intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa năm 2010 – 2011 – Kèm Đ.án

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

194
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa năm 2010 - 2011 kèm đáp án mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh nhất và chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa năm 2010 – 2011 – Kèm Đ.án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TUYÊN QUANG CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÝ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút. (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm): a) Hãy vẽ đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm và giải thích. b) Cho biết những nơi có hiện tượng Mặt Trời mọc chính đông và lặn chính tây: 1 lần/năm; 2 lần/năm và những nơi không có hiện tượng Mặt Trời mọc chính đông và lặn chính tây. Câu 2 (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Sự phân bố lượng mưa trung bình năm theo các vĩ độ ở Bắc bán cầu Vĩ độ 00- 100 100-200 200-300 300-400 400-500 500-600 600-700 700-800 Lượng mưa (mm) 1677 763 516 501 561 510 340 179 Hãy rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi lượng mưa trung bình năm theo vĩ độ ở Bắc Bán cầu. Câu 3 (4,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: Số lượng khách đến và doanh thu từ du lịch của một số quốc gia năm 2004 Số Số lượt khách đến Doanh thu từ du lịch Tên nước TT (nghìn lượt người) quốc tế (triệu USD) 1. Pháp 75.121 40.842 2. Tây Ban Nha 53.599 45.248 3. Hoa Kỳ 46.077 74.481 4. I-ta-li-a 37.071 35.658 5. Anh 27.708 27.299 6. Trung Quốc (tính cả Hồng Công) 63.572 34.746 7. Ca-na-đa 19.150 12.843 8. Áo 19.373 15.412 9. Đức 20.137 27.657 10. Thái Lan 11.651 10.034 a) Hãy nhận xét mức doanh thu bình quân từ một lượt khách đến (USD) theo từng quốc gia. b) Những nhân tố nào đã giúp các nước trên có hoạt động du lịch quốc tế phát triển mạnh? Câu 4 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Địa Tháng Cả I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII điểm Tiêu chí năm Nhiệt độ ( 0C) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23.5 Hà Nội Lượng mưa 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 139.0 (mm) Nhiệt độ ( 0C) 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27.1 TP. HCM Lượng mưa 14 4 10 50 218 312 294 270 327 267 116 48 160.8 (mm) a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trong năm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. b) Nhận xét và giải thích về chế độ nhiệt và chế độ mưa tại 2 địa điểm trên. Câu 5 (5,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của địa hình miền núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội./. Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009) và máy tính cầm tay Casio. Giám thị không giải thích gì thêm. -1-
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : ĐỊA LÍ (Bản hướng dẫn gồm 3 trang) Nội dung Điểm a) Vẽ đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong 1 năm 1.5 Câu 1 - Hiện tượng mặt trời mọc và lặn là một loại chuyển động biểu kiến diễn ra hàng ngày, 0.5 đó là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất. (4,0 đ) - Tuy nhiên chỉ trong khu vực có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh (tia sáng mặt trời 0.5 tạo góc nhập xạ 900 lúc 12h trưa) thì mới thấy mặt trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. Nghĩa là, chỉ trong khu vực nội chí tuyến mới có hiện tượng này. - Không phải ngày nào các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến cũng thấy hiện tượng đó, mà chỉ vào đúng ngày tại địa điểm đó có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh thì mới 0.5 thấy mặt trời mọc chính Đông, lặn chính Tây. b) Những nơi có hiện tượng Mặt Trời mọc chính đông và lặn chính tây: 1.0 + 1 lần/năm: Các địa điểm nằm trên đường chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam + 2 lần/năm: Các địa điểm còn lại trong vùng nội chí tuyến. + Những nơi không có hiện tượng Mặt Trời mọc chính đông và lặn chính tây: Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc và từ vòng cực Nam đến cực Nam. Nhận xét và giải thích sự thay đổi lượng mưa