: vừa có khả năng trụ vững, vừa mềm<br /> dẻo và mang tính đàn hồi. Bên cạnh chức năng vận động như “giảm sóc’’ hấp thu<br /> các shock, làm giảm nhẹ chấn động theo trục dọc cột sống do các nhân nhầy có<br /> khả năng chuyển tiếp các lực trải đều cân đối tới mâm sụn và vòng sợi.<br /> <br /> Đĩa đệm<br /> <br /> Nhân nhày.<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> Hình 1.2. Cơ chế giảm sóc của đĩa đệm.[10]<br /> 1.1.2.<br /> <br /> Sinh bệnh học thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng<br /> <br /> - Thoái hóa đĩa đệm thường gặp ở người trưởng thành. Ở vùng cột sống thắt lưng,<br /> đĩa đệm thứ tư và thứ năm hay bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ban đầu các vòng sơ bị<br /> xé rách, thường gặp hơn cả ở vị trí sau bên.Các chấn thương nhẹ tái đi tái lại gây<br /> rách các vòng xơ sẽ dần dẫn đến phì đại và tạo thành các rách xuyên tâm.<br /> - Đĩa đệm thoái hóa đã hình thành một tình trạng sẵn sàng bị bệnh. Sau một tác<br /> động đột ngột của các động tác sai tư thế, một chấn thương bất kỳ có thể gây đứt<br /> rách các vòng sợi đĩa đệm , nhân nhầy chuyển dịch ra khỏi ranh giới giải phẫu của<br /> nó, hình thành thoát vị đĩa đệm.<br /> - Thoát vị gây chèn ép trực tiếp lên rễ thần kinh gây kích thích cơ học và theo đó<br /> là rối loạn cảm giác theo đốt ra mà rễ thần kinh đó chi phối.<br /> - Các triệu chứng lâm sàng do thoát vị đĩa đệm tùy thuộc vào một số yếu tố: lượng<br /> chất thoát vị vào trong ống sống, bao nhiêu dây thần kinh thực sự bị chèn ép và<br /> độ rộng của không gian trong ống sống. Một số bệnh nhân có ống sống rất hẹp và<br /> chỉ một thoát vị nhỏ đã gây triệu chứng nặng, trong khi đó có người có ống sống<br /> rộng thì một thoát vị nhỏ chỉ gây ảnh hưởng ít.<br /> 1.2.<br /> <br /> LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CSTL.<br /> <br /> 1.2.1 Lâm sàng<br /> Triệu chứng lâm sàng của TVĐĐCSTL được biểu hiện bằng hai hội chứng<br /> chính: hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh [2]. [4].<br /> - Hội chứng cột sống<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2