TB năm theo vĩ độ ở Bắc Bán cầu: Lượng mưa phụ thuộc vào vĩ độ và phân bố không đều từ xích đạo đến cực Bắc. 0.5 - Lượng mưa lớn nhất từ 00 - 100: do đây là vùng áp thấp xích đạo, nóng ẩm quanh năm, độ bốc hơi lớn, là nơi có dải hội tụ nội chí tuyến và frông nội chí tuyến nên mưa lớn rải đều trong năm. - Từ 100 - 200 lượng mưa vẫn lớn nhưng giảm đi so với khu vực xích đạo => do nhiệt 0.5 Câu 2 độ giảm, độ bốc hơi giảm (3,0 đ) - Từ 200 - 400: lượng mưa tiếp tục giảm do áp cao chí tuyến và phần lớn là lục địa, điều 0.5 kiện bốc hơi nhỏ. - Từ 400 - 500 lượng mưa tăng lên do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới. 0.5 - Từ 500 - 600 lượng mưa giảm do khu vực này ảnh hưởng của gió Tây ôn đới giảm (do 0.5 gió càng đi xa thì gió càng biến tính). - Từ 600 - 800 lượng mưa nhỏ do ảnh hưởng của áp cao, gió Đông địa cực và không khí 0.5 quá lạnh. (Có số liệu chứng minh) -2-
  3. a) Tính doanh thu bình quân từ một lượt khách du lịch quốc tế và nhận xét Số Doanh thu bình quân từ Tên nước TT một lượt khách (USD) 1 Hoa Kỳ 1.616 2 Đức 1.373 3 Anh 985 1.0 4 I-ta-li-a 962 5 Thái Lan 861 6 Tây Ban Nha 844 7 Áo 796 8 Ca-na-đa 671 9 Trung Quốc (tính cả Hồng Công) 547 10 Pháp 544 Câu 3 *Nhận xét: (4,0 đ) - Doanh thu bình quân từ một lượt khách du lịch quốc tế cao nhất là Hoa Kỳ và Đức, 0.5 sau đó đến các nước Anh và I-ta-li-a. - Pháp và Trung Quốc tuy có số lượt khách đến đông nhất nhưng doanh thu bình quân 0.5 thấp nhất trong nhóm. (Có số liệu chứng minh) b) Giải thích các nước có doanh thu lớn từ du lịch quốc tế - Các nước có doanh thu lớn từ du lịch quốc tế đều là những nước có nền kinh tế phát 0.5 triển ổn định, đặc biệt là ngoại thương. - Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch dồi dào, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, 0.5 thông tin liên lạc tốt. - Chất lượng dịch vụ tốt (các hoạt động như tổ chức thăm quan, sắp xếp chỗ ăn ở, 0.5 phục vụ, thông tin, giải trí, thuê mượn…) - Các yếu tố khác: thủ tục pháp lý (cấp hộ chiếu, thủ tục hải quan…), các chương trình 0.5 giới thiệu, quảng bá về du lịch, tiềm năng và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài… a) Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. HCM mm mm 350 36 350 36 34 34 300 300 32 32 30 30 250 Câu 4 250 28 28 26 26 (5,0 đ) 200 24 200 24 22 22 150 150 20 20 2.0 18 100 18 100 16 16 50 14 50 14 12 12 0 10 0 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T háng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T háng TP Hồ Chí Minh Hà Nội Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C) -3-
  4. * Nhận xét: + Giống nhau: Cả 2 thành phố đều có khí hậu nhiệt đới gió mùa 1.0 - Nhiệt độ TBn đều đạt tiêu chuẩn nhiệt đới; - Mưa theo mùa: 1 mùa mưa và 1 mùa khô. + Khác nhau: - TP.HCM có nhiệt độ và lượng mưa TBn cao hơn Hà Nội. 1.0 - Khí hậu Hà Nội có tính chất cận nhiệt, TP. HCM có tính chất cận xích đạo. - Biên độ nhiệt: Hà Nội: 12,50C; TP.HCM 3,2 0C. - Mùa mưa: HN từ tháng 5 đến tháng 9, TP HCM từ tháng 5 đến tháng 11. * Giải thích: 1.0 - Cả 2 thành phố đều nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu ảnh hưởng của gió mùa nên nhiệt độ TB năm cao, lượng mưa lớn. - Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có một mùa đông lạnh. - Tp. HCM nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ, chỉ có mùa mưa và mùa khô, không có mùa đông. Thế mạnh và khó khăn của khu vực đồi núi nước ta Thế mạnh: 2.0 - Nhiều khoáng sản, VLXD (than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, apatit ở Lào Cai, thiếc ở Cao Bằng, bôxit ở Tây Nguyên...) => thuận lợi để phát triển công nghiệp. - Diện tích rừng lớn, nhiều nhất ở Tây Nguyên, phía tây của Bắc Trung Bộ => động, thực vật đa dạng là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế. - Các cao nguyên đất đỏ badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; đất feralit ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ => thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng. - Có nhiều đồng cỏ => thuận lợi chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê, ngựa... - Có nhiều sông ngòi, độ dốc lớn => có giá trị thuỷ điện. - Có nhiều thắng cảnh (núi cao, hồ nước, vườn quốc gia...) => có giá trị du lịch. - Thế mạnh khác: là địa bàn cư trú của dân tộc có nền văn hoá đặc sắc... Khó khăn: 2.0  Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại Câu 5 cho giao thông, việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.  Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai như (4,0 đ lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.  Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào mùa khô.  Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường xảy ra, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư.  Biên giới giữa nước ta với các nước chủ yếu là địa hình đồi núi hiểm trở nên việc bảo đảm an ninh quốc phòng cũng gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Cộng toàn bài 20.0 -4-
  5. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT - BẢNG A Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (2,0 điểm). Dựa vào hình a và b, hãy cho biết: Vị trí của Trái Đất thuộc các ngày, tháng nào trong năm? Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Giải thích nguyên nhân. Câu II (4,0 điểm). Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, anh (chị) hãy trình bày: 1. Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 2. Thế mạnh tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đối với phát triển nông nghiệp. Câu III (3,0 điểm). Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, anh (chị) hãy: 1. Đọc và rút ra nhận xét cần thiết về trạm khí hậu Đà Nẵng. 2. Giải thích tại sao ở TP Hồ Chí Minh nhiệt độ trung bình cao nhất lại vào tháng IV?
  6. Câu IV (4,0 điểm). Chứng minh rằng: Tài nguyên sinh vật nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang có sự suy giảm. Nêu các biện pháp bảo vệ. Câu V (4,0 điểm). 1. Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ: Ở nước ta, thiên nhiên có sự phân hóa theo vĩ độ. Giải thích nguyên nhân. 2. Tại sao cùng một đai nhiệt đới gió mùa nhưng ở phần lãnh thổ phía Bắc lại có độ cao thấp hơn phần lãnh thổ phía Nam? Câu VI (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM PHÂN THEO NHÓM HÀNG NĂM 2000 VÀ NĂM 2005 (Đơn vị: Triệu USD) Nhóm hàng xuất khẩu 2000 2005 Công nghiệp nặng và khoáng sản 5382,1 14398,2 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 4903,1 16321,5 Nông,lâm,thủy sản 4197,5 9106,5 Tổng số 14482,7 39826,2
  7. 1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2000 và năm 2005. 2. Qua bảng số liệu và biểu đồ hãy rút ra nhận xét. - - - Hết - - - (Thí sinh được mang theo Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi) Họ và tên thí sinh:.................................................................................... Số báo danh:..................................
  8. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ THI CHÍNH THỨC LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/01/2011 (Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu) Câu 1. (3 điểm) a) Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở khu vực từ 20o đến o 40 vĩ Bắc và Nam? b) Giải thích tại sao cán cân bức xạ Mặt Trời trung bình năm của mặt đất giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Câu 2. (2 điểm) a) Phân biệt tỉ số giới tính với tỉ lệ giới tính. Tại sao ở các nước đang phát triển thường có số nam nhiều hơn nữ? b) Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, xếp nước vào loại tài nguyên có thể bị hao kiệt được không? Tại sao? Câu 3. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Giải thích tại sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 4. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Phân tích sự thay đổi chế độ nhiệt theo vĩ độ. b) Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 5. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ. Câu 6. (3 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. b) Giải thích tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều. Câu 7. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. -----------HẾT----------- • Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục); không được sử dụng các tài liệu khác. • Giám thị không giải thích gì thêm.
  9. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ Ngày thi: 11/01/2011 (Gồm 04 trang) Câu Ý Nội dung 1 a Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở khu vực từ 20o (3,0 đến 40o vĩ Bắc và Nam ? điểm) - Kể tên một số hoang mạc phân bố ở khu vực từ 20o đến 40o vĩ Bắc và Nam. - Nguyên nhân : khu vực này rất khô hạn, do : + Vành đai cao áp, dòng giáng từ trên cao khí quyển xuống thống trị,... + Hoạt động của dòng biển lạnh ở bờ Tây các lục địa b Giải thích tại sao cán cân bức xạ Mặt Trời trung bình năm của mặt đất giảm dần từ Xích đạo về hai cực. - Cán cân bức xạ Mặt Trời của mặt đất là đại lượng biểu thị mối tương quan giữa năng lượng bức xạ mà bề mặt Trái Đất thu được và chi ra. - Các nhân tố tác động đến cán cân bức xạ Mặt Trời của mặt đất : tổng lượng bức xạ của Mặt Trời, tính chất của bề mặt Trái Đất. - Từ Xích đạo về cực, tổng lượng bức xạ mặt trời giảm do góc tới nhỏ dần. - Ở khu vực nội chí tuyến, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn hơn khu vực ngoại chí tuyến. - Bề mặt Trái Đất ở Cực chủ yếu là băng tuyết nên hầu hết nhiệt Mặt Trời mà Trái Đất nhận được bị phản hồi, phần còn lại chi vào việc làm tan chảy băng tuyết ; trong khi đó ở Xích đạo, chủ yếu là đại dương, hấp thụ nhiệt lớn. 2 a Phân biệt tỉ số giới tính với tỉ lệ giới tính. Tại sao ở các nước đang phát triển (2,0 thường có số nam nhiều hơn nữ ? điểm) - Phân biệt : Tỉ số giới tính : số nam so với 100 nữ. Tỉ lệ giới tính : tương quan giữa số nam (nữ) so với tổng số dân. - Giải thích : + Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới ; từ 65 tuổi trở lên, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số người trong nhóm tuổi 0 - 14 nhiều, trên 65 tuổi ít, do đó nam nhiều hơn nữ. + Trình độ phát triển kinh tế, chăm sóc sức khoẻ giới, phong tục, tập quán và tâm lí xã hội, kĩ thuật y tế, …. tác động đến tỉ số giới (phân tích). b Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, xếp nước vào loại tài nguyên có thể bị hao kiệt được không ? Tại sao ? - Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, nước được xếp vào loại tài nguyên không bị hao kiệt. - Lượng nước trên Trái Đất rất lớn và luôn được sinh ra thường xuyên trong các vòng tuần hoàn nước đến mức con người dù sử dụng nhiều vẫn không thể làm cho chúng cạn kiệt được. 1
  10. 3 a Giải thích tại sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng. (3,0 - Có nhiều loại đất (dẫn chứng). điểm) - Sự hình thành đất trong miền chịu tác động của nhiều nhân tố : đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, con người,... - Trong lãnh thổ miền, tác động của các nhân tố hình thành đất khác nhau. + Đá mẹ : có nhiều loại khác nhau (đá vôi, đá phiến, trầm tích khác,…), hình thành các loại đất khác nhau. + Khí hậu : nhiệt đới, cận nhiệt, tác động khác nhau đến sự hình thành đất. + Sinh vật : có các thảm thực vật khác nhau (dẫn chứng), tác động đến quá trình hình thành đất khác nhau. + Địa hình : đa dạng (dẫn chứng), từ đó hình thành các loại đất khác nhau. + Con người : hoạt động của con người làm thay đổi tính chất đất. b Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi duyên hải Nam Trung Bộ. - Đặc điểm chế độ nước : + Có hai mùa nước : mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. + Lũ lên rất nhanh và đột ngột. - Các nhân tố ảnh hưởng : + Khí hậu có hai mùa : khô và mưa, mùa mưa lệch về thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12). + Sông ngắn và dốc (trừ sông Ba), mưa lớn, bão, lớp phủ rừng bị phá huỷ nhiều. 4 a Phân tích sự thay đổi chế độ nhiệt theo vĩ độ. (3,0 điểm) - Nhiệt độ trung bình năm càng vào phía nam (về phía vĩ độ thấp) càng tăng (dẫn chứng), do góc nhập xạ tăng và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (chủ yếu). - Nhiệt độ trung bình tháng 7 tương đối đồng nhất trong cả nước ; riêng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ cao hơn (nêu dẫn chứng và nguyên nhân). - Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hẳn ở phía bắc và tăng từ bắc vào nam (nêu dẫn chứng và nguyên nhân). - Biên độ nhiệt trung bình năm càng vào phía nam càng giảm (nêu dẫn chứng và nguyên nhân). b Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Sự khác nhau : + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ : Trong rừng, loài nhiệt đới chiếm ưu thế, còn có các loài cận nhiệt và ôn đới (dẫn chứng). + Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Loài nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế (dẫn chứng). - Giải thích : + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Có sự di cư của các loài từ Hoa Nam xuống. + Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Các loài nguồn gốc Mã Lai - Inđônêxia, Ấn Độ - Mianma đến. 2
  11. Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ. 5 a Nhận xét (3,0 - Mật độ dân số cao so với cả nước và các vùng khác : cao hơn mức trung bình điểm) của cả nước, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng). - Phân bố không đều theo lãnh thổ (dẫn chứng). - Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng). b Giải thích - Mật độ dân số cao do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội (phân tích). - Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư không giống nhau trong vùng (phân tích tác động của các nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội). - Các đô thị là nơi tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, trình độ phát triển cao hơn. Nông thôn chủ yếu phát triển cây công nghiệp,…. 6 a Phân tích sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. (3,0 - Tình hình phát triển : điểm) + Cơ cấu đa ngành (dẫn chứng). + Giá trị sản xuất qua các năm tăng nhanh (dẫn chứng). + Tỉ trọng giá trị sản xuất so với toàn ngành công nghiệp tăng vững chắc (dẫn chứng). + Tích cực nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường,… - Điều kiện phát triển : + Nguồn lao động dồi dào (phân tích). + Thị trường tiêu thụ rộng lớn (phân tích). + Nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng một phần (phân tích). + Liên doanh với nước ngoài (phân tích). - Phân bố : + Chủ yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố : Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Cần Thơ. + Ngoài ra, dệt may phân bố ở các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương, Long An ; công nghiệp giấy ở Phú Thọ, Đồng Nai. b Giải thích các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều - Các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. - Phân bố dân cư và sản xuất ở nước ta không đều, do đó các hoạt động dịch vụ phân bố không đều (dẫn chứng). 7 So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (3,0 với Tây Nguyên. điểm) Giống nhau a - Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi,…(Mộc Châu, Sơn La, Plây Ku, Đăk Lăk,..) - Đất đai : nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu,…. - Khí hậu : có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loại cây. 3
  12. b Khác nhau - Trung du và miền núi Bắc Bộ : + Đất : phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác ; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,…), tạo điều kiện trồng nhiều loại cây. + Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,…). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,…) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới,… + Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu,…) để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê. - Tây Nguyên : + Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,…) trên quy mô lớn. + Khí hậu : có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000 m (Lâm Viên,…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,…). + Một số nơi có đồng cỏ (dẫn chứng) tạo điều kiện chăn nuôi bò,… ----------Hết---------- 4
  13. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2010 – 2011 Môn: ĐỊA LÍ - THPT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Ngày thi: 18/02/2011 Câu 1: (3,0 điểm) a. Những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây? Hãy làm rõ hiện tượng này. b. Tính góc nhập xạ tại các vĩ độ 5017’B, 1005’B, 1508’N vào ngày Đông chí. Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: TỈ SUẤT TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN THỜI KỲ 1960 - 2005 (Đơn vị: % ) Thời kì 1960 - 1965 1985 - 1990 1995 - 2000 2001 - 2005 Nhóm nước Phát triển 1,2 0,6 0,2 0,1 Đang phát triển 2,3 1,9 1,7 1,5 Toàn thế giới 1,9 1,6 1,4 1,2 a. Nhận xét tỉ suất tăng dân số tự nhiên thời kỳ 1960 – 2005. b. Dân số thế giới năm 2005 là 6 477 triệu người. Nếu tỉ suất tăng tự nhiên là 1,2%/năm và không thay đổi, thì dân số thế giới năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là bao nhiêu người ? Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 + 687 Huế 2868 1000 +1868 Thành phố Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 Nhận xét, giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. Trang 1/1
  14. Câu 4: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. b. Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn lớn nhất cả nước ? Câu 5: (3,0 điểm) a. Trình bày những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta. b. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Câu 6: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của nước ta. b. Hãy giải thích tại sao ngành thuỷ sản lại phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ? Câu 7: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (GIÁ THỰC TẾ) (Đơn vị: Tỉ đồng) Chia ra Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1996 92406,2 71989,4 17791,8 2625,0 2000 129140,5 101043,7 24960,2 3136,6 2009 410138,0 292996,8 110311,6 6829,6 (Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam) a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta qua các năm. b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét và giải thích về chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta qua các năm. ----HẾT---- Họ tên thí sinh:……………………………………………Số báo danh:………..……………… Giám thị 1:... .................................................................... Ký tên:……………………………... Giám thị 2: ....................................................................... Ký tên:……………………………... Trang 1/2
  15. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ - THPT Ngày thi: 18/02/2011 Câu Nội Dung Điểm a. Hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây 2,25 - Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn là một loại chuyển động biểu kiến diễn 0,25 ra hàng ngày, đó là hệ quả chuyển động của Trái Đất. - Khi Mặt Trời mọc chính Đông vào sáng sớm và lặn chính Tây vào chiều 0,25 tà thì lúc giữa trưa (12h) Mặt Trời phải ở đỉnh đầu của người quan sát. - Chỉ trong khu vực nội chí tuyến thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây, vì chỉ trong khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 0,25 – tia nắng Mặt Trời tạo góc nhập xạ bằng 900 lúc 12h trưa. - Không phải ngày nào các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến đều thấy hiện tượng này, mà chỉ vào đúng ngày tại địa điểm đó có hiện tượng Mặt 0,25 Trời lên thiên đỉnh thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. - Ở Xích đạo có hai ngày Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây – đó 1 là vào ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân (23/9). 0,25 - Ở chí tuyến Bắc hiện tượng này chỉ xảy ra một ngày – đó là ngày Hạ chí (22/6). 0,25 - Ở chí tuyến Nam hiện tượng này chỉ xảy ra một ngày – đó là ngày Đông chí (22/12). 0,25 - Những địa điểm khác trong khu vực nội chí tuyến sẽ có hai ngày quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây – là hai ngày Mặt Trời lên 0,25 thiên đỉnh tại địa điểm đó. - Các địa điểm ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. 0,25 b. Góc nhập xạ của các vĩ độ vào ngày Đông chí 0,75 - Tại vĩ độ 5017’B góc nhập xạ vào ngày Đông chí 61016’ 0,25 - Tại vĩ độ 1005’B góc nhập xạ vào ngày Đông chí 56028’ 0,25 - Tại vĩ độ 1508’N góc nhập xạ vào ngày Đông chí 81041’ 0,25 a. Nhận xét 1,00 - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới giảm dần (dẫn chứng), 0,50 nhưng khác nhau ở từng nhóm (dẫn chứng). - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển luôn cao 0,25 hơn nhóm nước phát triển và toàn thế giới (dẫn chứng). - Cho đến nay, chỉ có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát 0,25 Trang 1/3
  16. 2 triển là ở mức thấp, còn nhóm đang phát triển và toàn thế giới có giảm chậm. b. Dân số thế giới qua các năm lần lựơt là: 1,00 * D2006 = D2005 + (D2005 x 1,2%) = 6554,724 triệu người. 0,50 - Tương tự, năm 2007, toàn thế giới có số dân là 6633,381 triệu người. 0,25 - Năm 2008, toàn thế giới có số dân là 6712,981 triệu người. 0,25 1,50 a. Nhận xét. 0,50 - Huế có lượng mưa trung bình năm cao nhất, cân bằng ẩm cao nhất (dẫn chứng). 0,50 - Thành phố Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất và cân bằng ẩm thấp nhất (dẫn chứng). 0,50 - Hà Nội có lượng mưa thấp nhất (dẫn chứng). b. Giải thích. 1,50 - Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã 0,50 3 đối với các luồng gió thổi hướng Đông Bắc, bão từ Biển Đông và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, dẫn đến mưa vào thu đông (từ tháng VIII đến tháng I). Do lượng mưa nhiều nên lượng bốc hơi nhỏ đã dẫn tới cân bằng ẩm ở Huế rất cao. - Ở Thành phố Hồ Chí Minh do trực tiếp đón gió mùa Tây Nam, kết hợp 0,50 hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới nên mưa khá cao. Mùa khô kéo dài nhiệt độ cao nên bốc hơi mạnh dẫn đến cân bằng ẩm thấp. - Ở Hà Nội mùa đông lạnh, ít mưa nên lượng mưa thấp nhất; nhiệt độ thấp 0,50 nên lượng bốc hơi ít dẫn đến cân bằng ẩm cao hơn thành phố Hồ Chí Minh. a. Đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long 2,00 Đất của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là loại đất phù sa và tính chất tương đối phức tạp. Có ba loại đất chính: - Đất phù sa thuộc hệ thống sông Cửu Long có diện tích 1,2 triệu ha chiếm 0,50 hơn 30% diện tích của vùng. Phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu. - Đất phèn chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất, với 1,6 triệu ha chiếm 41% diện tích của vùng phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo 0,50 Cà Mau. - Đất mặn ven biển với diện tích 0,75 triệu ha chiếm khoảng 19% diện tích của vùng, phân bố tập trung ở ven biển phía đông nam và bán đảo Cà Mau. 0,50 4 - Ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ. + Đất xám phù sa cổ phân bố ở dọc biên giới Campuchia. + Đất feralit phân bố chủ yếu ở đảo Phú Quốc. 0,50 + Đất cát ven biển phân bố ở Trà Vinh, Sóc Trăng. b. Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn lớn 1,00 nhất cả nước - Vị trí ba mặt đông, tây và nam giáp biển. 0,25 Trang 1/4
  17. - Địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước. 0,25 - Thủy triều theo các sông lớn vào sâu trong đất liền làm các vùng đất ven 0,25 biển bị nhiễm mặn. - Khí hậu mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước làm tăng tính mặn 0,25 của đất. a. Những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta 0,75 - Quá trình đô thị hóa diễn ra một cách chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. 0,25 - Tỉ lệ dân thành thị tăng lên nhưng còn chậm. - Sự phân bố các đô thị không đồng đều giữa các vùng. 0,25 0,25 b. Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với sự phát triển KT-XH đất nước 2,25 - Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. 0,25 - Đóng góp tỉ trọng cao trong GDP cả nước, GDP công nghiệp - xây dựng; 0,50 GDP dịch vụ và ngân sách nhà nước. 5 - Là nơi tập trung dân cư đông đúc, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng 0,50 hóa lớn và đa dạng. - Là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ 0,25 thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. - Có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự 0,25 tăng trưởng phát triển kinh tế. - Các đô thị trên còn có khả năng tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người 0,25 lao động. - Gây ra những hậu quả như: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội… 0,25 a. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản 2,00 * Tình hình phát triển: - Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2007: 0,25 tăng 62758 tỷ đồng, tăng gần 3,4 lần. - Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông 0,25 nghiệp cũng tăng nhanh: từ 16,3% lên 26,4%. - Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh, so với năm năm 2000 thì năm 2007 0,25 tăng 1947,3 nghìn tấn, tăng gấp 1,9 lần trong đó: + Sản lượng thủy sản khai thác tăng 413,6 nghìn tấn, tăng gần 1,25 lần. + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1533,7 nghìn tấn, tăng 3,6 lần. - Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản 0,25 khai thác. * Cơ cấu: - Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, thủy sản khai thác có xu hướng giảm 0,25 nhanh tỉ trọng: năm 2000 chiếm 73,8%, năm 2007 còn 49,4%. Thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng tăng nhanh và hiện đã vượt trên tỉ trọng của thủy sản 6 khai thác: từ 26,2% năm 2000 tăng lên 50,5% năm 2007. * Phân bố: - Thủy sản khai thác tập trung ở các tỉnh phía Nam (Duyên hải Nam Trung 0,25 Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). - Các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn là: Kiên Giang (315.157 tấn), Bà Rịa – Vũng Tàu (220.322 tấn), Cà Mau, Bình Thuận, Bình Định... Trang 1/5
  18. - Thủy sản nuôi trồng tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn, trong đó 0,25 lớn nhất là các tỉnh: An Giang (263.914 tấn), Đồng Tháp (230.008 tấn), Cà Mau, Cần Thơ... - Ngoài Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có sản lượng nuôi trồng đáng kể. 0,25 b. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành thuỷ hải sản phát triển 1,00 nhất cả nước vì: Có những điều kiện thuận lợi * Điều kiện tự nhiên - Có ba mặt tiếp giáp với biển, bờ biển dài, vùng biển rộng lớn có nhiều 0,25 ngư trường đánh bắt thuỷ hải sản (Cà Mau – Kiên Giang) - Nguồn thuỷ sản rất phong phú đa dạng (thuỷ sản nước ngọt, nước lợ) tập trung nhiều bãi tôm, cá lớn; trữ lượng cá biển chiếm ½ trữ lượng cả nước. - Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản lớn: bao gồm bãi triều, rừng ngập mặn ven biển, nhiều sông ngòi, kênh rạch dày đặc, ao hồ, ô trũng ở 0,25 vùng đồng bằng rộng lớn. - Khí hậu nhiệt đới cận Xích đạo nóng ẩm quanh năm thuận lợi cho phát triển các loại sinh vật, là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới, gió mùa nên tàu thuyền có thể hoạt động quanh năm * Điều kiện kinh tế - xã hội. - Dân cư Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong nghề đánh bắt và nuôi tôm, cá hàng hoá. 0,25 - Có cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thuỷ sản ngày càng được đầu tư, mức độ đánh bắt, nuôi trồng ngày càng cao. - Các điều kiện khác: thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả thuỷ sản cao và khá ổn định, Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển các vùng trọng điểm 0,25 nuôi trồng thuỷ hải sản, các dịch vụ nuôi tôm, cá ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển, nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản… a. Vẽ biểu đồ 2,00 + Tính quy mô 0,25 Tổng số So sánh So sánh về bán Năm (tỉ đồng) về quy mô kinh (R) 1996 92406,2 1,0 1,0 2000 129140,5 1,4 1,2 2009 410138,0 4,4 2,1 + Tính cơ cấu và lập bảng số liệu 0,25 CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị %) Chia ra Năm Tổng số 7 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1996 100 77,9 19,3 2,8 2000 100 78,2 19,3 2,5 Trang 1/6
  19. 2009 100 71,4 26,9 1,7 + Vẽ biểu đồ (biểu đồ tròn năm sau lớn hơn năm trước theo tỉ lệ bán kính, 1,50 vẽ trên một đường thẳng, có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải để phân biệt,…) Lưu ý: Nếu vẽ loại biểu đồ khác không cho điểm, thiếu tên, sai tỉ lệ…trừ 0,25 điểm/lỗi). b. Nhận xét và giải thích 1,00 - Nhận xét: + Quy mô sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động qua các năm 0,25 tăng, tỉ trọng đóng góp của các ngành không đều, cao nhất ngành trồng trọt, thấp nhất là ngành dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng) + Tỉ trọng sản xuất nông nghiệp phân theo ngành sản xuất có biến động qua 0,25 các năm (dẫn chứng). - Giải thích: + Giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành tăng dẫn đến quy mô tăng qua 0,25 các năm (do nền kinh tế phát triển, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá …) + Về giá trị sản xuất theo ngành tất cả các ngành đều tăng tuy nhiên tỉ trọng 0,25 các ngành có biến động do sự phát triển không đều giữa các ngành sản xuất nông nghiệp… + Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng nhanh hơn ngành trồng trọt, do Nhà nước có nhiều chính sách đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành chính hiện nay. ----HẾT--- Trang 1/7
  20. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ THI CHÍNH THỨC LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/01/2011 (Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu) Câu 1. (3 điểm) a) Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở khu vực từ 20o đến o 40 vĩ Bắc và Nam? b) Giải thích tại sao cán cân bức xạ Mặt Trời trung bình năm của mặt đất giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Câu 2. (2 điểm) a) Phân biệt tỉ số giới tính với tỉ lệ giới tính. Tại sao ở các nước đang phát triển thường có số nam nhiều hơn nữ? b) Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, xếp nước vào loại tài nguyên có thể bị hao kiệt được không? Tại sao? Câu 3. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Giải thích tại sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 4. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Phân tích sự thay đổi chế độ nhiệt theo vĩ độ. b) Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 5. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ. Câu 6. (3 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. b) Giải thích tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều. Câu 7. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. -----------HẾT----------- • Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục); không được sử dụng các tài liệu khác. • Giám thị không giải thích gì thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0